Tùng Tán Can Bố có cống hiến gì cho Phật giáo Tây Tạng?

Cống hiến chủ yếu nhất của Tùng Tán Can Bố đối với Phật giáo Tạng truyền là:

Thứ nhất, sáng chế ra Tạng văn; thứ hai, phiên dịch hệ thống kinh điển Quán Thế Âm, dẫn dắt thúc đẩy tôn sùng Phật giáo; thứ ba, chế định 16 điều pháp luật Thổ Phồn lấy Thập thiện giới của Phật giáo làm cơ sở.

Tùng Tán Can Đố cho rằng, phải từ nội tâm chế ngự ngọn lửa thù hận, hóa chiến tranh thành hòa bình, ngoài tư tưởng ôm ấp lòng từ bi của Phật giáo Đại thừa, nhìn nhân dân bằng con mắt của mẹ hiển ra thì không còn phương pháp nào tốt hơn. Vì thế Tùng Tán Can Bố với con mắt nhìn xa trông rộng đã lựa chọn sự từ bi của Quán Thế Âm để giáo hóa, khiến cho nhân dân xứ tuyết học tập lòng từ bi của Quán Thế Âm vì lợi ích tỉnh thần của chúng sinh để tiêu trừ thù hận, không tranh giành với thế tục, hóa khổ thành vui, nhất tâm tụng niệm “Lục tự chân ngôn” bao hàm triết lý vô cùng. Từ đó, Bồ Tát Quán Thế Âm đại từ đại bi đã trỏ thành đối tượng tỉnh thần thành thực, lương thiện, sùng kính của dân tộc Tạng. Đối với việc tiến nhập tư tưởng từ bi của Phật giáo Đại thừa, lấy Quán Thế Âm đại từ đại bi làm đối tượng tĩnh thần cho dân tộc Tạng, Tùng Tán Can Bố có vai trò mang tính quyết định, vì thế dân tộc Tạng đã xem Tùng Tán Can Bố là hóa thân của Bề Tát Quán Thế Âm nghìn tay nghìn mắt đại bừ đại bi, cứu khổ cứu , nạn, hóa độ chúng sinh.

Tùng Tán Can Bố là Tán Phổ (vua Tạng) nổi tiếng trong lịch sử Tây Tạng, Tùng Tán Can Bố là Tán Phổ đời thứ 32 của Thổ Phồn, trong thời gian tại vị đã thống nhất Thổ Phồn, sáng chế ra văn tự, ra sức hoằng dương Phật giáo tại Tây Tạng, được tôn phụng là pháp vương hóa thân của Bồ Tát Quán Thế Âm.

Trích từ 1000 Vấn đề về Mật Tông
Tham khảo những mẫu Pháp Khí Mật Tông tại https://phatlinh.vn/phap-khi-mat-tong/21