kết quả từ 1 tới 6 trên 6

Ðề tài: Sự Cân Bằng Thiêng Liêng

  1. #1

    Mặc định Sự Cân Bằng Thiêng Liêng

    CÂN BẰNG.

    Nhất âm, nhất dương chi vị Đạo

    Vạn vật đều cân bằng , có âm dương. Có 2 mặt, trắng đen, tốt xấu.
    Mãi mãi lúc nào cũng như vậy ,cân bằng và đối xứng nhau.
    Ở góc độ 1 người, thì là cân bằng( cân bằng tâm)
    Ở góc độ vạn người, thì là công bình

    Được mất , nó bằng y nhau

    Ví dụ : mình mất tiền .

    Thì tiền mất thì tiếc, đau khổ buồn, ..
    Thì người tu sẽ nghĩ: tu trước tiên là xã hội có 1 người tốt. Bớt 1 người tranh , giành với đời.
    Thứ 2 nữa là: cái cuối cùng của đi tu là thành thần tiên.mà thần tiên thì lo lắng chăm lo cho chúng sanh, từ bi.( phải yêu thương, từ bi mới được, đây là chuẩn của thoát luân hồi)
    Vậy thì , tiền mất, thì là tự nhiên có 1 người sẽ được ( họ ăn cắp cũng được, lừa gạt cũng được, dựt tiền cũng được, tóm lại sao cũng được).
    Vậy thì, xem như gián tiếp mình giúp 1 người rồi đó. Mà giúp 1 người, thì mình có công đức.
    Vậy thì, tiền . nó đã chuyển hóa thành công đức .
    Vậy thì, đâu có mất gì đâu. Chỉ là chuyển đổi trạng thái, từ " sài được liền" chuyển qua " mai mốt chết sài" ( vì cái đức chết mang theo, để xét công quả kiếp này).

    Vậy thì, đâu có gì buồn phiền nữa.

    Nghĩ được tới đây, nhẹ lòng 1 ít rồi đó.

    Nhưng

    Bây giờ đang cần tiền , mà lại "không còn" , thì sẽ bị 1 số rắc rối, này nọ ,gom lại là 1 chữ "khổ" đi.
    Thì, tu thì phải khổ chứ sao?

    Bây giờ trước mặt là 2 con đường
    1 sướng
    1 khổ
    Người tu chọn trước .
    Vậy , người tu hành chọn đường nào ?
    Mình tu hành, mà chọn đường sướng, vậy còn lại đường khổ, chúng sanh phải đi. Nếu chọn như vậy thì cái " từ bi " đâu? Yêu thương? Vậy tu hành gì đâu, cái gì sướng và tốt giành hết , vậy có còn là tu nữa không ?.
    Nên tu sẽ chọn đường khổ, chính gì khổ, mình chịu khổ cho chúng sanh được sướng, thì đó là cái công đức của người tu.

    Thọ khổ, thắng khổ = đắc đạo.

    Bởi vậy, mới nói, phiền não là gốc bồ đề, phải có phiền não, mới tu thành chánh quả được.

    Này là ví dụ về vật chất,
    Có cái câu là , mọi thứ không tự nhiên mất đi ,mà chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác.
    Cuối cùng lại ,là đâu có mất gì đâu
    Tiền chuyển thành đức ( phước đức).

    Cái sài trước , cái sài sau.

    danh , lợi, quyền, tình ái, nó cũng na ná như vậy, ví dụ này là được và mất

    Sắc tức thị không, không tức thị sắc.
    ( có tức là không, không tức là có)

    Nghĩ được như vầy , tâm tự tại, an lạc.

  2. #2

    Mặc định

    Giàu nghèo

    Chuyện muôn thuở .

    Cũng là cân bằng ,

    Chuyện này có nhìu cách giải thích lắm, nhiều phương diện, góc độ, mình chỉ nói về góc độ người tu đạo, và góc độ cân bằng của vấn đề này thôi nhé .

    Xã hội có người giàu, người nghèo , thì bình thường .

    Vạn linh đều là con của chí linh
    Vạn loại đều là con của trời
    Chúng sanh tất cả đều là con của Thiên Địa ( trời đất) . là con của chí tôn, phật mẫu.

