Công chúa Văn Thành nhập Tạng có ảnh hưởng gì tới Phật giáo Tây Tạng?

Hơn 1300 năm trước, công chúa Văn Thành triểu Đường đã rời đô thành Trường An phồn hoa, đi về phía Tây khoảng 3000 km, trải qua muôn vàn nguy hiểm, đến cao nguyên xứ tuyết, thành thân với vua Thổ Phồn là Tùng Tán Can Bố. Theo Phổ Phồn Vương triều thế tập mình giám, công chúa Văn Thành khi vào Tạng có đội quân lính theo hầu vẫn vô cùng hùng hậu, bồi giá (của hồi môn) của Đường Thái Tông cũng khá hậu hĩnh. Có tượng Phật Thích Ca 8 tuổi, các loại châu báu, vàng ngọc, 360 quyển kinh, các vật trang sức bằng vàng ngọc. Còn có các loại lụa là gấm vóc đầy hoa văn, 300 loại kinh điển chiêm bốc, 100 phương thuốc trị bệnh, bốn loại luận trước y học, 5 loại phép chấn đoán, 6 loại công cự trị liệu và còn vô số ngũ cốc và hạt giống.

Công chúa Văn Thành là một tín đồ Phật giáo thuần thành, đã mang theo thấp, kinh và tượng Phật vào Tây Tạng, xây dựng chùa Đại Chiêu. Sau đó lại xây dựng chùa Tiểu Chiêu. Từ đó, Phật giáo dần dần được lưu truyền tại Tây Tạng. Công chúa Văn Thành còn lần lượt đặt tên cho những ngọn núi xung quanh Lạp Tát bằng tên 8 loại bảo vật là Diệu Liên (hoa sen quý), Bảo Tản (lọng quý), Hữu Toàn Hãi Loa (ốc biển xoáy phải), Kim.

Cương, Thắng Lợi tràng (cờ thắng lợi), Bảo Bình (bình quý), Kim Ngư (cá vàng), những ngọn núi này đến nay vẫn còn tồn tại. Còn thân tượng Phật Thích Ca Mâu Ni 8 tuổi trong chùa Đại Chiêu thì được xem là báu vật vô thượng, đến nay trở thành đối tượng tất phải triều bái khi đến Lạp Tát.

Trích từ 1000 vấn đề về Mật Tông
Tham Khảo những mẫu Pháp Khí Mật Tông tại: https://phatlinh.vn/phap-khi-mat-tong/21