Trang 4 trong 4 Đầu tiênĐầu tiên 1234
kết quả từ 61 tới 79 trên 79

Ðề tài: What the Buddha Taught

  1. #61
    Nhị Đẳng Avatar của smc
    Gia nhập
    May 2012
    Nơi cư ngụ
    Tân Phú - Tp.Hồ Chí Minh
    Bài gởi
    2,223

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Bkav Xem Bài Gởi


    "Và này các Tỷ-kheo, thế nào là trí tuệ được hoàn thành nhờ học từ từ, hành từ từ, thực tập từ từ?

    Ở đây, này các Tỷ-kheo, một vị có lòng tin đi đến gần;
    sau khi đến gần, vị ấy tỏ sự kính lễ;
    sau khi tỏ sự kính lễ, vị ấy lóng tai;
    sau khi lóng tai, vị ấy nghe pháp;

    sau khi nghe pháp, vị ấy thọ trì pháp;
    sau khi thọ trì, vị ấy suy tư ý nghĩa các pháp được thọ trì;
    sau khi suy tư ý nghĩa, các pháp được chấp thuận;
    sau khi các pháp được chấp thuận, ước muốn sanh khởi;

    sau khi ước muốn sanh khởi, vị ấy nỗ lực;
    sau khi nỗ lực, vị ấy cân nhắc;
    sau khi cân nhắc, vị ấy tinh cần.
    Do tinh cần, vị ấy tự thân chứng được sự thật tối thượng, và với trí tuệ thể nhập sự thật ấy, vị ấy thấy."


    (Kinh Kìtàgiri - Trung Bộ Kinh)
    - Lành thay!

    Thân cận pháp bậc thánh ---> Tu học pháp bậc thánh ---> Thuần thục pháp bậc thánh.

  2. #62

    Mặc định

    ""Nhưng Ta, với sự khổ hạnh khốc liệt như thế này, vẫn không chứng được pháp thượng nhân, tri kiến thù thắng xứng đáng bậc Thánh. Hay là có đạo lộ nào khác đưa đến giác ngộ?"

    Này Aggivessana, rồi Ta suy nghĩ như sau: "Ta biết, trong khi phụ thân Ta, thuộc giòng Sakka (Thích-ca) đang cày và Ta đang ngồi dưới bóng mát cây diêm-phù-đề (jambu), Ta ly dục, ly pháp bất thiện, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ". Khi an trú như vậy, Ta nghĩ: "Ðạo lộ này có thể đưa đến giác ngộ chăng?"

    Và này Aggivessana, tiếp theo ý niệm ấy, ý thức này khởi lên nơi Ta: "Ðây là đạo lộ đưa đến giác ngộ".
    "

    (Ðại kinh Saccaka - Kinh Trung Bộ)
    "Tâm giải thoát bất động chính là mục đích của phạm hạnh này, là lõi cây của phạm hạnh, là mục tiêu cuối cùng của phạm hạnh."

  3. #63

    Mặc định

    "Này Ananda, nếu có Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ni, cư sĩ nam hay cư sĩ nữ nào thành tựu Chánh pháp và Tùy pháp, sống chơn chánh trong Chánh pháp, hành trì đúng Chánh pháp, thời người ấy kính trọng, tôn sùng, đảnh lễ, cúng dường Như Lai với sự cúng dường tối thượng.

    Do vậy, này Ananda, hãy thành tựu Chánh pháp và Tùy pháp, sống chơn chánh trong Chánh pháp và hành trì đúng Chánh pháp. Này Ananda, các Người phải học tập như vậy.
    "

    (Kinh Đại Bát Niết Bàn - Trường Bộ)

    "Tâm giải thoát bất động chính là mục đích của phạm hạnh này, là lõi cây của phạm hạnh, là mục tiêu cuối cùng của phạm hạnh."

  4. #64

    Mặc định



    hihihihi

    Khi nói đến Pháp ( trong Phật Môn ) là nói đến Xuất gia (1 con đường ).
    1 hơi thở ???
    Học gì đây ta ???
    Sống để Chết ???

    chúc các huynh tỉ tịnh tấn trong tu tập.
    cát tường.

