CÂN BẰNG.

Nhất âm, nhất dương chi vị Đạo

Vạn vật đều cân bằng , có âm dương. Có 2 mặt, trắng đen, tốt xấu.
Mãi mãi lúc nào cũng như vậy ,cân bằng và đối xứng nhau.
Ở góc độ 1 người, thì là cân bằng( cân bằng tâm)
Ở góc độ vạn người, thì là công bình

Được mất , nó bằng y nhau

Ví dụ : mình mất tiền .

Thì tiền mất thì tiếc, đau khổ buồn, ..
Thì người tu sẽ nghĩ: tu trước tiên là xã hội có 1 người tốt. Bớt 1 người tranh , giành với đời.
Thứ 2 nữa là: cái cuối cùng của đi tu là thành thần tiên.mà thần tiên thì lo lắng chăm lo cho chúng sanh, từ bi.( phải yêu thương, từ bi mới được, đây là chuẩn của thoát luân hồi)
Vậy thì , tiền mất, thì là tự nhiên có 1 người sẽ được ( họ ăn cắp cũng được, lừa gạt cũng được, dựt tiền cũng được, tóm lại sao cũng được).
Vậy thì, xem như gián tiếp mình giúp 1 người rồi đó. Mà giúp 1 người, thì mình có công đức.
Vậy thì, tiền . nó đã chuyển hóa thành công đức .
Vậy thì, đâu có mất gì đâu. Chỉ là chuyển đổi trạng thái, từ " sài được liền" chuyển qua " mai mốt chết sài" ( vì cái đức chết mang theo, để xét công quả kiếp này).

Vậy thì, đâu có gì buồn phiền nữa.

Nghĩ được tới đây, nhẹ lòng 1 ít rồi đó.

Nhưng

Bây giờ đang cần tiền , mà lại "không còn" , thì sẽ bị 1 số rắc rối, này nọ ,gom lại là 1 chữ "khổ" đi.
Thì, tu thì phải khổ chứ sao?

Bây giờ trước mặt là 2 con đường
1 sướng
1 khổ
Người tu chọn trước .
Vậy , người tu hành chọn đường nào ?
Mình tu hành, mà chọn đường sướng, vậy còn lại đường khổ, chúng sanh phải đi. Nếu chọn như vậy thì cái " từ bi " đâu? Yêu thương? Vậy tu hành gì đâu, cái gì sướng và tốt giành hết , vậy có còn là tu nữa không ?.
Nên tu sẽ chọn đường khổ, chính gì khổ, mình chịu khổ cho chúng sanh được sướng, thì đó là cái công đức của người tu.

Thọ khổ, thắng khổ = đắc đạo.

Bởi vậy, mới nói, phiền não là gốc bồ đề, phải có phiền não, mới tu thành chánh quả được.

Này là ví dụ về vật chất,
Có cái câu là , mọi thứ không tự nhiên mất đi ,mà chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác.
Cuối cùng lại ,là đâu có mất gì đâu
Tiền chuyển thành đức ( phước đức).

Cái sài trước , cái sài sau.

danh , lợi, quyền, tình ái, nó cũng na ná như vậy, ví dụ này là được và mất

Sắc tức thị không, không tức thị sắc.
( có tức là không, không tức là có)

Nghĩ được như vầy , tâm tự tại, an lạc.