Phật giáo Tạng Truyền và Phật Giáo Hán Truyền có những khác biệt nào?
Học giả Tây Tạng nổi tiếng Đa Thức Nhân Ba Thiết cho rằng, Phật giáo Tạng truyền và Phật giáo Hán truyền đều là Phật giáo, vì thế đều có đặc điểm chung của Phật giáo. Cũng đều thuộc Phật giáo Đại thừa, như tâm Bồ đề lấy lợi ích cho chúng sinh làm mục đích, lần lượt thụ Giải thoát giới và Bồ Tát giới, dùng Lục độ tu tư lương phúc tuệ, thành tựu hai thân Sắc, Pháp của Phật Đà, lấy Vô nhị chính kiến (không phân biệt) để phá chướng, truy cầu Niết bàn bất trụ nhị biên (trung đạo) của Phật giáo Tiểu thừa.
Long Thụ còn gọi là Long Mãnh, người Nam Ấn Độ, là một trong 84 vị đại thành tựu của Ấn Độ thời sơ kỳ, được tôn là một trong “nhị thánh lục trang nghiêm" của Ấn Độ, người sáng lập phái Trung quán trong Phật giáo Đại thừa. Ngài học tập Mật pháp từ Tát Lạp Cáp, có giải thích tường tận về Tập mật, Phật giáo Tạng truyền tôn ngài là người khai sáng ra Mật giáo, có địa vị rất cao trong lịch sử Phật giáo. Các phái của Phật giáo Tạng truyền đều lấy Trung quán kiến của ngài làm chủ.
Nhưng giữa hai hệ phái cũng có đặc điểm khác nhau và những khác biệt nhỏ trong tương đồng lớn chủ yếu có mấy phương diện sau đây:
1. Phật giáo Tạng truyền là hai phái Hiển giáo Ba La Mật Đa và Mật giáo Kim Cương thừa hợp hai làm một, còn Phật giáo Hán truyền là Hiển giáo Đại thừa. Đời Đường tuy đã chọn một số Mật kinh, nhưng đều thuộc Hạ bộ mật, hơn nữa đã sớm tuyệt truyền.
2. Các bộ phái của Phật giáo Tạng truyền đều lấy Trung quán của Long Thụ làm chủ, tuy các phái có lý giải đối với giáo nghĩa Trung quán Nhị đế có rất nhiều sai biệt, nhưng không có người nào nhìn từ góc độ Duy thức. Nghiên cứu Duy thức chỉ là từ mặt trái để nhận thức Trung quán kiến, đại sư Đường Huyền Trang đề xuất tông môn Duy thức, vì thế đã hoằng hương pháp tướng Duy thức học ở Đông thổ, có ảnh hưởng rất lớn đối với Phật giáo Hán truyền từ đời Đường về sau.
3. Phật giáo Tạng truyền và Phật giáo Hán truyền, do mỗi hệ phái đều có lịch sử văn hóa, môi trường tự nhiên và điều kiện sinh tổn, phong tục tập quán của tín chúng khác nhau, cho nên nhiều phương diện nội hàm văn hóa 'như ẩm thực cư trú, điển chương chế độ, phong cách tạo hình của tháp điện tượng Phật, tín ngưỡng tập tục, tố chất tâm lý của tín chúng... đã hình thành nên các đặc điểm khác nhau thuộc mỗi hệ phái.
Trích từ 1000 Vấn đề về Mật Tông
Xem thêm: Pháp khí Mật Tông tại https://phatlinh.vn/phap-khi-mat-tong/21