    Nhất Tự kiến NHƯ LAI,
    Nhất VÔ qui vị ĐẠO.

  5. #65

    Mặc định

    "- Này Subhadda, trong pháp luật nào không có Bát Thánh đạo, thời ở đây không có đệ nhất Sa-môn, ở đây cũng không có đệ nhị Sa-môn, cũng không có đệ tam Sa-môn, cũng không có đệ tứ Sa-môn.

    Này Subhadda trong pháp luật nào có Bát Thánh đạo, thời ở đây có đệ nhất Sa-môn, cũng có đệ nhị Sa-môn, cũng có đệ tam Sa-môn, ở đấy cũng có đệ tứ Sa-môn."

    (Đại Bát Niết Bàn - Trường Bộ)
    "Tâm giải thoát bất động chính là mục đích của phạm hạnh này, là lõi cây của phạm hạnh, là mục tiêu cuối cùng của phạm hạnh."

  6. #66

    Mặc định



    Lòng tin chưa có ,làm gì có sức tự tin để đi đường dài !!
    chưa nói đền Sự lựa chọn ( ngủ quyền ).

    Lòng tin học ở bộ Kinh nào đây ta ??

    chúc các huynh tỉ tịnh tấn trong tu tập.
    cát tường.

    Nhất Tự kiến NHƯ LAI,
    Nhất VÔ qui vị ĐẠO.

  7. #67

    Mặc định

    "Như vậy, này Aggivessana, Uddaka Ramaputta là Ðạo Sư của Ta, lại đặt Ta, đệ tử của vị ấy ngang hàng với mình, và tôn sùng Ta với sự tôn sùng tối thượng. Này Aggivessana, rồi Ta suy nghĩ: "Pháp này không hướng đến yểm ly, không hướng đến ly tham, không hướng đến đoạn diệt, không hướng đến an tịnh, không hướng đến thượng trí, không hướng đến giác ngộ, không hướng đến Niết-bàn, mà chỉ đưa đến sự chứng đạt Phi tưởng phi phi tưởng xứ". Như vậy, này Aggivessana, Ta không tôn kính pháp ấy và từ bỏ pháp ấy, Ta bỏ đi.


    Này Aggivessana, Ta, kẻ đi tìm cái gì chí thiện, tìm cầu vô thượng tối thắng an tịnh đạo lộ, tuần tự du hành tại nước Magadha (Ma kiệt đà) và đến tại tụ lạc Uruvela (Ưu lâu tần loa). Tại đây, Ta thấy một địa điểm khả ái, một khóm rừng thoải mái, có con sông trong sáng chảy gần, với một chỗ lội qua dễ dàng khả ái, và xung quanh có làng mạc bao bọc dễ dàng đi khất thực. Này Aggivessana, rồi Ta tự nghĩ: "Thật là một địa điểm khả ái, một khóm rừng thoải mái, có con sông trong sáng chảy gần, với một chỗ lội qua dễ dàng khả ái, và xung quanh có làng mạc bao bọc dễ dàng đi khất thực. Thật là một chỗ vừa đủ cho một Thiện nam tử tha thiết tinh cần có thể tinh tấn". Và này các Tỷ-kheo, Ta ngồi xuống tại chỗ ấy và nghĩ rằng: "Thật đáng cố gắng tinh tấn ở nơi đây"."

    -------------------------------
    "Pháp này không hướng đến yểm ly, không hướng đến ly tham, không hướng đến đoạn diệt, không hướng đến an tịnh, không hướng đến thượng trí, không hướng đến giác ngộ, không hướng đến Niết-bàn, mà chỉ đưa đến sự chứng đạt Phi tưởng phi phi tưởng xứ"

    "Tâm giải thoát bất động chính là mục đích của phạm hạnh này, là lõi cây của phạm hạnh, là mục tiêu cuối cùng của phạm hạnh."