    Mà thiên địa là công bình. Mà chúng sanh thì bình đẳng.

    Vậy

    Đứa nào cũng con, sao lại có đứa giàu, đứa nghèo ?

    Vì thế gian là 1 trường tiến hóa, là nơi học hỏi, ma sát nhau, thử thách nhau, khảo nhau, để xem đứa nào ra làm sao.
    Cho nó giàu, để coi nó làm sao ?
    Cho nó nghèo , để coi nó làm sao?

    Mỗi 1 người, đều có ngôi vị sẵn ở trên Trời. Ai cũng có , ngôi vị này , nói nôm na dễ hiểu là cái .Đức. Của mỗi người.

    Ai ở thế gian giàu , thì là họ đang chia cái đức ở trển xuống đây, ( ví dụ cái đức là 10, thì chia xuống hết 5 , 5 phần này hóa ra tiền bạc, của cải, tài vật. Để sài ở thế gian, ở trển bị hao , còn có 5 phần trên trời)
    Ai nghèo , thì ở đây sài 1 , ở trển còn 9. ( vì ở đây nghèo khổ, chia 1 phần xuống , nên đâu có giàu như người ta được, nghèo ở thế gian , nhưng đức ở trển hao ít, còn 9 phần).

    Thành thử ra, thấy nghèo ở đây, nhưng mà phúc đức dầy.
    Giàu sang ở đây, thì phúc ở trển mỏng.

    Nên, hầu hết tu hành chơn thật, đều không có tiền ở trần gian. Dù giàu, cũng phải tán đi. ( cho đi)
    Phật: bỏ cung điện, sống nghèo khổ lang thang.
    Chúa nói: ( đại ý thôi nhé) người giàu về nước thiên đàng, ví như lạc đà chui qua lỗ kim.
    Tiên giáo : đạo trời là lấy chỗ dư bù cho chỗ thiếu ( ý là để cân bằng).( cũng là cho đi tiền của, tiền của, thuộc về hành kim trong ngũ hành, người tu mà còn giữ kim, chấp kim, thì ngũ khí khó triều nguyên. thì đại đạo khó thành).

    Thành thử ra, khi học đạo rồi, thì thấy,
    Người giàu cũng khổ : vì họ khó tu , khó buông , mà không buông được thì nặng , mà nặng thì .. ?
    Người nghèo cũng khổ: lo cơm gạo, tủi thân, tủi nhục .... Đủ thứ . ( nhưng thiệt ra nghèo dễ tu, mà phúc đức cũng dầy, nhưng mà phúc đức lại dùng lúc chết, còn lúc sống thì ôi , thê thảm )
    Mà giàu không sướng như người ta nghĩ đâu: làm giàu, giữ giàu, và giàu thêm, cái quá trình này, vô tình tạo ra vô số nghiệp,.... Mà nghiệp nặng, thì tự hiểu.
    Còn nghèo, ít có cơ hội tạo nghiệp, ha ha. Bởi vậy mà nghiệp nhẹ, mai mốt chết được sướng
    Bởi vậy, sướng hay khổ, cũng do cách nhìn . chứ nó cũng y nhau
    Giờ sướng , chết khổ
    Giờ khổ, chết sướng

    Còn 1 cái giống nhau nữa, là ai cũng chết. Hihi
    Vậy thì , tu hành vừa nghèo vừa khổ luôn, chính vì cái cái nghèo và khổ đó, mà giữ được phúc đức sâu dày, ngày sau thành đạo.

    Thầy mình dạy

    Đời bần thì lại khổ thân
    Đạo bần thì lại muôn phần thảnh thơi.
    ......

    Xã phú cầu bần, xã thân cầu đạo

    Là ý này.

    Người trung hoa xưa cũng có câu :

    Sinh ý bất thành, nhân nghĩa tại

    ( công việc làm ăn để sinh sống mà không thành như ý muốn, thì còn giữ được nhân nghĩa)

    Thì làm ăn thất bại thì nghèo khổ, mà nghèo khổ thì còn giữ được nhân nghĩa .

    Nhắc lại là mình tu rồi nha, nên nói theo cách nhìn tu hành, mình viết ra để chia sẻ cho các bạn sắp tu, đang tu, và sẽ tu tham khảo, đây là đạo lý để định tâm, an tâm.

