Trang 1 trong 3 123 Cuối cùngCuối cùng
kết quả từ 1 tới 20 trên 42

Ðề tài: Cư Sĩ Luận

  1. #1

    Lightbulb Cư Sĩ Luận

    Con đường Phật đang đi
    - Hỏi: Nhân sinh, khổ đau, sinh, tử - luân hồi vì đâu mà có?
    - Đáp: Do chúng sinh nằm trong Trời, đất, tất cả các điều trên đều là quy luật, lẽ vận hành của Trời – Đất; vũ trụ. Tự nhiên con người cũng chịu các quy luật trên chi phối.

    - Hỏi: Làm sao để không bị các quy luật trên chi phối, thoát ra khỏi sinh tử luân Hồi?
    - Đáp: để giải một bài toán ta cần các yếu tố:
    + Hiểu đề bài: Hiểu các khái niệm toán học, kiến thức toán học, không bị giải sai đề.
    + Có phương pháp giải đúng, tìm ra phương án tối ưu đỡ mất thời gian làm bài.
    Để không bị các quy luật trên chi phối, thì ta cần hiểu các “ khái niệm cơ bản”, kiến thức về Trời đất, vũ trụ; các quy luật vận hành và tìm ra phương án tối ưu để vượt ra ngoài các sự chi phối.

    1. Thể đạo: Theo Lão Tử
    Hữu vật hỗn thành, tiên thiên địa sinh. Tịch hề liêu hề, độc lập nhi bất cải, chu hành nhi bất đãi, khả dĩ vi thiên địa mẫu. Ngô bất tri kì danh, tự chi viết đạo
    Theo Lão tử: Tạm gọi khái niệm “Đạo” : là cái có trước Thiên Địa tạo nên các quy luật vận hành thiên địa, tự nhiên, nhân sinh. Do đó hiểu đạo, đạt được Đạo, vượt qua quy luật của Trời Đất, Tự nhiên là có thể không bị các quy luật trên chi phối.

    2. Vậy làm sao để có thể đạt được Đạo?
    Cũng theo Lão Tử
    Đạo khả đạo phi hằng đạo.Danh khả danh phi hằng danh. Vô danh thiên địa chi thủy; Hữu danh vạn vật chi mẫu.Cố,Thường “vô” dục dĩ quan kì diệu;Thường “ hữu” dục dĩ quan kì kiếu. Thử lưỡng giả, đồng xuất nhi dị danh, đồng vị chi huyền. Huyền chi hựu huyền, chúng diệu chi môn.
    Đạo – Là cái Nhất có trước sau đó phân làm hai : (Hữu + Vô). Cũng theo quan điểm trên, hai cái Hữu và Vô này cùng xuất hiện là cánh cửa của mọi chúng diệu. Do đó bài toán đã có một phương pháp giải đó là giải phương trình:
    Đạo = Hữu + Vô ( Chân Vô + Chí Hữu = Đạo)

    3. Khái niệm Vô, Chân Vô
    Đạo là cái Không thể khái niệm, không thể diễn tả, ta đang cần giải, do đó ta bắt đầu giải từ các khái niệm Chân Vô & Chí Hữu:
    - Vô là gì? Vô là cái không, cái vô hình, cái mà vẫn tiềm ẩn hiện hữu xung quanh mọi sự vật hiện tượng đang sống: từ cái dễ nhận biết như Không gian bên trong căn phòng, bên trong quả bóng, bên trong cái cốc; Đến cái khó nhận biết như người đứng sau màn điều khiển một tập đoàn, tâm tư của Mozart khi viết lên bản nhạc không lời Beethoven…..
    - Đây là những cái Vô dễ nhận thấy nhất, là cái Vô Hậu Thiên, sinh ra sau này; ta truy ngược về thời điểm cái Vô mới được tách ra từ Đạo, tạm gọi nó là “Chân Vô” Chân Vô là gì? Là cái không thể diễn tả được bằng lời, mà phải ngộ bằng Tâm, là tánh Không hiện hữu trong mỗi sự vật hiện tượng, cái Không - bao trùm trời đất vũ trụ, từ cái rộng lớn vô biên vô hạn, đến cái nhỏ nhất không thể phân chia, đều tồn tại cái Không này.

    4. Khái niệm: “Hữu”, “ Chí Hữu”
    - Hữu là cái mà vẫn hiện hữu thường ngày với chúng ta, là những cái dễ nhận biết nhất, những đồ dùng, vật dụng, thân xác ta, con vật, Trời, Đất, vũ trụ… Những cái hữu hình, hoặc những cái mà mắt thường không nhận thấy mà vẫn có thể dùng các giác quan, ý thức, những phương tiện máy móc để cảm nhận, tiếp xúc tới như: các hạt siêu nhỏ : phân tử, nguyên tử; đáp án về cân nặng của một hòn núi….
    - Chí Hữu? Cái Hữu nào mà to nhất, bao trùm Trời, Đất; không bị giới hạn bởi thời gian, không gian? Đó là cái Tình, Chí Tình chính là Chí Hữu
    - Tình không nhìn thấy, không sờ được nhưng vẫn hiện hữu khắp mọi nơi bất kể thời gian, không gian nào? Sao Tình lại đứng trên cái Hữu khác đây? Bạn đã nghe qua Sử tình Ngưu Lang – Chức Nữ chưa? Nghe qua các câu chuyện bao vị thần tiên phải đọa trần gian cũng bởi không dứt được chữ Tình chưa?
    - Đấy vẫn là nằm trong Tiểu Tình: Tình yêu, tình cảm gia đình, tình bạn, tình hữu nghị; phản bổn về đến cái Tình cao nhất, Chí Tình – Chí Hữu đó là tâm Từ Bi – Tình thương chúng sinh, thương muôn loài. Đây là Chí Tình trường tồn, to lớn rộng khắp vô lượng.

    5. Áp dụng phương án giải, các khái niệm trên vào giải bài toán:
    Chân Vô + Chí Hữu = ????


