kết quả từ 1 tới 7 trên 7

Ðề tài: Kỳ môn độn giáp dự đoán học (Kỹ thuật ứng dụng hiện đại)

Threaded View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #2

    Mặc định

    Lời nói đầu
    Học giả người nhà Thanh Kỷ Hiểu Lam trong cuốn “Duyệt vi thảo đường bút ký” của ông ta có nhắc đến một câu chuyện liên quan tới kỳ môn độn giáp, mở đầu tôi nhớ rất rõ: “sách về kỳ môn độn giáp, có ở khắp nơi, nhưng đều không phải là chân truyền, chân truyền chỉ dạy qua miệng, không chép trên giấy mực.”
    Gần mấy năm nay, làn sóng dịch học cùng với trong và ngoài nước, đã tạo nên phong trào sôi nổi chưa từng có trước đây, đặc biệt là kỳ môn độn giáp được xưng tụng là “đế vương chi học”, càng làm cho giới nghiên cứu dịch học thêm sùng bái, viết sách lập thuyết tràn lan, tung ra thị trường một cách nhộn nhịp.Lướt qua các sách, cảm giác sinh động mới lạ, tuy nhiên khi đọc đến nội dung, lại làm cho người ta cười ra nước mắt.Nhớ đâu đó có một vị kỳ môn dịch hữu cầm đến một cách cục kỳ môn độn giáp đưa tôi xem thử, nói rằng cách cục này là bạn của tác giả, gọi điện thoại để đi ghé thăm tác giả, nhưng tác giả không biết bạn mình có ý gì, bèn khởi cục dự đoán, sau đó để tôi phân tích một chút, xem xem bạn của tác giả đang có việc gì ? Lúc đó can ngày là mậu, tôi nhìn địa bàn mậu (địa bàn can ngày biểu thị chủ, chính là biểu thị tác giả), ở trên gặp phải thiên bàn tân (thiên bàn biểu thị khách, là người bạn đó), hợp thành cách cục khốn long bị thương tân + mậu, mậu thổ sinh tân kim, mậu là tiền tài là tác giả, sinh tân kim, sinh bạn của tác giả, chắc chắn là người bạn đó gặp khó khăn về tài chính nên đi gặp tác giả để xin mượn tiền, tôi đem lời này giảng cho vị dịch hữu kia nghe, anh ta nghe xong cười.Tôi hỏi anh ta: “đoán sai rồi hả ?” Anh ta nói: “anh phân tích hoàn toàn chính xác, mà tác giả lại đoán không ra, chỉ là trong sách nói người bạn kia đối với ông ta không lợi, sau cùng khi người bạn đó đến ghé thăm, ông ta mới viết thêm vào sách là đến mượn tiền.” Sau này, tôi từ đó mượn được cuốn sách xem qua một lượt, cảm thấy không mấy hài lòng (đương nhiên không chỉ có cuốn sách này), không phải khó chịu vì trình độ của tác giả, mà là buồn thay cho hậu học, bỏ ra cả đống thời gian công sức đi học trong sách, cái học được chẳng qua chỉ là bề ngoài, giả tạo, kết quả chẳng học được gì cả, bản thân cũng chẳng biết vì sao ? Bạn xem sách họ viết, tên sách, lời dẫn, lời mở đầu đều khoe bản thân là tiên gia, chính tông, cái học tổ truyền, hơn nữa còn thêm vào lời giới thiệu trịnh trọng của danh nhân này kia, đó chính là chính nhi bát kinh lại thành chân kinh, hậu học lại không phải là chuyên gia, nào dám phê phán cái tốt xấu của họ, không biết nào là chân kinh, nào là hàng giả, ghi lên tổ truyền mật thư thì chính là bảo vật, cứ như rằng bản lĩnh bỗng chốc mọc lên trên cả thân người.
    Nhìn từ sự phát triển của xã hội hiện đại, tác dụng quan trọng của dịch học thể hiện trên sự chuyển biến và dẫn dắt của kinh tế.Nhưng chỉ có đẩy xe không thôi, không lay động được xe, đẩy xe còn có tác dụng gì nữa chăng ? Nếu như mục đích của viết sách chỉ để vì kiếm tiền, làm ra thứ chắp vá lung tung hoặc mưu cầu danh lợi, chơi trò câu chữ, tỏ ra vẻ có địa vị danh nhân, vậy là đã mất đi ý nghĩa của việc học dịch.Hoặc là những nhà viết sách này nghe theo di huấn của lão tổ tông: “chân kinh không truyền qua giấy.”
