kết quả từ 1 tới 1 trên 1

Ðề tài: Cựu hoàng Bảo Đại: Câu chuyện về một quãng đời sống lưu vong và qua đời trong nghèo k

Threaded View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Mặc định Cựu hoàng Bảo Đại: Câu chuyện về một quãng đời sống lưu vong và qua đời trong nghèo k

    Cựu hoàng Bảo Đại: Câu chuyện về một quãng đời sống lưu vong và qua đời trong nghèo khó

    SAIGON XƯA
    By Admin [COLOR=rgba(0, 0, 0, 0.44)]Last updated Jun 25, 2019




    Theo lời kể của “thứ phi” Mộng Ðiệp với ông Bảo Ân – con trai út của cựu hoàng Bảo Đại, cuối năm 1955, sau khi bị truất phế, bề ngoài không ai biết cựu hoàng nghĩ gì, nhưng theo bà, ông đã có một thời gian bị trầm uất, mất ngủ và phải dùng thuốc an thần. Ông nói là ông rất lo cho Ðức Từ Cung. Sau này nghe tin Ðức Từ Cung bị đuổi ra khỏi Cung An Ðịnh, cựu Hoàng Bảo Ðại lại càng lo hơn, tối không ngủ được. Ông thường bỏ nhà đi “bụi đời” (nguyên văn), không biết đi đâu, chỉ những lúc đau ốm hay cạn tiền mới trở về với bà Mộng Ðiệp.


    Cũng theo lời tường thuật của ông Bảo Ân: “Sau cú ‘sốc’ đó cựu hoàng không muốn tin ai nữa, không muốn tiếp xúc với ai, ông bảo bà Mộng Ðiệp đưa tiền rồi đeo cái túi xách lên vai đi 3-4 ngày, đôi khi đi cả tuần đến khi đau ốm hoặc hết tiền mới trở về. Khi hết bệnh ông lại đi tiếp, hỏi ông đi đâu thì ông nói đi loanh quanh đây thôi. Có khi bà Mộng Ðiệp phải bảo Hoàng Tử Bảo Sơn và Jean Bui (con riêng của bà) theo dõi cựu hoàng, thì ông giận bà suốt hai tuần. Có lần cựu hoàng lên cơn sốt rét nằm trên băng ghế, dưới hầm metro, cảnh sát đem ông về đồn và gọi điện thoại cho Hoàng Tử Bảo Long đến bảo lãnh ông về, rồi khi hết bệnh ông lại đi nữa.”

    Thứ Phi Mộng Ðiệp nói với Bảo Ân: “Nhà dì giống như cái trạm, hết tiền hay đau bệnh thì ngài mới về. Vì vậy khi Hoàng Hậu Nam Phương qua đời năm 1963, ở Chabrignac, không ai biết ngài ở đâu để thông báo. Ðiều này làm ngài rất buồn và cứ băn khoăn trách móc dì mãi!”


    Nghèo khổ và cô đơn

    Năm 1967, Công Chúa Phương Minh sang Pháp theo sự sắp xếp hôn nhân của gia đình nhưng không thành, thấy hoàn cảnh của vua cha cô đơn và tội nghiệp, nên cô tình nguyện ở lại để săn sóc cha.

    Lúc này cựu hoàng đã dùng thuốc ngủ rất nặng, có lần uống thuốc xong, nằm vắt tay lên trán, vừa suy nghĩ vừa hu’t thuốc. Khi thuốc ngấm, ông ngủ hồi nào không biết, điếu thuốc trên tay rơi xuống áo cháy phỏng cả ngực, nên lần sau mỗi lần ông dùng thuốc ngủ, cô Phương Minh đứng đó canh chừng đến khi ông ngủ rồi mới dám đi làm công việc. Tuy ở Paris, Phương Minh cũng chỉ gặp Hoàng Tử Bảo Long một lần và chưa hề giáp mặt Bảo Thăng và các công chúa Phương Mai, Phương Liên và Phương Dung. Quốc Trưởng Bảo Ðại có nhiều vợ và nhiều dòng con, khi Nam Phương Hoàng Hậu qua đời, ông cũng không hay biết, điều đó đã tạo thêm sứt mẻ trong gia đình.

    Ðời sống ở Paris cũng khó khăn, vất vả, cô con gái của cựu hoàng, phải đi làm tiếp viên trong một nhà hàng Trung Hoa để có phương tiện để sống gần cha, và chính cô cũng phải nhận sự trợ giúp từ mẹ ở Sài Gòn. Trong thời gian này, hầu hết sự chi dùng của ngài là do tiền của Ðức Bà Từ Cung gởi qua. Mặc dầu các con cũng thường hay lui tới thăm ngài, nhưng ngài không bao giờ đề cập đến vấn đề tiền bạc, và cũng không ai nghĩ đến chuyện giúp đỡ ngài. Theo lời cô Phương Minh kể lại, khi có tiền thì hai cha con rủ nhau đi nhà hàng, khi hết tiền thì nhiều ngày chỉ có một bữa ăn.


    Cựu hoàng Bảo Đại và con gái

    Nhiều khi cạn tiền, túng thế, cựu hoàng phải bảo Phương Minh chạy đi “vay mượn” những người quen biết.
    Cho mãi đến năm 1971, Phương Minh hay tin mẹ đau nặng, cô trở về Sài Gòn và bị kẹt lại sau tháng 4 năm 75.
    Cũng năm này, Bảo Ðại kết hôn với Monique Baudot, một phụ nữ Pháp kém hơn 30 tuổi (Monique Baudot sinh năm 1946). Bảo Ðại vào đạo Thiên Chúa, có tên thánh là Jean-Robert.

    Ở Paris, cựu Hoàng Bảo Ðại không có nổi một căn nhà, nơi mà cựu hoàng ở với bà Monique trong những ngày cuối đời là do một người Pháp yêu mến để cho cựu hoàng ở không lấy tiền. Có lần, theo lời kể của bà Mộng Ðiệp, bà Monique đã xúi nhà vua kiện ra tòa án để lấy các tài sản của bà thứ phi, nhưng nhà vua đã không bằng lòng. Cuộc hôn nhân cuối cùng với bà Monique đã đưa đến chia rẽ trong gia đình cựu hoàng, từ đó không ai đến thăm viếng ông nữa và gần như vị vua cuối cùng của triều Nguyễn sống trong cảnh nghèo khó và cô đơn. Năm 1982, nhân khai trương Hội Hoàng Tộc ở hải ngoại, Bảo Ðại lần đầu tiên sang thăm Mỹ với tư cách cá nhân, cùng đi với cựu hoàng có bà Monique.


    Cựu hoàng Bảo Đại và người vợ Pháp Monique

    Cuộc hôn nhân cuối cùng với người phụ nữ Pháp

    Sau khi cựu Hoàng Bảo Ðại kết hôn với bà Monique thì các con đều xa lánh không lui tới, thăm viếng.
    Từ khi hai người ăn ở với nhau, Monique chạy xin cho cựu Hoàng được một trợ cấp cho người già, mỗi tháng lãnh khoảng trên dưới 7.000 franc. Sau này ông J. Chirac lên làm thị trưởng Paris, tăng phụ cấp cho cựu hoàng lên 12.000 franc nhưng vẫn không giải quyết hết khó khăn. Sống trong hoàn cảnh vật chất thiếu thốn, cựu hoàng không hề than vãn.

    Hằng ngày bà Monique ôm quần áo bẩn đi giặt ở các máy giặt công cộng. Buổi sáng Bảo Đại ăn pain sec (bánh mì không). Bà Monique Baudot tìm mọi cách để có thu nhập thêm. Bà đòi tiền những người muốn đến gặp và phỏng vấn. Bà mời tướng Fond viết giúp hồi ký cho cựu Hoàng và bán cho Nhà xuất bản Plon. Để có đủ tư cách pháp lý “chiếm độc quyền” Bảo Đại, nhiều lần Monique yêu cầu Bảo Đại làm giấy kết hôn với bà. Nhưng chuyện ấy không thực hiện được ngay vì bà Từ Cung – mẹ của cựu hoàng – đang còn sống ở Huế không đồng ý.


    Bà Từ Cung năm 1972

    Bà Monique Baudot với Bảo Long xung khắc như nước với lửa, đã choảng nhau, kiện tụng vì cái ấn kiếm. Cặp Ấn kiếm – Mệnh danh là Nguyễn Triều Chi Bảo do vua Bảo Đại truyền chỉ cho thứ phi Mộng Điệp đã đem từ Việt Nam cùng hơn 600 món bảo vật đến tận tay bà Nam Phương Hoàng Hậu bảo quản. Khi bà còn sanh tiền đã nhắc nhở Thái tử Bảo Long rằng: Đừng bao giờ mở tủ kiếng mà tách hai bảo vật này ra hai nơi.

    Đến khi Bảo Đại viết xong cuốn hồi ký, muốn mượn con dấu để đóng lên quyển sách cho thêm phần giá trị thì Bảo Long nhất quyết không cho, viện dẫn lý do là mẹ đã dặn. Vì thế mà có cuộc tranh chấp kiện tụng ra tòa. Tòa xử: “Bảo Đại giữ Quốc Ấn, còn Bảo Long được giữ Quốc Kiếm”. Đến nay không biết hai báu vật – hai linh vật này đang ở đâu?.

