Tam thập lục kế
(Ba mươi sáu kế , 36 chước)

1. Dương đông kích tây (Đánh lạc hướng đối phương):
Tức là giả vờ như thật sự đánh vào phía đông, nhưng chủ yếu lại đánh vào phía tây. Kế này mờ mờ ảo ảo, hiệu quả vô song.

2. Điệu hổ ly sơn (Dụ hổ ra khỏi rừng).

3. Nhất tiễn hạ song điêu (Một mũi tên hạ hai con chim).
Ý của mưu kế này là dùng sức lực tối thiểu để đạt được hiệu quả tối đa.

4. Minh tri cố muội (Biết rõ mà làm như không biết).
Kế giả làm người ngu.

5. Du long chuyển phượng
(Biến rồng thành phượng).
Kế này nghĩa là bên trong là hình rồng đó, nhưng làm cho nó trở thành phượng.

6. Mỹ nhân kế (Kế dùng người đẹp).
Kế này vô cùng hiệu quả...Hic...Ngoan Đồng thường bị trúng kế này...

7. Sấn hỏa đả kiếp (Theo lửa mà hành động).
Kế này là lợi dụng lúc loạn (hỏa hoạn) để thao túng, lúc tình hình rối ren mà sắp xếp theo ý muốn.

8. Vô trung sinh hữu
(Không có mà làm thành có).
Cổ nhân nói: “Thời thế tạo anh hùng”, quả đúng như vậy. Nếu thiên hạ không loạn, trật tự không rối thì làm gì có anh hào xuất lộ! Chính thế ta phải tạo ra thời cơ để tỏ rõ bản lĩnh của ta.

9. Tiên phát chế nhân (Ra tay trước để chế phục đối phương).
Phàm ở đời làm gì cũng phải tính chuyện đi trước người khác một bước.

10. Đả thảo kinh xà (Đập cỏ làm cho rắn sợ)

11. Tá đao sát nhân (Mượn đao để giết người).
Nhớ lại chuyện thời Tam Quốc, Tào Tháo mượn Lưu Biểu giết Nễ Hành, mượn lòng quân giết Dương Tu rồi lại làm cái việc mèo già khóc chuột, thật là một tay thông minh, gian hùng.

12. Di thể giá họa (Dùng vật gì để vu khống người ta).
Kế này là vu oan cho tấm lòng trong sáng của người ta, khiến người ta phải ấm ức, sầu đau, tuyệt vọng, rồi khi ấy ta sẽ tỏ ra là một bậc chính nhân quân tử, an ủi vỗ về.

13. Khích tướng kế
(Kế chọc giận tướng giặc).

14. Mạn thiên quá hải (Che trời vượt biển "Lợi dụng sương mù để lẩn trốn").

15. Ám độ trần sương (Đi con đường mà không ai nghĩ đến).

16. Phản khách vi chủ (Đổi vị khách thành vị chủ).
Kế này tức là ta phải biến thế thụ động thành chủ động để khống chế cục diện.

17. Kim thiền thoát xác (Ve sầu vàng lột xác).
Kế này dùng cho lúc nguy cấp, tính chuyện ngụy trang một hình tượng để lừa dối, che mắt đối phương.

18. Không thành kế (Kế bỏ trống cửa thành).
Kế này đã được ông cha ta áp dụng khi chống giặc Mông Cổ (Đời nhà Trần)

19. Cầm tặc cầm vương (Dẹp giặc phải bắt tướng giặc).

20. Ban chư ngật hổ (Giả làm con heo để ăn thịt con hổ).
Lão Tử nói: “Người cực khôn khéo mà làm ra vụng về” là vậy. Ấy là có những lúc ta tỏ ra ngờ nghệch để đối phương cảnh giác, chẳng qua cũng chỉ là “ru ngủ quân thù” , thế rồi chờ thời cơ chín muồi ta mới giáng đòn sấm sét, tấn công chớp nhoáng.

21. Quá kiều trừu bản (Qua cầu rồi phá cầu).

22. Liên hoàn kế (Kế móc nối nhau).

23. Dĩ dật đãi lao (Lấy khỏe để đối phó với mệt).
Cái chính là ta phải nắm được “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” để ra đòn quyết định. Nếu thời cơ chưa chín thì phải kiên nhẫn chờ đợi.

24. Chỉ tang mạ hòe (Chỉ vào gốc dâu mà mắng cây hòe).
Kế này là không tiện mắng thẳng mặt nên mượn một sự kiện khác để tỏ thái độ.

25. Lạc tỉnh hạ thạch (Ném đá vào người dưới giếng).
Tôn Tử nói: “Nếu đứng trên quan điểm đạo đức Khổng – Mạnh thì đây là hành động không chính nhân quân tử, nhưng nếu coi là một mưu kế thì hành động này lại là một hành động sáng suốt.”
Lại nhớ chuyện Lã Bố bị bắt, Tào Tháo trong lòng còn đôi chút thương mến muốn dụ dỗ Lã Bố, Lưu Bị ngại Tào Tháo có thêm một mãnh tướng nữa nên đã ghé tai Tào Tháo mà nhắc khéo: “Ông không nhớ chuyện Đinh Nguyên và Đổng Trác hay sao?” Thế là Bố chết.

26. Hư trương thanh thế (Thổi phồng thanh thế).
Kế này là để cho người ta lóa mắt, nể sợ.

27. Phủ để trừu tân
(Bớt lửa dưới nồi).
Có những lúc phải lùi một bước để tiến ba bước.

28. Sát kê hách hầu (Giết gà cho khỉ sợ).

29. Phản gián kế (Dùng tin giả lộ ra cho gián điệp của đối phương ).

30. Lý đại đào cương (Đưa cây lý chết thay cây đào).

31. Thuận thủ khiên dương (Thuận tay dắt con dê về).
Kế này nghĩa là phải biết nắm lấy bất cứ cơ hội nào vụt hiện đến trước mắt.

32. Dục cầm cố tung (Muốn bắt mà lại thả ra).
Có những lúc ta không nên tấn công ráo riết mà tránh xa ra, thực hiện những hành động cốt để thu phục lòng người, giữ người.

33. Khổ nhục kế (Hành hạ thân xác mình để người ta tin).

34. Phao bác dẫn ngọc (Ném hòn ngói để thu về hòn ngọc).

35. Tá thi hoàn hồn (Mượn xác để hồn về).

36. Tẩu vi thượng (Chạy là thượng sách).
Kế này là: “bỏ của chạy lấy người”, it’s time to say good-bye!