Truyền thuyết truyền thừa về sách huyền thuật VẠN PHÁP QUY TÔNG





Về khoa Bùa Chú và Bí thuật có bộ sách gọi là Vạn Pháp Quy Tôn, sưu tập rất nhiều những phương pháp kỳ bí cần phải luyện tập nhiều công phu đòi hỏi một tinh thần Đạo Đức căn bản. Người học sách đó phải nhằm mục đích cứu đời, hoàn toàn bất vụ lợi. Nếu có tư tưởng tham tàn hoặc ích kỷ hại nhơn, tự nhiên phải rước lấy kết quỉ vô cùng tai hại, tức là bị tiêu diệt.

Thời Pháp thuộc, trong số những người luyện Bút Chú Mật pháp theo Vạn Pháp Quy Tôn có hai nhân vật điển hình là Ông Trần Cao Vân và tướng cướp Ba Tín , tuy là tướng cướp theo lối Lượng Sơn Bác, nhưng vẫn là tướng cướp ; Hai người đều có thuật tàng hình, có thần thông biến hóa, nhưng một người tên nêu sử sách, đời sau trọng vọng , còn một người lại bỏ mạng trong bóng tối.

Vạn Pháp Quy Tôn chỉ bày đủ các phương pháp luyện tập của các bực tu Tiên và các Đạo sĩ du phương bên Tàu, góp nhặt từ đời Trần, đời Hán trở về sau. Tương truyền sách về Bùa Chú và bí thuật đầu tiên do Hiên Viên Huỳnh Đế cảm ửng với Thần Thánh viết ra. Sở dĩ thần thánh mật truyền cho Huỳnh đế những bí pháp đó là bởi Ông có lòng thương dân rất bi thiết, muốn vì dân cứu khổ cứu bịnh. Nhờ những bí pháp của Thần Thánh truyền cho, vua Huỳnh Đế trừ khử tà ác, làm sáng tỏ những điều Thiện. đem lại Thái bình cho nhân dân.

Những bí pháp của Huỳnh Đế được ghi chép trong một quyển sách như truyền lại cho vua Hạ Vũ. Nhờ vậy, vua Hạ Vũ biết phép của nạn lụt sông Hoàng Hà là một thiên tai lớn nhất trong thời cổ Trung quốc. Người thứ ba được quyển sách là Tần Thủy Hoàng , nhờ sách này,Thủy Hoàng trừ diệt sáu nước phong kiến , thống nhất Trung Nguyên, nhưng vì lòng tham quá độ, Thủy Hoàng bị ảnh hưởng tai hại trở lại, bịnh chết ở Sa Khâu. Người thứ tư được sách quý là Huỳnh Thạch Công trao dạy cho Trương Lương , ông này đem ra áp dụng, giúp Lưu Bang tiêu diệt đưược kẻ tham tàn.

Người may mắn được Trương Lương truyền cho quyễn sách là Trương Đạo Lăng , các Đạo Sỉ gọi là Trương thiên Sư . Ông nầy tuy có thâu đệ tử , đem những bí pháp ra giúp đời , nhưng lại sợ đời sau kẻ ác lợn dụng làm bậy , nên giấu mất quyễn sách đi , Ông chôn nó vào một cái hang , lấy tảng đá lớn lấp lại .

Đến đời Đường có người tên Viên Thiến Cương vào núi tìm Tiên học Dạo, gặp con rắn to nằm khoanh trên tảng đá, nghĩ rằng có vật lạ. Ông bèn lật tảng đá ra, thấy bí quyển sách của Trường Đạo Lăng. Về sau Cương truyền thụ cho Cao Sĩ hiệu là Thanh Ngưu. Cao Sĩ truyền cho Đông Phương Sóc. Đông Phương Sóc truyền cho Đông Hoa Đế Quân, ông này truyền cho Lư Tiên Sinh. Ông này muốn cho đời biết tài lạ của mình, từng đến kinh đô thí nghiệm trước mặt nhà vua, mỗi phép đều hiệu nghiệm. gây chân động trong dân gian một thời. Nhưng cũng vì óc hay khoe khoang mà họ Lư phải chịu kết quả tai hại.