    - Quay về bài toán ban đầu? Làm sao ta thoát khỏi các quy luật cuộc sống, quy luật sinh tử luân hồi? Tại đây rõ ràng phải quay về nói về cái Ta, cái tôi, chính bản thân mình, cái Tự Tánh của mình:
    - Làm sao ta đạt được cái “Chân Vô” ?
    ‘Chân Vô” không thể dùng các giác quan Thính giác, vị giác, thị giác, khứu giác, xúc giác, ý thức, trí tuệ hay các phương tiện, máy móc vật chất để tiếp xúc, nắm bắt được. Mà cái “Chân Vô” là phải dùng cái “GIÁC”, Trí huệ Bát Nhã để“ NGỘ”.
    - Để cái Chân Vô lộ ra ta phải tạm lìa Hữu, phải trụ vào tánh Không, phải tìm cái Vô Tướng của chính Bổn Tánh của Mình.
    - Lìa Hữu: Xa rời những cái Hữu – Các giác quan, sự ham muốn, vật chất, ý thức. Luôn để tâm quay về với tự tánh của mình, không bám chấp lên sự vật hiện tượng bên ngoài Trụ trong Trung Đạo, sống với tâm không phân biệt của nhị nguyên ( cái 2 mặt) : thiện ác, giàu nghèo, sang hèn, dài ngắn, cao thấp trong đục, khen chê….. Tâm bất biến, không dao động với mọi hoàn cảnh, ấy là ta hợp Vô, Ngộ bổn tánh ta vốn VÔ TƯỚNG, hợp với CHÂN KHÔNG – CHÂN VÔ, bổn nguyên của vũ trụ. Hợp (hòa hợp, cộng hưởng) cái Vô Tướng, Chân Vô của ta, với cái Chân Vô có sẵn của Đạo hòa hai làm một – Nhất, hợp với Đạo.
    - Làm sao ta đạt được cái “Chí Hữu” ?
    Hành thiện, tích đức, bố thí, cúng dường, luôn lấy Tâm Từ Bi để đối đãi chúng sinh, muôn loài. Ngược với Chân Vô: Chân Vô: Tâm luôn nhất nhất quay về bổn tánh rời xa bám chấp bên ngoài. Chí Hữu - Tâm Từ Bi luôn luôn hướng về phía chúng sinh, rộng khắp, hợp (hòa hợp, cộng hưởng) với Tâm Từ Bi của Phật, Đạo.
    Nên nhớ, Chân VÔ & Chí Hữu vốn bắt đầu từ một cội, không lìa nhau, luôn tồn tại với nhau, vì để chúng ta dễ hiểu ( với tâm nhị nguyên) nên phân biệt ra 2 khía cạnh để Tu, hành. Thực chất, Hữu – Vô cùng 1 – Nhất thể không lìa.


    - Đến đây các bạn đã có thể tự trả lời được các câu hỏi hồ nghi chưa?
    + Tại sao Đức Phật khuyên chúng ta giữ Trung Đạo, tâm không phân biệt thiện ác, lại cũng khuyên chúng sinh hành thiện tích đức?
    + Sao Lão Tử Ngộ Đạo rồi nhưng không đi truyền đạo, phổ độ chúng sinh như Đức Phật?
    + Sao Đức Phật lại siêu thoát Sinh Tử luân Hồi, vượt ngoài Tam Giới?
    + Trước khi Cha, Mẹ chưa sinh ra, Bản Lai Diện Mục của ta như thế nào?
    + Khi chưa có Trời, Đất, Ta là cái gì?
    + Ta là ai….
    ………………………
    Với tâm vô lượng từ bi Ta là chúng sinh, chúng sinh là ta, ta là tất cả, tất cả là ta, ta là Phật, Phật là Ta, Ta là Đạo, Đạo là Ta

    “ Nguyện đem Công Đức này
    Hướng về khắp tất cả
    Đệ tử và chúng sinh
    Đều trọn thành Phật, Đạo’
    Last edited by Viên Mộc; 30-06-2019 at 08:17 PM.

  2. #2

    Mặc định

    II. Bàn về pháp Tu giải thoát: Giới, Thiền định
    - Thế nào là Giới; Thế nào là Thiền định ?
    - Giới, Thiền định là Pháp môn Đức Phật trao truyền để cứu cánh chúng sanh đến bến bờ giải thoát. Nay ta dùng cách tiếp cận của bài viết này, để bàn về pháp môn này.
    - Đầu tiên, vì đây là Pháp giúp chúng sanh ngộ Tánh, nên để hiểu các khái niệm trong Pháp này, ta gói nhỏ tập hợp- tập xác định của bài toán lại nằm trong mảng Chân Vô, chỉ bàn về cái Vô, chính vì thế ta phải quy nhỏ tập hợp bài toán về cái càng nhỏ càng tốt, phản bổn tận cùng về cái Chân Vô. Do đó tập xác định bài toán bây giờ là:
    TXĐ= {tập hợp các phần tử nằm trong cái Ta, Chỉ có Ta, Tự ta, mình ta, Tâm ta, Tự Tâm, Tự Tánh... lìa ra bên ngoài}
    - Tiếp theo ta xây dựng các khái niệm Giới, Thiền định nằm trong tập TXĐ
    - Giới: là các quy tắc, quy định do ta đặt ra cho chính ta nhằm giới hạn lại cái tâm của ta sao cho nằm trong TXĐ, nghĩa là lìa ra bên ngoài, thời thời khắc khắc tâm ta luôn phản bổn về lại với cái tự tánh không rời ra bên ngoài thân mình, không bám chấp vào bất kỳ sự vật hiện tượng nào xung quanh, tác động với ta qua các giác quan, Tai, mũi, lưỡi, thân, ý.... Thời thời khắc khắc giữ cho Tâm ta chỉ biết có ta tồn tại, không có yêu, thương, nóng giận, khen chê... với các đối tượng bên ngoài. Ấy là Pháp giữ Giới
    - Pháp tọa thiền: Công phu tọa thiền bắt đầu bằng việc ngồi xếp bằng đấy là cái mà ai cũng biết, nay ta sẽ nói Pháp Tọa Thiền trong TXĐ.
    - Ngồi (Tọa) tức là "Ở lại, cư lưu, đình lưu.", không còn đứng hay đi lại nơi khác. quy chiếu về TXĐ thì Ngồi tức là an trú Tâm ta lại 1 chỗ, thôi dừng đứng dậy quan tâm đến các vấn đề bền ngoài ta
    - Xếp bằng: nghĩa là giữ tâm cân bằng, không phân biệt tốt xấu, thiện ác, phái trái, trên dưới, dài ngắn, giàu nghèo... nữa.
    Hay nói cách khác, " Ngồi xếp bằng: là hành tâm theo lý Trung Đạo, không còn tâm phân biệt)

    - Định: Khì " Thiền sâu thì nhập định" nghĩa là khi tâm không còn giao động phân biệt, khi ấy tâm sẽ được yên tĩnh, phản nguyên về bổn tánh hợp với Phật tánh. Khi đó Định sẽ sinh tuệ đơn giản bởi vì bổ tánh hợp với Phật tánh, vốn có Trí Huệ Bát Nhã của Phật.


