DỊ NHÂN ĐUỔI MƯA - MỘT KẾT CỤC BUỒN CHO LHDP.

LỜI DẪN : Thời gian vừa qua , rất nhiều thông tin trên báo chí và trang mạng làm ầm ĩ về câu chuyện : Thiên Sứ đuổi mưa . Trong cuộc đời , Thiên Sứ là một người anh , một người bạn và dienbatn rất có cảm tình. Nhưng ngay từ khi có thông tin về vấn đề Thiên Sứ đuổi mưa trong dịp kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long , dienbatn đã gọi điện để ngăn cản . Đây là một việc làm rất tai hại , không chỉ riêng với uy tín của Thiên Sứ mà còn ảnh hưởng rất nhiều đến những người đang nghiên cứu về Lý Học Đông Phương .Thắng hay thua trong cuộc đời này là chuyện thường tình , nhưng nhân danh 5.000 năm Văn hiến và Hồn thiêng của sông núi Việt Nam để vào trò chơi cá cược lại là một cái tội Trời không dung - Đất không tha .Rất nhiều người , rất nhiều môn phái của các họ Đạo trong cả nước vẫn ngày đêm âm thầm cầu nguyện cho Quốc Thái - Dân an - Thiên hạ thái bình , cầu cho sự thành công của lễ hội 1.000 năm tại Thăng Long.Chỉ vì một chút hư danh - Thiên Sứ đã đánh mất đi tất cả . Ngày nay là ngày 8/10/2010. Chỉ còn lại 2 ngày nữa là mọi chuyện sẽ dần lùi vào dĩ vãng, nhưng những dư âm còn lại sẽ khiến cho ta đau đớn khi phải nhớ lại và sẽ là những tháng ngày khó khăn cho những tổ chức , những người đơn độc nghiên cứu Lý học Đông phương . dienbatn xin trích lại một số ý kiến của các trang mạng để các bạn nhận rõ vấn đề. Đây là một câu chuyện thật buồn . Thân ái . dienbatn .
VỀ VIỆC TUYÊN BỐ ĐUỔI MƯA/DỰ BÁO THỜI TIẾT DỊP ĐẠI LỄ

CUẢ THIÊN SỨ - NGUYỄN VŨ TUẤN ANH

----
KHOA HỌC HAY LÀ CÁI TRÒ ĐÙA QUÁ DAI?


"Cụ" Thiên Sứ đã vi phạm một loạt lỗi, bao gồm lỗi về phương pháp khoa học và lỗi về tư cách, đạo lý như sau:

1. Nhập nhằng giữa "khả năng dự đoán" và năng lực "đuổi mưa"

Ban đầu nói có năng lực đuổi mưa ngày lễ (tiết kiệm cho Nhà Nước một đống tiền đô-la để phá mưa bằng phương pháp khoa học).

Sau đó bị dư luận chỉ trích liền đảo lại là "chỉ là dự đoán" chứ không phải "đuổi mưa". Tuy nhiên, "cụ ông 61 tuổi" này lại không hề đứng ra xin lỗi về phát ngôn trước đó của mình. "Cụ" thoái thác là "nói đùa" theo kiểu "Thiên Sứ cười", "Thiên Sứ nói dối ngày Cá Tháng Tư"!

Nên nhớ, đây là phát ngôn nghiêm chỉnh, trang trọng của một "nhà nghiên cứu" (như lời của nhiều nhà báo và đệ tử tôn xưng) với một Nhà Nước, 1 Chính Phủ, một Quốc Gia, suy ra cũng là với Nhân Dân, với 1 Dân Tộc; trong một dịp Đại Lễ long trọng của quốc gia và dân tộc.

Không thể là việc trẻ con để nói đùa bỡn theo kiểu trẻ con, và đây cũng không phải dịp ngày Cá Tháng Tư để cụ giở trò bỡn cợt.

Cụ định bỡn ai? Bỡn Nhà Nước? Bỡn Chính Phủ? Bỡn Dân Tộc? Bỡn vân vân?

Đó là chưa kể cụ đã lớn tiếng tuyên bố phát ngôn dám cá bằng uy tín và danh dự của một nhà nghiên cứu, nhân danh nền văn hiến và lịch sử của dân tộc Việt Nam? Bỡn gì ở đây?

2. Đặt vấn đề thù lao (bằng tiền thuế của nhân dân) một cách vô ý thức

Để đại lễ diễn ra trong thời tiết thuận lợi, đã có đề xuất dự án "đuổi mưa" (nếu có mưa) bằng phương pháp khoa học - kỹ thuật hiện đại, nhưng dự án này quá tốn kém về chi phí nên Việt Nam đã đồng ý bỏ qua, để tiết kiệm tiền của của nhân dân.

Nhưng chi phí đó tuy đắt đỏ nhưng là do giá thành của kỹ thuật đuổi mưa quá tốn kém. Nay cụ Thiên Sứ dùng "năng lực đặc biệt" thì sao lại công khai đòi hỏi một số tiền thưởng quá lớn, trên 7 tỷ đồng? Thậm chí đòi bằng một giọng điệu cao ngạo và phách lối?

Nên nhớ, đây là tiền thuế của nhân dân (tiền của Nhà Nước cũng là tiền của dân), là mồ hôi, xương máu của nhân dân. Với ngân sách của cả một quốc gia, số tiền đó tuy không lớn (song cũng có thể dùng để tài trợ cho một ngôi trường, cho trẻ em SOS, cho rất nhiều thứ đáng cho) nhưng với một cá nhân đòi hỏi, số tiền đó là quá lớn, với một công việc như vậy!

Mục đích dùng số tiền này, ông Thiên Sứ đã tự giải thích là để xây sửa nhà ở của cá nhân ông (7 tỷ); còn số "tiền lẻ" ông cũng đã nói để chi dùng vào việc gì đó mà nhiều người biết tỏng là để chạy" giấy xin phép" hoạt động cho Trung Tâm ông tạo ra. Việc này miễn bình luận, tự nó nói lên tất cả. Nhưng tôi vẫn xin nói một chút, lý do "đòi tiền" như thế không tốt đẹp (về đạo lý) và không hợp lý (về tư duy). Không lẽ ông định xây nhà biệt thự 20 tỷ thì ông đòi 20 tỷ, con ông cần chục triệu đô-la đi du học ông cũng đòi chục triệu đô-la?

Không phải cá nhân ông có việc cần tiền (dù là việc gì không cần biết) thì ông có lý do chính đáng để đòi hỏi tiền bạc. Bỏ ra một số tiền mồ hôi nước mắt của nhân dân không phải là một "trò cười" như vậy!

Đấy là chưa kể, đây là một dịp lễ kỷ niệm lịch sử, nếu ông tự coi là công dân Việt Nam yêu nước, yêu giống nòi (hẵng , thì phải nên hành động vì trách nhiệm của bản thân, cho dù ông có khả năng đi, cũng là đóng góp tự nguyện, vô vụ lợi như một người con của đất nước.

Là một người tự nhận là "dân Hà Nội", ông phải biết để bảo vệ Thăng Long nói riêng và Việt Nam nói chung còn đến ngày nay, biết bao nhiêu người con Hà Nội và con dân Việt Nam đã hy sinh xương máu và tài sản từ xa xưa lại gần nay? Cái gì sẽ xảy ra nếu những người lính của Trần Hưng Đạo, của Quang Trung v.v... cũng đòi hỏi những giá cả như vậy?

Nếu không có họ thì có thể cũng không có gia đình ông, bố mẹ sinh ra ông, để có ngày ông phô diễn lý thuyết của ông và tuyên bố "đuổi mưa" (sau đó nói chữa là "chỉ dự đoán") như hôm nay?

Thứ hai, việc ông tuyên bố năng lực là chuyện của ông, việc báo chí "lăng-xê" ông (cũng như họ đã lăng-xê rất nhiều kẻ bất tài mà mạnh miệng khác rồi) là việc của báo chí. Nhà Nước và Nhân Dân có suy nghĩ của họ để chi tiêu tiền và "chấp nhận dự án" một cách khoa học và hiệu quả. Trên suy nghĩ của tôi (và chắc cũng của rất nhiều người), nếu Nhà Nước chấp nhận dự án của ông sẽ là một việc khôi hài, biến Việt Nam thành một quốc gia - dân tộc làm trò tiếu lâm cho dư luận thế giới và chắc chắn là Nhân Dân nói chung sẽ bất bình. Việc ông có thực lực hay không, lý thuyết của ông đúng hay sai chưa cần bàn, một Nhà Nước sẽ biết cách hành động ra sao cho phù hợp, yêu cầu ở đây là Nhà Nước hành động sao cho khoa học, hợp lý chứ không phải là tham gia vào một trò chơi xúc xắc có thể đúng hay trật của ông, đây cũng không phải là dịp để Nhà Nước chính thức cấp phép cho ông thực hiện một cuộc thí nghiệm tính đúng hay sai về thuyết KHHB nào đó mà ông chắc mẩm ông đúng.

Thử nghĩ nếu có 100 nhà tự xưng "nhà nghiên cứu KHHB" tạo ra 100 cái lý thuyết như vậy, cũng yêu cầu dự án như vậy, Nhà Nước cũng cho thí nghiệm vào những dịp như thế này?

Ông đã hiểu sai về thí nghiệm khoa học. Khoa học (nói chung, chưa nói đến thứ khoa học kiểu của ông) dĩ nhiên cần thí nghiệm, kiểm nghiệm, nhưng không phải với những cách như thế này. Nếu Nhà Nước cũng bắt tay thì tôi xin nói thẳng là làm trò cười cho "thiên hạ" trong và ngoài nước. Chưa nói là đòi đến tiền của bạc tỷ.

Cũng như đã nói ở mục 1, đây cũng không phải là cơ hội để nói đùa kiểu Cá Tháng Tư như ông biện hộ.

3. Hiểu sai về "đánh cuộc danh dự học thuật" và đánh đổi được - mất

- Thứ nhất, ngay khi ông đoán đúng, điều đó không liên quan gì tới các thứ "học thuyết" khác của ông như Lạc Việt 5000 năm (khi mà Lạc Việt còn ở giai đoạn đồ đá), Lý Số có nguồn gốc Lạc - Việt, đổi chỗ Tốn - Khôn v.v...

Vì vậy, đánh cuộc điều này là thiếu đầu óc, phản lô-gíc. Và không thể lấy dự đoán đúng làm "bảo kê" hay "áp lực uy tín" cho các thứ thuyết đó. Cái nào ra cái đó.

