Bản giáo và phật giáo tạng truyền có đặc điểm tương tự, vậy giáo nghĩa tự thân của nó có đặc điểm gì?

Bản giáo là tông giáo bản địa cổ xưa của Tây Tạng, còn gọi là “Bản ba giáo”, tương tự với Phật giáo Tạng truyền truyền nhập vào sau này, giáo nghĩa của nó có những đặc điểm sau đây:

1. Tín ngưỡng phiếm linh: Nhìn từ nội dung, Bản giáo tín ngưỡng vạn vật đều có linh hồn, đối tượng sùng bái bao gồm các sự vật tự nhiên như trời, đất, mặt trời mặt trăng, sao, sấm chớp, băng tuyết, sông núi, cây cối, cầm thú... Có thể nói đây là hình thức tín ngưỡng phiếm linh của vùng đất Tây Tạng.

2. Nhận thức thế giới: Bản giáo nguyên thủy chia thế giới thành ba bộ phận, tức trời, đất và dưới lòng đất. Tên thần trên trời gọi là “Tán”, thần dưới đất gọi là “Niên”, thần dưới lòng đất gọi là “Lỗ”, tức là “hình tượng con Rồng” mà chúng ta thường nói đến. Bệnh tật mà con người gặp phải gọi là “Long thần”. Tai họa tự nhiên mà con người gặp phải gọi là “Niệm thần”.

3. Sùng bái thiên thần: Thiên thần chiếm địa vị quan trọng trong Bản giáo. Bản giáo cho rằng, trong lòng đất có 9 tầng, trời cũng có 9 tầng. Từ khi có thuyết có liên quan đến 9 tầng trời, trời lại phát triển thành 13 tầng. Trái ngược với quan niệm văn hóa của Cơ Đốc giáo phương Tây, “con số 13” trong Bản giáo được xem là một chữ số cát tường.

4. Hoạt động đoàn thể: Hoạt động của Bản giáo chủ yếu tiến hành thông qua vu sư (thầy cúng). Vu sư có danh vọng và địa vị rất cao trong xã hội. Sau đó, Phật giáo truyền đến Tây Tạng, vua Thổ Phổn tín theo Phật giáo, Bản giáo dần dần bị hạn chế. Bản giáo cảm thấy nhược điểm của mình cũng dần diễn biến theo phương hướng mô phỏng theo Phật giáo.

Trích 1000 vấn đề về Mật Tông
Tham khảo thêm Pháp khí mật tông tại https://phatlinh.vn/phap-khi-mat-tong/21