Trang 1 trong 3 123 Cuối cùngCuối cùng
kết quả từ 1 tới 20 trên 42

Ðề tài: Mật Tông, Thiền Tông, Tịnh Độ Tông...Tám Vạn Bốn ngàn Pháp Môn, Pháp nào Hợp với Bạn?

Hybrid View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Mặc định Mật Tông, Thiền Tông, Tịnh Độ Tông...Tám Vạn Bốn ngàn Pháp Môn, Pháp nào Hợp với Bạn?

    Người Theo Mật Chú thì cho rằng Mật Tông là hay nhất vì Một Khi Tam Mật Tương Ưng, Tức Thân Thành Phật, là pháp môn thành Phật trong một kiếp...
    Người theo Thiền Tông thì lại cho rằng Thiền là hay nhất vì một khi : Trực Chỉ Chân Tâm, Kiến Tánh Thành Phật...
    Người Tu học theo Tịnh Độ Tông thì lại cho Rằng niệm Phật là Nhanh nhất Để thành Phật tức Niệm Phật Thành Phật... Và còn rất Nhiều Pháp Môn.
    Theo như Thầy Mình thì Pháp môn là bình đẳng, không có cao thấp, Tùy duyên người trong quá khứ từng Tu pháp môn nào nhiều hơn thì kiếp này gặp lại thích Pháp môn đó thôi. Với lại Tu hành hay nói đúng ra là học Phật không phải chỉ là trong một kiếp, Ví Như Lục Tổ Huệ Năng Chỉ nghe câu " Ưng Vô sở trụ, nhi sanh kỳ Tâm " mà Đốn ngộ trong khi ngài bị mù Chữ Phải hiểu rằng đó là do công phu ngài Tu hành giới, Định, Tuệ, Công Đức trong vô lượng kiếp, nay thời cơ Chín mùi nên ngộ Đạo vậy Thôi...
    Theo thiển nghĩ của mình, với hàng tại gia, chúng ta giữ gìn năm giới Cấm, siêng làm lành lánh ác, trong gia đình giữ trọn Đạo làm con, đạo làm cha, làm chồng, ra ngoài xã hội giữ tròn Đạo, làm công nhân thì đúng đạo Công Nhân, làm giám đốc thì giữ tròn đạo giám đốc, ai cũng sống theo quy cũ... Cùng với việc Sám hối nghiệp Chướng. Không bỏ giữa chừng công Phu tu hành thì cũng có ngày được gặp Phật Thôi...
    Thầy Pháp Cao Tay Ấn ...

  2. #2

    Mặc định

    Hoà Thượng Thánh Tăng Tuyên Hoá Là Tấm Gương Của việc giữ giới hạnh và Đạo nghĩa. Không Phải Tự Nhiên ngài thông suốt Tam Tạng Kinh Điển, ngài lại thông Đại Bi Chú, Lăng Nghiêm Chú và các bộ thủ Ấn...
    Tuổi nhỏ ngài đã sám hối tội chướng của ngài với trời đất, với mọi loài, kể cả loài kiến , muỗi... Tất nhiên ta nên hiểu đó là ngài Từ bi sám hối Cho chúng sinh, lớn lên ngài theo hội Đạo Đức khuyên cai rượi và Thuốc lá, cùng với bao việc Thiện Hạnh, dù là làm việc gì ngài cũng luôn Tuân thủ giới luật và rất hợp với Đạo nghĩa... Sau khi mẹ ngài chết ngài Thủ Hiếu bên Mộ mẹ ba năm thì đủ thấy đây là một vị Đại Hiếu Tử...
    Sau này ngài thọ Đại giới Sa Đi, Đại giới Tỳ Kheo... Cùng với việc hoằng Dương Phật Pháp, cứu Độ vô lượng vô biên chúng sinh. Dù ở cương vị nào ngài vẫn Trì giới hạnh và sống rất hợp Đạo nghĩa. Khi sang bên Mỹ Quốc ngài nhận Thấy giáo dục thời nay chỉ chú trọng học Kiến Thức mà không Chú trọng dạy Đạo Đức, nhân nghĩa.... Nên ngài mới lập ra trường Tiểu Học Dục Lương, Trường Trung học Bồi Đức và nhiều Đạo tràng cùng trung Tâm nhằm giáo dục nhân cách, Đạo đức để khi lớn lên họ thành người tử tế, trọn Đạo...
    Nên Theo thiển nghĩ mình học Phật nên Theo Tấm gương ngài Tuyên Hoá , Tức sống đúng, cho trọn giới hạnh, làm thật nhiều công Đức, sám hối nghiệp Chướng cùng với đừng để gián đoạn Công Phu thì Thánh Tăng Tuyên Hoá ngài sẽ rất Hoan hỉ....
    Nên Hộ Trì và Hoằng Dương Chánh Pháp là Công Đức Lớn nhất.
    Last edited by Thiên Việt; 09-07-2019 at 11:29 AM.
    Thầy Pháp Cao Tay Ấn ...