    Năm 1982, Bảo Đại nhận lời mời đi Mỹ thăm con, bà Monique nghe vậy liền bắt chẹt: Nếu Bảo Đại không làm giấy kết hôn với bà và không cho bà đi Mỹ thì bà sẽ không cho Bảo Đại ra khỏi nhà. Lúc này bà Từ Cung đã qua đời, không còn trở ngại nào nữa, Bảo Đại và Monique Baudot ra Tòa Đốc lý quận 16, Paris đăng ký kết hôn.

    Hai ông bà được cấp giấy kết hôn với nội dung: “Hôm nay là ngày 19/1/1982 đã diễn ra việc thành hôn của Hoàng thân Vĩnh Thụy cũng gọi là Hoàng thân Bảo Đại, sinh ở Huế (Việt Nam) vào ngày 23/10/1913, con trai của Khải Định và Từ Cung (đều đã mất); và cô Monique Marie Eugène Baudot, sinh tại Saint Amand Montrond vào ngày 30/4/1946, con gái của ông Lucien Henri Baudot và Hélène Marie Madeleine Legeai. Giấy đăng ký kết hôn gửi từ ngày 14/1/1982”.

    Monique đã trở thành vợ chính thức của cựu hoàng Bảo Đại. Hoàng hậu Nam Phương được triều đình nhà Nguyễn đứng ra cưới cho Bảo Đại vào năm 1934 nhưng không làm giấy kết hôn. Các bà “thứ phi” có con với cựu hoàng nhưng không ai có giấy kết hôn cả. Theo luật pháp nước Pháp, chỉ những người có giấy kết hôn mới được công nhận là vợ chính thức. Do đó, người Pháp chỉ công nhận Monique Baudot là vợ của Hoàng thân Vĩnh Thụy mà thôi.

    Ở nhà là vợ, ra ngoài là thư ký

    Trong chuyến đi Mỹ, Bảo Đại vào thăm cửa hàng băng đĩa Thanh Lan của người Việt. Vợ chồng chủ cửa hàng tặng cho cựu hoàng một món quà sáng giá và không để ý gì đến Monique Baudot. Vừa ra khỏi cửa hàng, Monique Baudot nói với Bảo Đại: “Dân của ông không ra gì’‘. Những người trong ban tổ chức đón tiếp cựu hoàng nghe thế không ai hiểu vì sao lại có sự thể như thế.

    Tiếp đến cựu hoàng dự một buổi tiệc do ông bà Robert Kane khoản đãi tại nhà riêng Tiburon vùng San Francisco. Trong số thực khách có cả ông bà Brochand, Tổng Lãnh sự Pháp, và một số người Mỹ biết nói tiếng Pháp. Bà Kane chủ tọa một bàn tiếp Bảo Đại và một số thực khách, bàn thứ hai do ông Kane chủ tọa tiếp Monique và một số thực khách khác.
    Không ngờ, khi ngồi vào bàn Monique tỏ ra bực bội, vặn vẹo hỏi mọi người tại sao không sắp xếp cho bà ngồi gần Bảo Đại: ”Dù sao tôi cũng là vợ của ông Bảo Đại kia mà!”. Một người có trách nhiệm đưa Bảo Đại đi thăm viếng các nơi trả lời: ”Đây là cái phòng tiệc chứ không phải phòng ngủ. Chủ nhà người ta sắp xếp như vậy là phải”.

    Monique tức giận, nắm cái chéo khăn trải bàn ăn kéo một cái xoạt, thức ăn dọn trên bàn ngả nghiêng, đổ tung tóe ra bàn. Cả phòng tiệc vô cùng ngạc nhiên. Riêng Bảo Đại thì ngồi thản nhiên xem như không có chuyện gì xảy ra. May mắn ông Kane tế nhị xin lỗi mọi người và nhận lỗi vô ý đã trải cái khăn bàn không đúng cách nên mới có chuyện không hay này. Buổi tiệc mất vui. Hôm sau, ban tổ chức đón tiếp chất vấn Bảo Đại:

    – Hôm qua bà Monique nói bà ấy là vợ của ngài. Vậy có đúng không?
    Bảo Đại thản nhiên đáp:
    – Đúng. Trước khi qua Mỹ một ngày, bà ấy và tôi đã có giấy kết hôn!
    – Vậy, tại sao ngài không nói cho chúng tôi biết trước để chúng tôi sắp đặt nghi lễ, nếu bà ấy là vợ ngài thì chúng tôi đã sắp đặt đúng phép sẽ không xảy ra những chuyện vừa qua.
    Bảo Đại trả lời :
    – Phần nghi lễ, tùy theo trường hợp, lúc là thư ký, lúc là vợ.

    Đến lúc đó người ta mới hiểu đối với Bảo Đại, lúc ở nhà Monique Baudot là vợ, khi đi ra ngoài, trong các cuộc tiếp tân, bà ấy chỉ là một cô thư ký. Đó là cách đối xử tồn tại hàng chục năm qua của Bảo Đại dành cho Monique Baudot.
    Nhưng từ sau khi Monique Baudot nắm được cái giấy kết hôn trong tay rồi thì bà không cho phép Bảo Đại đối xử với bà như thế nữa. Chính vì thái độ không dứt khoát của Bảo Đại về bà vợ Monique Baudot mà chuyến sang Mỹ của Bảo Đại đã phải chấm dứt sớm.

    Cựu hoàng Bảo Đại mất ngày 31 Tháng Bảy 1997 tại Quân Y Viện Val-de-Grâce, Paris, hưởng thọ 85 tuổi. Ðám tang Bảo Ðại được tổ chức một cách lặng lẽ vào lúc 11 giờ ngày 6 Tháng Tám năm 1997 tại nhà thờ Saint-Pierre de Chaillot số 35 đại lộ Marceau, quận 16 Paris và linh cữu được mai táng tại nghĩa địa Passy trên đồi Trocadero, không hề thấy sự hiện diện của thân thích gia đình, trừ bà Monique, người vợ cuối cùng ở bên cạnh, với cờ tam tài của Pháp Quốc và Hội Cựu Quân Nhân Pháp.


    Hoàng tử Bảo Ân và bà Mộng Điệp

    ‘Hoàng Tử’ Bảo Ân xin hai chữ ‘công bình’ cho phụ hoàng

    Hoàng Tử Bảo Ân đã biện bạch nỗi lòng của một đứa con “bất hiếu” và xin hai chữ “công bình” cho phụ hoàng Bảo Đại:

    “Năm 1980 tại Huế, tôi đã từng khóc để tiễn biệt Ðức Bà Nội tôn kính của chúng tôi là Ðoan Huy Hoàng Thái Hậu Từ Cung về với tổ tiên, liệt thánh nhà Nguyễn. Một lần nữa, 1986, tôi lại khóc để vĩnh biệt mẹ thân yêu của chúng tôi là bà thứ phi Lê Phi Ánh, và bây giờ, mặc dầu trễ chín năm do hoàn cảnh, cuối cùng tôi cũng đến được nơi đây để mong một phần nào làm tròn bổn phận của một đứa con hơn 50 năm qua, ao ước được gặp lại cha mình, nhưng rồi mãi mãi niềm ao ước đó chẳng bao giờ thành hiện thực. Ngày nay đứng bên mộ phần của cha, xin cúi đầu kính cẩn dâng lên ngài lời cầu xin được tha tội!

    Nói về cuộc đời của Cha tôi, lâu nay có nhiều dư luận trái ngược nhau. Ngày hôm nay, bên mộ phần ngài, tôi không muốn biện minh những gì ngài đã làm cho dân tộc của ngài, mà chỉ xin quý vị, cùng tất cả những người Việt Nam khác, hãy bỏ qua những khác biệt chính trị mà chỉ xét vấn đề trên từng bối cảnh lịch sử của đất nước, xin vui lòng nhìn vào lương tâm mình, không phải để tìm trong đó lòng bác ái hay một tình cảm riêng tư, bởi vì cha tôi, không muốn và cũng không chờ đợi sự rộng lượng đó của quý vị, mà chỉ xin quý vị tìm trong đó một đức tính cao thượng và lòng trung thực để trả lại cho ngài hai chữ ‘công bình’ trong lịch sử”.
    (Bảo Ân – trích bài diễn văn thay mặt gia đình, dự định đọc trong lễ khánh thành lăng mộ cựu Hoàng Bảo Ðại năm 2006 không thành).
    nhacxua.vn tổng hợp và biên soạn
    Nguồn: báo Người Việt
    Last edited by Bin571; 22-07-2019 at 11:19 PM.
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Trả lời: 4
    Bài mới gởi: 16-09-2012, 07:59 AM
  2. Trả lời: 3
    Bài mới gởi: 26-08-2011, 11:11 AM
  3. Đi tìm lời giải chuyện áp vong,gọi vong...
    By TuBi in forum Chuyện các Thầy, Bà…
    Trả lời: 36
    Bài mới gởi: 24-08-2011, 09:57 PM
  4. Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 05-01-2008, 06:57 AM
  5. Trả lời: 1
    Bài mới gởi: 01-11-2007, 12:24 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •