Sự thật về sức mạnh "hét ra lửa" của thanh Thượng Phương bảo kiếm: Bí ẩn sau nó là gì?

Đăng Tài | 08/07/2019 10:08 PM



Hình ảnh minh họa Thượng Phương bảo kiếm trong phim Bao Công.Liệu thanh Thượng Phương bảo kiếm trong lịch sử có thực sự mạnh mẽ như trong phim ảnh?


Chúng ta xem những tác phẩm điện ảnh và truyền hình của Trung Quốc, thường xuyên nhìn thấy những tình tiết, tham quan ô lại dựa vào sau lưng các thế lực lớn bao che, hung hăng càn quấy, không đem chấp pháp quan viên để vào mắt.

Khi quan viên rút ra một thanh Thượng Phương bảo kiếm hô lên một câu "Thượng Phương bảo kiếm ở đây, như Hoàng đế đích thân đến", tham quan ô lại đều bị dọa hai chân như nhũn ra, quỳ xuống đất cầu xin tha thứ.
Liệu thanh Thượng Phương bảo kiếm trong lịch sử có thực sự mạnh mẽ như trong phim ảnh?
Thượng Phương bảo kiếm xuất hiện lần đầu tiên vào thời Hán, vào thời điểm đó, thanh kiếm chỉ đại diện cho Hoàng đế, không có bất kỳ quyền lực hay thuộc tính nào.

"Thượng Phương" là nơi sản xuất các đồ vật chuyên dùng cho hoàng gia, bên trong Thượng Phương đều là những thợ thủ công xuất sắc được tuyển dụng từ khắp nơi trong cả nước, đại diện cho cấp độ rèn cao nhất của đế quốc, vũ khí được sản xuất từ thượng phương đều là tinh phẩm.
Bảo kiếm của Hoàng đế cũng là sản xuất từ thượng phương thợ thủ công làm bằng tay, và cái tên "Thượng Phương bảo kiếm" cũng được đặt tên từ đây.
Từ sự xuất hiện của nhà Hán đến nhà Nguyên, thanh Thượng Phương bảo kiếm chỉ là bội kiếm của hoàng đế, ngẫu nhiên sẽ bị hoàng đế cho rằng bình thường lễ vật và đôi khi nó sẽ được trao tặng như một món quà, không có biểu tượng quyền lực thực sự.

Vào năm 1276 toàn bộ Trung Quốc đã bị người Mông Cổ chinh phục, Hốt Tất Liệt lên ngôi Hoàng đế, lập ra triều đại nhà Nguyên, khi cắt cử đại thần đến địa phương bàn bạc chuyện trọng yếu mang tín vật như lệnh bài, công văn, những thứ này đều không có lực chấn nhiếp đối với các quan lại ở địa phương.
Hoàng đế Hốt Tất Liệt dứt khoát đem bội kiếm của mình giao cho đại thần, hàm ý là ai không tuân theo ý chỉ liền chém, từ đó Thượng Phương bảo kiếm trở thành một trong vật biểu tượng quan trọng của quyền lực đế quốc.

Vào năm 1368 Chu Nguyên Chương ngồi lên ngôi Hoàng đế, khai quốc vương triều nhà Minh, Mông Cổ bị đánh đuổi trở lại thảo nguyên.
Chu Nguyên Chương được sinh ra trong một gia đình bần nông, văn hóa thấp, ông nghĩ rằng, việc sự dụng một thanh kiếm tốt hơn so với cầm bút lông khó có thể làm cho người tin phục.
Ngoài việc thành lập hệ thống giám sát Chu Nguyên Chương vừa trừng trị tham quan, thành lập chế độ Ngự Sử, quan ngự sử chức quan này không cao, chủ yếu để giám sát những người có chức quan cao hơn họ, họ giữa vào sức mạnh thanh Thượng Phương bảo kiếm, vương triều nhà Minh trở thành triều đại có nhiều thanh Thượng Phương bảo kiếm nhiều nhất trong lịch sử.

Lịch sử đế quốc các Ngự sự đi tuần tra ngoài kinh thành đều được ban một thanh Thượng Phương bảo kiếm, các quan chức được ủy phái đến địa phương làm công vụ cũng được ban cho một thanh Thượng phương, thậm chí ngay cả các tướng trong triều đại nhà Minh và nhà Thanh cũng được nhận Thượng Phương bảo kiếm của Hoàng đế.







Thanh Thượng Phương bảo kiếm không chỉ xuất hiện số lượng lớn trong triều đại nhà Minh mà nó còn đại diện cho rất nhiều quyền lực, quan Ngự Sử có thể sử dụng đối với quan viên ăn hối lộ trái pháp luật "trước tấu hậu trảm" nghĩa là, trước tấu hoàng đế được hoàng đế phê chuẩn mới có thể xử tử tham quan ngay tại chỗ.
Trong điện ảnh và truyền hình, kịch Trung Quốc chúng ta thấy đoạn "Thượng trảm hôn quân, hạ trảm nịnh thần" và "Tiền trảm hậu tấu" kỳ thực chúng ta đang xem sự phóng đại của thanh Thượng Phương bảo kiếm của điện ảnh.

Sử cũ có ghi: Vào cuối triều đại nhà Minh, có một sử kiện "tiền trảm hậu tấu". Một viên tướng Viên Sùng Hoán làm quan ở huyện Liêu Đông (nay là tỉnh Liêu Ninh) sử dụng thanh Thượng Phương bảo kiếm do Hoàng đế Sùng Trinh ban cho đã trảm giết viên tướng Mao Văn Long (tướng trấn giữ biên giới).
Sau khi xử chém mới thượng tấu việc này, Sùng Trinh hoàng đế tuy ngầm cho phép nhưng trong lòng đã có bất mãn, vào tháng 8 năm Sùng Trinh thứ 3 (1630), Viên Sùng Hoán bị bỏ tù, sau nữa năm bị kết án với ba tội lớn trong đó có tội "tự ý xử chạm Mao Văn Long" và bị xử tử cực hình: Ngũ mã phanh thây (5 ngựa xé xác).


Năm 1636 triều đại nhà Thanh được thành lập, triều đại nhà Minh đã đi đến diệt vong, Thượng Phương bảo kiếm biến mất trong lịch sử.





Không có ghi chép nào trong lịch sử nhà Thanh về món quà của hoàng đế đã ban cho các quan chức, trên thực tế, lý do rất đơn giản từ đầu nhà Nguyên đến cuối nhà Minh, thanh Thượng Phương bảo kiếm do hoàng đế ban tặng không phải để tách rời quyền lực của mình, mà để cho các quan chức đại diện làm mọi việc để duy trì sự ổn định của quyền lực đế quốc, bất quá quyền lực trao quyền cho cấp dưới, khó tránh khỏi gặp phải viên quan Viên Sùng Hoán như vậy "không khống chế được tình huống" mà tự ý mình đưa ra phán quyết.
Hoàng đế nhà Thanh có thể đã nhìn ra điểm này, cho nên chấm dứt ban cho Thượng Phương bảo kiếm, và nắm giữ quyền lực trong tay chính mình.
Nguồn: Qulishi