Vô minh là gì?

Vô minh là không sáng. Không sáng theo cả nghĩa bóng lẫn nghĩa đen. Nghĩa bóng, là không sáng suốt, không trí tuệ. Chỉ cho trạng thái tinh thần mê muội đối với sự vật, không thông đạt chân lý và không thể lý giải rõ ràng đạo lý của các sự tướng. Cũng chỉ cho nhận thức thế tục không hiểu được đạo lý Phật giáo...
Nghĩa đen là không sáng.


Nguồn gốc của Vô Minh:
Vô minh có nguồn gốc từ Nghiệp lực của các Chủng tử bất Thiện tạo ra. Các Nghiệp lực này có xu hướng kéo tới các Duyên để Chủng tử đó có điều kiện trổ thành Quả theo lý Nhân Quả.


Ví dụ 1: Nếu ta gieo Nghiệp lừa dối thì chủng tử Nghiệp đó sẽ khiến ta gần gũi kết thân với những kẻ sẽ lừa dối ta để ta có điều kiện trả Nghiệp.


Ví du 2: Người nghiện ma tuý sẽ rất dễ thân với người nghiện. Vì như vậy sẽ tạo điều kiện cho dễ hút hít.

Rất nhiều ví dụ trong xã hội khi một người chọn hướng đi sai dẫn tới "khổ đau" trong khi họ có rất nhiều lựa chọn khác. Nhiều người thân hết sức ngăn cản nhưng rồi họ vẫn bất chấp chọn hướng sai đó.

Từ đây ta hiểu Vô minh là do Nghiệp lực của các chủng tử Bất Thiện (Nhân) khiến Tâm ta không sáng, dẫn dắt ta tới các Duyên để trả Quả theo Luật Nhân Quả.

Do vậy, với người hướng Tu, tức là hướng tới xé bỏ bức màn Vô Minh thì trong Tâm ta sẽ luôn gặp các lực chống lại đường Tu.


Cách loại bỏ vô minh để giác ngộ

Vô minh hay thiếu hiểu biết có thể được loại bỏ bằng cách nuôi dưỡng trạng thái ngược lại với nó. Đó là sự khôn ngoan và nhận thức sâu sắc về bản chất thật của thực tại.
Đức Phật so sánh vô minh với bóng tối, và cách duy nhất để thoát khỏi bóng tối là mang lại ánh sáng. Tương tự như vậy, Đức Phật đã giải thích, sự thiếu hiểu biết chỉ có thể được loại bỏ thông qua việc tập luyện cho sự khôn ngoan.
Không có vấn đề gì khác, muốn thoát khỏi vô minh, chúng ta phải tu luyện trí huệ bằng cách học và thực hành Pháp. Thứ nhất, chúng ta nuôi dưỡng sự khôn ngoan để phân biệt hành vi đạo đức và vô đạo đức, sau đó hiểu được bản chất thật của thế gian, tức là vô thường, vô ngã và đau khổ.
Ngay cả khi chúng ta được giảng về nó hay hiểu nó thông qua các kinh điển thì cũng không dễ dàng để loại bỏ vô minh. Bởi vì tâm trí chúng ta đã bị bao phủ bởi những tạp chất đã tích luỹ từ một sự khởi đầu không thể tránh khỏi.
Do đó, chúng ta cần phải hiểu được “bản chất thực sự của thế giới phức tạp này” thông qua sự trải nghiệm cá nhân trên con đường thực hành Bát Chánh Đạo.
Đứng đầu Bát Chánh Đạo là Chánh Kiến - Nghĩa đen là sự "thấy" theo cách đúng đắn.
Đại đa số chúng ta khi nói đến "hiểu biết", "sáng suốt", "khôn ngoan", "đúng đắn"... chúng ta thường nghĩ ngay đến hoạt động của Trí Não phần Ý Thức. Nhưng thực ra không phải vậy.

Ngành Tâm lý học hiện đại đã chỉ ra hoạt động của Ý thức chỉ chiếm khoảng 10%. Còn đa phần các hoạt động của ta được thúc đẩy bởi phần sâu hơn gọi là Tiềm thức.
Cuộc đời một Con Người sẽ có nhiều Đúng Đắn khi Tiềm thức họ có nhiều thúc đẩy Đúng đắn.
Thực tế đã chứng minh sự Thành công của mọi người không Đồng biến với Học thức của họ.
Như chúng ta phân tích ở trên, Tàng Thức (Alaida Thức) chứa các chủng tử Nghiệp hay ta gọi là Nhân. Các Nhân này thúc đẩy gặp Duyên để trổ Quả.
Giờ ta đã thấy sự tương đồng giữa Tàng Thức trong Phật học với Tiềm thức trong Tâm Lý học hiện đại.
Tàng thức cũng chứa các Nhân để thúc đẩy các hành động (Theo Luật Nhân Quả).
Loại bỏ Vô Minh tức là loại bỏ các anh hưởng Tiêu cực của các Nhân Bất Thiện trong Tâm ta. Đây là một quá trình bắt buộc thông qua thực hành vì chỉ có thực hành mới Tích Nghiệp Thiện, Xả Nghiệp Bất Thiện để loại bỏ Vô Minh được.
Đây chính là lý do tại sao Tu mà chỉ đọc hiểu kinh sách mà không thực hành là vô ích.
Quá trình loại bỏ Vô Minh cũng đồng thời sẽ là quá trình tăng trưởng của Chánh Kiến, đầu mối của Bát Chánh Đạo.
Loại bỏ Vô Minh bằng Giới - Định - Tuệ:

  • Giới: Ngăn không tích thêm nghiệp Xấu, cũng chính là không cho tăng trưởng Vô Minh. Cộng thêm hành Thiện, Tích Đức để nạp thêm nghiệp Tốt giảm ảnh hưởng của Vô Minh. Kham Nhẫn để vui vẻ khi một nghiệp xấu trổ Quả vì đó cũng là một dấu hiệu bớt Vô Minh.
  • Định: Vô Minh khiến Tâm ta vọng động, tạo ra Huyễn ảo, Mê hoặc khiến ta xa rời Chánh Kiến. Do đó để loại bỏ Vô Minh chúng ta cần thực hành Định. Trạng thái Định Tĩnh phát triển sẽ đẩy lùi trạng thái Vọng Động hỗ trợ phát sinh Tuệ.
  • Tuệ: Khi Tâm Định, mọi Vọng Động chấm dứt, dứt Mê hoặc thì Tuệ phát sinh đẩy lùi Vô Minh. Tuệ sinh khởi giúp Chánh Kiến tăng trưởng. Mọi sự "thấy" đều thêm sâu sắc, đúng đắn quay trở lại tăng trưởng Giới và Định.

Vòng lặp Giới - Định - Tuệ đó cứ cần mẫn vận hành đồng thời với quá trình Tăng Trưởng Trí Tuệ loại bỏ Vô Minh.