kết quả từ 1 tới 20 trên 42

Ðề tài: Cư Sĩ Luận

Threaded View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Lightbulb Cư Sĩ Luận

    Con đường Phật đang đi
    - Hỏi: Nhân sinh, khổ đau, sinh, tử - luân hồi vì đâu mà có?
    - Đáp: Do chúng sinh nằm trong Trời, đất, tất cả các điều trên đều là quy luật, lẽ vận hành của Trời – Đất; vũ trụ. Tự nhiên con người cũng chịu các quy luật trên chi phối.

    - Hỏi: Làm sao để không bị các quy luật trên chi phối, thoát ra khỏi sinh tử luân Hồi?
    - Đáp: để giải một bài toán ta cần các yếu tố:
    + Hiểu đề bài: Hiểu các khái niệm toán học, kiến thức toán học, không bị giải sai đề.
    + Có phương pháp giải đúng, tìm ra phương án tối ưu đỡ mất thời gian làm bài.
    Để không bị các quy luật trên chi phối, thì ta cần hiểu các “ khái niệm cơ bản”, kiến thức về Trời đất, vũ trụ; các quy luật vận hành và tìm ra phương án tối ưu để vượt ra ngoài các sự chi phối.

    1. Thể đạo: Theo Lão Tử
    Hữu vật hỗn thành, tiên thiên địa sinh. Tịch hề liêu hề, độc lập nhi bất cải, chu hành nhi bất đãi, khả dĩ vi thiên địa mẫu. Ngô bất tri kì danh, tự chi viết đạo
    Theo Lão tử: Tạm gọi khái niệm “Đạo” : là cái có trước Thiên Địa tạo nên các quy luật vận hành thiên địa, tự nhiên, nhân sinh. Do đó hiểu đạo, đạt được Đạo, vượt qua quy luật của Trời Đất, Tự nhiên là có thể không bị các quy luật trên chi phối.

    2. Vậy làm sao để có thể đạt được Đạo?
    Cũng theo Lão Tử
    Đạo khả đạo phi hằng đạo.Danh khả danh phi hằng danh. Vô danh thiên địa chi thủy; Hữu danh vạn vật chi mẫu.Cố,Thường “vô” dục dĩ quan kì diệu;Thường “ hữu” dục dĩ quan kì kiếu. Thử lưỡng giả, đồng xuất nhi dị danh, đồng vị chi huyền. Huyền chi hựu huyền, chúng diệu chi môn.
    Đạo – Là cái Nhất có trước sau đó phân làm hai : (Hữu + Vô). Cũng theo quan điểm trên, hai cái Hữu và Vô này cùng xuất hiện là cánh cửa của mọi chúng diệu. Do đó bài toán đã có một phương pháp giải đó là giải phương trình:
    Đạo = Hữu + Vô ( Chân Vô + Chí Hữu = Đạo)

    3. Khái niệm Vô, Chân Vô
    Đạo là cái Không thể khái niệm, không thể diễn tả, ta đang cần giải, do đó ta bắt đầu giải từ các khái niệm Chân Vô & Chí Hữu:
    - Vô là gì? Vô là cái không, cái vô hình, cái mà vẫn tiềm ẩn hiện hữu xung quanh mọi sự vật hiện tượng đang sống: từ cái dễ nhận biết như Không gian bên trong căn phòng, bên trong quả bóng, bên trong cái cốc; Đến cái khó nhận biết như người đứng sau màn điều khiển một tập đoàn, tâm tư của Mozart khi viết lên bản nhạc không lời Beethoven…..
    - Đây là những cái Vô dễ nhận thấy nhất, là cái Vô Hậu Thiên, sinh ra sau này; ta truy ngược về thời điểm cái Vô mới được tách ra từ Đạo, tạm gọi nó là “Chân Vô” Chân Vô là gì? Là cái không thể diễn tả được bằng lời, mà phải ngộ bằng Tâm, là tánh Không hiện hữu trong mỗi sự vật hiện tượng, cái Không - bao trùm trời đất vũ trụ, từ cái rộng lớn vô biên vô hạn, đến cái nhỏ nhất không thể phân chia, đều tồn tại cái Không này.

    4. Khái niệm: “Hữu”, “ Chí Hữu”
    - Hữu là cái mà vẫn hiện hữu thường ngày với chúng ta, là những cái dễ nhận biết nhất, những đồ dùng, vật dụng, thân xác ta, con vật, Trời, Đất, vũ trụ… Những cái hữu hình, hoặc những cái mà mắt thường không nhận thấy mà vẫn có thể dùng các giác quan, ý thức, những phương tiện máy móc để cảm nhận, tiếp xúc tới như: các hạt siêu nhỏ : phân tử, nguyên tử; đáp án về cân nặng của một hòn núi….
    - Chí Hữu? Cái Hữu nào mà to nhất, bao trùm Trời, Đất; không bị giới hạn bởi thời gian, không gian? Đó là cái Tình, Chí Tình chính là Chí Hữu
    - Tình không nhìn thấy, không sờ được nhưng vẫn hiện hữu khắp mọi nơi bất kể thời gian, không gian nào? Sao Tình lại đứng trên cái Hữu khác đây? Bạn đã nghe qua Sử tình Ngưu Lang – Chức Nữ chưa? Nghe qua các câu chuyện bao vị thần tiên phải đọa trần gian cũng bởi không dứt được chữ Tình chưa?
    - Đấy vẫn là nằm trong Tiểu Tình: Tình yêu, tình cảm gia đình, tình bạn, tình hữu nghị; phản bổn về đến cái Tình cao nhất, Chí Tình – Chí Hữu đó là tâm Từ Bi – Tình thương chúng sinh, thương muôn loài. Đây là Chí Tình trường tồn, to lớn rộng khắp vô lượng.