    - Thiền theo dõi hơi thở: Tức là theo dõi qua trình ra vào trao đổi giữa thân ta với thế giới bên ngoài. Mỗi một hơi hít vào là tâm ta đón nhận một luồng tâm thức, thở ra là tâm ta gửi lại thế giới bên ngoài ta một luồng tâm thức.
    Ta chỉ dõi theo hơi thở mà không điều khiển hơi thở tức là theo dõi từng luồng tâm thức ra vào mà không mang tâm đi quản, điều khiển nó, không bị sự giao tiếp ra vào này làm dao động bổn tâm đang định.
    - Khi xả thiền Hít thở 3 hơi dài và hồi hướng chúng sinh: đó ta ta hít vào ( hấp thu, tiếp nhận ) cái tâm ô trọc của chúng sinh, đem cơ thể thanh lọc, đồng thời mang tâm bồ đề tu hành được hồi hướng trả lại cho chúng sinh giúp chúng sinh cũng hưởng được Phật tâm bao phủ mà giác ngộ.
    Ấy là ta đang độ chúng sinh trong từng hơi thở. Hơi thở là "tức" hay nói cách khác, Đức Phật độ hóa chúng sinh thời thời khắc khắc, tịnh hóa tùng luồng suy nghĩ ô trọc của chúng sinh thả ra bên ngoài


    - Trong Kinh Kim Cang có viết: " Ưng vô sở trụ, nhi sanh kỳ tâm". Chính là Tâm không còn có chỗ để trụ ( tâm không còn được ngồi 1 chỗ nữa) mà Tâm phải đứng dậy để dõi theo các sự việc xung quanh, tuy nhiên làm việc nào biết việc ấy, xong quên đi rồi thôi không để các sự việc bên ngoài ta quấy nhiễu thân ta, lúc ấy sẽ sanh " kỳ tâm" chính là tự tánh, tâm Phật
    Last edited by Viên Mộc; 30-06-2019 at 09:34 PM.

  3. #3

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi budsas90 Xem Bài Gởi
    Tại sao thời đức Phật còn tại thế thì rất nhiều đệ tử của Phật chứng thánh quả . Thời đó người xuất gia chứng A La Hán rất nhiều , tại gia cũng dễ chứng Tu Đà Hoàn . Còn từ sau khi Phật nhập diệt rất ít đệ tử của ngài chứng quả , trong lịch sử chỉ ghi nhận trường hợp ngài A Nan chứng A La Hán rồi tập kết kinh điển . Còn lại không thấy nhắc đến đệ tử nào khác chứng đắc sau Phật nhập diệt ?

    Xin các quý huynh đệ giải đáp thắc mắc của tôi !
    Khí tức: là phàm nhân hít thở bằng mũi. Thánh nhân thở bằng tâm tức là Tâm tức.
    - Hít vào: Hấp thu, tiếp nhận các luồng tâm thức của thế gian ( ô trọc, tham lam, sân hận... )
    - Thở ra: là Hồi hướng lại cho chúng sinh tâm thức an lạc, thanh tịnh- Bồ đề tâm. Giống như cây cối thanh lọc không khí tạo cho con người môi trường trong sạch để sống, Tâm bồ đề của ngài thanh lọc tạo ra Tâm tràng thanh tịnh, giúp độ hóa tâm ô trọc tâm thức thế nhân trong vô hình.
    - Khi Đức Phật ra khỏi tam giới. Tam giới chỉ con lại Thiên Địa Tâm tức- Tạm gọi là Đạo Tức. Đó là nhịp thở của Đạo, luân chuyển Đạo đi khắp nơi, để cho Nhân- quả xoay chuyển, sinh tử luân hồi mà vận hành. Đạo tức này hành theo vô vi như Lão tử nói: "Thiên địa bất nhân dĩ vạn vật vi sô cẩu".
    - Tâm ô trọc của chúng sinh vì thế ko có ai tịnh hóa, càng ngày càng ô trọc, tràn khắp vũ trụ

  4. #4

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi congiolamientay Xem Bài Gởi
    Người có trí tuệ là người có khả năng phân biệt được THẬT và GIẢ

    Thật là thật mà giả là giả.

    Đã là thật thì ko phải giả, mà đã là giả thì ko phải thật.

    Vậy xin hỏi người có trí tuệ rằng? giữa Thật và giả có tồn tại một thứ gì đó:

    - Vừa là thật mà cũng vừa là giả.

    - Vừa không phải thật mà cũng vừa không phải giả.

    Nếu người biết được thì hẵn là người có trí tuệ..... ??????????????????????
    Thật - Giả là do hành giả còn có tâm phân biệt ra có thật coa giả, không thật, không giả, lại không thật cũng không giả- vừa thật vừa giả.
    Khi hành giả không còn tâm phân biệt, thì mối nghi này tự hết.

  5. #5

    Mặc định

    Tất cả là mộng mà chẳng phải mộng, cũng chẳng phải chẳng mộng. Là thực mà chẳng phải thực cũng chẳng phải chẳng thực. Lìa Mộng, Lìa thực, lìa hữu lìa vô, chẳng hư, chẳng thực, chẳng hữu cũng chẳng vô.
    Chỉ còn lại cái tâm vững bền.

    Gate Gate ..... ParasamGate .... .

    Vượt qua, vượt qua, ... hoàn toàn vượt qua, ... .
    Last edited by Viên Mộc; 01-07-2019 at 06:15 PM.

  6. #6

    Mặc định

    Độ Tâm Ma:
    - Tâm Ma: là những chướng ngại có sẵn, hoặc là do các ác niệm từ các kiếp, hoặc từ các cõi khác tác động đến nhằm phá hoại tâm định của hành giả.
    - Người thường chưa qua tu hành, chưa độ được tâm ma thì ai cũng có, nhưng ẩn mà không hiện nên người ta không nhận ra được tâm ma của mình tồn tại.
    - Tâm cảnh của hành giả tinh tấn có định lực nhất định thì bắt đầu bị tâm ma quấy phá cản trở hành giả tu hành.
    - Trong kinh Thủ Lăng nghiêm, Đức Thế Tôn nói: “Ông sẽ bị quấy nhiễu bởi một loại ma từ ngũ ấm của ông, hoặc là ma từ cõi trờì, hoặc mắc quỷ, thần, hoặc gặp ly, mỵ. Nếu tâm không sáng suốt, ông sẽ nhận lầm kẻ giặc là con.”
    - Tâm ma ban đầu xuất hiện khi mà cơ thể gặp trạng thái nửa tỉnh nửa mê như khi ngồi thiền hoặc khi bắt đầu đi ngủ hoặc tỉnh lại rồi ngủ tiếp...
    Đó là các cảnh gần giống với cuộc sống hiện tại, nhưng Ma cảnh ở cấp độ thấp ta có thể dễ phát hiện ra các điểm khác biệt sai lệch với thực tế nhất định như về thời gian, vật chất, không gian....Để biết rằng đây không phải thực tế. Tuy nhiên do tâm chưa vững nên nhiều người vẫn bị những ảo cảnh này dẫn dắt không vượt qua được. Ở cấp thấp, Chưa vượt qua được thì vẫn tỉnh lại, rồi cho rằng thật nảy sinh sợ hãi, làm mất đi cái tâm định, nếu vẫn tích cực tu tập định lực thì vẫn gặp lại Tâm Ma cản đường.
    - Tổ huệ khả vì không tự vượt qua được tâm ma nên tâm lúc nào cũng bất an, phải tìm đến sư tổ Đạt Ma nhờ ngài an tâm cho.
    - Sư tổ mới bảo : ngươi đưa tâm ra đây ta an tâm cho
    - Bẩm con không tìm thấy tâm
    - Ta đã an tâm cho con rồi.
    Đây cũng là cách để hành giả vượt qua tâm ma của mình. Tâm vốn không thật, Tàm Ma lại càng không thật, Ngộ được Tâm Vô Tướng thì ko bị bám chấp vào bất cứ ngoại cảnh nào, Ma chướng tự mất.
    Tâm Ma được độ, tâm cảnh hành gủa vươn tới một tầm cao hơn.