Sách Vạn Pháp Quy Tông ngày xưa từng mang nhiều tên khác nhau , như trong truyện Tây Hán gọi là Thiên Thư . Lúc đầu thì sách tên là Cửu Thiên Huyền Nữ ẩn Thư , đến Tần Thủy Hoàng tênlà Kim Tỏa Ngọc Dược Chủy nghĩa là cái ống khóa và cái chìa khóa bằng vàng ngọc , Trương Lương gọi là Huỳnh Thạch Công Bí Thư , Trương Thiên Sư gọi là Toàn Thư Ngọc Triện , Viên Thiên Cương gọi là Thạch Hàm Ký , nghĩa là sách gởi trong đá. Đông Phương Sóc gọi là Sạ Phức Quyết ; Truyện Tây Hán gọi là Thiên Thư , Đông Hoa Đế Quán gọi là Tử Phủ Linh Chương . Mỗi người được sách đó đều thề nguyền không truyền thụ cho kẻ phàm nhân tục tử mà chỉ trao cho bực Cao Sĩ Đại Đức.

Chính vì thế mà sách đó bí truyền .

Tài liệu quý giá đặc biệt này đăng tải trong nhật báo Đại Chúng số 231 tại Sài Gòn trước năm 1975 ( Qua loạt bài Khoa Học Với Phù Chú ).


SÁCH VẠN PHÁP QUY TÔNG LÀ MỘT QUYỂN SÁCH BÁCH KHOA TỪ ĐIỂN VỀ PHÁP THUẬT TRONG KHO TÀNG KINH ĐIỂN HUYỀN THUẬT CỦA ĐẠO GIA TRUNG HOA, NÓ BAO TRÙM MỌI PHƯƠNG DIỆN PHÁP THUẬT TRONG SINH HOẠT TÂM LINH, THUỘC VÙNG ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA TRUNG HOA VÀ Á CHÂU

QUYỂN SÁCH NÀY LÀ QUYỂN SỔ TAY HUYỀN THUẬT THAM KHẢO CỦA CÁC PHÁP SƯ THUỘC HỆ PHÁI BÙA CHÚ ĐẠO GIÁO HIỆN NAY TẠI CÁC QUỐC GIA CHÂU Á


QUYỂN SÁCH VẠN PHÁP QUY TÔNG LÀ MỘT KHO TÀNG KỲ DIỆU CHO NHỮNG HÀNH GIẢ SỐ CỔ, CÓ THỂ THẤY TRƯỚC ĐƯỢC TRƯỚC MẶT MÌNH MỘT THẾ GIỚI HUYỀN THUẬT, ĐẦY HẤP DẪN VÀ PHONG PHÚ VÔ NGẦN.



ĐỂ TỪ ĐÓ, CÓ THỂ TINH CẦN TU HỌC CHO TINH TẤN HẦU CÓ ĐỦ KHẢ NĂNG THÔNG HIỂU NHỮNG LẼ HUYỀN VI TRONG ĐÓ , HẦU CÓ THỂ XỬ DỤNG TRONG NHỮNG HOÀN CẢNH KHẨN CẤP VÀ NÓ CÓ THỂ LÀ SÁCH THAM KHẢO CHO HÀNH GIẢ SƠ CƠ CÓ THỂ BIẾT ĐẾN NHỮNG TÀI LIỆU KINH ĐIỂN HUYỀN THUẬT KHÁC LIÊN HỆ ĐẾN NÓ TRONG NHỮNG TRÌNH ĐỘ CAO HƠN.

HIỆN NAY, QUYỀN NÀY ĐÃ ĐƯỢC DỊCH RA TIẾNG VIỆT TẠI VIỆT NAM TỪ TRƯỚC NĂM 1975 CỦA DỊCH GIẢ NGÔ KỲ SƠN. NHỮNG ẤN BẢN ĐÁNH MÁY NÀY HƠI MỜ VÀ CÓ THỂ ĐỌC ĐƯỢC RÕ RÀNG KHOẢN 93%, DO ĐÓ, HÀNH GIẢ CÓ THỂ THAM KHẢO THÊM BA ẤN BẢN TIẾNG HOA ĐƯỢC PHÁT HÀNH TỪ TRUNG QUỐC VÀ ĐÀI LOAN, CÁC BẠN NÀY ĐƯỢC IN ẤN RẤT RÕ RÀNG VÀ ĐẦY ĐỦ, TỰ DO, HÀNH GIẢ CÓ THỂ SO SÁNH VÀ BỔ XUNG NHỮNG CHỖ THIẾU SÓT KHÔNG CÓ TRONG BẢN TIẾNG VIỆT.



Sưu tầm .