    5. Áp dụng phương án giải, các khái niệm trên vào giải bài toán:
    Chân Vô + Chí Hữu = ????


    - Quay về bài toán ban đầu? Làm sao ta thoát khỏi các quy luật cuộc sống, quy luật sinh tử luân hồi? Tại đây rõ ràng phải quay về nói về cái Ta, cái tôi, chính bản thân mình, cái Tự Tánh của mình:
    - Làm sao ta đạt được cái “Chân Vô” ?
    ‘Chân Vô” không thể dùng các giác quan Thính giác, vị giác, thị giác, khứu giác, xúc giác, ý thức, trí tuệ hay các phương tiện, máy móc vật chất để tiếp xúc, nắm bắt được. Mà cái “Chân Vô” là phải dùng cái “GIÁC”, Trí huệ Bát Nhã để“ NGỘ”.
    - Để cái Chân Vô lộ ra ta phải tạm lìa Hữu, phải trụ vào tánh Không, phải tìm cái Vô Tướng của chính Bổn Tánh của Mình.
    - Lìa Hữu: Xa rời những cái Hữu – Các giác quan, sự ham muốn, vật chất, ý thức. Luôn để tâm quay về với tự tánh của mình, không bám chấp lên sự vật hiện tượng bên ngoài Trụ trong Trung Đạo, sống với tâm không phân biệt của nhị nguyên ( cái 2 mặt) : thiện ác, giàu nghèo, sang hèn, dài ngắn, cao thấp trong đục, khen chê….. Tâm bất biến, không dao động với mọi hoàn cảnh, ấy là ta hợp Vô, Ngộ bổn tánh ta vốn VÔ TƯỚNG, hợp với CHÂN KHÔNG – CHÂN VÔ, bổn nguyên của vũ trụ. Hợp (hòa hợp, cộng hưởng) cái Vô Tướng, Chân Vô của ta, với cái Chân Vô có sẵn của Đạo hòa hai làm một – Nhất, hợp với Đạo.
    - Làm sao ta đạt được cái “Chí Hữu” ?
    Hành thiện, tích đức, bố thí, cúng dường, luôn lấy Tâm Từ Bi để đối đãi chúng sinh, muôn loài. Ngược với Chân Vô: Chân Vô: Tâm luôn nhất nhất quay về bổn tánh rời xa bám chấp bên ngoài. Chí Hữu - Tâm Từ Bi luôn luôn hướng về phía chúng sinh, rộng khắp, hợp (hòa hợp, cộng hưởng) với Tâm Từ Bi của Phật, Đạo.
    Nên nhớ, Chân VÔ & Chí Hữu vốn bắt đầu từ một cội, không lìa nhau, luôn tồn tại với nhau, vì để chúng ta dễ hiểu ( với tâm nhị nguyên) nên phân biệt ra 2 khía cạnh để Tu, hành. Thực chất, Hữu – Vô cùng 1 – Nhất thể không lìa.


    - Đến đây các bạn đã có thể tự trả lời được các câu hỏi hồ nghi chưa?
    + Tại sao Đức Phật khuyên chúng ta giữ Trung Đạo, tâm không phân biệt thiện ác, lại cũng khuyên chúng sinh hành thiện tích đức?
    + Sao Lão Tử Ngộ Đạo rồi nhưng không đi truyền đạo, phổ độ chúng sinh như Đức Phật?
    + Sao Đức Phật lại siêu thoát Sinh Tử luân Hồi, vượt ngoài Tam Giới?
    + Trước khi Cha, Mẹ chưa sinh ra, Bản Lai Diện Mục của ta như thế nào?
    + Khi chưa có Trời, Đất, Ta là cái gì?
    + Ta là ai….
    ………………………
    Với tâm vô lượng từ bi Ta là chúng sinh, chúng sinh là ta, ta là tất cả, tất cả là ta, ta là Phật, Phật là Ta, Ta là Đạo, Đạo là Ta

    “ Nguyện đem Công Đức này
    Hướng về khắp tất cả
    Đệ tử và chúng sinh
    Đều trọn thành Phật, Đạo’
    Last edited by Viên Mộc; 30-06-2019 at 08:17 PM.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •