#mystery #experiment
Lưu ý: góp ý có gì sai sót xin chỉ giáo
Trong con người của chúng ta có 3 thân xác phân biệt rõ ràng( thân vô hình lẫn thân hữu hình). Đó là Xác phàm, chân Thần(chỗ ở của phách và vía) và chân Linh(linh hồn,chân ngã)
1/ Xác Thân Thứ I(hữu hình): XÁC PHÀM: do cha mẹ sinh ra. Nó hoàn toàn do vật chất cấu tạo thành nên thuộc phần hữu hình và cũng vì thế mà thân xác luôn luôn bị lệ thuộc vào vật chất. Nó phải hầp thụ cái tinh ba của vật chất để sống. Cái sống có thể thanh(nhẹ nhàng,trong lành), có thể trược(u ám,nặng nề). Thanh hoặc trược tùy theo vật chất đưa vào. Nếu vật chất thanh thì thể xác thanh, ngược lại nếu vật chất trược thì thể xác phải trược.
Vật chất thanh gồm có tinh ba của ngũ cốc, thảo mộc.
Vật chất trược gồm các tinh ba của cá, thịt, tôm, cua, trứng…(nói chung là ng ăn cả thanh và trược thì phát triển toàn diện về thể chất)
Nói tóm lại, với phàm thân mà chúng ta đang có, chỉ là cái nhà tạm trú trong một thời gian trên dưới trăm năm để Chân Thần tiến hóa.
Cái thân xác do cha mẹ phàm trần sinh ra sống trong một thời gian trên dưới 100 năm để thân xác thứ 2 dùng nó làm phương tiện lập học hỏi để tiến hóa.…và trợ lực thân xác thứ 2 dễ dàng siêu thoát.
2/ Xác Thân Thứ II: CHÂN THẦN là thân xác vĩnh cửu
Hình dạng của Chân Thần:
Là một chất khí, kết tụ giống hình hài của xác phàm như khuôn đúc(ý là chất khí bao bọc trong và ngoài cơ thể và có hình dạng giống cơ thể nên hồn người chết nhìn bề ngoài giống hệt lúc sống,sau một thời gian mới tan rã ra thành luồng không khí không màu,k mùi,k vị) Vì Chân Thần thuộc phần bán hữu hình nên có thể nhìn thấy hoặc không nhìn thấy được. Chân Thần ở mỗi người có các màu sắc khác nhau tuỳ tâm tình trong đời sống sinh hoạt(cái màu xác là do thể vía phát ra màu,thể vía biểu hiện qua thất tình-bảy tâm trạng:vui mừng,hạnh phúc,yêu,giận,ghét,dục vọng,mỗi tâm trạng khiến cho thể vía có màu sắc khác nhau)
d// Nhiệm vụ của Chân Thần:
Khi thể xác phải chuyển kiếp đến đâu thì Chân Thần phải theo đến đó.
Khi Thể xác đã mất sự sống thì điển Âm Dương trong thể xác bay ra cùng với Chân Thần.
3/ – Xác Thân Thứ III : Là Linh hồn của con người, bất tiêu, bất diệt và được gọi là CHÂN LINH(linh hồn thường được dân gian dùng để chỉ thân vô hình nhưng ở đây chỉ chân ngã, cái tôi chân thực hoà vào cái ta rộng lớn)
B – MỐI LIÊN HỆ GIỮA 3 THÂN XÁC:
1/ Chân Thần là chất khí, bao bọc lấy xác trần như khuôn bọc để bảo tồn sự sống cho xác trần. Do đó Chân Thần có hình ảnh giống xác trần như khuôn in rập.
2/ Chân Thần và Xác Trần có sự liên hệ với nhau nhờ 7 dây từ khí hay còn gọi là 7 dây oan nghiệt.
3/ Linh hồn luôn luôn nằm trong Chân Thần và dùng Chân Thần làm trung gian để điều khiển xác trần.
Khi xác trần chết, Chơn Thần và Linh hồn không chết theo.
Nếu chết buông bỏ hết mối hận … thì Chân Thần được nhẹ nhàng, nhẹ hơn không khí nên Chân Thần và Linh Hồn xuất ra khỏi xác trần một cách dễ dàng(gọi là dễ siêu thoát)
update:chân thần hoạt động bằng cảm xúc và trí giác
thể phách=thể vía+chân thần
Bảy dây oan nghiệt: Sự sống của con người do nơi khí Sanh quang nuôi nấng, khí sanh quang nơi mình chúng ta tụ tại 7 khiếu làm nên điển lực, gọi là Thất khiếu sanh quang(thất khiếu có thất phách,thất vía đó), phàm gọi là bảy dây oan nghiệt (hay bảy sợi từ khí). Khi con người còn sống nơi cõi trần, chơn thần liên lạc với thể xác qua bảy dòng điện từ mà mắt phàm không thấy được.
Khi ta ngủ, nằm chiêm bao, chơn thần xuất ra khỏi thể xác đi đó đi đây, nhưng vẫn luôn luôn nối với thể xác bằng Bảy sợi dây nầy. Lúc đó, Bảy sợi dây nhập lại thành một sợi lớn, nếu có huệ nhãn thì thấy nó có màu bạc (SILVER CORD). Khi có tiếng động mạnh, Bảy sợi dây nầy kéo chơn thần trở về nhập vào xác và liền đó ta giựt mình thức dậy.
Bảy dây oan nghiệt là 7 dòng điển lực nối liền giữa Chơn thần và thể xác, hễ điển lực còn thì thi hài còn vận chuyển, sanh hoạt, điển lực dứt thì thi hài phải chết. Khi sắp sửa chết thì thi hài phải chịu một phen khổ sở, đau đớn, vì bảy dây oan nghiệt này vẫn còn ràng buộc thể xác và Chân thần.
p/s:nguyên do người ta chết mà vẫn thấy đau đớn ở thân xác là do tín hiệu truyền từ xác qua 7 dây này đến chân hồn,có thể thấy điều này ở người hoả táng hay chết trôi vẫn hiện về kêu lạnh :))
Phép xác là phép tẩy rửa chơn thần người chết cho hết ô trược để nhẹ nhàng bay lên cõi thượng giới.
- Phép đoạn căn là phép cắt đứt 7 dây oan nghiệt, không còn ràng buộc chơn thần người chết.
- Phép độ thăng là phép đưa chơn hồn người chết bay lên 9 từng trời(trời ở đây là những cảnh giới trong vũ trụ,ở đây k có những tinh cầu to lớn như ở cõi người ấy).
Trước hết, linh hồn muốn nhập vào thế giới hữu hình nầy, tất phải mượn 7 cái thể chất của 7 cõi trên bao bọc(vì hồn nhẹ quá nên phải lấy vật chất ở cõi dưới bọc vào cho nặng để theo lực hấp dẫn xuống được cõi dưới,nếu không thì nhẹ quá không chịu nổi trọng lực). Bảy cái thể là:
TIÊN THỂ, KIM THÂN, THƯỢNG TRÍ, HẠ TRÍ, VÍA, PHÁCH, XÁC .
Nếu không có 7 thể ấy thì không bao giờ nhập vào thế giới hữu hình đây đặng. Vì ở trên hết là Thượng tằng không khí, khí ấy nhẹ nhàng trong sạch hơn trăm ngàn lần cái không khí ở trần gian nầy. Vậy nên, nếu điểm linh hồn của ở đặng cõi Hư Vô là nhờ nó đã thanh nhẹ hơn thượng tằng không khí kia nữa, mà nếu nó đã nhẹ hơn thượng tằng không khí thì tự nhiên khi muốn giáng trần, nó phải mượn 7 thể của 7 cõi mà bao bọc bên ngoài cho thêm nặng nề thì mới trì kéo nó giáng xuống được.
Như linh hồn ở cõi Thái Cực, muốn xuống cõi Lưỡng Nghi thì phải lấy tinh khí cõi đó mà bao bọc bên ngoài đặng làm một cái Kim thân cho hạp với khí chất cõi ấy.
Chừng ở cõi Lưỡng Nghi mà muốn xuống cõi Tứ Tượng thì cũng phải dùng tinh khí cõi Tứ Tượng mà bao bọc ra ngoài cái vóc Kim thân một lớp nữa đặng làm cái Thượng trí.
Lúc ở cõi Tứ Tượng mà muốn xuống cõi Bồ Đề thì cũng phải dùng tinh khí cõi Bồ Đề mà bao bọc ra ngoài cái vóc Thượng trí một lớp nữa đặng làm cái Hạ trí.
Cứ xuống cõi nào là phải mượn tinh khí cõi đó mà bao bọc thêm ra ngoài, nên phải mượn đủ 7 thể chất mới xuống hết 7 cõi đặng vào ở trong không khí trần gian (các khí chất lần lần càng xuống thấp là càng ô trược nặng nề thêm nữa). Người phải mượn cơ pháp bí truyền mà tu luyện đặng mở 7 thể ấy rớt ra thì linh hồn mới đặng trở về ngôi vị. Bảy thể ấy muốn mở ra cũng như cởi 7 lớp áo vậy.
HỒN LÀM SAO LÊN ĐẶNG CÕI
- qua Trung giới, thì cắt lìa cái Phách.
- Đến Thượng giới thì bỏ cái Vía,
- đến Bồ Đề thì bỏ cái Hạ trí,
- đến Tứ Tượng thì bỏ cái Thượng trí,
- đến Lưỡng Nghi thì bỏ cái Kim thân,
- đến Thái Cực thì linh hồn về cung thượng thiên (trung tâm vụ nổ bigbang đó)
Nếu muốn nhập vào cõi phàm trần, tức là đầu thai hay đầu kiếp nơi cõi trần, phải tìm đến một bà mẹ phàm trần đang bắt đầu thọ thai, chờ đợi nơi đó cho đến khi đứa hài nhi vừa thoát ra khỏi lòng mẹ, Linh hồn và 6 thể của chơn thần liền nhập vào thể xác của hài nhi, làm thành một con người mới nơi cõi trần.
——-còn một tí giải thích về thể phách
Thể phách bao gồm chân khí và chân thần(là thể vía đó)
Chân-khí là sự tiết khí của Chân-tinh hoặc trong sạch, hoặc ô- trược mà đổi nên hình sắc. Những hào-quang ấy bao phủ lấy thể xác đặng tiếp-điển cùng Chân-linh hay Chân-thần. (Chắc là chân khí tức khí lự do tinh ba vật chất của cơ thể tiết ra,giống như nấu cơm hơi bay lên chưng cất thành rượu,hơi giống như chân khí ấy,chân khí bao bọc quanh thể xác,nhận được tín hiệu truyền từ chân thần và linh hồn)
Đệ-nhứt xác thân là vật thể hữu-hình nó nuôi dưỡng Chân-tinh, do đó, có bốc ra chất hơi gọi là Chân-khí. Ví dụ, một nồi nước để lên hơi vậy. Chân-khí ấy có một ánh sáng riêng của nó, gọi là hào-quang mà tiếng Pháp gọi là Aura. Nhờ hào-quang biến đổi hình sắc, mà nơi cõi hư-linh thấu triệt hành-tàng, tâm ý của mỗi người. Chân-khí là một điển-quang của thể xác bốc ra, nên nó dung-hợp với điển âm dương trong thể xác. Bỡi cớ, nó là trung gian tiếp-điển của Chân-Thần, và Chân-Linh
..Khi người hành pháp đoạn căn, phải định Thần thấy được xác mới cắt đúng vị trí mà bảy lằn khí còn vướng với xác thân(bảy dây oan nghiệt). Nghĩa là đi từ phải qua trái giáp vòng quan tài về vị trí giữa như bạn đứng ban đầu. Bảy vị trí Phách ấy trên châu thân con người là biểu tượng của chùm sao Đại-Hùng-Tinh tức là sao bánh lái hướng Bắc Đẩu.
.., Nguyên hình của Đệ-Tam xác thân là một luồng điện cấu-tạo do tế-bào mà điển-tử chỉ một âm và một dương.(xác thân nguyên là luồng điện một âm dương,điện tử âm dương ở đây k phải electron,proton mà là hạt mang điện nhỏ nhất trong các hạt,khoa học ngày nay mới tìm ra được hạt quark, ít nhất 3 hạt quark tạo thành 1 proton)