  8. #68

    Mặc định

    (Tiếp) Rồi này Aggivessana, ba ví dụ khởi lên nơi Ta, vi diệu, từ trước chưa từng được nghe: Này Aggivessana, ví như có một khúc cây đẫm ướt, đầy nhựa sống và đặt trong nước. Có một người đến, cầm dụng cụ làm lửa với ý nghĩ: "Ta sẽ nhen lửa, hơi nóng sẽ hiện ra". Này Aggivessana, Ông nghĩ thế nào? Người ấy lấy khúc cây đẫm ướt, đầy nhựa sống đặt trong nước ấy, rồi cọ xát với dụng cụ làm lửa thì có thể nhen lửa, khiến lửa nóng hiện ra được không?

    -- Thưa không, Tôn giả Gotama. Vì sao vậy? Này Tôn giả Gotama, vì cành cây ấy đẫm ướt, đầy nhựa sống lại bị ngâm trong nước, nên người ấy chỉ bị mệt nhọc và bực bội.

    -- Cũng vậy, này Aggivessana, những Sa-môn hay những Bà-la-môn sống không xả ly các dục về thân, những gì đối với chúng thuộc các dục như dục tham, dục ái, dục hôn ám, dục khát vọng, dục nhiệt não, về nội tâm chưa được khéo đoạn trừ, chưa được khéo làm cho nhẹ bớt, nếu những Tôn giả Sa-môn hay Bà-la-môn này thình lình cảm thọ những cảm giác chói đau, khổ đau, kịch liệt, khốc liệt, các vị ấy không có thể chứng được tri kiến, vô thượng Chánh Ðẳng Giác, và nếu những Tôn giả Sa-môn hay Bà-la-môn này không thình lình cảm thọ những cảm giác chói đau, khổ đau, kịch liệt, khốc liệt, các vị ấy cũng không có thể chứng được tri kiến, vô thượng Chánh Ðẳng Giác. Này Aggivessana, đó là ví dụ thứ nhất, vi diệu, từ trước chưa từng được nghe, được khởi lên nơi Ta.


    -------------------------------
    "... những Sa-môn hay những Bà-la-môn sống không xả ly các dục về thân, những gì đối với chúng thuộc các dục như dục tham, dục ái, dục hôn ám, dục khát vọng, dục nhiệt não, về nội tâm chưa được khéo đoạn trừ, chưa được khéo làm cho nhẹ bớt, ... không có thể chứng được tri kiến, vô thượng Chánh Ðẳng Giác."

    (Đại kinh Saccaka - Trung Bộ)
    Last edited by Bkav; 24-04-2022 at 10:22 AM.
    "Tâm giải thoát bất động chính là mục đích của phạm hạnh này, là lõi cây của phạm hạnh, là mục tiêu cuối cùng của phạm hạnh."

  9. #69

    Mặc định

    "Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Ta đã thấy một con đường cũ, một đạo lộ cũ do các vị Chánh Ðẳng Giác thuở xưa đã đi qua.

    Và này các Tỷ-kheo, thế nào là con đường cũ, đạo lộ cũ ấy do các vị Chánh Ðẳng Giác thuở xưa đã đi qua? Ðây chính là con đường Thánh Đạo Tám Ngành, tức là Chánh Tri Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm, Chánh Định.

    Con đường ấy, này các Tỷ-kheo, là con đường cũ, đạo lộ cũ do các bậc Chánh Ðẳng Giác thuở xưa đã đi qua. Ta đã đi theo con đường ấy."

    (Kinh Thành Ấp - Tương Ưng)
    "Tâm giải thoát bất động chính là mục đích của phạm hạnh này, là lõi cây của phạm hạnh, là mục tiêu cuối cùng của phạm hạnh."

  10. #70
    Nhị Đẳng Avatar của smc
    Gia nhập
    May 2012
    Nơi cư ngụ
    Tân Phú - Tp.Hồ Chí Minh
    Bài gởi
    2,223

    Mặc định

    "Này các Tỳ khưu, cũng giống như những gì Ta đã biết rõ mà không giảng dạy cho quý vị thật là quá nhiều; còn những gì mà Ta đã giảng dạy thật là quá ít. Tại sao Ta không giảng dạy tất cả những điều ấy? Bởi vì có những điều không liên hệ đến mục đích, không phải là căn bản cho đời sống thanh cao, không đưa đến yếm ly, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết bàn. Do vậy, Ta không giảng dạy những điều ấy.

    Này các Tỳ khưu, Ta giảng dạy những điều gì? "Ðây là Khổ", là điều Ta giảng dạy. "Ðây là Khổ tập", là điều Ta giảng dạy. "Ðây là Khổ diệt", là điều Ta giảng dạy. "Ðây là Con đường đưa đến Khổ diệt", là điều Ta giảng dạy.

    Nhưng tại sao Ta giảng dạy những điều ấy? Bởi vì những điều ấy liên hệ đến mục đích, là căn bản cho đời sống thanh cao, đưa đến yếm ly, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết bàn. Do vậy, Ta giảng dạy những điều ấy.

    Vì thế, này các Tỳ khưu, quý vị cần phải nỗ lực để biết rõ: "Ðây là Khổ", cần phải nỗ lực để biết rõ: "Ðây là Khổ tập", cần phải nỗ lực để biết rõ: "Ðây là Khổ diệt", cần phải nỗ lực để biết rõ: "Ðây là Con đường đưa đến Khổ diệt"."


    Trích kinh Lá rừng Simsapà (Tương Ưng Bộ)

  11. #71

    Mặc định

    Và này các Tỷ-kheo, thế nào là con đường cũ, đạo lộ cũ ấy do các vị Chánh Ðẳng Giác thuở xưa đã đi qua? Ðây chính là con đường Thánh Đạo Tám Ngành, tức là Chánh Tri Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm, Chánh Định.
    "“Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng cho các Ông Thánh chánh định cùng với các CẬN DUYÊN và các TƯ TRỢ. Hãy lắng tai nghe và suy nghiệm kỹ, Ta sẽ giảng”. “Thưa vâng, bạch Thế Tôn”. Các vị Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau

    —Này các Tỷ-kheo, thế nào là Thánh chánh định với các cận duyên và các tư trợ? Chính là chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm. Này các Tỷ-kheo, phàm có nhất tâm nào (ekaggata) được TƯ TRỢ với bảy chi phần này, này các Tỷ-kheo, như vậy gọi là Thánh chánh định cùng với các CẬN DUYÊN và các TƯ TRỢ.

    Ở đây, này các Tỷ-kheo, CHÁNH KIẾN ĐI HÀNG ĐẦU. ..."

    (Đại Kinh Bốn Mươi - Trung Bộ)
    Last edited by Bkav; 25-06-2022 at 07:23 AM.
    "Tâm giải thoát bất động chính là mục đích của phạm hạnh này, là lõi cây của phạm hạnh, là mục tiêu cuối cùng của phạm hạnh."

  12. #72

    Mặc định

    ... Có một thời, này các Tỷ-kheo, người thợ vàng hay đệ tử người thợ vàng ấy lại thụt bệ, thụt bệ thêm nữa, thụt bệ hơn nữa, cho đến khi vàng chảy ra khỏi lò. Vàng ấy lại được thụt bệ, được thụt bệ thêm nữa, được thụt bệ hơn nữa, cho đến khi vàng ấy chảy ra khỏi lò, được làm xong, được sạch các uế nhiễm, được nhu nhuyễn, được kham nhậm, và được sáng chói. Vàng ấy còn không bị bể vụn và có thể tác thành tốt đẹp. Và loại trang sức nào người ấy muốn, như vàng lá, hay nhẫn, hay vòng cổ, hay dây chuyền, người ấy có thể làm thành như ý muốn.

    3. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập tăng thượng tâm, còn tồn tại các kiết sử thô tạp, thân ác hành, khẩu ác hành, ý ác hành. Tỷ-kheo có tư lự, có thông minh, từ bỏ, gột sạch, chấm dứt, không cho sanh khởi lại.


    Làm như vậy xong, làm như vậy hoàn tất, Tỷ-kheo tu tập tăng thượng tâm, còn tồn tại các kiết sử thuộc bậc trung, dục tầm, sân tầm, hại tầm. Tỷ-kheo có tư lự, có thông minh, từ bỏ, gột sạch, chấm dứt, không cho sanh khởi .