  7. #7

    Mặc định

    Trong toán học có 1 điều thú vị. "Suy ra" (=>) và "Tương đương" (<=>).

    Đúng: X > 0 => |X| > 0

    Sai: |X| > 0 => X > 0

    Ý nghĩa 1 chiều và 2 chiều. Ví dụ như "Bầu trời thì màu xanh" nhưng "màu xanh chưa chắc là bầu trời".

    Đạo khả đạo phi hằng đạo.Danh khả danh phi hằng danh. Vô danh thiên địa chi thủy; Hữu danh vạn vật chi mẫu.Cố,Thường “vô” dục dĩ quan kì diệu;Thường “ hữu” dục dĩ quan kì kiếu. Thử lưỡng giả, đồng xuất nhi dị danh, đồng vị chi huyền. Huyền chi hựu huyền, chúng diệu chi môn.
    Đạo – Là cái Nhất có trước sau đó phân làm hai : (Hữu + Vô). Cũng theo quan điểm trên, hai cái Hữu và Vô này cùng xuất hiện là cánh cửa của mọi chúng diệu. Do đó bài toán đã có một phương pháp giải đó là giải phương trình:
    Đạo = Hữu + Vô ( Chân Vô + Chí Hữu = Đạo)
    Ở đây, sự diễn giải chưa sát nghĩa. Đoạn trích dẫn (Đạo Đức Kinh) trên không có câu nào ý nghĩa tương đương "Đạo sanh hữu, vô". Lập luận như vậy là thiếu luận cứ.

    Có câu: Vô Cực sanh Thái Cực. Thái cực sanh Lưỡng nghi.v..v..

    Cũng không có đề cập Đạo sanh Hữu, Vô.

    Cho nên phương trình Đạo = Hữu + Vô cần phải xem lại.

    * Thậm chí, cho dù Đạo sanh Hữu, Vô. Liệu (chiều ngược lại) Hữu + Vô có sanh Đạo?

    - Trong Kinh Kim Cang có viết: " Ưng vô sở trụ, nhi sanh kỳ tâm". Chính là Tâm không còn có chỗ để trụ ( tâm không còn được ngồi 1 chỗ nữa) mà Tâm phải đứng dậy để dõi theo các sự việc xung quanh, tuy nhiên làm việc nào biết việc ấy, xong quên đi rồi thôi không để các sự việc bên ngoài ta quấy nhiễu thân ta, lúc ấy sẽ sanh " kỳ tâm" chính là tự tánh, tâm Phật
    Thật sự là như vậy?
    Cư trần lạc đạo

  8. #8

    Mặc định

    @Itdepx: Bạn nói đúng, các lập luận trên mình cũng nhìn ra có rất nhiều thiếu xót, mình vẫn đang bổ đạo tâm của mình nên chân thành cám ơn ý kiến của b.
    Theo mình biết thế giới nhị nguyên chúng ta đang sống luôn tồn tại 2 mặt trong cùng 1 sự vật, vấn đề... Mà không thể tìm ra sự vật hiện tượng nào tồn tại ở trạng thái chỉ có vô rốt ráo hoặc chỉ hữu rốt ráo. (Nếu mà có chắc phải ngoài vũ trụ này, không phải từ đạo sinh ra- và nó ko gần cái mà mình cần quan tâm là cái thực tại này nên mình coi như không có).
    Và con người chúng ta đang sống vẫn luôn tồn tại cùng 2 mặt Hữu Vô hiện hữu. Không tách rời, phân biệt ra làm 2 cũng chỉ để dễ dàng bíc tách vấn đề trong những trường hợp nhất định.
    Chân Vô + Chí Hữu nó không thể = đạo, mà nó là tiệm cận gần nhất để mình có thể tại đó thực hiện bước nhảy lượng tử tới cái mà không nằm trong cái phương trình này có thể diễn tả. Mà bước nhảy này cần phải có một chất xúc tác là NGỘ.
    thực ra cho đến hôm nay thì tâm cảnh mình khác rất nhiều so với 2 hôm trước, nó là cái mênh mông tịch tịnh, nà mình càng cố dùng các khái niệm, các phương trình để minh họa nó càng làm cho nó mất đi sự trọn vẹn vốn có.
    Có lẽ vẫn là cần quay về an trú, tìm ra cánh cổng bên trong chính mình vẫn là tốt hơn.

  9. #9

    Mặc định

    III. Phần 3+4 : Bài Viết sau cùng trong chuyên mục Cư Sĩ Luận.
    Viên Mộc viết tiếp phần này là để nói đôi lời về cái mà không thể nói, cái mà không thể nghĩ lường, 1 gợi ý để vượt Hữu - Vô.

    Chúng ta tìm thấy chút gợi ý Trong Kinh Kim Cang, Phật thuyết:
    Lại nữa Tu-bồ-đề, Bồ-tát đối với pháp nên không có chỗ trụ mà làm việc bố thí, gọi là chẳng trụ nơi sắc để bố thí, chẳng trụ thanh hương vị xúc pháp để bố thí. Này Tu-bồ-đề, Bồ-tát nên như thế mà bố thí, chẳng trụ nơi tướng. Vì cớ sao? Nếu Bồ-tát bố thí chẳng trụ tướng thì phước đức không thể nghĩ lường.

    Đây là Đức vật đang lấy ví dụ về một cái không thể nghĩ lường, ta đang tìm về cái không thể nghĩ lường thì cũng có thể dựa theo công thức trên để tìm về cái Tâm không thể nghĩ lường.
    Nghĩa là cái không thể nghĩ lường phải hội tụ các yếu tố:
    - Có hành động bố trí : Cho - nhận.
    - Đối tượng cho Tâm bất trụ, không trụ nơi sắc, chẳng trụ nơi Thanh, Hương, Vị Xúc, Pháp.
    Áp dụng công thức trên đối với việc tu hành,tìm đến cái không thể nghĩ lường trong tu hày ta cần phải thực hiện các yếu tố.
    - Có Việc thực hành Pháp ,Cho đi cái Tâm,thân mình có; Có sự tu luyện.
    - Đối tượng tu hành với tâm Bất trụ - Hành mà như không hành, tu mà như không tu, Thân lúc nào cũng hành pháp mà như vô pháp...
    Ấy thì có thể đạt đến sự không thể nghĩ lường của việc tu hành.

  10. #10

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Viên Mộc Xem Bài Gởi
    Tất cả là mộng mà chẳng phải mộng, cũng chẳng phải chẳng mộng. Là thực mà chẳng phải thực cũng chẳng phải chẳng thực. Lìa Mộng, Lìa thực, lìa hữu lìa vô, chẳng hư, chẳng thực, chẳng hữu cũng chẳng vô.
    Chỉ còn lại cái tâm vững bền.

    Gate Gate ..... ParasamGate .... .

    Vượt qua, vượt qua, ... hoàn toàn vượt qua, ... .
    Cái này không phải ai cũng viết được. Bạn chưa được như vậy mà viết là mang tội vọng ngữ...
    Bạn có còn phải ăn cơm, ngủ nghỉ, người ta chửi bạn, đánh bạn , bạn có nổi sân không ? Nói như vậy chỉ có các tổ sư thực Chứng như Tổ Đạt Ma, Tổ Huệ năng hay như Ngài Tuyên Hoá mới đủ tư cách nói...
    Thầy Pháp Cao Tay Ấn ...

  11. #11

    Mặc định

    Mộng - Thực
    Cố nhân nói: Nhân sinh như Mộng
    Tích Trang Chu nằm mộng thấy mình hóa bướm vui vẻ bay lượn, mà không biết mình là Chu nữa, rồi bỗng tỉnh dậy, ngạc nhiên thấy mình là Chu.
    Và tự đặt câu hỏi Không biết là Chu nằm mộng thấy hóa bướm hay là bướm mộng thấy hóa Chu.
    Trong Mộng của Chu là Thực của bướm, Mộng mà chẳng phải mộng. Trong thực của Chu là mộng của Bướm, Thực mà chằng phải thực.
    Là Hữu mà chẳng phải Hữu, là Vô mà chẳng phải vô.
    Ngẫm nhân sinh tất cả cũng chỉ như mộng huyễn, nhưng cũng chẳng phải là mộng huyễn.
    Vậy cái gì mà vừa là Hữu vừa là Vô, vừa là Mộng vừa là Thực dây? nói đơn giản hơn chút: cái gì mà vẫn mang được từ Thực vào Mộng, cũng mang được từ mộng vào thực.
    là cái Tánh.
    Người có những cái tham, sân, si, thiện, ác nằm mộng cũng mang những cái thói này vào trong giấc mộng, và ngược lại.
    Tâm còn trụ vào trong sự vật hiện tượng, thì cuộc đời cũng như mộng, theo vô minh, cảnh đổi mà dẫn dắt mình theo, không làm chủ được chính mình.
    Chỉ có cái tâm bất biến, không bám chấp " bất trụ" với mọi hoàn cảnh trong thực tại thì lúc nằm mộng cũng bất trụ mới thực là vững bền. Lúc đấy thì Mộng cũng như Thực, mà Thực cũng như mộng "không còn phân biệt". Ta mới là chính ta, làm chủ được chính mình.

  12. #12

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Viên Mộc Xem Bài Gởi
    Khí tức: là phàm nhân hít thở bằng mũi. Thánh nhân thở bằng tâm tức là Tâm tức.
    - Hít vào: Hấp thu, tiếp nhận các luồng tâm thức của thế gian ( ô trọc, tham lam, sân hận... )
    - Thở ra: là Hồi hướng lại cho chúng sinh tâm thức an lạc, thanh tịnh- Bồ đề tâm. Giống như cây cối thanh lọc không khí tạo cho con người môi trường trong sạch để sống, Tâm bồ đề của ngài thanh lọc tạo ra Tâm tràng thanh tịnh, giúp độ hóa tâm ô trọc tâm thức thế nhân trong vô hình.
    - Khi Đức Phật ra khỏi tam giới. Tam giới chỉ con lại Thiên Địa Tâm tức- Tạm gọi là Đạo Tức. Đó là nhịp thở của Đạo, luân chuyển Đạo đi khắp nơi, để cho Nhân- quả xoay chuyển, sinh tử luân hồi mà vận hành. Đạo tức này hành theo vô vi như Lão tử nói: "Thiên địa bất nhân dĩ vạn vật vi sô cẩu".
    - Tâm ô trọc của chúng sinh vì thế ko có ai tịnh hóa, càng ngày càng ô trọc, tràn khắp vũ trụ
    .................................................. .......................................
    Last edited by Thiên Việt; 04-07-2019 at 11:37 AM.

  13. #13

    Lightbulb

    Giá trị của những giấc mơ:
    Viên mộc kể với chư vị 1 câu chuyện, hôm nay một người bạn của Viên Mộc có kể cho Viên Mộc về giấc mơ đêm qua.
    "Người bạn này năm mơ thấy mình trở nên thành đạt, giàu sang, có địa vị, và gặp lại mối tình cũ của mình trước kia, người tình cũ này níu kéo tình cũ và bạn mình trả lời rằng tôi đã có gia đình rồi và rất hạnh phúc với gia đình mình đang có, cho dù có níu kéo thế nào tôi cũng không thay lòng".
    Sau khi kể xong giấc mơ người bạn này qauy sang hỏi Viên mộc : " Tôi đã làm chủ được giấc mơ của mình chưa?"
    - Viên Mộc thưa: "Tâm của bạn trong mơ như thế nào? có vui sướng không? có hả hê không.... ? Còn cảm thấy hả hê, thích chí, vui sướng vì mình hoàn thành 1 chấp niệm trước kia, ấy là vẫn trụ vào chấp niệm.
    Từ câu chuyện này ta cũng có thể thấy một giá trị thực của giấc mơ: Cảnh phàm trần vốn là chuỗi những sự trải nghiệm để mình rèn luyện tâm tính, tuy nhiên có những cảnh phàm nó không bao giờ sảy ra để mình được trải nghiệm mà chỉ có trong mơ mới thấy. Thì mình biết quý trọng mọi sự trải nghiệm cả trong thực lẫn mơ, ấy là mình đã tìm được giá trị của cuộc sống, và giá trị của giấc mơ. Nếu bảo Giấc mơ là Vô, thì giá trị này là Hữu.
    Nếu coi cuộc sống là Hữu , giấc mơ là Vô thì giá trị này là cái vững bền, nằm ngoài hữu vô mà cũng không rời hữu vô
    Last edited by Viên Mộc; 04-07-2019 at 12:01 PM.

  14. #14
    Nhất Đẳng Avatar của HoaTuLien
    Gia nhập
    Nov 2012
    Nơi cư ngụ
    ನೀ ಜಾಹಾಎ ಇನ್ದಿಅ ರ
    Bài gởi
    1,442

    Mặc định

    Viên mộc un những gì em hiễu đều là tướng Pháp do kiến thức.Luận như thế xa đạo Rơi vào Sự mê lầm raaz..Ngay từ câu đầu tiên em đã đi xa đạo un raaz.
    Nhung cau sau còn xa hòn rết nhều....
    Đạo là ko hình tướng ,hóa sanh ra vạn vật .
    Diệu Tâm tức chơn Tâm vậy raaz.Dạo là gốc từ đây mà hóa sanh ra Phật Thánh Tiên và muôn loài.
    Dạo gia gọi vô cực, Như lai gọi vô tuong Chơn tâm.
    Sanh hóa thìtheo Sinh diệt.Nhu lai là thễ tánh của Đạo tịch nhiên vô tuong.
    Phật là nguoi giac Ngộ ra đạo .Tiên Thánh cũng vậy.Vị Phật Thích Ca là bậc giác ngộ Thễ Tánh đạo và truyềncho cpn nguoi eaaz.

    Tỹ luận ko theobất kỳ tôn giáo nào mà em đã bik .Hay suy nghiệm .
    Con nguoi đau khổ ko phãi do quy luật vận hành Troi đất .Luận thế mê lầm raaz.
    Con nguoi đang sống trong Tánh tịch nhiên của,đạo..Nhưng Khác như lai.Chúng ta,sống là vọng tâm hư dối và nhiễm ô boi 6 cua lục căn.Tu đây mà mê trần cãnh .phát khoi Tham sân si mê chấp..Roi tạo ra nghiệp kế tiếp.dan dwn luân hồi raaz.
    Vì vậy Như lai dạy Tất cã chúng sanh đều đã niết bàn thành Phật ..nhưng Họ ko phát minh đuoc Đai trí hue.Mà chĩ mê đắm võng trân. Phật Tánh con nguoi và như lai đều là thễ tánh đạo .
    Con nguoi chĩ cần Định Tâm dut bo trần cãnh .Tham san si mê chấp.
    Vậy thì 6 căn mat taui luoi Thân ỳ kiachĩ là nhiệm vụ Thấy nghe hay biet.đo chinh la song voi Tánh.Trong ngoai đeu tinh lang nhu nhiên raaz.
    Bat ke em tu pháp j deu ko ngoai như thế.
    Khi tập nhu vậy thi Em lần lần Nhập định lien Phat tri huệ.Sâu lần Thễ nhập Thánh đạo.Mạng căn con nguoi Sinh già benh chet là lẽ tự nhiên.Nhưng làm saotrong thoi gian ngắn đó truoc khi hết kiep so.Em an trụ vào Tánh diệu minh đó như tỹ dạy thì sẽ khai ngộ Thễ tánh tịch nhiên của,đạo.thễ tánh tịch nhiên ko sinh diệt đó chính là Đại bát niết bàn vô sanh như lai.Thái huyền Thập huyền đạo lão.Nhừt điểm Hồng mông của Hồng Quân lão Tổ.Và Thập nhị Kim luân của Đạo mẫu .Đấng sáng thế voi Thần giáo.Tỹ cho em mot so nhận định này .Bye viên moc raaz
    Vi vay em Luận sai lầm và xa đạo raaz.Tỹ thuong em khuyên nhu thế bye viên mộc raaz
    ನೀಎ ಮಹ್ಹ ಖ್ಲ್ಲರ್ ಘರ್ ಹ್ಲೂವ ನ್ಮುಲ್ಲ್ ನೀ ಲಕ್

  15. #15
    Nhất Đẳng Avatar của HoaTuLien
    Gia nhập
    Nov 2012
    Nơi cư ngụ
    ನೀ ಜಾಹಾಎ ಇನ್ದಿಅ ರ
    Bài gởi
    1,442

    Mặc định

    Viên mốc un.Đạo không fãi bài toán Hữu +vô..
    .ko phãi chân vô +chí hữu đâu raaz.
    Đạo là sự sáng suot vô biên .Lặng yên mà hoá sanh .Sinh hóa thì có hình tuong .Có si h sẻ có diệt .Có diệt sẽ lại sinh.Con ngoi Khác cỏ cây sinh diệt trong tuần hoàn theo Tam nghiệp thân khẫu ý .Ý vọng làm trược nhiễm sinh vọng Tâm .Vọng tâm nhiễm ô dấy khoi từ hư không nơi diêu minh Phát ra cái Vọng thấy biết nghe .Bãn thân cái thấy biệt nghe là chơn .Là diệu là tịch nhin .Nhưng vọng theo Thấy bik nghe liền chấp.chấp lãi khỡi suy tư phân tích .So sánh.Liền phát khỡi cạm giác hoá ra buon vui yeu gian ghet mung lo so....Đem cam xuc de phán đoán moi su vật hiện tuong.nên goi vô Minh..đã vô minh liền gây nghiệp ...từ đây tạo ra vô so nghiep khác nhau.Các nghiệp này tạo ra 6 đuong lục đạo.Và các chung sanh cùng phận nghiệp thi Sanh 1 nơi.Tu đây có 6 luc đạo luân hồi .Oan gia trái chủ .Con giết cha.Vợ giết chồng.Gọi là biễn khỗ.Sinh ra đeu oán thù .bãn ngã.Ân oán vô tận..tỹ nói so luoc đễ viwmên mộc heu raaz.goc là Thấy biết phân biệt ko loi lầm .Nhưng sau đó Vọng Thấy bik nghe sanh Ra chấp .truớc.Đã chap thi so sanh tu duy Nhận thức Cãm xúc chi phối..Noi su hành đeu trong vôminh.Vô minh nối tiếp vô minh tạo raVô Vô minh chướng.Vô vô minh chướng sẽ Tiêu diệt hại nhau.Dẫn toi luan hoi Vay trã.Da vay trã lai Tạo oán thù .
    M.Mãi mãi ko ngung nghĩ raaz.
    Như lai vì vầy dạy Từ bi hỹ xã.Tu bi hy xa sẽ xoa bo Thù oan .Tâm an vui thi moi trỡ lại bãn nhiên tịch tịnh ..
    ನೀಎ ಮಹ್ಹ ಖ್ಲ್ಲರ್ ಘರ್ ಹ್ಲೂವ ನ್ಮುಲ್ಲ್ ನೀ ಲಕ್

  16. #16
    Nhị Đẳng Avatar của smc
    Gia nhập
    May 2012
    Nơi cư ngụ
    Tân Phú - Tp.Hồ Chí Minh
    Bài gởi
    2,223