    Tuy nhiên, tôi cho rằng tác dụng của sách là để truyền bá chứ không phải truyền thụ, truyền bá là khiến cho người ta hiểu rõ và tiếp nhận, truyền thụ là khiến người ta nắm chắc để tiếp tục đi truyền bá, người nắm chắc kiến thức cần làm cho người muốn truyền bá hiểu rõ và tiếp thu, như thế này tác dụng của sách mới thật sự có thể phát huy, dựa trên lý luận này có thể rút ra được một kết luận: “nếu bạn muốn giỏi môn học này thì đừng xem sách không thôi, nếu bạn chỉ muốn hiểu môn học này, thì hãy mau chóng mua sách.”
    Phía trên chỉ là quan điểm của cá nhân, xem như gia vị mở màn trước khi đọc sách, nhưng hiện tại người ta đang có một lối suy nghĩ sai lầm, cho rằng cứ danh gia đại bút viết sách thì nhất định là tin cậy, chính thống, nhắc đến thuật dự đoán trong giang hồ dân gian, liền khịt mũi khinh bỉ lấy ra một cái mũ đội lên đầu bạn, đặt cho cái mũ đó một cái tên gọi là “mê tín phong kiến”.
    Tôi cho rằng đem dịch học xưng làm văn hóa huyền bí là không đúng.Một vài dịch học giả trong và ngoài nước có hiểu biết, luôn xem dịch học nằm tại học mà không phải tại thuật, tôi cũng không dám thừa nhận bừa.Tổ tiên chúng ta vô cùng cẩn trọng khi chọn từ tạo chữ, lấy chữ dịch ra mà nói, mặt trời mọc thì mặt trăng lặn, trời trăng luân phiên nhau mà thành dịch, hàm nghĩa của dịch nói một cách đơn giản, chính là biến hóa của nhật nguyệt, nhật nguyệt biến hóa ảnh hưởng đến thế giới tự nhiên, sự phát triển của nhân loại.Các bậc hiền nhân quan sát lâu dài và tổng kết ra sự biến hóa của nhật nguyệt đem lại cho sự phát triển của xã hội, cuộc sống và sinh sản của loài người ảnh hưởng như thế nào, từ đó đã khái quát tích lũy được một vài quy luật có thể chỉ dẫn hành vi cuộc sống của con người, Khổng Phu Tử đã từng nói “bách tính dùng dịch mà không hiểu dịch”, dịch học không phải là một môn lý luận triết học thuần túy trừu tượng, trống rỗng vô dụng, dựng chuyện bịa đặt, nó là một bộ kinh điển chỉ dẫn hành vi cuộc sống và sự phát triển của xã hội loài người.
    Dự tính ban đầu khi viết bộ sách này, chỉ là mong muốn bạn đọc hiểu rõ công dụng chân chính của dịch học, để cho hậu học bước sang đến kỳ môn, mà không phải là quanh quẩn ngoài cửa.Phần lớn lý luận cùng kỹ xảo luận đoán trong sách đều là một vài kinh nghiệm mà bản thân tích lũy được trong nhiều năm liền.Ví dụ trong phần ứng dụng nghiên cứu là ghi chép lại những dự đoán cho người khác của tôi, nội dung cơ bản giữ được tính chân thực, vì tiện cho hậu học xem hiểu một cách dễ dàng, chỉ đành dùng cách viết thế này, đương nhiên trình độ viết quả thực cũng không cao, hy vọng đồng đạo dịch học phê bình chỉ chính, nhưng nguyện nó là một bộ chân kinh, hậu học có thể lấy từ trong đó đi truyền thụ chứ không chỉ nhất nhất xem để hiểu không thôi.
    Xưa có thuyết rằng thái ất rõ thiên đạo, kỳ môn biết địa lý.
    Last edited by xuantoan97; 15-05-2020 at 08:06 AM.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Trả lời: 2
    Bài mới gởi: 12-03-2018, 02:56 PM
  2. TẠI SAO CÁC NƯỚC CÓ BÙA CHÚ PHÁP THUẬT CAO TRONG QUÁ KHỨ ĐẢ BỊ THUA KHI C
    By ÁNH SÁNG -T2- ÚC CHÂU in forum Thế Giới Bùa Ngải
    Trả lời: 41
    Bài mới gởi: 29-03-2017, 11:59 PM
  3. Đàm đạo các vấn đề pháp thuật & đạo thuật trong bíkiếp ThấtBộ TrầnKỹ
    By ÁNH SÁNG -T2- ÚC CHÂU in forum Đạo Giáo ( Lão giáo, Khổng giáo, Nho giáo )
    Trả lời: 242
    Bài mới gởi: 11-03-2011, 08:54 AM
  4. Trả lời: 2
    Bài mới gởi: 30-08-2010, 10:32 AM
  5. Thuật Thu Hồn & Kỷ Thuật Tẩy Nảo Của Khoa Thần Kinh điện Từ Học ...
    By ÁNH SÁNG -T2- ÚC CHÂU in forum Đạo Học - Học Đạo
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 28-10-2007, 08:24 AM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •