Trích dẫn Nguyên văn bởi Qin ShiHuang Xem Bài Gởi
Nguyên văn bởi tangbang

..Ưng chớ không phải là Ứng..ƯNG VÔ SỞ TRỤ...Nghĩa Việt là gì ...Hả Minh ?
Thử trả lởi xem, để biết Minh đang đi đúng đường hay đã lạc lối !
Lại nữa 4 từ “PHÁP LUÂN THƯỜNG CHUYỂN” đó không phải là Pháp môn, hay phương pháp để tập luyện !


Chuyện xảy ra cũng đã khá lâu rồi, nhưng cũng làm cho tôi ngộ được trong việc tu tập.
Một ngày đẹp trời xách xe gắn máy để đi thăm phố phường! Chạy được một đoạn xe bắt đầu có vấn đề, máy xe nổ không còn đều, lên ga vận tốc không lên, cứ lì lì ra không vọt lên được chút nào. Mình suy luận nếu là lửa, hoặc xăng xe thì sẽ nghe tiếng nổ xe khác (?), thôi chắc ăn ghé tiệm sửa xe quen gần nhà để nhờ ông thợ xem lại xe. Đến nơi chỗ sửa xe, sau khi nghe tiếng máy xe nổ, ông thợ nói:"Bộ lọc gió của xe quá dơ nên không hút được khí vào xe do vây xe mới bị tình trạng như vậy!"(Đúng là thợ chuyên môn, trãi nghiệm nhiều tình huống của xe nên có kinh nghiệm trong việc định bịnh cho xe, phải kinh qua thực hành mới có được kinh nghiệm, nếu là lý thuyết xuông chỉ trở thành "Thợ mò"!) . Mở bộ lọc gió xe ra, thì ôi thôi nó gần như bít bùng, bụi bám dầy đặc xung quanh các lá của bộ lọc gió, gỡ nó ra cầm trên tay anh thợ nói: "Nó mục hết rồi ông ơi!, có lẻ đã quá lâu ông không để ý đến lọc gió này, bây chừ chỉ có thay bộ lọc gió là xe ok thôi". Sau khi thay bộ lọc gió thì y như rằng tiếng xe nổ nghe rất mạnh, đầy khí lực! Trong lúc ông thợ thay bộ lọc gió thì tôi đã ngộ ra được vấn đề từ bộ lọc gió này với pháp môn tu tập. Liên quan đến "Tinh, Khí, Thần"!
Chiếc xe gắn máy để hoạt động tốt nó cần có ba yếu tố:"Xăng, Lữa, Gió", nhờ ba yếu tố căn bản này xe mới có "lực" để đẩy xe vọt tới trước, tức là nổ máy và chạy tốt.
Trong con người chúng ta có Ba Báu Linh "Tinh, Khí, Thần", có "Tinh" nhưng thiếu "Khí" thì sẽ không hóa "Thần"!
"Khí" là một yếu tố cần cho thân xác, trước tiên nó làm cho máu huyết lưu thông, tạo mọt sức khỏe tốt cho người biết dùng đến khí để nuôi cơ thể, đó là một yếu tố tất yếu không thể không có được cho một thân xác khi còn đang sống.
Trong "Thiền", để có được sự định tâm ( chưa nói đến tác động của hơi thở trong tu tập của Thiền ) một trong các yếu tố cần của hành giả là "Quán hơi thở".
"Hơi thở" là một yếu tố cần thiết trong việc Thiền (chưa nói đến Định), chúng ta nếu biết khai thác hơi thở thì sẽ hữu dụng hơn trong sự việc của tu tập, như nói ở trên hơi thở cho chúng ta có sức khỏe tốt, nhờ có sức khỏe tốt nên ngồi Thiền không bị rơi vào "Hôn trầm"(!), chứ chưa nói tác dụng thật sự của hơi thở vì nhờ có nó để kích hoạt làm chuyển động các luân xa (các huyệt đạo chính, đây là nguồn năng lực giúp cho sự vận hành của khí huyết trong cơ thể, mọi tật bệnh đều đa phần nằm ở các vị trí luân xa này khi các luân xa bị suy yếu, sức quay trì trệ chậm chạm không còn mạnh nên dể sinh bệnh!)
"PHÁP LUÂN THƯỜNG CHUYỂN" có phải là một pháp môn hay không? Thật sự PLTC không phải là một pháp môn, mà đó là một trợ lực cần thiết để đưa hơi thở vào làm cho các LUÂN (xa), THƯỜNG (luôn luôn) CHUYỂN (động) một cách mạnh hơn so với khi con người thở bình thường ( tất yếu) vì hoạt động tự nhiên cần có của cơ thể, nhưng do bước vào con đường tu tập về Thiền (Định), thì PLTC trở nên tối cần thiết để dẫn đưa "Ba Báu Linh" biến hóa thành "Thần"! Vậy nó có phải là "PHÁP" không? Tùy theo cách tu tập của mỗi người, cần thì sẽ trở thành cái (phương) Pháp để thực hành cho nhu cầu của hành giả tu tập.
Xin trích một bài thơ trong cuốn tập thơ "VÔ VI PHÁP" của một vị Minh sư núi Tà-Lơn: Hà Liên Vô Ảnh Tử.

HƠI THỞ.
Hơi thở xưa nay nhiệm lạ kỳ,
Người đời đâu rõ máy huyền vi.
Sức không đầy bụng tung hoành cả,
Tài lối vài gan chẳng sợ gì.
Kẻ chẳng tri nguyên rằng cốc-khí,
Người hay luyện đặng hóa Anh-Nhi.
Tiên phàm cũng nội trong hơi thở,
Hơi thở xưa nay nhiệm lạ kỳ.


Cũng xin nói thêm đôi chút về phép luyện thở, khi tôi xem cuốn sách của một vị Lạt ma (Tây Tạng) tên là Tuesday Lobsang Rampa đã viết trong cuốn sách (tự truyện của ông), đã nói về phương pháp thở của Dòng phái Mật tông Tây Tạng ( theo lời ông ta nói lại là đã được các vị tiền nhân của Tây Tạng truyền lại đã có cách đây 500.000 năm ' Năm trăm ngàn năm'), theo phương cách tập hơi thở đó thì "PLTC" mà tôi đã và đang tu tập chẳng khác nhau!
Trong quá trình tu tập mà tôi trãi nghiệm về kinh nghiệm của tập "PLTC" đã cho tôi những gặt hái trong tu tập đến không ngờ được, đương nhiên đó là sự phối hợp từ Pháp "Chánh Niệm", Thiền và Định. Nhưng chính PLTC mới đem đến việc ĐỊNH (sẽ có bài nói sau, nếu....)
Đôi hàng chia sẻ với các bạn sau khi đọc được chia sẻ của anh bạn "TangBang" viết cho "Mysterious". Chào thân ái.
hihihihi
Động Học bao gồm : Khí - điện - cơ .
tuần bộ phận có nguyên lý của nó.
động học còn gọi là động cơ nổ.

mong rằng các huynh tỉ tìm hiểu.

chúc các huynh tỉ tịnh tấn trong tu tập.
cát tường.