    Làm như vậy xong, làm như vậy hoàn tất, Tỳ kheo tu tập tăng thượng tâm, còn tồn tại các kiết sử tế nhị, như tư tưởng về gia tộc, tư tưởng về quốc độ, tư tuởng không bị khinh rẻ. Tỳ kheo có tư lự, có thông minh, từ bỏ, gột sạch, chấm dứt không cho chúng sanh khởi.


    Làm như vậy xong, làm như vậy hoàn tất, chỉ còn lại các pháp tầm (tư tưởng về pháp).


    4. Ðịnh như vậy không có an tịnh, không có thù thắng, không được khinh an, không đạt đến nhứt tâm, nhưng là một trạng thái chế ngự thường xuyên dằn ép. Nhưng đến một thời, này các Tỷ-kheo, tâm của vị ấy được nội trú, lắng đứng lại, được nhứt tâm, được định tĩnh. Ðịnh ấy được an tịnh, được thù diệu, được khinh an, đạt đến nhứt tâm, không phải một trạng thái chế ngự thường xuyên dằn ép, tùy thuộc vào pháp gì tâm người ấy hướng đến để thắng tri, để chứng ngộ; vị ấy có khả năng, có năng lực đạt đến pháp ấy, dầu thuộc loại xứ nào.


    5. Nếu vị ấy ước muốn, ta sẽ chứng được các loại thần thông, một thân hiện ra nhiều thân, nhiều thân hiện ra một thân, hiện hình, biến hình, đi ngang qua vách, qua tường, qua núi, như đi ngang hư không, độn thổ, trồi lên ngang qua đất liền, ngồi kiết già đi đến hư không như con chim, với bàn tay chạm và rờ mặt trăng và mặt trời, những vật có đại oai lực, đại oai thần như vậy, có thể tự thân bay đến cõi Phạm thiên"; vị ấy có khả năng, có năng lực đạt đến trạng thái ấy, dầu thuộc loại xứ nào.

    (Tăng Chi Bộ)
    "Tâm giải thoát bất động chính là mục đích của phạm hạnh này, là lõi cây của phạm hạnh, là mục tiêu cuối cùng của phạm hạnh."

  13. #73

    Mặc định

    (115) Phi Pháp

    1. Phi pháp và pháp, này các Tỷ-kheo, cần phải hiểu biết; phi mục đích và mục đích cần phải hiểu biết. Sau khi biết phi pháp và pháp, sau khi biết phi mục đích và mục đích, pháp như thế nào, mục đích như thế nào, như thế ấy cần phải thực hành.
    https://www.facebook.com/groups/2350138305138741/?ref=share

  14. #74

    Mặc định

    13. III. Ànanda (S.v,362)

    1) Một thời, Tôn giả Ànanda và Tôn giả Sàriputta trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, khu vườn ông Anàthapindika.

    2) Rồi Tôn giả Sàriputta, vào buổi chiều, từ chỗ Thiền tịnh đứng dậy, đi đến Tôn giả Ànanda; sau khi đến, nói lên với Tôn giả Ànanda những lời chào đón hỏi thăm. Sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, Tôn giả ngồi xuống một bên. Tôn giả Sàriputta nói với Tôn giả Ànanda:

    3) -- Do đoạn tận những pháp nào, này Hiền giả Ànanda, do nhân thành tựu những pháp nào, quần chúng ở đời này được Thế Tôn tuyên bố là bậc Dự lưu, không còn bị thối đọa, quyết chắc chứng quả giác ngộ?

    4) -- Do đoạn tận bốn pháp, thưa Hiền giả, do nhân thành tựu bốn pháp, quần chúng ở đời này được Thế Tôn tuyên bố là bậc Dự lưu, không còn bị thối đọa, quyết chắc chứng quả giác ngộ. Thế nào là bốn?

    5) Kẻ vô văn phàm phu, này Hiền giả, không thành tựu tịnh tín đối với đức Phật, khi thân hoại mạng chung, sanh vào ác sanh, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Như vậy là không có tịnh tín đối với đức Phật. Và vị Ða văn Thánh đệ tử, thưa Hiền giả, thành tựu tịnh tín bất động đối với đức Phật, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên thiện thú, thiên giới, cõi đời này. Như vậy là tịnh tín bất động đối với đức Phật: "Ðây là bậc Ứng Cúng,... Phật, Thế Tôn".

    6) Kẻ vô văn phàm phu, này Hiền giả, không thành tựu tịnh tín đối với Pháp, khi thân hoại mạng chung, sanh vào ác sanh, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Như vậy là không có tịnh tín đối với Pháp. Và vị Ða văn Thánh đệ tử thành tựu tịnh tín bất động đối với Pháp... Như vậy là tịnh tín bất động đối với Pháp: "Pháp được Thế Tôn khéo thuyết... chỉ người có trí mới giác hiểu".

    7) Kẻ vô văn phàm phu, này Hiền giả, không thành tựu tịnh tín đối với chúng Tăng... Như vậy là tịnh tín bất động đối với chúng Tăng: "Diệu hạnh là chúng đệ tử của Thế Tôn... vô thượng phước điền ở đời".

    8) Kẻ vô văn phàm phu, này Hiền giả, thành tựu ác giới... Như vậy là không có tịnh tín bất động... Như vậy tịnh tín bất động đối với các giới: "Các giới được các bậc Thánh ái kính... đưa đến Thiền định".

    9) Do đoạn tận bốn pháp này, này Hiền giả, do nhân thành tựu bốn pháp này, quần chúng ở đời này được Thế Tôn tuyên bố là bậc Dự lưu, không còn bị thối đọa, quyết chắc chứng quả giác ngộ.



    https://www.facebook.com/groups/2350...741/?ref=share
    https://www.facebook.com/groups/2350138305138741/?ref=share

  15. #75

    Mặc định

    "Và này các tỳ-khưu, như thế nào là sự không rúng động vì không chấp thủ? Ở đây, này các tỳ-khưu, vị đa văn thánh đệ tử thấy rõ các bậc thánh, thuần thục và khéo tu tập pháp của các bậc thánh, thấy rõ các bậc chân nhân, thuần thục và khéo tu tập pháp của các bậc chân nhân, không quán sắc như là tự ngã, hay tự ngã như là có sắc, hay sắc ở trong tự ngã, hay tự ngã ở trong sắc. Sắc ấy sẽ biến hoại và đổi khác. Ðối với vị ấy, khi sắc ấy biến hoại và đổi khác, tâm của vị ấy không tùy chuyển theo sự biến hoại của sắc. Từ đó, các pháp ưu não không sinh khởi, không xâm nhập tâm và an trú. Do tâm không bị xâm chiếm nên không có sợ hãi, đau buồn, run sợ và vì không chấp thủ, người ấy không rúng động.

    Vị ấy không quán thọ như là tự ngã,... không quán tưởng như là tự ngã,... không quán các hành như là tự ngã,... không quán thức như là tự ngã, hay tự ngã như là có thức, hay thức ở trong tự ngã, hay tự ngã ở trong thức. Thức ấy biến hoại và đổi khác. Ðối với vị ấy, khi thức biến hoại và đổi khác, tâm không tùy chuyển theo sự biến hoại của thức. Từ đó, các pháp ưu não không sinh khởi, không xâm nhập tâm và an trú. Do tâm không bị xâm chiếm nên không có sợ hãi, đau buồn, run sợ và vì không chấp thủ, người ấy không rúng động."

    -------------------------------

    "... Ðối với vị ấy, khi sắc/thọ/tưởng/hành/thức ấy biến hoại và đổi khác, tâm của vị ấy không tùy chuyển theo sự biến hoại của sắc/thọ/tưởng/hành/thức.

    Từ đó, các pháp ưu não không sinh khởi, không xâm nhập tâm và an trú.

    Do tâm không bị xâm chiếm nên không có sợ hãi, đau buồn, run sợ và vì

    không chấp thủ, người ấy không rúng động.
    "


    (Nguồn: Những lời Phật dạy - Trích lục các bài giảng trong kinh điển Pali, Tỳ khưu Bodhi)
    "Tâm giải thoát bất động chính là mục đích của phạm hạnh này, là lõi cây của phạm hạnh, là mục tiêu cuối cùng của phạm hạnh."

  16. #76

    Mặc định

    "Vị Tỷ-kheo La-hán,

    ...
    Vị ấy khéo biết rõ, Danh xưng ở thế gian, Vì chỉ là danh xưng, Vị ấy cũng danh xưng."



    (https://suttacentral.net/sn1.25/vi/minh_chau)
    "Tâm giải thoát bất động chính là mục đích của phạm hạnh này, là lõi cây của phạm hạnh, là mục tiêu cuối cùng của phạm hạnh."

  17. #77

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Bkav Xem Bài Gởi
    "- Vậy này Bàhiya, Ông cần phải học tập như sau: "Trong cái thấy, sẽ chỉ là cái thấy. Trong cái nghe, sẽ chỉ là cái nghe. Trong cái thọ tưởng, sẽ chỉ là cái thọ tưởng. Trong cái thức tri, sẽ chỉ là các thức tri ". Như vậy, này Bàhiya, Ông cần phải học tập.

    Vì rằng, này Bàhiya, nếu với Ông, trong cái thấy, sẽ chỉ là cái thấy; trong cái nghe, sẽ chỉ là cái nghe; trong cái thọ tưởng, sẽ chỉ là cái thọ tưởng; trong cái thức tri, sẽ chỉ là cái thức tri. Do vậy, này Bàhiva, ông không là chỗ ấy. Vì rằng, này Bàhiya, Ông không là đời này, không là đời sau, không là đời chặng giữa. Như vậy là đoạn tận khổ đau."

    Kinh Bahiya

    Ghi chú: Đoạn kinh trên do HT Thích Minh Châu dịch. Dưới đây là bản dịch của Bhikkhu Indacanda

    "Này Bāhiya, như thế thì ngươi nên học tập như vầy: ‘Trong việc thấy sẽ là thuần túy việc thấy, trong việc nghe sẽ là thuần túy việc nghe, trong việc cảm giác sẽ là thuần túy việc cảm giác, trong việc nhận thức sẽ là thuần túy việc nhận thức.’ Này Bāhiya, ngươi nên học tập theo đúng như vậy.

    Này Bāhiya, khi nào đối với ngươi, trong việc thấy sẽ là thuần túy việc thấy, trong việc nghe sẽ là thuần túy việc nghe, trong việc cảm giác sẽ là thuần túy việc cảm giác, trong việc nhận thức sẽ là thuần túy việc nhận thức, này Bāhiya, khi ấy ngươi không là với điều ấy. Này Bāhiya, khi nào ngươi không là với điều ấy, này Bāhiya khi ấy ngươi không là trong đó. Này Bāhiya, khi nào ngươi không là trong đó, này Bāhiya khi ấy ngươi đương nhiên không là ở đây, không là ở kia, không là ở khoảng giữa của cả hai. Chính điều này là sự chấm dứt của Khổ."

    (Nguồn:
    theravada.vn/kinh-bahiya)
    "Tâm giải thoát bất động chính là mục đích của phạm hạnh này, là lõi cây của phạm hạnh, là mục tiêu cuối cùng của phạm hạnh."

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Amoghasiddhi Buddha
    By batdac in forum Mật Tông
    Trả lời: 4
    Bài mới gởi: 29-03-2019, 04:38 PM
  2. Có ai biết rõ về Buddha Yoga?
    By vucong in forum Luân xa, Nhân điện, Cảm Xạ, Yoga, Thôi miên học.
    Trả lời: 1
    Bài mới gởi: 27-04-2016, 01:36 PM
  3. Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 18-10-2013, 01:54 AM
  4. TÂM THƯ GỬI ĐẾN CHỦ DỊCH VỤ BUDDHA SPA
    By Thienphu in forum Đạo Phật
    Trả lời: 3
    Bài mới gởi: 30-10-2011, 06:45 PM
  5. Từ Buddha đến Bụt&Phật
    By Bin571 in forum Đạo Phật
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 29-06-2010, 10:28 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •