Luật Nhân Quả mới nghe thật đơn giản, mang tính tôn giáo. Tuy nhiên mọi người ngày nay thực sự công nhận Luật Nhân Quả (Law of Cause and Effect) đúng và chi phối rất nhiều lĩnh vực.

Luật Nhân Quả, viết tắt của Nguyên Nhân và Kết Quả, với ý nghĩa là Mọi Hiện Tượng Đều Có Nguyên Nhân Của Nó. Luật Nhân Quả rất phổ biến trong cuộc sống và chúng ta thường gặp những cách nói khác như sau:

1. Không có Lửa làm sao có Khói
2. Chơi dao có ngày đứt tay
3. Đi đêm có ngày gặp ma
4. Nếu không có cảnh Đông tàn
Làm sao có cảnh huy hoàng ngày Xuân. . .

Định luật Newton về Chuyển động, được gọi là Định luật cơ bản trong Vật lý, chính là Luật Nhân Quả trong khoa học, phát biểu rằng: Nếu không có Lực tác động thì sẽ không có Chuyển động.

Những kinh nghiệm cuộc sống được ông bà chúng ta tổng kết rằng:
1. Gieo Gió thì gặt Bão
2. Ở Hiền gặp Lành

Chúng ta thường khuyên nhau rằng: làm ác mai mốt xuống Diêm Vương bị phạt, hoặc nói rằng: làm tốt lấy phước đức cho con cháu v.v… đều là những cách nói về Luật Nhân Quả. Đây cũng thể hiện quy luật Cân Bằng của tạo hóa.

Nói về Luật Nhân Quả, thường gắn liền với khái niệm Nghiệp Quả (gọi tắt là Nghiệp). Nghiệp là kết quả Bão chúng ta phải gặt, sau quá trình chúng ta đã gieo Gió trong quá khứ và trong hiện tại.

Chúng ta chỉ nhìn thấy, cảm thấy được Nghiệp Quả, là khi xảy ra tai nạn, bệnh tật, nghèo đói, bất hạnh… Thương thay, trước đó không mấy ai biết được, cảm nhận được mình đã và đang gieo Nhân gì. Từ đó mới có câu sau: Bồ tát sợ Nhân. Chúng dân sợ Quả.

Muốn hiểu đầy đủ về Luật Nhân Quả, nên đọc và xay nghiền bài viết của bạn Macssv phần trên.