  3. #3

    Mặc định

    Theo Mình nghĩ Hoà Thượng Tuyên Hoá là vị Đại bồ tát, ngài hoằng Pháp đúng vào thời Mạt Pháp, các dòng Pháp rất nhiều nhưng cách hành trì rất khác nhau và không có Mực Thước, Chuẩn Mực. Ai đến với ngài dù là thích học Mật Tông, Thiền, Tịnh Độ, hay giới Luật đều được vị Cam lồ thọ dụng tự tại...
    Nên mình nghĩ Pháp của Thánh Tăng Tuyên Hoá rất đúng và Chuẩn mực...
    Thầy Pháp Cao Tay Ấn ...

  4. #4

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Thiên Việt Xem Bài Gởi
    Theo Mình nghĩ Hoà Thượng Tuyên Hoá là vị Đại bồ tát, ngài hoằng Pháp đúng vào thời Mạt Pháp, các dòng Pháp rất nhiều nhưng cách hành trì rất khác nhau và không có Mực Thước, Chuẩn Mực. Ai đến với ngài dù là thích học Mật Tông, Thiền, Tịnh Độ, hay giới Luật đều được vị Cam lồ thọ dụng tự tại...
    Nên mình nghĩ Pháp của Thánh Tăng Tuyên Hoá rất đúng và Chuẩn mực...
    Cho mình hỏi Pháp của Thánh Tăng Tuyên Hoá là gì? Có phải là tu học Pháp môn Lăng Nghiêm k?

  5. #5

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Thiên Việt Xem Bài Gởi
    Theo Mình nghĩ Hoà Thượng Tuyên Hoá là vị Đại bồ tát, ngài hoằng Pháp đúng vào thời Mạt Pháp, các dòng Pháp rất nhiều nhưng cách hành trì rất khác nhau và không có Mực Thước, Chuẩn Mực. Ai đến với ngài dù là thích học Mật Tông, Thiền, Tịnh Độ, hay giới Luật đều được vị Cam lồ thọ dụng tự tại...
    Nên mình nghĩ Pháp của Thánh Tăng Tuyên Hoá rất đúng và Chuẩn mực...
    Cho mình hỏi Pháp của Thánh Tăng Tuyên Hóa tu là gì? Có phải là Pháp môn Lăng Nghiêm k?

  6. #6

    Mặc định

    Sao ai k gửi bài đc nhỉ?

  7. #7

    Mặc định

    Cái này mình không rõ, ai đến với ngài cầu Pháp với Tâm Thành đều được Pháp như nguyện...ngài Thông Tam Tạng mười hai bộ kinh Điển, Thông Lăng Nghiêm, Chú Đại Bi , Tứ Thập Nhị Thủ Nhãn... Ngài cũng là Tổ Sư Thứ 9 phái Quy Ngưỡng Thiền Tông truyền từ Đại lão Hoà Thượng Hư Vân.Dù là Môn Gì ngài cũng lấy giới làm gốc Thôi...
    Theo mình được biết Kinh Lăng Nghiêm và đặc biệt Chú Thủ Lăng Nghiêm giúp rất nhiều Cho việc Vào Đại Định Thủ Lăng Nghiêm.
    Last edited by Thiên Việt; 12-07-2019 at 03:06 PM.

  8. #8

    Mặc định

    Như Trong Thiền Tông có câu : Trực Chỉ Chân Tâm, Kiến Tánh Thành Phật.
    Tức Tạm chia làm hai vế:
    + Trực Chỉ Chân Tâm : Tức là hành trì những gì tương ưng với Chân Tâm, thuộc Chân Tâm như Trì giới, bố thí, phóng sanh, làm vô vàn vô biên Thiện hạnh, làm thật nhiều việc giúp đời, hộ trì chánh Pháp không mệt mỏi, học bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền Định, học Bát Chánh Đạo... Cùng với Việc Sám hối nghiệp Chướng một Cách Rất Trực Chỉ, Tức rất đúng pháp, Không thừa không thiếu.. Khi cơ Duyên chín thì sẽ Kiến Tánh Thành Phật, Tức Khi làm được nhiều công Đức, Sám hối, cùng công Phu viên mãn thì sẽ Tương Ưng Một Phần với Tâm Phật, Tức Kiến Tánh Thành Phật... Cũng có thể gọi là : nhập Lưu dòng Thánh nên với hàng Tục gia thì làm được như thế này là dễ nhất. Theo mình biết ở các dòng Thiền thường có người chỉ dẫn, giờ giấc sinh hoạt, hành trì... rất rõ. Nói chung mình nghĩ vị Thầy phải có Đại trí tuệ mới Trực chỉ giúp học trò được, nhiều Khi thầy làm những việc như đánh gậy học trò, bắt trò làm những việc nhìn rất quái dị nhưng Nói chung là giúp trò phá chấp, giúp trò Trực chỉ chân tâm.
    Last edited by Thiên Việt; 13-07-2019 at 01:47 PM.
    Thầy Pháp Cao Tay Ấn ...

  9. #9

    Mặc định

    Còn Trong Tịnh Độ Tông là : Niệm Phật Thành Phật. Theo như thầy của mình dạy:
    Như Người bình thường như mình đó nghiệp Chướng rất giày nên suốt ngày khởi tham Sân si, Niệm Tham, Niệm Si... Cứ khởi suốt ngày. Cũng có khi Nhớ Phật Niệm Câu Nam Mô A Đi Đà Phật thì xen kẽ niệm Thẩm sân si có và câu Niệm Phật, Tức có vài Niệm là Niệm Phật, Tức Niệm An Định, Niệm Từ bi, Niệm Giới... Nếu người Niệm Phật Lâu Năm có Công Phu, Niệm Niệm Của Người này Là Niệm Phật, Tức không có xen Tạp với Niệm Tham sân si Thì cũng Tương ưng với Thành Phật. Thành Phật ở đây có thể hiểu là Chỗ cư ngụ hay Chân Tâm Của Phật. Khi Được Niệm Niệm đều là Phật thì về cõi Cực Lạc là điều Đương nhiên...
    Thầy Pháp Cao Tay Ấn ...

  10. #10

    Mặc định

    Niệm Phật Quan trọng nhất là Mình có duyên với vị Phật nào, Như em mình kêu học Chú Đại Bi, Niệm danh hiệu Phật nào cũng không Chịu, chỉ Thích Niệm mỗi Câu đó là :
    Nam Mô A Đi Đà Phật hay như Mình kêu mình Bỏ Chú Đại Bi, Kêu mình không Niệm Câu Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm bồ tát thì mình cũng đâu có chịu . Ai có duyên với Vị Phật nào niệm Vị Phật đó thì dễ vãng sanh hơn. Như Trong Chương Đại thế Chí Niệm Phật viên thông có nói, Mẹ luôn nhớ con, con thì cũng nhớ mẹ nhưng do chướng nặng nên lúc nhớ lúc quên, Nay niệm niệm đều bỏ niệm Ta Bà, chỉ nhớ đến mẹ thì mẹ con gặp nhau sẽ không xa...
    Last edited by Thiên Việt; 13-07-2019 at 02:11 PM.
    Thầy Pháp Cao Tay Ấn ...

  11. #11

    Mặc định

    Như Câu Tiếp Theo của Chương Đại Thế Chí Niệm Phật Viên Thông Trong Kinh Lăng Nghiêm là : Thâu Nhiếp Lục Căn, Tịnh Niệm Tương Tục. Như Thầy Mình dạy thì không phải Ai cũng Đạt, thành tựu Được pháp Nhĩ Căn Viên thông hay Niệm Phật Viên Thông, Tất nhiên ta có thể Tham khảo, học dần dần. Những gì mình viết đây cũng là Từ Thầy mình dạy thôi. Đầu Tiên là : Thâu Nhiếp Lục Căn, Tức Thuần Phục sáu căn không cho Phóng ra ngoài, Đơn giản nhất là về nơi Yên tĩnh, ít tiếp xúc với nơi vui chơi giải trí, ít lên facebook, Zalo vì khi nghe, thấy... Dễ làm cho mình phóng Tâm. Làm gì cũng không nên Phá giới. Có thể Tham khảo cách làm như ngài Tịnh Không Pháp Sư khuyên đó là nghe Pháp... Hay như ngài là Niệm Kinh.Tất nhiên nếu không có Điều kiện phải tiếp xúc, quan hệ xã giao nhiều thì giữ đúng chuẩn mực thôi...
    Tịnh Niệm Tương Tục.
    Như chúng ta thì Tục niệm rất Nhiều, nào là niệm ái, nhớ vợ, nhớ người yêu, thèm ăn... Những dòng niệm như này giữ ta ở lại Ta Bà dài lâu. Nay Ta Niệm Phật hay nghe Pháp giúp Tiêu trừ Tục niệm, Nếu duy trì dài lâu thì vãng sanh không khó...
    Thầy Pháp Cao Tay Ấn ...

  12. #12

    Mặc định

    Hay Như Trong Mật Tông là : Tam Mật Tương ưng, Tức Thân thành Phật.
    Tam Mật ở Đây có thể Hiểu là Thân Mật, Khẩu Mật, Ý Mật. Tức người ngoài nhìn vào vị này rất bình dị, không có gì là cao siêu, đặc biệt hay không có lộ gì hết, đây là Mật. Khẩu Mật tức ăn nói rất chừng mực, từ tốn, không có gì cao siêu hay đặc biệt. Ý Mật tức rất là nhân từ Độ lượng, không có lộ gì đặc biệt. Thực ra mỗi hành động của vị này là giới, là từ bi. Ví như có vị Sa Di trẻ trong chùa rất có giới hạnh, làm tròn và tốt các công việc mà Trụ trì giao cho như quét chùa trồng rau, giờ giấc sinh hoạt rất đúng giới.
    Nói rất nhã nhặn, lễ phép và đúng giới... Những ai đến Chùa nếu có duyên thì khuyên niệm Phật Trì Giới.
    Ý luôn nghĩ về giới, về từ bi hỷ xả, niệm Phật niệm Pháp Niệm Tăng không gián đoạn. Vị Sa Di không có gì đặc biệt này lại Tương ưng một chút với Thân khẩu ý Phật, Tức đã vô Thành Phật, Tức Thân Thành Phật, nhập lưu dòng thánh mà chẳng ai biết, ai cũng thấy ngài là vị Sa Di bình thường thôi. Các Thánh Tăng Tây Tạng Hàng Thật cũng rất bình Dị như vậy mà thôi, cho dù họ học Pháp, Ấn, Mật chú nào đi chăng nữa...
    Last edited by Thiên Việt; 13-07-2019 at 03:02 PM.
    Thầy Pháp Cao Tay Ấn ...

  13. #13

    Mặc định

    K biết kiếp trước làm tiên trên cõi Trời mình có đang tu dở hay k nhưng mình có được sự thông minh của trí não bình thường, khi được đọc giáo lý và Kinh Pháp Đại thừa là Kinh Pháp Hoa và Kinh Lăng Nghiêm thì sinh lòng tin hiểu. Mình nghiên cứu các Pháp môn thì thấy Pháp môn nào cũng hay nhưng vẫn chưa chọn được Pháp môn nào phù hợp với căn cơ của mình, sau khi mình quyết định học thuộc Chú Lăng Nghiêm trong 6 tháng sang năm sẽ xuất gia theo Thiền tông phái Trúc Lâm thì sắp tới mình lại may mắn có cơ hội có thể gặp được bậc Thiện Tri Thức theo Mật tông, nhưng k biết liệu có được Người dẫn dắt hay không nữa. Chắc mọi chuyện sẽ phải thuận theo cơ duyên, miễn là tâm mình luôn hướng Phật k bị thối lui hay bỏ cuộc

  14. #14
    Nhị Đẳng Avatar của smc
    Gia nhập
    May 2012
    Nơi cư ngụ
    Tân Phú - Tp.Hồ Chí Minh
    Bài gởi
    2,223

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Ne0 Xem Bài Gởi
    K biết kiếp trước làm tiên trên cõi Trời mình có đang tu dở hay k nhưng mình có được sự thông minh của trí não bình thường, khi được đọc giáo lý và Kinh Pháp Đại thừa là Kinh Pháp Hoa và Kinh Lăng Nghiêm thì sinh lòng tin hiểu. Mình nghiên cứu các Pháp môn thì thấy Pháp môn nào cũng hay nhưng vẫn chưa chọn được Pháp môn nào phù hợp với căn cơ của mình, sau khi mình quyết định học thuộc Chú Lăng Nghiêm trong 6 tháng sang năm sẽ xuất gia theo Thiền tông phái Trúc Lâm thì sắp tới mình lại may mắn có cơ hội có thể gặp được bậc Thiện Tri Thức theo Mật tông, nhưng k biết liệu có được Người dẫn dắt hay không nữa. Chắc mọi chuyện sẽ phải thuận theo cơ duyên, miễn là tâm mình luôn hướng Phật k bị thối lui hay bỏ cuộc
    - Đối với một người đầy đủ Ba La Mật, việc học nhiều - đọc nhiều giúp cho hành giả có nhiều góc nhìn khác nhau, bổ trợ cho việc tu học được tiện nghi. Ngược lại, kẻ thiếu Ba La Mật thì học nhiều trở thành rối rắm, trở thành chướng ngại. Do vậy, dù thuộc phạm trù nào, pháp môn nào cũng nên vận dụng, quán sát ngay trên tấm thân này. Thực hành pháp là con đường duy nhất xác định xem mình tu học được bao nhiêu. Lời Phật dạy, đọc kinh điển, nghe giảng pháp... tất cả chỉ là PHÁP HỌC, là con đường, là sự chỉ dẫn; chính bản thân phải thực hành mới có thể giải thoát được.

    Lành thay, khi hiền hữu có duyên nghĩ đến việc xuất gia. Và mong Tam Bảo gia hộ hiền hữu sở nguyện tùy tâm, sở cầu như ý.

  15. #15

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi smc Xem Bài Gởi
    ... dù thuộc phạm trù nào, pháp môn nào cũng nên vận dụng, quán sát ngay trên tấm thân này. Thực hành pháp là con đường duy nhất xác định xem mình tu học được bao nhiêu. Lời Phật dạy, đọc kinh điển, nghe giảng pháp... tất cả chỉ là PHÁP HỌC, là con đường, là sự chỉ dẫn; chính bản thân phải thực hành mới có thể giải thoát được.

    Lành thay, khi hiền hữu có duyên nghĩ đến việc xuất gia. Và mong Tam Bảo gia hộ hiền hữu sở nguyện tùy tâm, sở cầu như ý.
    Lâu lắm mới thấy smc post bài có ý nghĩa thiết thực như vầy, lành thay!
    Chớ nói nhiều. Niệm Phật đi

  16. #16

    Mặc định

    Công Đức Của việc Xuất Gia không thể nói hết... Quả là quá khứ từng gieo Trồng căn lành mới nghĩ đến việc Xuất Gia, Thọ Giới Sa Di, Thọ Giới Tỳ Kheo...
    Còn Theo mình nghĩ học Mật Chú nên bắt đầu bằng Việc học Chú Lăng Nghiêm, Chú Đại Bi thì quả rất quý. Một khi Tâm Có Định Lực, Trí Huệ Phát sinh thì bạn sẽ biết hiểu Mật Chú và Thủ Ấn thôi...
    Chúc Dự Định của bạn sẽ thành hiện thực.
    Thầy Pháp Cao Tay Ấn ...

  17. #17
    Nhị Đẳng Avatar của smc
    Gia nhập
    May 2012
    Nơi cư ngụ
    Tân Phú - Tp.Hồ Chí Minh
    Bài gởi
    2,223

    Mặc định

    Nhân có topic này, SMC xin chia sẻ thêm một chút về những điều SMC chiêm nghiệm được, cũng như đưa ra nhận xét về điểm chung của những pháp môn thường được nhắc tới, dựa vào giáo lý TỨ THÁNH ĐẾ. SMC hiểu được rằng: một lời nói có thể bình định giang sơn, nhưng cũng có thể làm nổi sóng ba đào; nên trước khi đọc tiếp, xin quý đạo hữu tác ý ĐÀM LUẬN - không nên tác ý TRANH LUẬN, dùng ngôn từ Chánh Ngữ làm phương tiện trao đổi. Phần comment này chia làm 02 phần: phần đầu SMC nhắc đến điểm chung của chúng sanh (con người là chủ yếu), coi như là phần dẫn nhập. Phần sau, SMC trình bày về điểm chung của các pháp môn.

    P1 – Điểm chung của chúng ta

    Nhắc sơ lại LÝ DUYÊN KHỞI (Tập Đế), được đức Phật tóm tắt trong 12 mắc xích, gọi là 12 nhân duyên: Vô minh -> Hành -> Thức -> Danh Sắc -> Lục Nhập -> Xúc -> Thọ -> Ái -> Thủ -> Hữu -> Sinh -> Già/Bệnh/Chết.

    Chúng ta có mặt trên cuộc đời này chính là QUẢ của tiền kiếp. Và thân này sẽ là NHÂN để sinh ra một "ta" khác trong đời sống tương lai thông qua việc làm thiện, ác. Và sở dĩ chúng ta có người vầy, người khác, sống ở nước này nước kia, ảnh hưởng bởi phong tục này nọ... đều từ 3 điều kiện:
    - Nghiệp tiền kiếp
    - Môi trường sống
    - Thái độ, phản ứng với mọi thứ xung quanh

    Do nghiệp tiền kiếp đưa một chúng sanh tái sanh vào cảnh giới phù hợp (ở đây là con người). Nhưng có người có đầy đủ 6 căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý), nhưng có người khiếm khuyết một hay nhiều căn (người câm, điếc, mù...v..v...). Nhìn vào tấm thân này, cái body này, thực chất chỉ là hoạt động của 6 căn mà thôi.

    • Nhưng do Vô Minh làm nền; cái nền này vi tế, khó thấy biết. Ví dụ như "lòng mẹ" (tình yêu thương của người mẹ) làm nền, thì dù con mình nó có hỗn láo, xấu xa, trộm cắp, xì-ke ma túy, mọi người ruồng rẫy thì dù chửi rủa, có khi miệng nói: "cho nó chết mẹ nó luôn đi"… nhưng không thể bỏ được. Cái nền của Tâm chúng sinh được sinh trên Vô Minh vi tế nó cũng giống vậy.

    Do vô minh trong 4 đế, tức là: vô minh trong Khổ Đế (không nhận biết được rằng mọi hiện hữu trên đời đều là Dukkha – Khổ) – vô minh trong Tập Đế (không nhận biết được rằng mọi sự thích thú trên đời này đều là THÍCH TRONG KHỔ) – vô minh trong Diệt Đế (không nhận biết được muốn không khổ nữa thì ngừng thích trong khổ) – vô minh trong Đạo Đế (không biết rằng sống với 3 nhận thức trên chính là con đường hết khổ).

    • Nên chúng sinh trốn khổ tìm vui mà không biết rằng mọi hiện hữu đều là khổ, chia làm 2 loại: một là tìm niềm vui bằng cách điều ác gì cũng làm (do không tin vào nhân quả, nghiệp báo, tái sanh); hai là làm điều thiện tránh điều ác (do mong muốn tái sanh về cảnh giới mong muốn. Và vì như vậy nên họ mới ra sức làm lành lánh ác). Cả 2 hạng này được ví như ở trong một căn nhà đang cháy (nhà lửa), thì hạng thứ nhất việc ác gì cũng làm là hạng người ngu, quả báo sanh về đọa xứ thì không cần phải bàn. Hạng thứ hai xét ra cũng… ngu không kém (chỗ này nói vui thôi, nhưng thật). Vì sao? Vì nhà đang cháy, vấn đề là chạy ra khỏi nhà, chứ thằng ngu đầu tiên nó trốn dưới giường, thì dù mình khôn hơn tí mà trốn trên nóc nhà, nhưng kết cục vẫn là… die !

    Cũng tương tự như thế, dù là sanh ra làm Phạm Thiên hay các loài Trời, dù tuổi thọ có lâu dài hơn con người, thì đến lúc hết phước báo cũng rơi trở lại đọa xứ. Do đó, mà người có trí, lúc nhà cháy thì không trốn dưới giường, cũng không trốn trên nóc nhà, vì cả 2 đều sẽ chết. Có thể hạng người thứ hai chết dễ nhìn hơn hạng thứ nhất nhưng cũng kết cục như nhau thôi!

    • Do có làm thiện hành – ác hành (ngoài thiện, ác, còn có vô ký nữa, nhưng chỉ tạm nói 2 hành cho dễ); nên tạo nên 19 tâm đầu thai.

    • Có tâm đầu thai, sẽ sanh về cảnh giới (cõi) tương ứng.

    • Khi sanh về cảnh giới tương ứng, sẽ có 6 căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý). Nhưng do hành thiện - ác bên trên không ai giống ai, nên tâm đầu thai cũng không giống nhau, dẫn đến cảnh giới tái sanh cũng không đồng nhất. Điều này lý giải vì sao: người sinh ra đầy đủ 6 căn, người khiếm khuyết; tôi sinh ra nước Mỹ tự do, người kia sinh ra nước Hồi Giáo cực đoan…v…v….

    Thêm một điều nữa, việc KHUYẾT một trong 6 căn, tức là do thiếu phước, do ác hành (nôm na là quả báo); nó khác với việc KHÔNG CẦN 6 căn đầy đủ. Ví dụ như chư Thiên cõi thấp họ không cần đầy đủ 6 căn, hoặc chư Thiên cõi cao họ chỉ cần ý căn. Kiểu như không có do không cần, khác với không có do thiếu thốn.

    Ở đây, SMC lấy con người cho chúng ta dễ hình dung. Tức là: khi sanh về cảnh giới nào, thì sẽ có sự "giao tiếp" với cõi ấy thông qua "các căn".

    Khi có 6 căn sinh ra (Danh Sắc), thì 6 căn này sẽ tìm và "giao tiếp" với 6 trần. Do 3 điều kiện SMC đã nói bên trên: nghiệp quá khứ + môi trường sống + thái độ phản ứng với xung quanh, nên có yêu thích, vui buồn, hạnh phúc hay đau khổ.

    Đau khổ hay Hạnh phúc nó có một cặp "có 1 cái gì đó", và "không có một cái gì đó".
    + Đau khổ do có một cái gì đó (gần cái mình không muốn)
    + Đau khổ do không có một cái gì đó (muốn không được)
    + Hạnh phúc do có một cái gì đó (có được cái mình thích)
    + Hạnh phúc do không có một cái gì đó (né được cái mình không muốn)

    Nhưng bất hạnh thay, hễ ở đâu có Thích thì ở đó có Ghét, ở đâu có Buồn thì nơi đó có Vui. Tức là giống như 2 mặt của một đồng tiền, khi ta thích một điều gì đó bao nhiêu, thì tương ứng cũng sẽ có bấy nhiêu điều trái ngược lại – khi mà nó sinh ra – sẽ làm ta khó chịu, đau khổ.

    Khi có mắt, mắt sẽ tìm cái gì đó để nhìn (tương tự tai thì tìm cái để nghe, mũi ngửi, miệng nếm…v…v….). Khi nó nhìn thấy thứ nó thích thì nó Tham, thấy cái nó không thích thì nó Sân.

    Bậc Thánh và chúng sanh thường tình khác nhau ngay chỗ này, cũng giống như ví dụ 2 mặt của đồng tiền, cùng một nhận thức, nhưng THẤY RÕ RÀNG thì gọi là Thánh, và không thấy rõ ràng thì gọi là Phàm. Thánh – Phàm ngay chỗ này là sao?

    Tức là: quay lại Tứ Thánh Đế đã nói dài thòng lòng nảy giờ. Bậc Thánh thấy được rằng: Mọi hiện hữu trong đời này đều là khổ, kể cả sự có mặt bản thân (Khổ Đế) – Tất cả mọi sự thích thú trong đời này đều là thích trong khổ; còn thích trong khổ tức là vẫn còn "đầu tư" những cái khổ mới (Tập Đế) – Muốn không khổ nữa thì không thích trong khổ nữa, giây phút Thấy Biết như vậy gọi là chứng, gọi là Niết Bàn (Diệt Đế) – Sống với 3 nhận thức trên (hành trì) chính là con đường đưa đến Niết Bàn, chấm dứt Tập Đế (Đạo Đế).

    ==> Tóm lại phần 1 này: Do vô minh trong 4 đế, nên chúng sanh trốn khổ tìm vui, ở trong khổ để giải quyết vấn đề nên sanh ra cái khổ mới. Con rắn trốn khổ tìm vui bằng cách ăn nhái; con nhái tktv bằng cách ăn côn trùng; con người tktv bằng cách bắt mấy con vật về nhậu; con người Phật tử tktv bằng cách đi chùa, tụng kinh, làm phước, bố thí, trì giới... Chính vì tktv bằng cách khác nhau, nên đến khi nhắm mắt nín thở thì đường đi cũng khác nhau. Do vô minh trong 4 đế, dẫn đến hành thiện và ác. Do có hành thiện ác nên mới có tâm đầu thai. Đứa nào tktv bằng nghiệp ác (ác hành) thì sẽ có những tâm đầu thai đưa nó về cõi khổ. Đứa nào tktv bằng nghiệp lành (thiện hành) thì tâm đầu thai đưa nó về cõi vui. Mà dù là sanh về cõi khổ hay cõi vui thì khi hết tuổi thọ vẫn sẽ sanh về cõi khổ; vì cõi khổ là cõi gốc; do khuynh hướng tâm lý của phàm phu thiện luôn ít hơn ác.

    Thế nên, người biết Đạo, khi nghe nói về các cõi Trời, các tầng thiền định, thì họ nghĩ: giống như đang ở trong một ngôi nhà đang cháy, thằng A rủ chạy lên nóc nhà để trốn vì lâu lắm lửa mới cháy tới -> người trí không cho làm vậy là tối ưu, mà phải chạy ra ngoài chứ không có trốn kiểu đó! Cách duy nhất để thoát khổ phải là chán nó, tức là: đừng mong tiếp tục có Danh Sắc nữa, đừng mong tiếp tục có 6 căn nữa. 5 uẩn - 12 xứ – 18 giới chỉ là ngôi nhà đang cháy, nên đừng trốn ở đâu cả, mà nên mở một con đường tử lộ là ra khỏi cái nhà lửa ấy.

    Đó, vòng lẩn quẩn nó chỉ có thế. Do vô minh trong 4 đế, sinh ra làm lành làm ác. Làm lành thì tái sanh cõi lành, làm ác thì sanh cõi khổ. Dù là sinh ra cõi lành hay cõi khổ thì sau khi hết thọ mạng lại sanh trở về cõi khổ. Sanh về cõi khổ do vô minh nên lại hành thiện ác, do có làm thiện ác nên tái sanh cảnh giới tương ứng, sanh ra lại hành thiện ác…. Cứ như vậy mà quẩn quanh quẩn quanh. Nên đức Phật đã nói: "Này các Tỳ Kheo, trong vô thỉ luân hồi, sữa mẹ - nước mắt – máu của từng người các vị đã bú (sữa), đã đổ (máu & nước mắt) nhiều hơn nước trong bốn biển. Thật là vừa đủ để nhàm chán, thật là vừa đủ để xả ly, còn hứng thú gì trong vòng luân hồi nữa. Những gì mà một bậc Đạo Sư cần phải làm cho các đệ tử do lòng bi mẫn, Như Lai đã làm cho các Thầy. Đây là những gốc cây, những ngôi nhà vắng, hãy thiền định, chớ để hối tiếc về sau."


    ====> Kết thúc phần 1: điểm chung của chúng sanh! Có phải mọi hoạt động của chúng ta, mọi sự vật hiện tượng, mọi thứ trong sơn hà đại địa này thực chất chỉ là sự hoạt động của 6 căn. Và đời sống chúng ta chỉ quẩn quanh trong 2 cụm:
    + Thiện: do 6 căn biết 6 trần bằng tâm lành. (1+13+25)
    + Ác: do 6 căn biết 6 trần bằng tâm xấu.(1+13+14)
    + Vui: do 6 căn biết 6 trần như ý. 6 trần như ý do đâu? Do nghiệp thiện mà có.
    + Buồn: do 6 căn biết 6 trần bất toại. Do nghiệp ác mà có 6 trần bất toại.

    SMC tạm dừng nơi đây để có thể cùng trao đổi thêm với các đạo hữu. Nếu đủ duyên, SMC sẽ chia sẽ tiếp phần 2 (cái chung của các pháp môn).

    Trân trọng.

    Kính tưởng Đức Thế Tôn Gotama

  18. #18
    Nhị Đẳng Avatar của smc
    Gia nhập
    May 2012
    Nơi cư ngụ
    Tân Phú - Tp.Hồ Chí Minh
    Bài gởi
    2,223

    Mặc định

    Đọc xong comment bên trên của SMC, có đạo hữu nào đang tu học theo Phật giáo thỉnh thoảng chợt đặt câu hỏi này không ? "Ta có mặt trên cuộc đời này để làm gì ?"

    Khi đi tắm, vô tình cảm thán: "Tại sao mình lại phải tắm, phải kỳ cọ cái thân này, phải mất thời gian cho nó ?"

  19. #19

    Mặc định

    Ta co măt trên đời này đẻe làm gì . Tai sao ta phải tắm .........để trả cái nợ đời chứ làm gì.................lạy cô cô xinh quá cô đẹp quá

  20. #20
    Nhị Đẳng Avatar của smc
    Gia nhập
    May 2012
    Nơi cư ngụ
    Tân Phú - Tp.Hồ Chí Minh
    Bài gởi
    2,223

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi takhamphucta Xem Bài Gởi
    Ta co măt trên đời này đẻe làm gì . Tai sao ta phải tắm .........để trả cái nợ đời chứ làm gì.................lạy cô cô xinh quá cô đẹp quá
    - Hihi... SMC đọc ở đâu đó có một câu thế này: "Cái ý nghĩa của cuộc đời này là sống để thấy cuộc đời này vô nghĩa".

    Giống một câu chuyện của 2 ông cháu. Thằng nhỏ hỏi:
    - Ông đang làm gì vậy ông?
    Ông đang thử máu.
    -Thử máu chi vậy ông?
    Thử máu xem có bệnh không đó con.
    - Thử xem có bệnh không chi vậy ông?
    (nổi cáu) Thì nếu có bệnh thì uống thuốc.
    - Ủa, mà uống thuốc chi vậy ông?
    (máu lên tới cổ) Thì... uống thuốc cho khỏe.
    - Khỏe chi vậy ông?
    (máu lên tới não, bức cọng tóc là nó xì ra) Khỏe để thử máu.
    ...
    ...
    ...

    ===> Chúng ta có giống vậy không? Thử máu để khỏe, khỏe để sống, sống để thử máu, thử máu để khỏe....

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 23-06-2016, 11:02 PM
  2. Trả lời: 72
    Bài mới gởi: 25-08-2015, 11:52 AM
  3. Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 02-02-2015, 08:50 PM
  4. Trả lời: 1
    Bài mới gởi: 09-01-2014, 05:02 PM
  5. Nguyên Thủy Thiên Tôn Thuyết Thăng Thiên Đắc Đạo Chân Kinh--元始天尊說升天得道真經
    By The_Sun in forum Đạo Giáo ( Lão giáo, Khổng giáo, Nho giáo )
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 02-09-2011, 05:31 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •