Trước khi Phật giáo ra đời, Ấn độ giáo đã có quan niệm về mạn đà la rồi; nhưng khi Phật giáo xử dụng mạn đà la thì quan niệm đã thay đổi rất nhiều. Đối với người Ấn giáo, thì chữ mandala có nghĩa là hình tròn (circle), và thường là những vòng đồng tâm, với những hình vuông trong đó.

Trong Ấn giáo, quan niệm mandala đã có trong bộ Rig Veda (Phệ Đà). Một mandala xưa nhất của họ là mandala chữ Om hay còn gọi là Sri Yantra. Đây là một hình vẻ gồm 43 hình tam giác, tượng trưng cho sự rung động của vũ trụ chữ Om.
''xem thêm những bức tranh mandala đẹp tại đây: https://phatlinh.vn/tranh-mandala/95''

Giáo sư David Fontana cho rằng: bản chất đặc trưng của các hình ảnh trong mandala giúp ta tuần tự tiến sâu vào những tầng tâm thức thẳm sâu (tiềm thức và siêu ý thức), mà cứu cánh là giúp hành giả đạt tới Nhất Như, một trạng thái mà từ đó vạn sự vạn vật trong vũ trụ trỗi dậy.
Giáo sư David Fontana cho rằng: bản chất đặc trưng của các hình ảnh trong mandala giúp ta tuần tự tiến sâu vào những tầng tâm thức thẳm sâu (tiềm thức và siêu ý thức), mà cứu cánh là giúp hành giả đạt tới Nhất Như, một trạng thái mà từ đó vạn sự vạn vật trong vũ trụ trỗi dậy.
Theo quan điểm của Mật Tông, thì đức Phật lúc nào cũng ở trong trạng thái giác ngộ Bất Nhị. Sự biểu hiện của trạng thái đó ở trong cõi phàm phu nhị nguyên thì gồm có 3 chỗ:
Nơi thân thể, gọi là ấn (mudra)
Nơi lời nói, ngôn từ, gọi là chú, mật ngữ (mantra)
Nơi tâm tư, gọi là chủng tử tự (yantra)

Cả ba thứ, ấn, chú và chủng tử tự, đều thuộc về phần siêu ý thức, nên chúng ta không thể dùng ý thức để hiểu được. Nếu chúng có ý nghĩa thì ý nghĩa đó chỉ có thể cảm nhận trực tiếp bằng siêu ý thức chứ không bằng ý thức. Do vì không thể dùng ý thức để hiểu nên nhiều người nghĩ lầm rằng chú, ấn là vô nghĩa.
Đối với người hành giả thì khi kiết ấn, tụng chú, quán tưởng chủng tử tự thì họ tái hiện khởi tâm thức giác ngộ của Phật. Chỗ để giúp họ tập trung để thành tựu tâm thức giác ngộ của Phật gọi là mandala. Do đó mandala là nơi mà hành giả (hoặc nhiều hành giả) tập trung tâm thức tới cực điểm.

Trong Đại Nhật Kinh, có đoạn như sau: “Mandala là nơi tâm thức của chư đại bồ tát an trụ. Nó cũng là nơi an trụ tâm thức của tất cả hành giả du già. Do biết như vậy, hành giả chứng ngộ toàn giác… Sự quán tưởng mandala trong tâm hành giả lành trị cơn bịnh mê muội. Nó sẽ lập tức lành trị sự mê muội trong tâm chúng sinh, và giải trừ mọi nghi nạn. Mandala không khác gì tâm thức, và tâm thức chẳng khác gì mandala. Vì sao vậy? Vì tâm thức và mandala là một. (Trích Đại Nhật Kinh, Taisho 18:41) Đây là một khẳng định sâu sắc nhất và mạnh mẽ nhất về ý nghĩa mandala vậy.