Phật giáo Tây Tạng vì sao lại phân thành thời kỳ Hoằng Dương trước và thời kỳ Hoằng Dương sau?

Thời kỳ hoằng dương trước và thời kỳ hoằng dương sau của Phật giáo Tạng truyền là hai giai đoạn trong quá trình phát triển ở Tây Tạng. Thời kỳ hoằng dương trước bắt đầu từ thời Tạng vương Tùng Tán Can Bố, trải qua vương triểu Xích Tùng Đức Tán đến trước thời Lãng Đạt Mã diệt Phật. Phật giáo Tạng truyền của thời kỳ hoằng dương trước cơ bản đều thuộc kinh điển phiên dịch, kiến lập nền tảng Phật pháp, các giáo pháp Đại, Tiểu, Hiển, Mật của Phật giáo cũng tương đối hoàn bị. Dưới sự chỉ đạo của kiến giải Trung quán Hiển giáo, học tập Mật pháp Đại viên mãn làm chủ.

Từ sau năm 841 với sự kiện Lãng Đạt Mã diệt Phật, ngoài số ít Mật pháp bí mật truyền thừa trong dân gian, đại bộ phận Phật giáo cơ hồ như đã tuyệt diệt, kéo dài trong gần một thế kỹ. Sau các dịch sư Tây Tạng đua nhau đến Ấn Độ cầu pháp về Tây Tạng, như các dịch sư lớn Mã Nhĩ Ba (Marpa), Trác Di (Drogm)... Vào năm 1242, Tạng Vương đã ra sức nghênh thỉnh tôn giả A Để Hiệp nhập Tạng, Phật pháp mới hoàn toàn khôi phục. Trong thời gian này, các giáo phái tại Tây Tạng hưng khởi như măng trúc sau mưa xuân, Phật giáo tại Tây Tạng thể hiện sức sống mãnh liệt. Giai đoạn thứ hai là giai đoạn phát triển, tức sau khi Tông Khách Ba sáng lập phái Cách Lỗ. Trong thời gian gần 600 năm, Phật giáo Tạng truyền đạt đến đỉnh cao của sự phát triển và hoàn thiện, các học thuyết đều được giảng giải đạt đến mức tinh thâm vi diệu.
Trích 1000 vấn đề Mật Tông
Tham khảo những mẫu Pháp Khí Mật Tông tại Phật Linh