- Thứ hai, ngay cả khi ông giữ lời hứa, thì không được đem uy tín của ông để đánh đổi (nếu đúng, tôi được cái này, nếu thua, tôi mất cái này), bởi nếu nó không đúng thì không có giá trị gì nữa để mất. Người ta không thể mất những cái không có. Không thể đem một ngôi nhà không có (hay ít ra là chưa chứng minh được nó có) để đem thế chấp: Nếu mất, ông chỉ mất một cái vốn không có (nghĩa là bằng hòa), nếu được thì được rất nhiều (có tiền, có danh dự, được công nhận...)

- Thứ 3, dù gì đi nữa, đã làm học thuật (được hô là "nhà nghiên cứu) thì nên "quên ngay" cái kiểu đánh cuộc (nếu được nếu thua) như thế, đó chỉ trò trẻ con. Khoa học không phải là một trò cá cược hay hay một chầu đánh bạc ở Las Vegas. Làng khoa học không phải là một cái Casino, cho dù đánh bằng tiền (hơn 7 tỷ) hay bằng danh dự.

Thật đáng buồn là còn nhiều người vẫn ngộ nhận điều này, có thể vì dân trí kém. Không lạ, nếu hiểu biết của họ về công việc học thuật còn quá ấu trĩ như vậy.

Còn việc một nhà khoa học vì đạo đức hay tư duy quá tồi mà tự đánh mất uy tín, sự nghiệp hay tiền bạc trong thực tế thì lại là việc khác. Nhưng đó là việc tự nhiên của muôn đời xã hội, làm tốt thì được, làm kém thì mất, chẳng liên quan gì tới cá cược. Ông có thể mất uy tín (và thực tế đã mất) mà chẳng cần dựa vào trò cá cược.

Đã nhận là "nhà nghiên cứu", "người làm học thuật" mà còn có trò chơi này thì thật là "hết date", nếu Nhà Nước và Học Giới mà chấp nhận trò chơi này, chẳng phải khôi hài lắm ư?

- Thứ tư, một nhà nghiên cứu hay thậm chí một công dân, không được phép và được quyền đưa ra một đòi hỏi và sức ép như vậy, cả về mặt tư cách nghiên cứu, tư cách công dân, cả về tính khoa học trong học thuật. Huống hồ ngôn ngữ, giọng điệu, nội dung cam kết có phần phách lối.


- Thứ năm, xét về môn Lý Số Đông Phương, là một bộ phận của văn hóa thấm nhuần minh triết Phương Đông, thì uy tín, danh dự, sức hút phải là "hữu xạ tự nhiên hương" với một cái tâm thành khẩn, vô vụ lợi và "không gây sức ép".

- Thứ sáu, việc ông từ chức Giám Đốc Trung Tâm do ông tự lập cũng không phải là một cái giá để đánh đổi cho người khác. Về mặt uy tín, về chữ tín nghĩa, thì ông nên làm điều đó để giữ lời; nhưng về mặt "giá trị trao đổi" thì nó không có Bởi thứ nhất, với người khác, nó vô giá trị, hay chí ít là không chứng minh được giá trị, riêng với người không tin ông, nó bằng 0. Thứ đến, nếu dự báo và khả năng đuổi mưa của ông biến thành trò tiếu lâm (như hiện nay đã chứng tỏ) thì uy tín, danh dự của chỗ ngồi do ông và quý vị đệ tử tự đặt cho ông cũng tự nhiên mất trong mắt nhiều người. Nếu ông còn biết từ chức thì cũng chỉ là để cứu vãn một chút danh dự của người dầu sao còn biết chữ tín và biết tự trọng phần nào. Ông không từ vị trí thì trong con mắt của mọi người (bao gồm cả giới Huyền Học và Đại Chúng) vị trí đó cũng hư vị. Ông không tự nhận mất uy tín thì thực tế cũng đã và sẽ mất, giống như nó buộc phải mất.


4. Hiểu sai về bằng chứng khoa học, về tính kiểm nghiệm sai - đúng trong học thuật

Nếu đúng (hay có vẻ đung đúng) thì điều đó có thể là quy luật tự nhiên (đoán hay không đoán, đuổi hay không đuổi thì cũng thế) và ông có thể đoán mò mà đúng; chưa có cơ sở đảm bảo là kết quả thí nghiệm được chứng thực bằng kiểm tra khoa học. Nếu kết quả đúng chưa khẳng định được về khoa học chứ chưa nói là tung tiền thưởng.

- Thiên Sứ tuyên bố "đuổi mưa đại lễ" (bây giờ lại có đệ tử tuyên bố "giúp Thiên Sứ đuổi mưa, bão lụt". Ngay cả không mưa thì về khoa học có thể khẳng định là "công do Thiên Sứ đuổi" hay không? Hay nếu không đuổi, hay thậm chí trên đời không có Nguyễn Vũ Tuấn Anh thì trời cũng không mưa?

- Ngay nếu Đài Khí Tượng báo mưa mà trời quả thực không mưa, thì có thể chỉ là dự báo của nhà Đài sai, thậm chí có thể là giới hạn của các phương pháp dự báo khoa học của khoa học hiện nay, giới hạn của trang thiết bị khoa học, giới hạn của việc đào tạo và phát triển ngành dự báo thời tiết hiện nay. Chứ chưa phải là khẳng định do công phu "xua mây đuổi bão" của Thiên Sứ (cho dù Thiên Sứ cứ tự nhận là do công phu của mình tùy ý, đó là việc của ông, thích nhận làm tài sản của mình cứ nhận, nhưng để khoa học trao cho tài sản ấy, thì phải có sự chứng minh, khảo tra khoa học).

- Ngay cả nếu cả 2 cùng dự đoán, mà dự đoán của Thiên Sứ chuẩn xác hơn (tính cùng thời điểm và dự báo độc lập, cách ly hoàn toàn) thì có 2 khả năng xảy ra:

+ Thứ nhất: Cùng lắm là dự đoán của Thiên Sứ đúng hơn, chứ không phải là do công phu "xua mây đuổi bão" như ông này tuyên bố mạnh mẽ từ đầu (mặc dầu sau nói lại, nhưng như vậy là làm trò trẻ con, không ai chấp nhận).

+ Thứ hai: Tuy thực tế đúng với dự đoán của Thiên Sứ hơn, cũng chưa chắc đã khẳng định phương pháp dự đoán của Thiên Sứ đúng.

Ta thuyết minh rõ ra cho khả năng thứ 2:

* Đoán mò cũng có thể đúng (như người chơi xổ số, chơi lô đề v.v... cũng có thể trúng, dù chẳng có thuật gì)

* Đoán mò cũng có thể đúng ngay cho cả khi xác suất trúng cực nhỏ. Bởi về lý thuyết xác suất, nhỏ nghĩa là vẫn tồn tại (thực tế chứng minh: ngay số vé số độc đắc, đoán số đề "ba con số cuối" vẫn có thể trúng)

* Đoán thời tiết thì chỉ có Mưa hay Không Mưa. Nói đơn giản là xác suất 50/50. Giống như trò chơi trẻ em vẫn chơi là đoán vật cầm ở tay trái hay tay phải, không phải tay này thì tay kia. Xác suất trúng là 50%.

* Trong thực tế, việc tồn tại có một khoảng "không mưa dài hạn" trong vòng 5 hay 10 ngày là có thể. Người đoán đúng chưa chắc đã khẳng định được về mặt học thuật. Thậm chí có thể không mưa cả tháng. Hiện tượng "không mưa lâu ngày" này tuy không phải khi nào cũng có, nhưng không phải là không xảy ra hay quá hiếm hoi.

* Huống hồ dự đoán theo kiểu "có thể sẽ mưa" (nghĩa là có mưa cũng đúng, không mưa cũng đúng nốt?), tham khảo bám đuôi dự đoán của nhà Đài Khí Tượng và quan sát thời tiết sát nút ngay gần thời điểm được "dự đoán" v.v... (sẽ bàn thêm về sau)

Vì vậy:

a) Ngay cả khi đoán đúng thì có thể chỉ là đoán đúng, không phải do công phu xua mây đuổi bão

b) Kết quả đúng khác với khẳng định phương pháp học thuật đúng xét về khoa học

Điểm này hơi khó, vì với sự hiểu biết của ông Thiên Sứ và đệ tử về khoa học kèm phương pháp kiểm tra, chứng thực khoa học; với thái độ tôn trọng khoa học nghiêm ngặt của họ thì rất khó giải thích cho họ thế nào là khoa học hay không. Việc này là cả kiến thức và văn hóa, đào tạo, rèn giũa cả đời, không thể dạy cho họ qua một hay mười bài tranh luận mà họ hiểu ra (hoặc cũng hiểu được phần nào nhưng không chịu công nhận, vì sợ mất mặt).

Nếu không, thì ông ta đã không còn phải là ông Thiên Sứ - Nguyễn Vũ Tuấn Anh như ngày hôm nay. Và đệ tử của ông đã không còn phải là đệ tử ông Thiên Sứ!

Ông Thiên Sứ (và đệ tử) dù có hiểu được hay không (mà tôi không hy vọng hão huyền vào việc này, ai dám mơ nghĩ ông ấy hiểu được cao hơn ông ấy chứ?) thì cúng không thể đảo ngược được sự thật này:

- Muốn chứng minh cái gì là khoa học thì phải tuân thủ sự nghiêm ngặt của tư duy khoa học và khảo tra khoa học.

- Cái chưa được công nhận là khoa học có thể biết đâuvẫn đúng (hay đúng phần nào đó) nhưng công nhận là khoa học thì phải đáp ứng yêu cầu.

Thí dụ giản đơn: Người được thả ra có thể là người không đủ bằng chứng (khoa học) buộc tội anh ta, không nhất thiết vô tội, nhưng không đủ bằng chứng thì phải thả. Ngày nào đủ bằng chứng bắt lại. Không có ngày đó thì thôi.

Không lẽ không đủ bằng chứng cũng phải buộc tội anh ta (nghĩa là công nhận anh ta có tội). Cũng như không đủ bằng chứng khoa học cũng công nhận khoa học?

Hay ông định buộc phải công nhận Tử Vi là khoa học, và "bắt" giảng dạy nó trong Nhà Trường? Phương pháp xem lá số là một phần của phiên tòa?

5. Thiếu trách nhiệm về các hành vi và phát biểu của mình lẫn đệ tử

Đệ tử do ông đào tạo, ông chịu trách nhiệm. Dù họ sai lỗi của riêng họ, ông có trách nhiệm giáo dục, nghiêm khắc phê bình họ trước công luận để giữ uy tín, trách nhiệm trước công chúng. Đệ tử của ông cũng thuộc Trung Tâm và "Hội đồng đệ tử" của ông, họ làm sai, nói sai thì cũng là Trung Tâm của ông sai.

Đệ tử này được ủy quyền phát biểu (cho ông nói riêng hay cho Trung Tâm của ông nói chung), có trách nhiệm nói đúng sự thật. Nếu sai cũng là cái sai chung (đã nói trên) và Trung Tâm có trách nhiệm chính thức xin lỗi rõ ràng trước dư luận, vì đó là lỗi của "nhân viên Trung Tâm" chứ không phải lỗi của dư luận và bắt họ thông cảm. Không thể chỉ đẩy cho "nhân viên, đệ tử nói sai" là coi như xong chuyện, hòa cả làng! Vấn đề là ai sai? Chẳng lẽ người nghe sai? Họ bắt buộc phải tự mà đi hiểu lại?

Hơn nữa, đẩy cho đệ tử sai, biết đâu là trốn tránh trách nhiệm? Ai biết đó là sự thật hay chỉ là việc "hi sinh tiểu tốt để bảo vệ chủ tướng và cả một đội quân"? Nếu như chỉ có thầy - trò các ông tự xác nhận với nhau thì ai biết đó không phải là thỏa thuận nội bộ của các ông, chấp nhận một "khổ nhục kế" hy sinh con tép bảo vệ con tôm nhằm cứu vãn tình hình.

Từ bấy nay đã lâu, trong tuyên bố của ông và chính các vị đệ tử, chưa hề có sự giải trình thỏa đáng và công khai tự phê bình chính nhóm của mình?

Cuối cùng, người đứng trách nhiệm cao nhất phải có trách nhiệm cao nhất. Quân sai cũng là cái sai của tướng. Con dại cái mang. Ở nước ngoài, những người có tinh thần trách nhiệm và lòng tự trọng cao (cái mà tôi cũng không hi vọng ông sẽ có) thì khi thuộc tướng của mình sai lầm thì họ cũng nhận lỗi, nhiều khi từ chức.

Các ông đi làm phong thủy, khi làm sai gia chủ chịu thiệt, các ông cũng đẩy lý do là "do lính làm sai" là phủi trách nhiệm? Gia chủ ráng dài cổ ra mà chịu trận?

Nên nhớ, trong các ông ai sai không quan trọng, vấn đề là ai thì đó cũng là các ông, còn người chịu thiệt vẫn là người ta không đổi. Giống như vậy, ông hay đệ tử phát biểu sai, thì cũng là các ông, còn dư luận không có tội gì nhưng lại là người bị nghe điều sai sự thật, phải đọc những bài báo mang tính "NỔ" trái sự thực. Không lẽ họ đáng bị nghe điều trái sự thật? Không thể thanh minh là xong! Phải ai chịu trách nhiệm? Chịu thế nào?

Và quay lại, lấy gì chứng minh đó là "đệ tử sai", nếu đó là sự thỏa thuận biến đệ tử phải hy sinh cái danh dự nhỏ bé hơn thầy làm Lê Lai cứu Chúa thì sao? Họ là số ít đệ tử "chịu sống chết theo thầy", nếu chấp nhận điều này cũng không lạ. Nhân dân không cần biết ân nghĩa thầy trò các ông có làm sao, vấn đề là cái gì chứng minh.

Nên nhớ đệ tử này cũng là "đệ tử ruột", có "chức vị" "to" trong "Trung Tâm" (Trưởng văn phòng đại diện ở Hà Nội) kia mà. Có phải mèng đâu mà muốn nói sao thì nói.

Cho dẫu chấp nhận câu chuyện các ông thanh minh (dù thật hay giả), thì Trung Tâm có trách nhiệm giáo dục, huấn luyện các nhân viên cho đến nhân vật lãnh đạo phải có tinh thần học thuật nói đúng sự thật, là đạo đức của con người nói chung và tư cách và phương pháp làm việc của người làm học thuật nói chúng.

6. Hiểu nhầm danh dự cục bộ với danh dự, uy tín rộng rãi

Ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh cam đoan có danh dự, uy tín về Huyền Học cũng như học thuật khác (khẳng định quốc gia Lạc Việt 5000 năm văn hiến) và cam kết sẵn sàng mất danh dự và uy tín cá nhân.

Nhưng chiểu theo thực tế, "danh dự", "uy tín" đó tuy có nhưng chỉ là một thiểu số. Ngay giới Huyền Học rộng rãi cũng không công nhận. Giới Sử Học và các Khoa Học Gia khác cũng không công nhận. Công chúng bình thường cũng vậy. Bằng chứng là vô số nhà Huyền Học không chấp nhận các lý thuyết này. Thậm chí có cả những người đã là đệ tử của ông đã đồng loạt ra đi trong năm. Thậm mức hơn nữa là có cả những người từng "một thầy - hai trò","cắp cặp theo hầu thầy" trong các cuộc ra mắt (là Kiều Quang Dũng, nickname trên mạng là Dungkq, Mod của trang web vietlyso) cũng đã "cho thầy ra khỏi trang nhà" làm nên cuộc CẬN BIẾN HÓA đại tài và ngoạn mục nhất trong lịch sử các trang web lý số Việt Nam (ngày hôm qua vietlyso còn giương cao ngọn cờ "cơ quan ngôn luận của Trung Tâm xxx", ngày hôm nay đã tháo cờ xuống tắp lự một cách "không kèn không trống", còn Trung Tâm thì bơ vơ không còn trang nhà)!

Vậy đó chỉ là "uy tín" gói gọn trong một thiểu số hiếm hoi. Và tôi có thể nói gồm hai bộ phận:

- Bộ phận thứ nhất: Những người chưa có hiểu biết đáng kể về Lý Số, nhất là về kiến thức nguyên lý nền tảng, nhưng bị thu hút bởi lớp bọc đường "5000 năm văn hiến", "yêu nước", "dân tộc" và thứ hợp lý đơn giản mà đầu óc họ có thể tiếp thu được.

- Bộ phận thứ hai: Những người cũng có hiểu biết nhất định về Lý Số rồi, nhưng cũng vì 2 nguyên nhân trên nên đánh mất khả năng tư duy tỉnh táo của bản thân, trước sức hút ma mị của cảm tính và tư duy đối xứng, hợp lý kiểu chủ nghĩa giản đơn. Và cả những bộ phận liên kết với ông vì "giữ uy tín chung", "hưởng lợi chung" theo lối "môi hở răng lạnh" hay "anh lợi, tôi lợi".

Cuối cùng, cho dù là có một số người theo và tôn xưng (cũng như làng Lý Số cũng có hàng loạt những vị chủ trương các "phe phái" được một nhóm đệ tử tôn xưng, có điều đệ tử phái này thì coi thường phái kia và đệ tử phái kia). Chưa có nghĩa là danh dự và uy tín rộng rãi của giới chuyên môn, chưa nói đến giới chuyên môn có khả năng cao nhất. Nếu có một hai người nào "có danh" thì cũng chưa chắc vì có thể có nhiều lý do, vả lại ở đời có dăm vài người có suy nghĩ khác lạ cũng chẳng lạ gì.

Còn các đệ tử đã theo thầy như bỏ bùa, thì tất nhiên cái gì chẳng tin thầy sái cổ? Như thực tế đã diễn ra, nhiều cái sai của Thiên Sứ bộ lộ, học trò ỉm đi. Chực thấy điều gì có thể phô trương, hô hào thì bắt đầu nhận vơ vào và tung hô. Uy tín từ những người như vậy có gì bảo đảm?

7. Kết quả không phải khi nào cũng là bảo kê" của sự đúng đắn về phương pháp

- Một, ông ấy vẫn có thể sử dụng phương pháp khác nhưng hô ra là dùng phương pháp của ông sáng tạo.

Thậm chí, ông có thể dùng Huyền Học không đổi chỗ Tốn - Khôn hay Thủy - Hỏa.

Thậm chí, ông có thể không dùng Huyền Học (như chuyện bị phát giác trên mạng, dùng chương trình dự báo thời tiết trên điện thoại di động, rồi bàn với học trò sẽ đưa lên mạng giả làm một quẻ Lạc Việt, còn không quên bảo học trò: Đảm bảo quẻ bói Lạc Việt sẽ danh nổi như cồn).

Đây là sự thật, 1 lần bất tín, vạn lần bất tin.

- Hai, dự báo đúng một số trường hợp (và cũng sai nhiều trường hợp, như dự báo Obama không trúng cử tổng thống chẳng hạn) chưa khẳng định vị trí của Lạc Việt độn toán như ông tưởng bở.

bởi 1 phương pháp tuy có sai nhưng không có nghĩa là sai toàn bộ (như người theo một vài thuyết Tử Vi sai thì anh ta vẫn có thể đúng hay gần đúng một số trường hợp).

- Ba, dự báo đúng (phần nào, vì cũng sai nhiều) có thể chẳng có gì cao siêu.

Khi Thiên Sứ chính thức thừa nhận có sử dụng cả các bảng báo thời tiết, có cho phép "nói đi nói lại", chỉnh sửa lời dự đoán, kể cả dự báo sau khi đã tiến sát nút thời điểm dự báo (gọi ấm ớ là cận biến hóa, một khái niệm mù mờ và tráo trở). Cho phép lối dự đoán mập mờ, nước đôi hay khó hiểu cụ thể. Khi đoán sai quá chối không được thì đổ lỗi cho "xác suất có thể sai" (dù trước đó đã cam kết không có mưa trong 7 ngày đại lễ, nếu sai từ chức, nếu đúng thì cuỗm hơn 7 tỷ đồng ngân sách cũng là tiền thuế của nhân dân). Khi đoán đúng (bất kể vì lý do gì) thì vỗ tay ầm lên, tự tung hô mình và để đệ tử tung hô). Khi sai có thể biện hộ được thì ra sức biện hộ, dù không một chút thuyết phục (trừ đệ tử quá bảo vệ thầy). Thí dụ: Ngày 25 trước, ông đã đoán trời nắng đẹp, đến chiều Hà Nội mưa (coi hinh sau)


Ông ta bảo xác suất đúng là 50%, vì ngày có 2 buổi (sáng và chiều)! Nói thế thì tôi có thể đoán đúng 50% như ông Thiên Sứ:

- Một người mù 1 con mắt, tôi xem số đoán "không mù, mắt sáng và đẹp" thì vẫn đúng 50%!?

Hay hơn ông Thiên Sứ:

- Một người thọ 80 tuổi, đi tù 10 năm, tôi xem số đoán ông không bị đi tù, chỉ sai 10/80, tức đúng 87.5%.

Tôi khuyên ông Thiên Sứ nên dũng cảm nhận sai lầm, chứ không nói dựa, nói lập lờ, chối quanh... như vậy.

Cho dù sai, nếu thành tâm nhận khuyết điểm, dù đã mất uy tín với công chúng, cũng ít ra còn vớt vát được chút tư cách con người.

Thử hỏi, với các kiểu như vậy mà coi là đúng, thì trên đời này cái gì mà chẳng đúng?

8. Dùng một số danh từ rất kêu nhưng sáo rỗng, để che mắt người

Điển hình là vụ cận biến hóa. Cận biến hóa được hiểu ra sao? Có phải đây là chữ Hán - Việt nên nghe cao siêu, đem ra lòe người hòng làm cho họ mất khả năng đánh giá?

Nói thẳng toẹt ra, thì cái gọi là cận biến hóa chẳng qua là: Trước đã đoán rồi, đến gần thời điểm đó, dựa vào theo dõi thông báo thời tiết, hoặc dựa vào diễn biến tình hình thời tiết khi đó, sợ mình đoán sai mất, thì phải lao ra chỉnh sửa. Chỉnh sửa thì sợ mất uy lực, nói thác ra cận biến hóa.

Đây cũng là một bệnh nữa: Bệnh sính nói chữ, nhất là các thứ chữ Hán - Việt, nghe có vẻ cao siêu, dù chưa chắc mình đã hiểu, và những người tung hô cũng chưa chắc hiểu.

Chưa nói về ngôn ngữ, cái từ cận biến hóa như vậy có chuẩn chưa, nhưng ít nhất cũng chẳng sáng tạo gì, cái này do "chuyên gia - Tiến sỹ" (nghe tự xưng thế, không rõ có phải không, nhưng viết lách thì ở tầm nên đi học lại trung học phổ thông) Ba Lan người Việt Nam là vuivui mách nước cho. Thật ra là vuivui dùng để phản đối, nhưng Thiên Sứ như người "chết đuối vớ được cọc" bèn ôm ngay từ này về nhai lại, biến thái nó đi để phù hợp với mục đích bào chữa của mình.


9. Nổ các kiến thức khoa học hiện đại (kể cả những thứ cũng chưa được khoa học chưa rõ đúng sai) để làm vàng mã trang kim, lòe người thích khoa học cao siêu nhưng lười học để chinh phục kiến thức khoa học thực sự

Kiến thức khoa học thì như Nguyễn Vũ Tuấn Anh tự nhận là không rành (trên website của ông ta). Nhưng ông ta tha về biết bao bài vở linh tinh như thế mà tỏ ý tán dương (dù tán dương khéo, để khỏi bị trách nhiệm khi họ sai).

Nhưng khi tuyên bố trên báo chí thì khác, ông mạnh miệng mượn những cái từ khoa học rất kêu đó làm "make-up" cho cái lý thuyết của ông ta!

Khoa học lượng tử là gì, liệu Nguyễn Vũ Tuấn Anh có thể đọc và hiểu được chính xác (cái này những người thân của ông, cụ thể chẳng hạn như con trai ông có thể kiểm chứng). Thế mà mượn lời khoa học "khoa học lượng tử nói ý thức con người có thể tác động lên một photon"?

Nguyễn Vũ Tuấn Anh còn làm chị nuôi cho những bài vở trên mạng của ông ta, nuôi nấng những người "lật đổ thuyết tương đối của Einstein", "đề nghị ngừng giảng dạy thuyết tương đối" (chà, nghe gớm nhỉ), rồi đích thân Nguyễn Vũ Tuấn Anh phủ nhận thuyết tương đối, phủ nhận tốc độ cực đại là vận tốc ánh sáng và đưa ra cái có thể gọi là "thuyết tuyệt đối" của ông ta.

Ông ta đã hiểu sai tính tương đối với quy luật. Nhầm tưởng tương đối là phản quy luật.

Cũng nhầm tưởng mối quan hệ giữa thuyết tương đối với khả năng tiên tri (hay là dự đoán?) của lý học Phương Đông. Đó là cầm nhầm giữa vĩ mô và vi mô.

Mặc ai nói gì thì nói, tôi không tin một người với kiểu kiến thức thậm chí khoa học thời phổ thông còn nắm chưa được, nói gì tới những vấn đề cao siêu như "chứng minh Anhxtanh sai!"

Khoa học đã được nhiều lần tiến triển cho tới gần nhận thức hoàn hảo hơn, nhưng không phải là với những người như vậy và được tung hô bởi những "đệ tử" và "độc giả" như vậy (nói thật, khả năng khoa học của những người tung hô ông Thiên Sứ tới đâu).

Đừng hiểu sai sự tiến triển của khoa học một cách dễ dãi như vậy. Tất nhiên, khi viết những dòng này, tôi phải tự hỏi, tại sao họ lại phải hiểu được sự khó khăn và nghiêm ngặt của khoa học (khoa học thực sự, chứ không phải khoa học để các đệ tử huyền học tung hô, những người sẽ bị đánh trượt ở cửa ngõ làng khoa học thực sự).

Cũng đừng sớm dễ dãi mà tự ví mình với những "thiên tài đi trước thời đại"! Số người đó tuy có, nhưng không phải ai cũng đạt được, và ai là những người thỏa mãn những điều kiện để làm những nhà khoa học đó? Phải chăng Anhxtanh ngày xưa đưa ra thuyết tương đối (ban đầu cũng bị phản đối) cũng với những kiến thức lỗ chỗ, học mót từ bài vở báo chí hay Internet đâu đó như ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh và cộng sự? Và Anhxtanh cũng đã từng làm việc với một thái độ tôn trọng, tuân thủ khoa học một kiểu trẻ con như vậy?

Tất nhiên, điều này không lạ gì, khi ta biết được chính Kiều Quang Dũng (dungkq) - một người từng nhận Thiên Sứ làm sư phụ và sau đó đã hất cẳng thầy ra khỏi vietlyso.com) - cũng từng nổ với tuyên ngôn "học thuyết DũngKQ" và khẳng định đại ý "tên tôi sẽ được ghi vào lịch sử, vào danh sách các nhà triết học tầm cỡ trên thế giới!"

Trong đất nước Việt Nam hiện nay, trong số người Việt, không hiếm những hiện tượng ngông cuồng, ảo tưởng, tự ma mị mình... như ông Thiên Sứ và vị học trò đã ly khai là Dungkq.

Hiện tượng "lý thuyết Nhiêu" là một minh chứng.

Bởi vậy, tôi không hề coi Thiên Sứ là một "thiên tài cô đơn" hay "dị nhân cô đơn".

Hãy xem như vụ đòi làm quân sư để lấp dàn khoan dầu khí (cũng đòi số tiền khổng lồ, huyênh hoang viết cả bằng chữ, viết cả số tiền lẻ, số tiền cước mà bên được tư vấn phải chịu hết, làm như sợ phải thiệt vài đồng tiền cước không bằng) thì biết. Với kiểu sáng kiến như vậy, với trình độ chuyên môn như vậy, mà lớn tiếng làm việc ấy, thì chẳng phải coi thường chuyên môn, chẳng phải hoang tưởng về khả năng thực sự của mình sao? Xem thế đủ biết là "hết nói".

10. Về tư cách làm học thuật nghiêm túc, Thiên Sứ thể hiện như thế nào?

Cái này bạn đọc theo dõi sát sao đã quá rõ. Không cần nói nhiều. Chỉ cần nói một thí dụ rõ nhất, ban đầu nổ có công năng "đuổi mưa", sau đó phải bào chữa là dự đoán. Cuối cùng mập mờ, vừa nói dự đoán, vừa ngụ ý là vẫn thực hiện các tác động làm "thay đổi thời tiết". Hay như vụ hào hứng đòi nhận 7 tỷ đồng (xin lỗi, trên 7 tỷ) thù lao, sau nói tráo là nói đùa.

Việc quốc gia đại sự là việc nghiêm túc, thậm chí là nghiêm khắc, việc chứng minh học thuật là việc người lớn. Sao ông xem như con búp bê để ông đùa giỡn như trẻ con? Đây cũng đâu phải là dịp Cá Tháng Tư để ông bỡn. Và hàng triệu người Việt, bao nhiêu tờ báo mạng, dân tộc này không phải là bạn thân hay người nhà ông để nghe ông nói xạo ngày Cá Tháng Tư như vậy!

Tư cách này cũng thấy trong kiểu lập luận biến báo để cãi cùn mình vẫn dự báo đúng của ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh.

Chỉ tạm điểm xuyết vài điểm về tư cách học thuật như thế, đủ biết rồi.

Lời tạm tổng kết cho ông Thiên Sứ: Tôi chẳng có quyền gì hi vọng ông sẽ không phải là ông. Con người, kiến thức của ông đến vậy, cũng đáng trách nhưng đáng buồn nhiều hơn, cho đất nước này, dân tộc này. Khi mà những con người như vậy tạo được một cơn sốt qua các phương tiện truyền thông (được đưa tin như một chuyện nghiêm túc và hot news) và đánh lừa được một bộ phận dư luận. Những hiện tượng như vậy ở đâu cũng có, nhưng chỉ là chuyện ru rú ở một khu vực mà công chúng rộng rãi cùng giới khoa học không thèm nhúng vào mà thôi. Có nhúng vào chăng cũng chỉ là để phản kích khỏi làm lệch lạc công chúng. Vai trò của báo chí hướng dẫn dư luận đúng đắn, thông tin khách quan, trung thực, không ngầm hướng dẫn dư luận, ngầm khen kín đáo (dù vẫn phải đăng các bài phê phán cho có vẻ khách quan và đỡ bị chỉ trích) của một nền báo chí Việt Nam như các bác vẫn tự nhận ở đâu, đã thực sự làm tốt, làm vô tư, khách quan hay không? Câu hỏi này thì phải nhường lại.

Lời cuối của người viết: Là một người yêu thích Lý Số và muốn lý số không đi vào con đường nhập nhằng giữa học thuật với lừa bịp hay nói quanh, tôi không thấy lo ngại về riêng nhân vật Nguyễn Vũ Tuấn Anh (người nào đáng hiểu thì họ cũng đã hiểu về ông, bất kể số đệ tử tung hô) nhưng tôi lo ngại về nguy cơ của lý số bị lợi dụng để làm ăn thiếu thành thật hay những chiêu PR rầm rĩ (dù phải đi mua sự nổi tiếng bằng cái giá rất đắt là sự coi thường của đại đa số người biết suy nghĩ). Thậm chí, với một số người nào đó, nó còn gây mất uy tín cho giới ngoại cảm và giới lý số nói chung. Đồng thời, bằng việc cấp phép Trung Tâm hay tạo các diễn đàn công khai để PR mua danh cho những nhân vật kiểu như Nguyễn Vũ Tuấn Anh cũng dẽ tạo hiểu nhầm rằng có sự chứng nhận hay đồng thuận về phía Nhà Nước, nhất là ở những người dân ngây thơ, có suy nghĩ giản dị, cứ thấy có "con dấu đỏ chót", lên báo "tít đỏ", hội thảo rùm beng có chụp hình (không rõ để kỷ niệm hay PR mua uy tín người nhẹ dạ) là hiểu nhầm được công nhận hay có uy tín. Một điều tôi đã e ngại từ lâu nhưng không muốn phát biểu, nhưng nay thì mọi việc đã đi quá giới hạn.

Xin hết. Tôi sẵn sàng chấp nhận nếu tôi thua, và ông Thiên Sứ, Nguyễn Vũ Tuấn Anh (tên thật Nguyễn Vũ Diệu, sinh năm Kỷ Sửu như cách nói của giới Lý Số) vẫn chễm chệ trên hào quang và "ngai vàng" của ông ấy. Thỉnh thoảng cuộc đời cũng có một số hiện tượng nhiễu nhương như vậy. Tôi sẽ vui vẻ chấp nhận hiện tượng này như là một sự khiếm khuyết của cuộc đời trần gian vẫn thỉnh thoảng có những nhầm lẫn về giá trị thau vàng.

Lời bạt cho cơ quan báo chí nào đó: Thật tiếc cho báo chí Việt Nam, người ta (nhà nghiên cứu hẳn hoi nhé) biến mình (một cơ quan truyền thông đang tác nghiệp liên quan đến một sự kiện trọng đại của đất nước) và nhà báo của mình thành nơi tiêu khiển, nói đùa bỡn, xem như là trẻ con... như vậy mà cũng bình chân như vại (tờ báo nào phỏng vấn cái được cãi nhăng là "nói đùa" vậy, bà con nhỉ? tờ nào thế?). ( http://lyso.vn/diendan/viewtopic.php...0957&start=570 )

SỰ HOANG TƯỞNG VỀ DỊ NHÂN HÔ MƯA GỌI GIÓ

Lời tuyên bố đuổi mưa của nhà Phong Thủy Nguyễn Vũ Tuấn Anh trong thời gian gần đây là một sự kiện gây chấn động dư luận. Vậy bản chất sự việc này ra sao, và ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh là ai?


Là một người nghiên cứu về vật lý toán tại Mỹ, tôi cũng may mắn có cơ hội tìm hiểu đồng thời cả khoa học hiện đại và khoa học huyền bí. Vì vậy, thay mặt cho các đồng nghiệp của tôi tại Lyso.vn và tuvilyso.net, tôi mong muốn cung cấp cho độc giả những thông tin về bản chất của việc dự đoán của Dị Nhân, cũng như những đóng góp xưa nay của ông từ quan điểm của cả hai lãnh vực này.
Cơ sở khoa học của Tử Vi, Kinh Dịch, Phong Thủy
Trước hết chúng tôi muốn nói rằng những lãnh vực KHHB như tử vi, kinh dịch, phong thủy, gọi hồn không hoàn toàn là mê tín dị đoan mà nên được hiểu là những hiện tượng bí ẩn chưa được khoa học hiểu rõ. Bản chất của việc nghiên cứu Khoa Học (KH) là nhằm tìm hiểu những bí ẩn của giới tự nhiên, và khả năng của con người và bản chất của sự sống là một trong bí ẩn lớn nhất. Cho đến nay, độ chính xác rất cao trong rất nhiều trường hợp dự đoán đã chứng minh đây không thể là sản phẩm của việc đoán mò một cách ngẫu nhiên vô căn cứ mà phải có một cơ sở lý thuyết đằng sau mà đến nay khoa học hiện đại vẫn chưa nhận thức được.
Tôi lấy ví dụ khái niệm khí trong Khí Công và trong Phong Thủy (tiếng anh là Qi), từ hàng ngàn năm nay, đã được sử dụng đểthiết kế nhà cửa phù hợp với sức khỏe con người cũng như việc nghiên cứu vận động của khí trong cơ thể con người lại là cơ sở cho Đông Y học. Năm 2002, một nhóm các nhà khoa học từ nhiều trường đại học y học danh tiếng như Harvard, MIT, Oklahoma, Bắc Kinh đã công bố một công trình nghiên cứu trên tạp chí Journal of Scientific Exploration chứng minh khí từ một thành viên trong nhóm là Tiến Sĩ Xin Yan đã gây tác động lên các bộ cảm biến, giống như tia gamma.
Xem http://www.scientificexploration.org...se_16_3_yan.pd f
Trong lãnh vực Tử Vi/Kinh Dịch, đã có một số tác giả chứng minh đuợc sự tương ứng giữa các sao trong tử vi và một cấu trúc rất phức tạp trong toán học hiện đại là lý thuyết biểu diễn của đại số Lie ngoại lệ cũng như liên hệ giữa Kinh dịch và những lãnh vực KH rất khó như lý thuyết truờng lượng tử. Sự trùng hợp kỳ lạ này gợi ý rằng đằng sau tất cả là một lý thuyết toán học mà đến nay nhân loại chưa được biết và là một lãnh vực nghiên cứu rất nghiêm túc.
Sự hoang tưởng có điều kiện trong khoa học?
Tuy vậy, thật đáng tiếc những hiện tượng tự nhiên này đã bị nhiều người lợi dụng và gây ra rất nhiều tai tiếng xấu cho những nhà nghiên cứu chân chính trong lãnh vực KHHB.
Về mặt khoa học, tôi được biết tác giả Nguyễn Vũ Tuấn Anh-Thiên Sứ đã nhiều lần đề xuất ra các lý thuyết để thống nhất vũ trụ, lật đổ thuyết tương đối của Einstein mặc dù bản thân chỉ tốt nghiệp cấp 3 và chỉ hiểu thuyết tương đối ở mức độ đại chúng. Ông cũng đã liên kết cùng một loạt các Dị Nhân khác đã đứng lên đề xuất bác bỏ hoàn toàn lý thuyết Vụ Nổ Lớn (BigBang) sau khi đọc một số tác phẩm hời hợt về khoa học. Độc giả hoàn toàn có thể kiểm chứng điều này khi “tham quan” trang web của ông.
Đổi chỗ Tốn Khôn để hiệu chỉnh lý thuyết Âm dương - Ngũ hành
Một trong các phát hiện nổi tiếng của ông Thiên sứ - Nguyễn Vũ Tuấn Anh là hiệu chỉnh lý thuyết Âm dương – Ngũ hành bằng việc “đổi chỗ Tốn Khôn” trong Tử vi Lạc Việt và Phong thủy Lạc Việt.
Ứng dụng của Âm dương – Ngũ Hành được chia ra 2 phần, mà cả hai đều có được những “đóng góp thú vị” của ông.
1-Ứng dụng để giải thích các hiện tượng tự nhiên, xã hội, con người. Các bộ môn thuộc những phạm trù này bao gồm: Tử vi, Tử bình, Xem quẻ, Nhân tướng, Địa lý âm trạch và dương trạch, Binh pháp...
Ông NVTA và các công sự vì không hiểu Kinh Dịch đã công bố hiệu chỉnh lý thuyết Âm dương – Ngũ hành bằng việc “đổi chỗ Tốn Khôn” rồi đưa ra ứng dụng trong tử vi, độn toán, phong thủy và đề ra các lý thuyết Lạc Việt độn toán, Phong thuỷ Lạc Việt, Tử vi Lạc Việt.
Một trong những kết quả trực tiếp của ông chính là việc sử dụng lý thuyết của ông nghĩ ra để gieo quẻ và tuyên bố:”Trong suốt bảy ngày đại lễ trời nắng đẹp, không mưa” và đề nghị nhà nuớc bỏ ra hơn 7 tỷ đồng cho ông để ông đuổi mưa mà gây xôn xao dư luận trong thời gian gần đây. Nhưng sau đó thì thấy 7 tỷ khó xơi, ông đã tuyên bố miễn phí, nhưng vẫn khẳng định mình và học trò có khả năng dùng siêu năng lực để “cận biến hóa” thay đổi thời tiết, và hi vọng kiếm tiền thông qua việc tư vấn phong thủy và "dạy phong thủy online". Đến mấy ngày này, tất cả mọi người đều đã thấy rõ trời mưa tại Hà Nội cũng như việc ông Thiên Sứ bám theo các dự báo thời tiết để “cảm ứng”, “dự báo” một cách hài hước như thế nào.
2-Ứng dụng trong Y học: Đông y học đã từ lâu đã sử dụng triết học âm dương ngũ hành làm hệ thống lý luận của y học, trong đó coi con người chẳng qua là cơ năng của trời và đất thu nhỏ lại, tự nhiên có âm dương ngũ hành thì con người có "thủy hỏa" ngũ tạng. Đông y học cũng sử dụng các quy luật âm dương ngũ hành để giải thích mối quan hệ giữa các phú tạng trong cơ thể.
Với lý thuyết của ông Thiên Sứ, nếu có một Lạc Việt Đông y ứng dụng lý thuyết của ông và đổi chỗ Tốn Khôn thì hệ thống kinh mạch và bản đồ huyệt đạo trên cơ thể con người chắc chắn phải thay đổi hoàn toàn. Dị Nhân có thể đổi chỗ Tốn Khôn trong Tử vi, Phong thủy vì những vấn đề đó có sai cũng chưa dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, dự báo thời tiết, đuổi bão sai cũng không sao. Nhưng trong Y học, liệu dị nhân có dám “ứng dụng” lý thuyết của ông ta để thay đổi nền Đông Y hay không? Tôi sẽ không ngạc nhiên nếu hầu hết các bệnh nhân ở viện Đông Y sẽ trở nên “tiền mất tật mang”, “lợn lành thành lợn què” nếu được châm cứu, uống thuốc theo “huyệt đạo mới” của ông.
Vì thế việc đổi chỗ Tốn Khôn, hiệu chỉnh lại lý thuyết Âm Dương Ngũ Hành của Dị Nhân là hoàn toàn hoang tưởng.
Ông Khiết
Một sáng tạo vĩ đại khác của Dị nhân là mối liên hệ chặt chẽ giữa những câu thành ngữ lưu truyền trong dân gian Việt Nam, những giá trị văn hóa phi vật thể của nền văn hiến Việt liên hệ đến hình tượng "Ông Khiết", qua những tác phẩm của ông”.
Vậy ông Khiết là ai? Tôi xin trả lời luôn để độc giả đỡ mất công thắc mắc: chính là con cóc, hình tượng cóc ngậm tiền bán đầy ngoài các cửa hàng phong thủy, nhưng Dị Nhân vặt mất mất một chân để trở thành ba chân để trở thành hàng độc!
Vậy cóc 3 chân ở đâu ra?
Cóc 3 chân với ý nghĩa TÀI LỘC gắn liền với truyền thuyết Lưu Hải câu được cóc 3 chân rồi biến thành tiên của Đạo Giáo. Tuy nhiên, đây hoàn toàn không liên quan đến văn hóa Lạc Việt, và hàng ngàn năm, hình ảnh con cóc trong dân gian vẫn 4 chân, mộc mạc, giản dị và gần gũi.. biết nhảy chứ không “ngậm miệng ăn tiền”.


Hình 1. Cóc 3 chân
Nhưng đến nay , ông NVTA đã vặt mất một chân của con cóc với tên mới “ông Khiết” và trắng trợn tuyên bố “một biểu tượng đầy tính minh triết của nền văn minh Lạc Việt, một thời huyền vĩ ở miến nam sông Dương tử“. Thật đáng sợ khi con cháu chúng ta sẽ tả bài văn về con cóc 3 chân chứ không phải 4 chân ... vì “tượng ông Khiết nhà em như thế”.
Kết luận
Chúng tôi muốn nói rằng, các lãnh vực KHHB không hoàn toàn là mê tín dị đoan mà cơ sở khoa học của nó đang được phát triển. Tuy nhiên chúng tôi kịch liệt phản đối sự hoang tưởng có điều kiện đã xảy ra từ lâu của ông Dị Nhân đối với chính lãnh vực KHHB, với các ví dụ về đổi chỗ bát quái ngũ hành, lật đổ thuyết tương đối của Einstein, vặt chân ông Khiết mà việc đuổi mưa này chỉ là một ví dụ vô cùng nhỏ.
Giới Khoa học huyền bí vô cùng mong muốn không bị đánh đồng với Dị Nhân trong bất cứ một tuyên bố “khoa học” nào của ông từ bây giờ và về sau.
Đồng tác giả: Thành viên diễn đàn lyso.vn-tuvilyso.net
Communicated by Whitebear
Nghiên Cứu Sinh Tiến Sĩ
Đại Học California, Berkeley, Hoa Kỳ.


NHỮNG ĐỆ TỬ GIÚP SƯ PHỤ ĐÀO HỐ CHÔN MÌNH

VÀ LÒNG TỰ TRỌNG ĐỂ MÌNH BỊ LỢI DỤNG MÀ KHÔNG BIẾT


Nay mai cái Trung Tâm của ông Thiên Sứ phát triển thành giáo phái, thậm chí thành tôn giáo lớn không chừng, thì Thiên Sứ thành Mohammed và các vị đệ tử hiện nay thành nhóm thánh Tông Đồ đấy nhé. Sẽ được nhân loại vạn năm tôn thờ cả thầy lẫn trò. Có vị đệ tử nào viết lách thành thạo thì chuẩn bị đi viết Kinh Phúc Âm Của Thiên Sứ và Kinh Khải Huyền Nhà Tiên Tri thành cuốn Kinh Tân Ước của Lạc Việt giáo (từ này tôi không bịa, trên mạng có đó) đi nhé. Viết luôn cả Sách Thánh Vụ Tông Đồ Kiểu Lạc Việt Giáo luôn, trong đó kể rõ các vụ thầy trò tung hô nhau hay ỉm đi chuyện xấu cho nhau.

Hoàng Triệu Hải sẽ trở thành thánh Phê-rô (thánh Pi-e, nói theo tiếng Pháp, thánh Pi-tơ nói theo tiếng Anh) của Lạc Việt giáo. Nhân loại hãy ghi nhớ những ai có công với Thiên Sứ thì ghi lại lưu cho đời sau để sau này người ta còn có tư liệu chứng cứ mà phong thánh. Trụ sở của Trung Tâm Lý Học Đông Phương 2 nơi thành di tích thánh địa.

Hãy chiến đấu hết mình vì sư phụ, các bạn yên tâm, sẽ được phong thánh cả thôi, không thiệt đâu.

À, còn cái vầng hào quang đâu rồi, không chịu xuất hiện nhỉ? (Mách nước: Các bác chụp hình đi, rồi đưa ra hiệu phótoshop thêm vào hiệu ứng hào quang là được thôi).

Sự thật dù bị bưng bít tới đâu, sẽ có ngày lòi ra sự thật. Còn việc tung hô của những người mất hết năng lực đánh giá, thẩm định khách quan thì không một tơ hào giá trị.

Chính sự tung hô thiếu ý thức của các bạn là một phần gây ra hiện tượng "tự tin kiểu Thiên Sứ" và gián tiếp gây nên thảm họa hôm nay của ông ấy. Đáng tiếc là việc của các ông chắc chắn sẽ ít nhiều liên lụy đến uy tín của giới Huyền Học và Ngoại Cảm chứ không phải mình các bạn chịu.

Các bạn tung hô, ve vuốt ông Thiên Sứ, lâu ngày ông Thiên Sứ này cứ như ông vua sống trong đám nịnh thần suốt ngày nịnh nọt, tung hô vạn tuế, khiến ông ta đâm ra hoang tưởng luôn về năng lực và vị trí của chính mình, đến nỗi mạnh miệng tuyên bố ì xèo trên giới truyền thông khiến cho có cái ngày nhục hôm nay. Đó là một tội của các bạn.

Các bạn a dua cho sư phụ bưng bít, ém nhẹm thông tin không lợi, a tòng cho ông ấy làm giả thông tin quẻ bói, im lặng cho ông ấy ban nick, xóa bài (hoặc phụ giúp ông ấy làm việc này). Lâu ngày làm hư ông ấy, khiến ông ấy tưởng mình là vua, muốn làm gì thì làm, quyền nghiêng thiên hạ, làm cho ông ta quen thói làm dối, nói trá, ăn nói vòng vo, thiếu trung thực, bẻ méo thông tin, PR bằng bất cứ giá nào (*). Đó là tội thứ hai của các bạn.

Các bạn chỉ ca ngợi những gì ca ngợi được, ỉm đi, che dấu đi hay im lặng trước những sai của ông ấy, thậm chí có những cái của ông ấy các bạn không đồng tình nhưng cũng im đi giúp thầy. Càng tạo cho ông ấy ảo tưởng về bản thân và không còn biết xấu hổ hay chùn tay trước những cái sai của mình. Đó là tội thứ 3 của các bạn.

Còn bạn nào để ông ấy lợi dụng danh tiếng, kiến thức, quan hệ của mình cho ông ấy "đánh bóng tên tuổi" mà không sớm nhận ra chân chúa nào đáng thờ phụng. Đó là tội kém ý thức cho người lợi dụng hay mua chác mà không biết tự trọng bảo vệ lấy uy tín của thân mình hay chính số phận của mình. Lâu dần khiến ông ấy có thể lợi dụng, mua chác được ai thì lợi dụng, mua chác. Tưởng rằng đời này ai cũng mua chác được, lợi dụng được hay mê hoặc được. Đó là tội thứ 4 của các bạn.

Các bạn dùng kiến thức sơ sài của mình để ca ngợi ông ấy (hay người ông ấy thích) khiến ông ấy cũng dùng kiến thức sơ sài của mình ca ngợi các thứ "học giả", các thứ "học thuyết", "bài nghiên cứu" ông ấy thích; khiến ông ấy tưởng lý thuyết của mình đã khoa học lắm, cao minh lắm, tài nhận xét khoa học của ông ấy ghê lắm. Đó là tội thứ 5 của các bạn.

Đó là Ngũ Hành, tức "5 thứ hành hạ" của các bạn đã hành hạ sư phụ của các bạn. Góp thêm phần biến ông ấy thành ra người như hôm nay.

Ông Thiên Sứ đã sai và thiếu tư cách kể cả từ cái ngày chưa gặp các bạn. Nhưng như một ông hoàng đế sống trong cung điện bịt kín thông tin, trong không khí toàn lời tung hô của đám nịnh thần với "5 thứ hành hạ" kể trên như vậy, mà ông ta không băng hoại thêm mới là lạ!

Vậy, việc ông Thiên Sứ tự làm hại mình chưa nói, chính các bạn đã làm tha hóa thêm sư phụ của các bạn và gián tiếp làm hại sư phụ để có kết quả như ngày hôm nay chứ không phải là những người phê bình ông ấy.

Xin đừng đổ lỗi cho người khác hay dư luận. Tự đào hố chôn mình, tự đào hố giúp thầy thì đừng đổ lỗi trách ai hại thầy nữa nhé.

Kẻ tự hại mình (hay giúp thầy hại thầy) thì không ai giúp họ được.

-------------------------

Chú thích:

(*) Công nghệ PR, lôi kéo, chụp hình quảng cáo (kể cả chụp hình với bất cứ ai có chút danh vọng, tên tuổi mà chưa chắc Thiên Sứ đã tôn trọng) của Lạc Việt Giáo Phái thì phải công nhận là dày công phu, song chưa phải tinh vi, mà chắc chắn là còn thua chị Lê Kiều Như trên cả thủ thuật cũng như trên "độ lì".

Anh nghiên cứu sinh Beawhite có thể lên tiếng xác thực việc Thiên Sứ bày mưu mua danh ở Mỹ. Dịp Thiên Sứ sang Mỹ với con trai du học bên đó, anh Bear có ý mời bữa cơm tình cảm bác cháu, cũng là thường tình vì một người Việt xa nhà lâu ngày, nay có bà con người Việt cùng giống nòi từ trong nước qua thì quý mà đón tiếp. Thế mà Thiên Sứ chủ động đòi: Mời tôi phải mời các nhà khoa học , Tiến sỹ, Nghiên cứu sinh... tới sắp hàng nghe thuyết trình, vỗ tay, tặng hoa khen ngợi, rồi tổ chức quay phim, chụp hình để tung lên mạng. Anh Bear này nghe thế chán quá bỏ luôn lời mời.

Kiểu mua danh như thế đấy mà gọi là làm học thuật chân chính chăng. Chỉ có những thứ ngụy thuyết mới phải bày trò diễn tuồng như thế để mua lòng tin kẻ ít hiểu biết nhưng nhẹ dạ, ngây thơ tin vào các thứ tin tức hot, các thứ phim ảnh chụp với các nhân vật này nọ, không biết cách kiểm tra dư luận đánh giá có trọng lượng hơn ở đâu. Tôi cam đoan các cuộc hội thảo nào đấy của Thiên Sứ cũng có phần được vận động theo kiểu này. Có bố trí cả.

Đây chưa phải là hồi kết. Nếu Thiên Sứ vẫn còn làm ăn kiểu này (và chắc chắn còn, ngựa đã thành tính thì không thể đổi) thì tuy vẫn lừa được người kiếm được chút cơm cháo đỡ đói, nhưng sẽ còn có một ngày như hôm nay. Đây là điều mà tôi tin tưởng sâu sắc vì sự đời vay trả có quy luật, không cần bói toán hay tiên tri cũng biết được điều đó. Ngày cuối của ông ta còn thê lương và cô đơn hơn hôm nay nhiều.

Ai có tai nghe, hãy nghe. Hãy biết tìm chân chúa để đáng mặt thờ phụng.
( http://lyso.vn/diendan/viewtopic.php...0957&start=590)


LỜI CUỐI CHO NHỮNG AI PHẢN BIỆN THIÊN SỨ:

Tuy công luận không phải không đủ nhận thức những lẽ giản đơn giữa bịp bợm và học thuật. Nhưng chúng ta là những người có duyên với lý số, do đó có học được những điều nhất định về bộ môn LÝ HỌC PHƯƠNG ĐÔNG mà không phải ai cũng biết (cho dù là người giỏi). Chúng ta có trách nhiệm để làm gì đó phù hợp về kiến thức mà chúng ta học được mà không phải công chúng ai cũng biết. Hiện nay, bộ môn LÝ HỌC này chưa phải là đã được hiểu đúng trong xã hội, kể cả những hiểu nhầm hay do những phần tử "con sâu làm rầu nồi canh". Chúng ta làm được gì để LÝ HỌC được hiểu chính xác hơn? Thứ đến, hiện tượng này đã đi quá giới hạn của nó, trừ những người thiển nghĩ, chúng ta nhận thấy được khả năng liên lụy từ hiện tượng "dị nhân" này là có thật, sẽ kéo theo những hệ lụy có thể có cho làng lý số Việt Nam và gần gũi nhất là lý số mạng. Đó là chưa kể, nếu như đệ tử của Tuấn Anh phát biểu sai (ai biết là có nhận tội thế mạng cho thầy thì cao cả lắm thay) cũng là lỗi chung của Trung Tâm của Tuấn Anh, lỗi riêng của chính Tuấn Anh; cũng vậy lỗi của một dị nhân Thiên Sứ "nổ" cũng là một hiện tượng của làng lý số chúng ta (dù là bộ phận rất thiểu số nhỏ nhoi). Chúng ta có nhiệm vụ cắt khối ung thư này ra khỏi cơ thể chung của làng Lý Số Việt Nam!

Dĩ nhiên khi làm việc này, chúng ta chấp nhận mọi sự hiềm khích đến từ những đệ tử của ông ấy hay chính ông ấy, và đến từ những người đến tận nay còn ra tay "hiệp sỹ rởm", "nhân đạo rởm" thậm chí "nhân đạo 2 mặt, 2 lời" bênh ông ấy. Chúng ta sẵn sàng vứt bỏ cái sĩ diện hão không phải lối tỏ ra ta đây là "im lặng cao đạo" của những người thích sống an phận thủ thường, mũ ni che tai, có lợi thì đến, có vụ việc xảy ra về nhà đắp chăn mà ngủ, còn lỡm mình sống được thật hiền triết của bậc kẻ sỹ ẩn nơi núi cao, bất màng thế sự! Nhưng thật tâm cũng đang nghĩ những điều như chúng ta, thậm chí phê phán Thiên Sứ không thua chúng ta hay hơn. Chúng ta chẳng cần cái giả bộ nhân đạo hay cái "mủi lòng" trẻ con. Cuộc sống cái gì cần cắt bỏ thì cắt bỏ. Thần tượng nào cần kéo sập thì kéo sập. Ung nhọt nào cần mổ quăng thì mổ quăng. Ở đây không có sự nhân đạo hay hiếu sát khi một kẻ đã tự mở cửa quan tài cho mình và xã hội chẳng qua chỉ giúp họ những xẻng đất lấp lại những thanh danh xây dựng từ hão huyền huyễn tưởng và sự tung hô cùng sự nhận thức kém hiểu biết của một số người nhẹ dạ hay ngây thơ. Không ai trừ khử ai được trong học thuật, nếu đó là kẻ có học thuật chân chính. Không ai đạp ai được vào đất đen đối với kẻ hoang tưởng, hợm hĩnh rồi đào hố tự chôn mình và học trò cũng tiếp tay thầy không phải là ít để đào cho xong hố đất đó!

Nếu đã sợ, đã không làm. Đã làm thì sự sợ hãi chỉ là bóng ma không có thật.

Với riêng cá nhân tôi, không chỉ với mục đích trên. Mà còn là sự phản đối với sự đóng cửa khen nhau và khóa chặt miệng dư luận (chỉ để hở ra vài tí gọi là biện minh cho họ vẫn ta đây dân chủ), ai nói trái ý lập tức chém nick bịt mồm, cũng như sự huyên náo nhận mình có uy tín trong giới huyền học với 3 thứ lý thuyết giả cầy bị đông đảo người trong giới ném đá. Tôi không hi vọng họ hiểu được những gì họ có lẽ không hiểu được, nhưng tôi muốn người ta biết rằng, ngoài cái giếng trang nhà Lý Học Đông Phương ấy ra (mà tôi xin nói thật, dù thô tục rằng, chẳng qua chó cậy nhà, gà cậy chuồng mà thôi) thì còn có một bầu trời rộng của làng lý số Việt Nam và ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh chẳng qua chỉ là một chấm nhỏ chưa chắc ai để ý trên đó.

Cũng nhân đây nhắn ai đó rằng, chớ nhầm tưởng chẳng qua mình lập web, tự nhiên có quyền về mặt kỹ thuật tin học để khóa nick, xóa bài, bịt miệng... mà thấy mình to, quyền hành mình oai. Có tâm phục khẩu phục mới có uy tín. Chó cậy nhà, gà cậy chuồng, có gì mà tự mãn? Có giỏi ra đánh giữa trận tiền, ra giữa thiên hạ mà đối chất, nếu thấy đủ bản lĩnh, hơn là nấp trong nhà mình nói chõ ra. Về mặt kỹ thuật, xóa nick, xóa bài chẳng qua là kỹ thuật web, kỹ thuật forum, tôi và viết forum tung lên host thì nghiễm nhiên có thể cấp quyền admin, mod cho ai thì cho, có gì mà tự mãn? Cái quyền lực kỹ thuật như thế còn thua xa cái quyền lực trần thế chứ chưa nói là cái quyền lực của uy tín học thuật nhé!

http://lyso.vn/diendan/viewtopic.php...0957&start=740

"Hồi kết tan nát" của dị nhân ngăn mây đuổi mưa Đại Lễ
08/10/2010 10:40
(VTC News) - Đi qua 2/3 thời gian Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, những dự đoán của ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh đã bị thực tế thời tiết ở Hà Nội những ngày qua phủ nhận.


» Dị nhân cam kết Hà Nội không mưa trong ngày 1/10
» "Dị nhân" dự đoán thời tiết HN đúng hơn Trung tâm KTTV?
» Trung tâm dự báo KTTVTƯ họp về "dị nhân đuổi mưa"
» Dị nhân "đuổi bão" làm bài test theo lời bạn đọc

Những ngày qua, trong khi miền Trung đang khổ sở vật lộn với bão lũ thì nhà lý học Nguyễn Vũ Tuấn Anh cùng nhiều đệ tử của ông vẫn hăng say... "tự hát tự khen". Tất nhiên, nếu không phải vì "dị nhân" này khiến dư luận quan tâm như thời gian qua, sẽ chẳng ai quan tâm đến việc Nguyễn Vũ Tuấn Anh có "động thái" gì. Nhưng bởi "dị nhân" này đã mạnh miệng tuyên bố có năng lực siêu nhiên "ngăn mưa đuổi bão", nên cả "núi" câu hỏi vì sao ông không "động thủ" gì với bão lũ để cứu giúp đồng bào vẫn đang "treo lơ lửng".

Trở lại chuyện ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh và thời tiết Hà Nội dịp Đại lễ. Ở Hà Nội, Đại lễ 1000 năm đã đi được 2/3 chặng đường, và như mong mỏi của hàng triệu người dân Việt Nam, thời tiết ở Thủ đô Hà Nội những ngày vừa qua tương đối thuận lợi. Các chương trình kỷ niệm của Đại lễ đã thu hút sự chú ý của người dân, tạo ấn tượng đối với những kiều bào và khách quốc tế, hình ảnh Thủ đô Hà Nội - đất nước VN có lịch sử nghìn đời, thân thiện và đáng mến lan tỏa trên thế giới.

Trước đó, vấn đề thời tiết trong dịp Đại lễ được coi là nan giải và khó ứng phó của Hà Nội. Bởi với hệ thống thoát nước quá yếu như hiện nay, nếu có mưa và ngập úng, nhiều chương trình kỷ niệm sẽ bị ảnh hưởng, thậm chí phải hủy bỏ. Do vậy, nhiều phương án đã được tính đến, kể cả việc di dời địa điểm tổ chức Đại lễ hay bắn mây phòng mưa. Giữa lúc đó, ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh (bút danh Thiên Sứ) đăng đàn cho biết mình là người đã có dự báo trước về trận sóng thần ở Ấn Độ Dương năm 2004 hay cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008, từ đó đem "danh dự mấy chục năm hoạt động nghiên cứu cũng như tất cả những học thuyết mình đưa ra" để cam kết sẽ có thời tiết đẹp trong 7 ngày đầu Đại lễ.


Nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh
Tuyên bố của nhà lý học này lập tức đã thu hút sự chú ý của dư luận. Với mong muốn Đại lễ có thể thành công tốt đẹp, nên dù đa số không đồng thuận với cam kết của ông Tuấn Anh, thời gian qua các nhà khoa học, đại bộ phận công chúng cũng như các phương tiện truyền thông vẫn chú ý theo dõi sát sao "nhất cử nhất động” của "Thiên sứ" - thậm chí không cần yêu cầu "Thiên sứ" phải chứng minh năng lực siêu nhiên "ngăn mưa đuổi bão" mà chỉ cần "Thiên sứ" đoán đúng về thời tiết Đại lễ.

Thế nhưng, đi qua 2/3 thời gian Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, những dự đoán của ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh đã bị thực tế thời tiết ở Hà Nội những ngày qua phủ nhận hoàn toàn...

Dự báo sai, tự nhận đúng (!?)

Ngày 30/9, nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh đã ủy quyền cho “đệ tử” chính thức đăng tải thông báo trên diễn đàn Lý học Đông Phương xác định thời tiết ngày 1/10 tại Hà Nội như sau: Từ 5h -15h ngày 1/10, trong phạm vi bán kính 35 km từ trung tâm Thành phố Hà Nội (Hồ Hoàn Kiếm), trời nắng đẹp và không mưa.

Nhưng thực tế, vào đầu giờ sáng ngày 1/10, trời Hà Nội âm u, tại một số khu vực trong trung tâm TP Hà Nội (theo quy ước của nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh, khu vực trung tâm được xác định trong phạm vi bán kính 35 km từ Hồ Hoàn Kiếm) đã có mưa vừa và mưa to.

Về sự thực này, trả lời trên Diễn đàn Lý học Đông Phương, ông Tuấn Anh cho rằng: “Nếu mưa không lớn hơn xe bồn rửa đường thì vẫn không nằm ngoài dự báo của chúng tôi. Bởi vậy, không thể căn cứ vào những cơn mưa nhỏ đó để gọi là phản biện. Hôm nay muốn nói gì thì nói, trời đã không mưa như dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Trung ương. Lễ khai mạc diễn ra ngoài trời, trời mát đủ để mặc vest và có nắng để chụp ảnh. Thiên Sứ không ướt như chuột. Tôi nghĩ thế là đủ” (?!)

Tiếp tục, đến ngày 3/10, “đệ tử” Hoàng Triều Hải đã đưa ra dự báo về thời tiết ngày 4/10 theo sự ủy thác của "sư phụ" Thiên Sứ: “Có mưa rửa đường trên diện rộng từ đêm tới 5h sáng. Tuy nhiên, lượng mưa không lớn. Ban ngày trời không có mưa, nắng đẹp, tiết trời se lạnh. Buổi tối, tiết trời vẫn... se lạnh, không mưa để đảm bảo bà con từ Miền Nam phải mặc thêm áo gió và tất cả mọi người ra đường tham gia Đại lễ không cần mang theo áo mưa”.

Thậm chí sau đó, chính ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh đã lên mạng đăng tin cải chính rằng: Trong ngày 4/10, trận mưa rửa đường sẽ không xảy ra.

Nhưng thực tế: Chiều tối ngày 4/10, đã có mưa khá nặng hạt trong nhiều giờ tại khu trung tâm TP Hà Nội. Nhiều người đã “đội mưa” đi xem các chương trình biểu diễn nghệ thuật!

Trước thực tế này, cả Thiên Sứ cũng như các đệ tử cùng cho rằng: Những hình ảnh người dân “đội mưa” chiều tối 4/10 là “kỳ quặc” (?!)

Về việc này, trong thư gửi VTC News, một độc giả đã bức xúc bày tỏ: “Nếu dự đoán đúng (hay có vẻ đung đúng) thì điều đó có thể là quy luật tự nhiên (đoán hay không đoán, đuổi hay không đuổi thì cũng thế), và Nguyễn Vũ Tuấn Anh có thể đoán mò mà đúng (như người chơi xổ số, chơi lô đề... cũng có thể trúng, dù chẳng có thuật gì).

Dự đoán thời tiết thì chỉ có mưa hay không mưa, nói đơn giản là xác suất 50/50. Trong thực tế, hiện tượng "không mưa lâu ngày" (5-10 ngày) không phải khi nào cũng có, nhưng không phải là không xảy ra hay quá hiếm hoi. Huống hồ, lại dự đoán theo kiểu "có thể sẽ mưa" nghĩa là có mưa cũng đúng, không mưa cũng đúng nốt, tham khảo “bám đuôi” dự đoán của Trung tâm Dự báo KTTVTƯ và quan sát thời tiết sát nút ngay gần thời điểm được dự đoán!

Việc cho phép "nói đi nói lại", chỉnh sửa lời dự đoán, kể cả dự báo sau khi đã tiến sát nút thời điểm dự báo đã bị Thiên Sứ “mập mờ” đặt dưới cái khái niệm gọi là “cận biến hóa”, độc giả phân tích trong thư.

Chuyện chưa kể về con số 7 tỷ 150 triệu đồng

Ban đầu, ông Tuấn Anh đưa ra cam kết, chỉ cần 7 tỷ 150 triệu đồng ông sẽ làm cho thời tiết Hà Nội trong vòng 7 ngày dịp Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội sẽ không có một hạt mưa nào. Tiết trời mát mẻ và sẽ có nắng để chụp ảnh.

“Nếu không đủ 3 yếu tố trên (không mưa, thời tiết mát, có nắng – pv) sẽ không lấy tiền”, ông Tuấn Anh nhấn mạnh.

Số tiền này để làm gì? Theo tìm hiểu và chúng tôi được biết, số tiền này Thiên Sứ dự kiến dùng để mua, sửa nhà đang ở và chi phí cho việc xin giấy phép hoạt động của Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông Phương mà ông làm Giám đốc.

Sau đó, ông Tuấn Anh đã hủy bỏ điều kiện phải có kinh phí 7 tỷ 150 triệu đồng mà tự nguyện thực hiện cam kết không có thù lao. Ông Tuấn Anh cũng ngỏ ý sẽ có buổi làm việc chính thức và tổ chức hội thảo khoa học để công bố phương pháp thực hiện việc "ngăn mưa đuổi bão" của mình. Phương pháp này cơ bản dựa trên ý chí và năng lực của chính ông.

Rồi cũng chính ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh và các đệ tử của mình hoặc tuyên bố với báo chí hoặc công khai trên diễn đàn Lý học Đông phương rằng: “Sự việc đã được đẩy đi quá xa. Mọi người có vẻ ác cảm với lời tuyên bố "ngăn mưa" và 7 tỷ 150 triệu đồng là yêu cầu cho vui. Họ cố tình không chịu hiểu là vụ 7 tỷ chỉ là "nổ" cho vui vẻ, xôm tụ diễn đàn” (?!), “việc xác định thời tiết cũng như nhiều dự báo khác là việc thường xuyên của website lyhocdongphuong.org.vn. Hiện tượng dự báo cụ thể thời tiết trong Đại lễ cũng chỉ là một trong những việc này”...

Trả lời câu hỏi của phóng viên về thời tiết những ngày Đại lễ nếu nắng đẹp, không mưa… là do kết quả của việc huy động nguồn lực lý học (có sự tác động của ông Tuấn Anh) hay đơn thuần thời tiết những ngày này diễn ra khách quan như thế, ông Tuấn Anh nói kiểu... "sinh con đầu lòng không gái thì trai": "Một cách tổng quan thì việc dự báo thời tiết không mưa trong 7 ngày vẫn có thể có sai số, tức là có mưa. Do vậy, trong trường hợp không có sai số (không mưa) nghĩa là đã có sự tác động" (?!!).

Mặc dù đã buộc phải chuyển từ năng lực "năng mây đuổi mưa" sang năng lực dự báo thời tiết, nhưng ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh vẫn phải chịu "hồi kết tan nát" khi dự báo của ông chẳng hơn gì những người đoán mò.
Gia Huy - Hoàng Yến

http://www.vtc.vn/2-264338/xa-hoi/hoi-k ... dai-le.htm


- Nhị - Tam thập nhi lập
- Tứ thập nhi bất hoặc
- Ngũ thập tri thiên mệnh
- Lục thập ngôn bất nghịch nhĩ
- Thất thập bất đáo hành trung
Đông Kinh - Kỷ Yếu Thư Mục



*-- 20 -30 tuổi: Với sức sống bình sinh đầy hứa hẹn, với niềm khát vọng lớn lao chứa đầy nhựa sống .Tri hành hợp nhất; nhận thức qua việc làm, suy nghĩ và hành động ắt hẳn làm lên sự nghiệp.
*-- 40 tuổi : Sự nghiệp đã chớm thành .Tự tin - quyết đoán -can đảm - chấp nhận - 4 yếu tố chính để gây sự nghiệp vững vàng; tư tưởng trưóc sau như một. Không nghi hoặc.

*-- 50 tuổi: Sự nghiệp đã đạt được theo sở nguyện. Về gia đạo đã yên bề gia thất; hiền nội - tử quang. Tự tri giả bất vưu Nhân - Tri mệnh giả bất oán Thiên. Soi mệnh mình không oán Người - Biết mệnh mình không trách Trời.

*-- 60 tuổi: Tai và miệng đồng thuận - không nghịch. Tuổi đã vào ''Thu Liễm'' không còn sinh khí nhiều nên người ta thường nhu thuận lại.

*-- 70 tuổi: Xếp áo từ quan. Nhàn du với hương đồng cỏ nội, thảnh thơi với tuế nguyệt sơn phong trong cảnh điền viên hạc nội mây ngàn; du sơn ngoạn thuỷ. Dù có phải về nơi an nghỉ cuối cùng cũng không tiếc nuối.

Cụ Sào Nam dịch - Phan Bội Châu - Hải Ngoại Huyết Thư.


http://lyso.vn/diendan/viewtopic.php...0957&start=520


Dù cho kết quả đúng sai thế nào đi chăng nữa , Thiên Sư cũng cần phải : " Lục thập ngôn bất nghịch nhĩ
" - Tai và miệng đồng thuận - không nghịch. Tuổi đã vào ''Thu Liễm'' không còn sinh khí nhiều nên người ta thường nhu thuận lại.
Phải nhu thuận lại. Đó là cái lý của Trời. Sư mất mát đã vô cùng to lớn , nhưng vào tuổi này , nếu mong muốn thực sự , người ta vẫn có thể xóa bàn cờ làm lại từ đầu . Đời - Đạo luôn gắn liền . Nhất âm - nhất dương chi vi Đạo , Thiên Sư chưa từng học Huyền môn thì cũng đừng có mượn Huyền môn để tự quảng cáo cho mình - Lợi bất cập hại . Vài lời nghịch nhĩ - Dù sao , anh em chém nhau bằng sống chứ không thể bằng lưỡi con dao . Nhưng phạm tội với anh linh Tổ tiên thì vô cùng tai hai , không chỉ cho cuộc sống của riêng mình . Đây quả thực là một câu chuyện buồn .Thân ái . dienbatn .

Ngoảnh nhìn lại cuộc đời như giấc mộng .

Được,mất , bại, thành bỗng chốc hóa hư không .
trích từ trang cua sếp dienbatn