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi HoaTuLien Xem Bài Gởi
    Viên mốc un.Đạo không fãi bài toán Hữu +vô..
    .ko phãi chân vô +chí hữu đâu raaz.
    Đạo là sự sáng suot vô biên .Lặng yên mà hoá sanh .Sinh hóa thì có hình tuong .Có si h sẻ có diệt .Có diệt sẽ lại sinh.Con ngoi Khác cỏ cây sinh diệt trong tuần hoàn theo Tam nghiệp thân khẫu ý .Ý vọng làm trược nhiễm sinh vọng Tâm .Vọng tâm nhiễm ô dấy khoi từ hư không nơi diêu minh Phát ra cái Vọng thấy biết nghe .Bãn thân cái thấy biệt nghe là chơn .Là diệu là tịch nhin .Nhưng vọng theo Thấy bik nghe liền chấp.chấp lãi khỡi suy tư phân tích .So sánh.Liền phát khỡi cạm giác hoá ra buon vui yeu gian ghet mung lo so....Đem cam xuc de phán đoán moi su vật hiện tuong.nên goi vô Minh..đã vô minh liền gây nghiệp ...từ đây tạo ra vô so nghiep khác nhau.Các nghiệp này tạo ra 6 đuong lục đạo.Và các chung sanh cùng phận nghiệp thi Sanh 1 nơi.Tu đây có 6 luc đạo luân hồi .Oan gia trái chủ .Con giết cha.Vợ giết chồng.Gọi là biễn khỗ.Sinh ra đeu oán thù .bãn ngã.Ân oán vô tận..tỹ nói so luoc đễ viwmên mộc heu raaz.goc là Thấy biết phân biệt ko loi lầm .Nhưng sau đó Vọng Thấy bik nghe sanh Ra chấp .truớc.Đã chap thi so sanh tu duy Nhận thức Cãm xúc chi phối..Noi su hành đeu trong vôminh.Vô minh nối tiếp vô minh tạo raVô Vô minh chướng.Vô vô minh chướng sẽ Tiêu diệt hại nhau.Dẫn toi luan hoi Vay trã.Da vay trã lai Tạo oán thù .
    M.Mãi mãi ko ngung nghĩ raaz.
    Như lai vì vầy dạy Từ bi hỹ xã.Tu bi hy xa sẽ xoa bo Thù oan .Tâm an vui thi moi trỡ lại bãn nhiên tịch tịnh ..
    - Lành thay!

  17. #17

    Mặc định Chữ "Duyên", lìa "Hữu" nhưng không " Sợ Không"; Lìa "Vô" nhưng không "Sợ Có"

    I. Chữ Duyên
    Nói đến chữ "Duyên", mọi sự vật, hiện tượng, sự kiện tồn tại, sảy ra cũng bởi một chữ "Duyên". Đức phật đã chỉ ra vòng tròn 12 nhân duyên vận chuyển chi phối vạn vật trong vòng sinh tử luân hồi này. <br>
    - Giống như định luật vạn vật hấp dẫn trong vật lý vậy, khi chúng ta Duyên theo một sự vật hiện tượng, theo một chiều hướng nào đó, thì những thứ liên quan có cùng tần số dạo động với nó cũng sẽ có Duyên với ta, tác động ngược lại với ta, bám víu mãi không dứt ra được để rồi cùng kéo nhau chìm vào guồng quay của 12 nhân duyên mà luẩn quẩn trong vòng luân hồi.

    + Ví dụ 1: Xưa có câu gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.
    + Ví dụ 2: Người tín phật tâm luôn được an lành, người tin vào ma quỷ, đi đâu cũng thấy ma.
    + Ví dụ 3: Trong lịch sử thiền sư trung hoa có đoạn:" Sư thượng đường trong ngày cúng vía Mã tổ (? có thể tên nv không chính xác), Sư hỏi đại chúng: Hôm nay cúng vía Mã tổ, vậy tổ có đến không? Đại chúng không ai đứng ra trả lời. Lúc đấy có sư từ ngoài bước vào đại điện và thưa:"Có bạn tự đến" <br>
    "Có bạn" tức là ở đây có người Hữu tâm, hướng tâm về Tổ, lúc đó Tổ theo chữ Duyên mà "tự đến" vậy. Còn nếu không "Có bạn" ắt không có Duyên hấp dẫn.<br>
    Như vậy Cái chữ Duyên này chi phối quá trình vận hành của vạn vận, rơi vào vòng quay của 12 nhân duyên, chính làm cho chúng sinh luẩn quẩn trong sinh tử luân hồi, vậy làm sao để thoát sinh tử luân hồi đây? Trả lời đơn giản: Dứt duyên, Lìa khỏi vòng quay 12 nhân duyên, , không để chữ duyên tác động đến, như xe đạp đứt xích, guồng quay trục bánh xa tự dừng.<BR>
    Đơn giản 1 chữ "Lìa", nhưng không hiểu thấu chữ lìa này, thì cách xa đích đến như trời với đất. <br>

    II. Lìa "Hữu" nhưng không " Sợ Không"; Lìa "Vô" nhưng không "Sợ Có"
    1. Viên Mộc kể cho chư vị nghe câu chuyện: <br>
    các đây 1 tháng, Viên Mộc có lên thiền viện, gặp một vị bằng hữu, có trao đổi với nhau về pháp tu thiền, bằng hữu kia hỏi Viên Mộc đang ngồi thiền như thế nào? thấy Viên Mỗ đang lìa mọi thứ, không an trụ vào đâu cả bảo như thế dễ rơi vào hôn trầm, khuyên Viên mỗ cách ngồi thiền là phải "trụ tại hơi thở ở chóp mũi, giúp cho mình luôn được tỉnh táo, giữ cho mình rơi vào khoảng không giữa 2 niệm, không để vọng niệm khởi lên, giữ cho mình được vô niệm 24h/ngày thì sẽ đến được đích".
    - Viên Mộc hỏi lại: Người phàm nhìn cây gỗ thì thấy nó và nổi lên các vọng: nó là cây gì (vọng quá khứ), nó có quý không, có dùng làm gì được không? (vọng vị lại), còn như bằng hữu của viên mỗ thì sẽ thấy cây gậy chỉ là cây gậy, vậy thôi. Như vậy đã đúng chưa? cứ giữ cái vọng hiện tại như thế liệu có đến được đích không? Bởi vì theo Viên Mỗ thấy "Thấy vật chỉ là vật" vẫn chưa phải là cao nhất, còn có cái cao hơn để hướng tới. đó là phải lìa vật.
    - Vị bằng hữu kia trả lời: Lìa hết đi như thế thì an trụ vào đâu? Thấy nhà bẩn cũng mặc kệ thì ai quét, thấy trộm đến cũng mặc kệ thì ai giữ tam bảo.... Và vẫn khuyên Viên Mỗ phải tu theo hướng lúc nào cũng phải khiến mình tỉnh táo, Đức phật là đấng giác ngộ toàn phần, tu như thế đấy gọi là giác ngộ từng phần. Sau thì sẽ tự được giác ngộ toàn phần như đức phật <br>
    Kết thúc buổi nói chuyện mà ai vẫn giữ quan điểm của mình. Hôm sau Viên Mỗ sang hỏi thưa, đàm đạo thêm lần nữa để rõ rành ngọn nguồn, vì tu là chuyện cả đời, lệch đường là chẳng đi đến đâu rồi chào ra về, nhưng hôm đấy vị bằng hữu bận công chuyện, không tiếp Viên Mỗ được, thôi thì tùy duyên vậy viên mỗ xá chào rồi ra về. <Br>
    Ở đây Viên Mỗ kể câu chuyện này cho chư vị nghe là để minh họa cho việc lìa "Hữu" nhưng không " Sợ Không" bởi theo Viên Mỗ thấy vị bằng hữu kia đang "sợ rơi vào không" nên không dám lìa, mà cố gượng ép cho mình tỉnh thức bằng cách tu tập thiền định, rồi cố kéo dài khoảng không vô niệm. Nhưng hỏi rằng pháp đó có đến đích được không? Viên Mỗ dám khẳng định không, Đó chỉ là thấy gọn, theo gọn mà quên gốc, gốc của vọng niệm là bởi chữ duyên, còn để cái duyên lôi kéo vào guồng quay 12 nhân duyên thì vọng vẫn mãi khởi lên không dứt, tìm chỗ để trụ mong quên đi cái vọng chỉ giống như uống nước biển cho đỡ khát, lại giống như người phàm lao vào vui thú lạc để quên phiền não.... Tất không đi đến đích được, tu theo các tìm Khoảng không vô niệm giữa 2 niệm là giác từng phần, giác theo điểm. Nhưng hỏi rằng lấy bút chấm nhiều, rất nhiều trên một cái thước đặt trên tờ giấy có tạo thành đường thẳng được không? Sẽ không, chấm nhiều đến đâu lấy kích lúp, kính hiển vi soi sẽ thấy đường thẳng là sự liên tục không dứt đoạn, ĐẠO cũng vậy, phải có sự trơn tru, không gượng ép.

  18. #18

    Mặc định Lìa "Vô" nhưng không "Sợ Có"

    III. Lìa Vô nhưng không " Sợ có"
    Cũng nhờ buổi nói trên nên Viên Mộc "Thấy dấu", thấy pháp tu của mình vẫn còn thiếu thiếu cái gì để bổ khuyết mà không nói ra được, Nay đã rõ nên Viên Mỗ kể cho chu vị nghe, cái Viên Mỗ bấy lâu nay đang thiếu đó là Lìa Vô nhưng không "Sợ Có"
    - Vậy Lìa "Vô" nhưng không "Sợ Có" là thế nào đây? <br>
    - Đúng như vị bằng hữu kia nói để tâm trống không rất dễ rơi vào cái "không", phải thắp cho mình ngọn đuốc tỉnh thức thì mà mình đang lìa. <br> Vậy lìa hết mọi thứ, không chấp vào cái gì, không an trụ vào đâu cả thì lấy cái gì để giữ cho mình tỉnh táo? Trong cái Vô không còn gì, vậy cái gì là Hữu đang tồn tại? có vẻ rất mông lung, nhưng mà Viên Mỗ đã tìm ra thực sự có 1 cái như thế.<Br>
    - Có 1 thứ vẫn tồn tại từ xưa đến nay, mãi vẫn không đổi, nó vẫn ở đây bên trong chính chúng ta, và ở đây bên trong vạn vìaật, cái mà người ta vẫn thường gọi là "tâm"
    - Ngộ được chữ tâm này, thì cho dù ta có lìa đến đâu, lìa hết mọi thứ thì cái tâm này vẫn còn ở đó, bất biến, không phụ thuộc vào việc lìa hay không.
    - Cái tâm này thường trụ, nên dù ta "Vô trụ" nên khi ngộ cái tâm này thì không cần an trụ, tìm chỗ bám víu ở bất cứ đâu: hơi thở, khoảng không giữa 2 niệm, hỷ, lạc.... Lìa hết mọi thứ và cái tâm này lộ ra, chứ không phải là lìa hết mọi thứ để cái tâm này lộ ra, và cũng không phải lìa hết mọi thứ sợ lìa luôn cái tâm này.
    Hôm qua khi Viên Mỗ có kể chỗ thiếu hụt của việc xa lìa bấy lâu nay cho bạn đời cũng là bạn đồng tu của Viên Mỗ nghe, nói chỗ này rất vi tế, khó giải thích, chỉ cần bạn í để tâm vào cảm nhận sự thay đổi trong con người Viên Mỗ sẽ nhận ra chỗ bổ khuyết này, thì bạn ấy có nói:" Làm như thế thì lại phải để tâm ra bên ngoài, sợ làm phân tâm"<br>
    Xin thưa đây chính là cái "sợ có" mà viên mỗ đang nói. Nói "đẻ tâm" chỉ là phương tiện, Tâm là thứ gì mà có thể để được? Nó vẫn thường trụ bất biến nó vẫn hòa đồng trải rộng trên khắp hư không này, cảm nhận nó, hòa vào nó sẽ "xúc" được với bjên ngoài theo cách chính thống nhất. Đừng để việc lo xúc vât làm giao động tâm an tịnh, vì cái tâm động kia không phải là tâm của ta, cần lìa bỏ.

    HÃY LÌA HẾT CÁC DUYÊN ĐỂ NGỘ TÂM, LÌA HỮU NHỮNG CÁI BÁM CHẤP AN TRỤ MÀ KHÔNG SỢ RƠI VÀO KHÔNG, LÌA ĐI CÁI VÔ TRỐNG RỖNG, CẢM THỌ LẤY CÁI BỔN TÂM SẴN CÓ, XÚC VẬT BẰNG CÁI BỔN TÂM CHÂN THẬT NHẤT, LÌA VÔ MÀ KHÔNG SỢ CÓ.

  19. #19

    Mặc định

    MỖ là gì vậy???? sao tự nhiên lại có MỖ vậy????
    MÔ sắp thành phật rồi à mà sao dạy đời ghê vậy ta???

  20. #20

    Mặc định

    @Quang880: Thế tại sao lại không được có MỖ, Mỗ đứng một mình, quá tập trung vào nó, chú trọng, quy trọng nó mà quên mất chữ VIÊN bên cạnh thì thành tự ngã, còn nếu cho rằng phải bỏ chữ MỖ đi lại thành gượng ép, rơi vào có không. Nó vẫn tồn tại ở đó, cố ép buộc phải bỏ nó đi liệu rằng có làm được không?

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •