Đạo phật là đạo trong chiều sâu cho nên từ ngữ trong kinh phật có rất nhiều tầng nghĩa.

Một từ ngữ trong kinh phật có vô vàng tầng nghĩa tùy theo độ hiểu của mỗi con người mà đánh giá sự chứng ngộ của họ.

Nếu như ta nghe một lời giải thích từ một bài kinh hay của vị sư nào giảng mà ta công nhận đó là đúng, thì đó là một sự dừng lại của trí tuệ. Chấp nhận điều đó làm chân lý. Còn nếu như ta vẫn chưa hài lòng về sự giải thích, thì ta thiền định cho tâm mình tĩnh lặng rồi sẽ ngộ ra được nhiều điều khác nữa...

Ta có thể chia sẻ sự hiểu của mình để cùng trao đổi với người tu khác, tất cả dựa trên sự hiểu của mình. tôn trọng nhau, cùng nhau tiến bộ... đó là tu chân chánh. Còn nếu ta lấy sự hiểu của mình mà mang ra tranh luận, phủ nhận. Hoặc lấy kinh này kinh kia trích dẫn làm bằng chứng phủ nhận sự hiểu khác... thì đó là tu sai.

Ví dụ: chữ KHÔNG nó có vô vàng tầng nghĩa, phàm phu hiểu khác, đa văn hữu văn hiểu khác............. NHƯ LAI hiểu khác. Không thể lấy cái hiểu của mình mà phủ nhận cái hiểu của người khác thì hóa ra ta tương đồng với họ hay sao?.

Ngày xưa Phật Thích ca không có đọc cho ngài Anan ghi chép diễn giải kinh... Những điều ngài Anan ghi chép lại về sau người tu hành ngộ ra và ghi chép kết tập thành kinh sách, cho nên có sự khác nhau âu đó cũng là sự ngộ khác nhau.