Hiến kế của TS Đặng Xuân Toàn và Đại sứ Việt tại Campuchia: 'Tô Lịch sẽ cuộn sóng như kênh đào ở Amsterdam'

Thanh An thực hiện | 19/07/2019 01:51 PM


Đại sứ Việt Nam tại Campuchia, ông Vũ Quang Minh, góp ý tưởng của TS Đặng Xuân Toàn và mình với mong mỏi sông Tô Lịch sẽ hồi sinh. Xử lý ảnh: Đỗ LinhĐại sứ Việt Nam tại Campuchia Vũ Quang Minh chia sẻ về bản kế hoạch hồi sinh sông Tô Lịch của bạn ông - cố TS Đặng Xuân Toàn mà ông cho rằng đó là giải pháp "toàn diện, tận gốc".


LTS: Sau bài viết 'Điểm nóng' Tô Lịch, sử gia Lê Văn Lan: Đọc đi, xem còn ai dám lăm le giết chết dòng sông nữa hay không! (đọc chi tiết), chúng tôi tiếp tục hành trình tìm đến những giải pháp đã được đưa ra để hồi sinh sông Tô Lịch. Trùng hợp, đây cũng là quãng thời gian Đại sứ Việt Nam tại Campuchia, ông Vũ Quang Minh chia sẻ nhiều ý tưởng trên Facebook.
Trả lời phóng viên, Đại sứ Vũ Quang Minh đã trình bày tóm tắt lại một bản kế hoạch mà ông cho là "toàn diện và tận gốc" từng được cố TS Đặng Xuân Toàn - bạn ông - nêu ra trước đây, đồng thời, bổ sung thêm một số quan điểm của bản thân. Đại sứ Minh nói hãy xem các chia sẻ của ông là góc nhìn của một công dân Hà Nội đang làm việc ở Phnom Penh (Campuchia) nhằm góp phần làm sống lại dòng sông lịch sử.

Và quan trọng hơn, mọi con sông đều phải có dòng chảy, do đó theo ông các cơ quan quản lý ở Hà Nội hãy cố gắng tham khảo nghiêm túc mọi ý tưởng cứu sông Tô Lịch, từ rất nhiều nguồn, những người ở Hà Nội, ở trong nước, ở nước ngoài và cả người ngoại quốc về vấn đề này.

Dưới đây là nội dung ghi lại cuộc trao đổi sâu hơn của phóng viên với Đại sứ Vũ Quang Minh về vấn đề này, mời quý độc giả theo dõi.


01.

Đại sứ Vũ Quang Minh nhắc đến một người bạn thân thiết của mình là tiến sĩ Đặng Xuân Toàn, cháu của cố Tổng Bí thư Trường Chinh, tác giả của một đề xuất mà theo ông là thông minh và có thể giải quyết triệt để vấn đề ô nhiễm sông Tô Lịch. Giải pháp của tiến sĩ Toàn gói gọn trong một câu: "Chảy đi sông ơi".

Tô Lịch hiện nay bản chất là một cái cống lộ thiên tù đọng, không hơn không kém. Nhưng vào những năm 70 của thế kỷ 20, dòng sông này vẫn có được nét trong xanh thơ mộng. Ngày đó, thanh niên Hà Nội được khuyến khích lao động tình nguyện để làm sạch hai bờ sông Tô. Nhằm tăng sự khích lệ, một khẩu phần ăn ngon tuyệt lúc đó là chiếc bánh mỳ nóng sẽ dành cho tất cả các bạn trẻ tham gia vệ sinh lòng sông, giúp con sông có thể chảy.

Đại sứ Minh nhớ lại, khi làm việc ở Trung tâm kỹ thuật môi trường, thuộc Viện Kỹ thuật Hóa chất, bộ Công nghiệp, Tiến sĩ Đặng Xuân Toàn đã kiến nghị đặt trạm bơm để bơm nước sông Hồng liên tục vào sông Tô Lịch, khơi nguồn cho dòng chảy của Tô Lịch về phía sông Nhuệ. Và với sức hút đẩy mạnh của các máy bơm công suất lớn, sông Tô sẽ cuộn sóng và chảy như những dòng kênh đào trong thủ đô Amsterdam xinh đẹp.

Rất tiếc, khi Tiến sĩ Đặng Xuân Toàn nêu kiến nghị này nhiều nhiều năm trước, chưa thấy ai quan tâm đến đề xuất này.
Những ngày vừa qua, đọc tin nước sông Tô Lịch "lại đen trở lại" sau vài ngày trong xanh hơn do nước Hồ Tây xả vào, và cũng sau những hy vọng lớn về thành công của giải pháp công nghệ bio của Nhật giúp làm sạch dòng sông bằng biện pháp sinh học vừa bị nước cuốn trôi, Đại sứ Minh muốn nêu lại ý tưởng của Tiến sĩ Đặng Xuân Toàn cùng với quan điểm của bản thân mình.



Ông cho biết, ngay từ khi ra đời, Hiệp hội này đã phải bắt tay vào gây quỹ hoạt động và công khai các phương án hành động cụ thể.
Trên cơ sở tinh thần tự nguyện, trách nhiệm và yêu nước, Hiệp hội phụ nữ Mount Vernon đã biến khu bất động sản Mount Vernon vốn thuộc sở hữu tư nhân của gia đình Washington đang trên bờ vực bị hoang phế trở thành một khu tưởng niệm ý nghĩa, một địa danh du lịch ấn tượng của cả nước Mỹ.

Với trường hợp của sông Tô Lịch, Đại sứ Minh phân tích: Các cơ sở kinh doanh hai bên bờ sông Tô Lịch như nhà hàng, khách sạn, quán café… đang phải chịu đựng "đặc sản" là mùi hôi thối và ô nhiễm của nước sông, sau khi thực hiện dự án này, sẽ được hưởng một mùi hương trong lành, cảnh quan thơ mộng.

Lợi thế vị trí địa lý và cảnh quan này là hết sức giá trị, góp phần kéo du khách trong nước và quốc tế tăng vọt... Lúc đó, các cơ sở kinh doanh tại khu vực này sẽ buộc phải nộp thuế cảnh quan ở mức được tính toán cho phù hợp. Con số có thể từ 10-15% lợi nhuận, Đại sứ Minh ước tính là có thể chấp nhận được. Những giao dịch bất động sản, các công trình dọc dòng sông được hưởng lợi... cũng sẽ chịu thêm một khoản phí về môi trường và cảnh quan cụ thể và riêng biệt cho Tô Lịch.

Những nguồn thu này sẽ được sử dụng để duy trì việc bơm nước, làm cho dòng sông chảy, cho việc phát triển các công nghệ làm sạch nước, cho việc quản lý dòng sông một cách bền vững.



theo Trí Thức Trẻ