    Đọc 1 hiểu 10 nữa nha các bạn, chứ không thể viết hay nói ra hết được.

  3. #3
    Đai Nâu Avatar của bebong
    Gia nhập
    Apr 2011
    Nơi cư ngụ
    Không rõ
    Bài gởi
    294

    Mặc định

    Hay cho Bác 1 like :D kakaka

  4. #4

    Mặc định

    Cái cần thiết là, đồng đạo hiểu , và tu học, chứ mình ko cần hay dỡ gì cả . mọi người hiểu là được rùi

  5. #5

    Mặc định

    Đức Đông Phương Lão Tổ

    Hôm nay Bần đạo cũng nói thêm về Ngũ Hành Âm Dương để từ nay sắp đến chư hiền đệ cần ý thức cố gắng công phu tu luyện hơn nữa, vì đó là đầu mối để phăng đến chỗ đạt Đạo thoát nghiệp của luân hồi.

    Nói đến Ngũ Hành Âm Dương ở đâu cũng có, từ Trời Đất, con người đến mọi vật. Hễ có Thái Cực, Âm Dương, có Tứ Tượng là có Ngũ Hành. Sự tác động vô hình của Thái Cực Âm Dương tạo thành Ngũ Hành hữu danh hữu chất, hữu tướng, hữu hình. Ngũ Hành là trung gian giữa hữu và vô ; Ngũ Hành cũng là yếu tố sơ thỉ góp phần cấu tạo vạn hữu vũ trụ cho Thái Cực Âm Dương, cũng là Âm Dương tương phản, nhưng tương thành để quyết định mọi mặt cho mọi người và vạn vật. Người tu luyện cần phải chế âm phục dương là vì gặp thời bỉ « Âm thạnh Dương suy » mà tự thân mọi người đều có mầm chủng tử sanh diệt trong nhiều kiếp hiện nay. Thế nên cần phải khai thông huyệt đạo, chế Âm phục Dương là tạo những móc sắt, những viên gạch, bai hồ, nói chung là vật liệu cần thiết cho việc Trúc Cơ.

    Thánh Nhân ngày xưa nhìn thấy lẽ siêu xuất của vũ trụ vạn vật, vạch ra Bát Quái, tham cứu Đồ Thơ, tác thành Dịch Đạo, lưu lại cho đời tìm hiểu mối manh huyền bí của vũ trụ vạn vật. Tuy hình tướng lý thuyết bên ngoài, nhưng bên trong chứa đựng luật tắc ảo diệu biến hóa của Thái Cực Âm Dương. Người tu luyện nương vào đó để nhìn thấy sự luân động của bộ máy tối linh, nhận thấy được cái gì là chân thật, bất biến để gìn giữ, cái gì là giả tạm, sanh diệt diệt sanh trong thời gian nào đó để không bám víu.

    Thiên nhất sanh thủy, Địa lục thành chi; Địa nhị sanh hỏa, Thiên thất thành chi; Thiên tam sanh mộc, Địa bát thành chi; Địa tứ sanh kim, Thiên ngũ thành chi; Thiên ngũ sanh thổ, Địa thập thành chi. Một sanh một thành một âm một dương, một động một tịnh. Bởi có danh có chất nên gọi là Ngũ-Hành Tiên-Thiên.Bởi có hình có tướng nên gọi là Ngũ-Hành Hậu-Thiên. Trong trời đất vạn vật không có vật chi hóa sanh biến dưỡng mà không có Tiên Thiên, Hậu Thiên, Ngũ Hành áp dụng vào nhân thân. Người tu luyện phải thấu suốt những tác năng sinh động hữu hình trong chính bản thân để hòa hợp tu chứng. Ngươn Thần, ngươn Tinh, ngươn Tính, ngươn Tình, ngươn Khí là Ngũ Hành vô hình. Thức Thần, trược Tinh, quỷ Phách, du Hồn, vọng Ý là Ngũ Hành hữu chất. Bính Đinh, Nhâm Quý, Canh Tân, Giáp Ất, Mồ Kỷ là Ngũ Hành phương vị. Đó là hữu danh, hữu chất, vô hình là nguồn gốc của Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín.

    Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân là tượng của Ngũ Hành ứng với phương vị để truyền sản tác thông, nguyên căn tổ khiếu của ngũ ngươn, ngũ tạng, lục phủ là hình trong hình, chất trong chất. Do đó có hỉ, nộ, ai, lạc, dục. Biết được sự liên hệ mật thiết giữa máy Tạo tuần hoàn, nhân thân cùng vũ trụ thì tu luyện là cần thiết cho con người. Khi đã tạo thành, con người sống trong hai khí Tiên Thiên, Hậu Thiên; tinh thần hòa lẫn vật chất; hữu hình vật chất thì biến hiện, vô hình thì tiềm ẩn , thế nên con người chỉ thấy giá trị của vật chất mà không thấy giá trị của tinh thần, vì vật chất hữu hình, quyến rũ, lôi cuốn, con người càng ngày càng bám víu; trong khi Chơn Tâm linh tánh càng ngày càng bị phủ mờ. Hỉ, nộ, ai, lạc, dục theo ngũ quan nhập vào tàn phá Ngũ Tạng Lục Phủ, làm thân phải bị thương tổn, khuynh khuyết, hoại tàn. Muốn trị được chứng nội thương ấy, người tu luyện cần phải chuyên chú trong việc luyện kỷ. Dương là đầu mối hóa sanh, tác thành vạn vật. Một Âm không sanh, một Dương không trưởng; Âm thạnh, Dương suy ắt bại hoại. Tạo thế quân bình cho trong định ngoài an là đời sống tự do, tự tại. Vượt ngoài lý Âm Dương là phản bổn hoàn nguyên, vĩnh cửu trường tồn.

    Tai nghe tiếng trần mà chẳng phân biệt; mắt nhìn thấy sắc trần mà chẳng phân biệt; mũi ngửi mùi trần mà chẳng phân biệt; lưỡi nếm vị trần mà chẳng phân biệt. Chính vì sự phân biệt mà có ưa ghét, thân thù, khao khát, ước vọng để kết thành của nghiệp luân hồi. Vui, giận, buồn, vui, thương, cảm khi chưa phát gọi là trung. Khi phát ra đúng tiết điệu hòa hài cảm ứng với nội tâm, ngoài cảm gọi là hòa. Trung Hòa là yếu tố đạt đến chỗ trong định ngoài an, để sống một cuộc sống siêu thoát; mà sống cuộc sống siêu thoát thì Tiên Phật cũng thế thôi.

    Chư hiền đệ! Phép chế luyện Ngũ Hành Âm Dương mà chư đệ tu luyện là để quân bình Âm Dương cho đến chỗ thuần dương, bất sanh, bất diệt.

    Muốn chế luyện Ngũ Hành Âm Dương thì chư đệ phải chế ngự ngũ tặc thành ngũ căn hữu dụng. Thế nên bần đạo có dạy: khi chư hiền thấy thần thái thung dung, diện mạo hân hoan, tươi tốt, lời nói được kẻ mến người ưa, kẻ kính người nể, một cử chỉ hành động lợi vật lợi nhơn, không còn điều gì chấp trước, làm chẳng thấy là mình làm, cho chẳng thấy là mình cho, được không thấy là được, mất chẳng tưởng là mất. Đó là Thiền sinh, bảo sông là sông, núi là núi và đó cũng là kết quả mà chư đệ phải đạt đến.

  6. #6

    Mặc định

    Mạnh yếu

    Mạnh yếu này , hiểu nghĩa nào cũng được, nhưng tiểu đệ chỉ đề cập đến vấn đề sức khỏe .
    Người tu hiện giờ, cái vấn đề lo lắng nhất là sức khỏe, sợ già không ai nuôi, không có tiền sống lúc già yếu.

    Haiz ,...thở dài ngao ngán.

    Vậy thì lập gia đình, sinh con đẻ cái ?
    Như vậy cũng được, mà lại tạo ra thêm 1 mớ nghiệp nữa, muốn tu phải chờ 25 năm sau mới được, ( phải làm lo cho vợ con, con nó trưởng thành nên người mới buông tay dứt áo mà đi tu, đó là làm nhơn đạo trước .)
    Mà , 25 năm , vật đổi sao dời, biết lúc đó có dứt áo được hay không, hay là nữa chừng chết ngắt .hihi

    Người không gia đình

    Mình học đạo nơi Thầy, thì mình phải có cái niềm tin mạnh mẽ nơi Thầy.
    Thi
    Mùi đời biết đặng, lắm chua cay.
    Cay đắng kiếp người, khổ ớ ai
    Ai dám xả thân hành chánh đạo ?
    Đạo mầu theo dõi hết trần ai.
    Thầy.
    Mà, trọn tin nơi Chí tôn thì không lo gì hết . ( chí tín, chỉ riêng cái này thôi, tu không trọn đạo cũng về được).

    Người tu về già, không vợ con, nếu bệnh, thì chịu thôi chứ sao giờ.
    Thiệt ra : bệnh do tâm sinh
    Vì cái tâm luôn oán hận, sân si, tham vọng ,chất chứa nỗi niềm. Lâu ngày thành bệnh, chứ tu hành mọi thứ buông xả, tâm cân bằng ,an lạc, thì rất ít bệnh,
    Mà mình bệnh, thì chúng sanh khỏe,
    Chịu cái đau đớn lần cuối, để rồi từ tạ trần gian.
    Vì sự cân bằng, nên mình yếu thì tự nhiên có người khác mạnh.
    Cái chết , tùy theo cái nghiệp mỗi người phải chịu , lúc chết như thế nào. Đa phần nhẹ nhàng trút hơi.

    Rồi lúc về trên kia, khi biết được tiền căn hậu kiếp ,

    Kinh đệ tứ cửu
    .....
    Đài Chiếu - Giám cảnh minh nhẹ bước
    Xem rõ - ràng tội phước căn sinh
    Lần vào cung Ngọc diệt hình
    Khai kinh Vô Tự đặng nhìn quả duyên.

    Về trển thì được thấy lại, toàn bộ quá trình , từ lúc đại linh quang chiết ra thành tiểu linh quang, xuống trần, từ thảo mộc hồn , tiến hóa ,tu hành, lên thú cầm,thú cầm tiến hóa tu hành lên con người, khi tiến lên, khi thụt lùi , trầm luân muôn kiếp, rồi bao nhiêu kiếp đó gây bao nhiêu chuyện ác, bao nhiêu chuyện thiện, cơ duyên thế nào mà lại gặp nhau kiếp này , có người đến với mình đem niềm vui, có người đến đem nỗi buồn tê tái, thấy lại, mỗi 1 người bước vào cuộc đời mình, điều có ý nghĩa của họ, thấy được quá khứ của nhiều kiếp ,...
    Rồi thấy lại kiếp này, cũng nhân nhân quả quả. Trùng trùng duyên nghiệp, rồi sao đi tu, lúc tu từ đâu tới đâu, thần tiên phải gia hộ thế nào, tùy duyên tùy lúc mà ơn trên cảnh tỉnh, rồi lục thân, rồi chúng sanh.
    Rốt lại, thấy cho đã , rồi khóc, than, đấm ngực dậm chưng, muốn sống lại được vài hơi thở , để từ bi thêm chút nữa, để yêu thương thêm chút nữa, để chịu đau chịu khổ thay cho chúng sanh. ( chưa trả hết cái ơn của Chí tôn phật mẫu và các đấng thần tiên phù hộ). Chưa độ được bao nhiêu người đã chết.
    Haiz, đủ thứ...

    Người đời thì tính thọ bao nhiêu năm, chứ người tu chỉ tính bao nhiêu hơi thở.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 23-06-2016, 11:02 PM
  2. Trả lời: 72
    Bài mới gởi: 25-08-2015, 11:52 AM
  3. Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 02-02-2015, 08:50 PM
  4. Trả lời: 3
    Bài mới gởi: 20-01-2013, 01:20 AM
  5. Nguyên Thủy Thiên Tôn Thuyết Thăng Thiên Đắc Đạo Chân Kinh--元始天尊說升天得道真經
    By The_Sun in forum Đạo Giáo ( Lão giáo, Khổng giáo, Nho giáo )
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 02-09-2011, 05:31 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •