kết quả từ 1 tới 7 trên 7

Ðề tài: Triệu Đà, cách nhìn qua các thời kỳ

Hybrid View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Mặc định Triệu Đà, cách nhìn qua các thời kỳ

    Triệu Đà, cách nhìn qua các thời kỳ: Nỏ thần trao tay giặc?
    Chia sẻ


    • 11/05/2019 14:57




    Câu chuyện trộm nỏ của An Dương Vương gây tiếng xấu cho Triệu Đà

    Trong loạt bài viết này, chúng tôi không có ý định xác quyết vai trò lịch sử của nhà Triệu hay Triệu Đà mà chỉ muốn đưa ra các quan điểm nhìn nhận trong từng thời kỳ và gắng lý giải vì sao lại có quan điểm như vậy. Trong khi sử dụng tài liệu và lý giải, nếu có thiếu sót thì rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý độc giả.


    Trong tâm thức đa phần người Việt Nam hiện giờ, khi nhắc tới Triệu Đà thì đã mặc định trong đầu đó là kẻ xâm lược với âm mưu tráo nỏ thần của An Dương Vương. Và cũng vì thế, nhà Triệu không được nhìn nhận như một triều đại chính thống của người Việt. Nhưng đây không phải là quan điểm duy nhất trong các giai đoạn lịch sử.

    Trong Đại Việt sử ký toàn thư, nhà Triệu được chép riêng một kỷ là "Kỷ nhà Triệu" giống như kỷ nhà Thục của An Dương Vương, kỷ nhà Đinh của Đinh Tiên Hoàng chứ không chép là kỷ thuộc Tây Hán, Đông Hán hay Tùy Đường. Cách chép như vậy chứng tỏ sử gia Ngô Sĩ Liên đã coi nhà Triệu là triều đại chính thống của người Việt.


    Thực ra người đầu tiên chép bộ Đại Việt sử ký toàn thư là Lê Văn Hưu thời Trần (chép từ Triệu Vũ Đế đến Lý Chiêu Hoàng) cũng nhận định rất tốt về vai trò Triệu Đà. Lê Văn Hưu viết: Đất Liêu Đông không có Cơ Tử thì không thành phong tục mặc áo đội mũ (như Trung Hoa), đất Ngô Cối không có Thái Bá thì không thể lên cái mạnh của bá vương. Đại Thuấn là người Đông Di nhưng là bậc vua giỏi trong Ngũ Đế. Văn Vương là người Tây Di mà là bậc vua hiền trong Tam Đại. Thế mới biết người giỏi trị nước không cứ đất rộng hay hẹp, người Hoa hay Di, chỉ xem ở đức mà thôi. Triệu Vũ Đế khai thác đất Việt ta mà tự làm đế trong nước, đối ngang với nhà Hán, gửi thư xưng là "lão phu", mở đầu cơ nghiệp đế vương cho nước Việt ta, công ấy có thể nói là to lắm vậy. Người làm vua nước Việt sau này nếu biết bắt chước Vũ Đế mà giữ vững bờ cõi, thiết lập việc quân quốc, giao thiệp với láng giềng phải đạo, giữ ngôi bằng nhân, thì gìn giữ bờ cõi được lâu dài, người phương Bắc không thể lại ngấp nghé được.

    Sử thần thời Lê, Ngô Sĩ Liên viết: Truyện (Trung Dung) có câu: "Người có đức lớn thì ắt có ngôi, ắt có danh, ắt được sống lâu". (Vũ) Đế làm gì mà được như thế? Cũng chỉ vì có đức mà thôi. Xem câu trả lời Lục Giả thì oai anh vũ kém gì Hán Cao. Đến khi nghe tin Văn Đế đặt thủ ấp trông coi phần mộ tổ tiên, tuế thời cúng tế, lại ban thưởng ưu hậu cho anh em, thì bấy giờ vua lại khuất phục nhà Hán, do đó tông miếu được cúng tế, con cháu được bảo tồn, thế chẳng phải là nhờ đức ư? Kinh Dịch nói: "Biết khiêm nhường thì ngôi tôn mà đức sáng, ngôi thấp mà không ai dám vượt qua". Vua chính hợp câu ấy.

    Sau đó, trong bộ Đại Việt sử ký toàn thư, Lê Văn Hưu, Ngô Sĩ Liên nhiều lần đề cập đến Triệu Vũ Đế với sự tán thưởng. Chẳng hạn phần đánh giá Sĩ Nhiếp thì Lê Văn Hưu viết: “Sĩ Vương biết lấy khoan hậu khiêm tốn để kính trọng kẻ sĩ, được người thân yêu mà đạt đến quý thịnh một thời. Lại hiểu nghĩa, thức thời, tuy tài và dũng không bằng Triệu Vũ Đế, nhưng chịu nhún mình thờ nước lớn, để giữ vẹn bờ cõi, có thể gọi là người trí. Tiếc rằng con nối không gánh vác nổi cơ nghiệp của cha, để cho bờ cõi nước Việt đã toàn thịnh mà lại bị chia cắt, đáng buồn thay!”, hay khi nhận xét khái quát về Đinh Tiên Hoàng thì Ngô Sĩ Liên chép: “Vua tài năng sáng suốt hơn người, dũng cảm mưu lược nhất đời, quét sạch các hùng trưởng, tiếp nối quốc thống của Triệu Vũ (Đế), song không biết dự phòng, không giữ được trọn đời, tiếc thay!”

    Một bộ sử Việt cùng thời kỳ đáng chú ý là Đại Việt sử lược của soạn giả khuyết danh cũng coi nhà Triệu là một triều đại với việc chia mục riêng là "Chép việc nhà Triệu" như Chép việc nhà Ngô, Đinh, Lê (tiền Lê), Nguyễn (tức nhà Lý) còn thời kỳ đô hộ thì chép riêng là "Quan thủ nhậm qua các thời đại".

    Ngay cuốn Việt điện u linh của Lý Tế Xuyên tuy không viết riêng chương nào về nhà Triệu nhưng cũng tỏ thái độ coi Triệu Đà như vua ở đất Việt. Trong phần chép về Nhị Trưng phu nhân có ghi: "Trái lại hai Phu nhân đây, đem một lữ đoàn binh sĩ, một mai mà hạ năm mươi sáu thành, dũ xiêm Bách Việt, trở mặt phương nam mà xưng Cô, cùng với Triệu Vũ Đế, Lý Nam Đế không hơn không kém, khiến cho đời sau đều tôn xưng là Vương".

    Các bộ sử của nước ta từ thời Lê sơ trở về trước đều công nhận tính chính thống của nhà Triệu và đề cao vai trò của Triệu Đà. Thời Lê-Trịnh thì bắt đầu xuất hiện quan điểm coi Triệu Đà là kẻ xâm lược. Sử gia Hồ Sĩ Dương khi soạn lại Lam Sơn thực lục (1679) đã viết lời bình: “Vũ Đế nhà Triệu cùng vua Hán đều tự làm vua nước mình, gồm có đất ở ngoài Ngũ Lĩnh, đóng đô ở Phiên Ngung, thật là vua anh hùng. Thế nhưng chẳng qua cũng là một người Tàu sang cai trị nước ta, chưa được chính thống...”.

    Sử gia Ngô Thì Sĩ vào cuối thế kỷ 18 còn nâng cao quan điểm khi phản bác hoàn toàn vai trò Triệu Đà và phê phán các sử gia đời trước. Trong Việt sử tiêu án, Ngô Thì Sĩ viết: Xét sử cũ: An Dương Vương mất nước, để quốc thống về họ Triệu, chép to 4 chữ: "Triệu Kỷ Vũ Đế". Người đời theo sau đó không biết là việc không phải. Than ôi! Đất Việt Nam Hải, Quế Lâm không phải là Đất Việt Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam. Triệu Đà khởi ở Long Xuyên, lập quốc ở Phiên Ngung, muốn cắt đứt bờ cõi, gồm cả nước ta vào làm thuộc quận, đặt ra giám chủ để cơ mi lấy dân, chứ chưa từng đến ở nước ta. Nếu coi là đã làm vua nước Việt, mà đến ở cai trị nước ta, thì sau đó có Lâm Sĩ Hoằng khởi ở đất Bàn Dương, Hưu Nghiễm khởi ở Quảng Châu, đều xưng là Nam Việt Vương, cũng cho theo Quốc kỷ được ư? Triệu Đà kiêm tính Giao Châu, cũng như Ngụy kiêm tính nước Thục, nếu sử nước Thục có thể đưa Ngụy tiếp theo Lưu Thiện, thì quốc sử ta cũng có thể đưa Triệu tiếp theo An Dương. Không thế, thì xin theo lệ ngoại thuộc để phân biệt với nội thuộc vậy". Chính vì vậy, ông chép thời An Dương Vương là Nhà Thục nhưng chép 5 đời vua Triệu trong phần Ngoại thuộc và ghi rõ: "Triệu Đà tự lập làm vua Nam Việt".

    Ngô Thì Sĩ cũng coi Triệu Đà chính là kẻ đầu tiên gây họa thuộc địa cho nước ta. Ông viết rất gay gắt: "Nước ta bị nội thuộc vào nước Tàu từ đời Hán đến Đường, truy nguyên thủ họa chả Triệu Đà thì còn ai nữa? Huống chi Triệu Đà chia nước ta làm quận huyện, duy chỉ biết biên số thổ địa, thu thuế má, cung cấp ngọc bích cho nhà Hán, đầy túi tham của Lục Giả thôi. Đến như việc xướng ra cơ nghiệp đế vương trước tiên, tán tụng Triệu Đà có công to, Lê Văn Hưu sáng lập ra sử chép như thế, Ngô Sĩ Liên theo cách chép hẹp hòi ấy, không biết thay đổi, đến như bài Tổng luận sử của Lê Tung, thơ vịnh sử của Đặng Minh Khiêm thay nhau mà tán tụng, cho Triệu Đà là bậc thánh đế của nước ta. Qua hàng nghìn năm mà không ai cải chính lại, vì thế mà tôi phải biện bạch kỹ càng".

    Sau đó, quan điểm của Ngô Thì Sĩ đã tạo được ảnh hưởng nhất định trong thay đổi cách nhìn nhận về Triệu Đà. Phan Huy Ích vốn là cháu ngoại của Ngô Thì Sĩ trong Lịch triều hiến chương loại chí, phần Nhân vật chí, đã không chép Triệu Vũ Đế vào Danh sách đế vương chính thống mà chỉ nêu tắt trong phần An Dương vương là: "Sau khi An Dương vương mất, nước ta lại thuộc về nhà Triệu. Bắt đầu từ Vũ đến Vệ Dương Vương cả thảy 97 năm" rồi sau đó Phan Huy Chú chép luôn: "Nước ta khi ấy (đúng ra phải là sau ấy) lại nội thuộc về hai nhà Hán...".

    Đến thời nhà Nguyễn, vị thế nhà Triệu và vai trò Triệu Đà không bị bác bỏ, song cũng không được đề cao. Khâm định Việt sử thông giám cương mục chép phần nhà Triệu vào Tiền biên như An Dương Vương (bắt đầu từ Đinh Tiên Hoàng thì mới chép vào phần Chính biên), vẫn dùng từ tỏ ý tôn trọng là "nhà Triệu", "Triệu Vương" (hạ một cấp thay vì Triệu Vũ Đế) song không có bình phẩm nào về công lao của Triệu Đà một cách trực tiếp như trong Đại Việt sử ký toàn thư. Ngoài ra, Khâm định còn có một câu phê chứng tỏ quan điểm coi lãnh thổ Nam Việt dưới thời nhà Triệu chính là lãnh thổ của cha ông: “Xét chung từ trước đến sau, đất đai của nước Việt ta bị mất về Trung Quốc đã đến quá một nửa, tiếc rằng vua sáng tôi hiền các triều đại cũng nhiều người lỗi lạc hiếm có ở trên đời, mà vẫn không thể nào lấy lại được một tấc, đó là việc đáng ân hận lắm! Thế mới biết việc thu hồi đất đai đã mất, từ đời trước đã là việc khó, chứ không những ngày nay mà thôi. Thật đáng thương tiếc”.

    Và trên thực tế, vua Gia Long đã cử sứ giả sang nhà Thanh để đề nghị đổi tên nước từ An Nam sang Nam Việt. Nhà Thanh sợ nhà Nguyễn vin vào cớ Nam Việt để đòi lãnh thổ xưa nên không chịu mà đổi sang là Việt Nam để phân biệt với Nam Việt. Đại Nam thực lục còn chép: "Vua lại sai bọn Lê Quang Định sang xin phong và xin đổi quốc hiệu, trong thư lược nói: “Các đời trước mở mang cõi viêm bang, mỗi ngày một rộng, bao gồm cả các nước Việt Thường, Chân Lạp, dựng quốc hiệu là Nam Việt, truyền nối hơn 200 năm. Nay đã quét sạch miền Nam, vỗ yên được toàn cõi Việt, nên khôi phục hiệu cũ để chính danh tốt”.

    Vua Thanh trước cho rằng chữ Nam Việt giống chữ Đông Tây Việt nên không muốn cho. Vua hai ba lần phục thư để biện giải, lại nói nếu vua Thanh không cho thì không chịu phong. Vua Thanh sợ mất lòng nước ta, mới dùng chữ Việt Nam để đặt tên nước, gửi thư lại nói: “Khi trước mới có Việt Thường đã xưng Nam Việt, nay lại được toàn cõi An Nam, theo tên mà xét thực thì nên tóm cả đất đai mở mang trước sau, đặt cho tên tốt, định lấy chữ Việt mào ở trên để tỏ rằng nước ta nhân đất cũ mà nối được tiếng thơm đời trước, lấy chữ Nam đặt ở dưới để tỏ rằng nước ta mở cõi Nam giao mà chịu mệnh mới, tên xưng chính đại, chữ nghĩa tốt lành, mà đối với tên gọi cũ của Lưỡng Việt ở nội địa (Trung Quốc) lại phân biệt hẳn”.

    (còn tiếp)
    Anh Tú

    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  2. #2

    Mặc định

    Ngàn năm đô hộ giặc Tàu: Góc nhìn về Triệu Đà, lịch sử cũng... chia phe
    Chia sẻ


    • 19/05/2019 09:16




    Tượng Triệu Đà

    Đại Nam quốc sử diễn ca chép: "Triệu Vương thay nối ngôi trời/Định đô cứ hiểm đóng ngoài Phiên ngu/Loạn Tần gặp lúc Ngư Hồ/Trời nam riêng mở dư đồ một phương".


    Trong phần trước, chúng tôi đã trình bày sơ lược về quan điểm của các sử gia thời trung đại về triều nhà Triệu cũng như nhân vật Triệu Đà. Ban đầu, quan điểm chung của các sử gia đời đầu như Lê Văn Hưu, Ngô Sĩ Liên coi nhà Triệu là triều đại chính thống của người Việt và Triệu Đà là một minh quân. Nhưng đến sau thời Lê Trịnh thì các sử gia như Ngô Thì Sĩ, Phan Huy Chú lại coi Triệu Đà là sếp sòng của đạo quân xâm lược và nhà Triệu là ngoại bang. Hai quan điểm gần như đối chọi này tiếp tục ở thế nước lửa trong thời kỳ cận đại.

    Các sử gia thời kỳ này đã có điều kiện tham khảo nhiều tư liệu hơn và tư tưởng của họ không thống nhất nhau. Đại Nam quốc sử diễn ca có thể coi là nơi lưu vết quan điểm của nhiều học giả về tính chính thống của nhà Triệu. Tác phẩm này được thực hiện theo lệnh của vua Tự Đức và viết bằng quốc âm theo thể thơ lục bát để đề cao ngôn ngữ nước nhà. Năm 1875 xuất hiện bản chữ quốc ngữ đầu tiên do học giả Trương Vĩnh Ký diễn âm. Theo lời bạt của bản in năm 1875 thì tác giả nguyên thủy là Lê Ngô Cát làm với 1.887 câu lục bát (3.774 dòng), được án sát tỉnh Bình Định Phạm Đình Toái sửa lại thành 1.027 câu.
    Nói về Đại Nam quốc sử diễn ca chắc không nhiều người biết nhưng nếu nhắc những câu thơ chúng ta học ở SGK nhà trường như:

    ...Bà Trưng quê ở châu Phong
    Giận người tham bạo thù chồng chẳng quên
    Chị em nặng một lời nguyền
    Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân...

    thì ắt hẳn mọi người đều biết. Chính xác đó là những vần thơ đầy niềm tự hào dân tộc trong Đại Nam quốc sử diễn ca. Và có lẽ ít người biết đó chỉ là đoạn tả về Hai Bà Trung trong đoạn 4, còn trước đó là phần tả về nhà Triệu trong đoạn 3. Xin ghi lại 4 câu đầu như sau:

    ...Triệu Vương thay nối ngôi trời,
    Định đô cứ hiểm đóng ngoài Phiên ngu (hay còn là Phiên Ngung).
    Loạn Tần gặp lúc Ngư Hồ,
    Trời nam riêng mở dư đồ một phương...

    Ở đoạn thứ 2 khi tả An Dương Vương chiến Triệu Đà thì Đại Nam quốc sử diễn ca gọi luôn tên húy Triệu Đà chẳng kiêng khem gì nhưng ở đoạn thứ 3, khi Triệu Đà lên ngôi thì Đại Nam quốc sử diễn ca gọi là Triệu Vương đầy tôn trọng, mô tả việc ông “thay nối ngôi trời” là hành động chính danh và còn toát lên vẻ tự hào về Triệu Đà trong câu “Trời nam riêng mở dư đồ một phương”.

    Cần nhớ rằng Đại Nam quốc sử diễn ca đã qua tay rất nhiều người để đi đến công chúng Việt Nam. Sau nguyên tác của Lê Ngô Cát thì tác phẩm được học giả lừng lẫy Trương Vĩnh Ký chuyển sang quốc ngữ. Ông Ký là một là một nhà văn, nhà ngôn ngữ học, nhà giáo dục học, và khảo cứu văn hóa tiêu biểu của Việt Nam trong thế kỷ 19. Về cả nhân cách và trình độ, ông Ký nhận rất nhiều sự tôn trọng. Và qua tay của Trương Vĩnh Ký thì Đại Nam quốc sử diễn ca vẫn coi nhà Triệu là triều đại chính thống.
    Và có lẽ cũng không nhiều người biết người dẫn tựa, chú giải trong Đại Nam quốc sử diễn ca chính là nhà sử học uyên bác Hoàng Xuân Hãn. Chính ông Hãn đã viết lời tựa và dẫn trong cuốn Đại Nam quốc sử diễn ca do nhà xuất bản Sông Nhị in năm 1949 đã phần nào thể hiện thái độ coi nhà Triệu là chính thống. Trong lời tựa, ông viết: “Đứng về phương diện sử học, sách này có giá trị cao thấp tùy theo giá trị của sách Đại Việt sử ký toàn thư mà sách này đã theo lược dịch. Bản sử kia có đoạn xác đáng, có đoạn sơ sài có đoạn hoang đường và có đoạn thiên vị chủ quan.

    Trong khuôn khổ một bài tựa ngắn, không thể phân tích rõ. Nhưng ta cũng có thể nói qua rằng: đoạn từ Kinh Dương Vương đến hết Thục là theo tục truyền phần lớn hoang đường; đoạn từ Triệu đến hết đời Bắc thuộc có tài liệu ở sử Trung-hoa nên phần lớn xác đáng, trừ những việc về Triệu Việt Vương; đoạn từ Ngô đến hết Lý, xác đáng nhưng sơ sài; đoạn cuối đầy đủ và xác đáng nhưng hay thiên vị”.



    Sau này, trong trước tác của Hoàng Xuân Hãn được xuất bản thì quan điểm của ông về nhà Triệu vẫn không thay đổi. Nhà Triệu vẫn được in riêng ra một hồi như triều đại chính thống.



    Nhưng dù sao, Đại Nam quốc sử diễn ca vẫn bị coi là tác phẩm theo đơn đặt hàng của vua Tự Đức với sử quán. Sách Đại Nam Thực lục chính biên (Tứ kỷ quyển thứ 16) đã chứng nhận điều này khi chép: “Năm Tự Đức thứ 10 (1857) tháng sáu Trần Dương Quang hàm thị giảng, coi viện Tập Hiền, lại tiến vua những sách tìm ở Bắc-kỳ. Trong đó có một bộ sử bằng quốc ngữ (nguyên văn: sử quốc ngữ nhất bộ) do một người học trò tỉnh Bắc Ninh nộp. Rồi tháng ba năm sau (quyển thứ 18) vuaTự Đức sai các ông Phan Thanh Giản và Phạm Huy (coi sử quán) chọn kẻ giỏi quốc âm, coi việc chữa Sử ký quốc ngữ ca và nối thêm sử Lê Trịnh cho đến đời vua Xuất Đế (Chiêu Thống). Các ông ấy bèn chọn các ông Lê Ngô Cát, hàm biên tu, và Trương Phúc Hào, chức Tư vụ, để sung vào việc ấy”.

    Do vậy, Đại Nam quốc sử diễn ca khó thoát khỏi ràng buộc về quan điểm nhà Triệu là chính thống. Tuy nhiên, không phải ai thời kỳ này cũng đồng tình với cái nhìn của các sử gia trong sử quán nhà Nguyễn. Nhà sử học Đặng Xuân Bảng cuối thời Nguyễn viết Việt sử cương mục tiết yếu (ghi lời tựa năm Thành Thái thứ 17, tức năm 1905). Đây là một công trình sử học do ông biên soạn độc lập với Quốc sử quán triều Nguyễn, tác phẩm này ghi chép từ thời Hồng Bàng đến hết thời nhà Tây Sơn (1802). Bộ sử được đánh giá là có giá trị, sử dụng phương pháp nghiên cứu mới so với các sử gia triều Nguyễn trong Quốc sử quán.

    Nếu sử gia nhà Nguyễn trong Quốc sử quán coi nhà Triệu có tính chính thống như nhà Thục của An Dương vương hay kể cả như Tiền Lý của Lý Nam Đế, Ngô của Ngô Quyền trong phần Tiền biên thì ông Đặng Xuân Bảng có thái độ rất rõ ràng trong việc chống Triệu. Ông ghi rõ: "Quý Tỵ (208 TCN, An Dương Vương năm thứ 50, Tần Nhị Thế năm thứ 2), Triệu Đà lại sang xâm lược. Vương thua chạy bị chết. Nước Thục mất".



    Rồi ông bình luận: "Thục Phán và Triệu Đà đều là người nước ngoài, vào làm chủ và cai trị nước ta. Nhưng Phán đóng đô ở đất nước ta, lại có thể so với nhà Nguyên, nhà Thanh vào làm vua ở Trung Quốc. Triệu Đà đóng đô ở Phiên Ngung không thuộc vào đất của nước ta. Cai trị nước ta là do các viên quan lại do Triệu Đà sai đến. Nước ta nội thuộc Triệu cũng như nội thuộc Hán, Đường, làm sao so sánh với Thục Phán mà lẫn lộn thành triều đại chính thống của nước ta được? Việt sử (ám chỉ Khâm định Việt sử thông giám cương mục của Quốc sử quán triều Nguyễn) theo sử cũ, cho là triều đại chính thống của nước ta là sai".

    (còn tiếp)

    Giai thoại về Lê Ngô Cát và nguyên tác Đại Nam quốc sử diễn ca


    Đọc Đại Nam quốc sử diễn ca thì được biết Lê Ngô Cát là người có nhiều tâm sự trước thời vận, lại biết ông có cốt cách phóng khoáng của một thi nhân hơn là chính kiến của một sử quan. Thế nhưng giai thoại lại kể về ông như một sử quan bị thất sủng có đầu óc khôi hài và hơi ngỗ nghịch. Ông người làng Hương Lang (huyện Chương Đức, thuộc tỉnh Hà Nội cũ), chỉ đỗ đến cử nhân. Sách của họ Lê làm ra chưa hề được in ấn. Vả lại Vua Tự Đức lúc đó đang bận làm mấy quyển Việt sử nên không để mắt đến công trình này. Chuyện kể rằng Vua có xem sách của họ Lê dâng lên, đọc đến đoạn Triệu Thị cưỡi voi đánh giặc thì lấy làm mếch lòng mới phê rằng: "Như thế thì hèn cho đàn ông nước Nam lắm!". Họ Lê không dám nói gì. Đến câu: “Vú dài ba thước vắt lưng” thì Vua nổi giận thật sự, họ Lê sợ tội mới khéo chữa thành câu thơ vô vị này: Phất phơ dải yếm vắt lưng. Chuyện còn kể thêm rằng sau bấy nhiêu lỗi, họ Lê chỉ được Vua thưởng cho một tấm lụa và hai đồng bạc, ra đến cửa thành ông mới bỡn lại Vua bằng hai câu ca thế này:

    Vua khen thằng Cát có tài,
    Ban cho cái khố với hai đồng tiền.

    Có lẽ ông buồn vì tinh thần của Đại Nam quốc sử diễn ca không được biết đến và trọng dụng để chấn hưng cho sự nghiệp nước nhà lúc ấy đang suy. Và cũng sau tiếng cười ra nước mắt ấy, họ Lê biến mất khỏi bầu trời văn học Việt Nam và hình như không còn để thêm một dấu ấn gì khác nữa. Và cũng từ đó cuốn Đại Nam quốc sử diễn ca chuyển vào tay Phạm Đình Toái - một viên quan mê thơ lục bát và càng về già càng tán dương thể loại này một cách nhiệt liệt. Và cũng nhờ đầu óc thực tế của ông quan này mà cuốn sách đã được in ra. Nhưng Đại Nam quốc sử diễn ca đã chịu sự sửa chữa của ông, chỉ còn lại 1.027 câu thay vì 1.887 câu lúc đầu. Tuy nhiên những cố gắng in ấn của họ Phạm đã gặp nhiều khó khăn. Năm 1886, trong một bức thư để lại, ông thở dài mà viết: "Nay bản khắc ấy (bản khắc cuốn Đại Nam quốc sử diễn ca) đã lọt vào tay một nhà buôn ở Nghệ An". Nhưng ông không biết rằng 16 năm trước đó (1875) nhờ học giả Trương Vĩnh Ký, Đại Nam quốc sử diễn ca đã được phổ biến rộng bằng bản in chữ quốc ngữ và đã được đón chào nồng nhiệt.


    Anh Tú

    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  3. #3

    Mặc định

    Triệu Đà và cuộc bút chiến giữa hai học giả Phan Khôi-Trần Trọng Kim
    Chia sẻ


    • 25/05/2019 14:24





    Trần Trọng Kim và Phan Khôi

    Cách chia mục của Trần Trọng Kim trong "Việt Nam sử lược" đã thể hiện rõ việc coi nhà Triệu là triều đại chính thống của người Việt mà Triệu Đà chính là người sáng lập nhà Triệu. Nhưng quan điểm của Trần Trọng Kim bị học giả cùng thời là Phan Khôi phản đối dữ dội.

    Chúng ta đã nói về quan điểm của sử gia thời đầu cận đại vẫn còn chịu ảnh hưởng của Hán học khá nhiều. Chúng ta hãy bàn tiếp quan điểm của các sử gia cuối cận đại. Các sử gia thời kỳ này đã có điều kiện tham khảo nhiều tư liệu hơn và không khí tranh luận của họ tràn đầy tinh thần học thuật.

    Nhà sử học Trần Trọng Kim với tác phẩm Việt Nam sử lược được biên soạn năm 1919. Trong công trình của mình, Trần Trọng Kim xếp nhà Triệu vào chương 4 trong phần Thượng cổ thời đại cùng với nhà Hồng Bàng, nhà Thục. Phải sau khi nhà Triệu mất thì ông mới viết đến phần Bắc thuộc thời đại. Mở đầu chương nhà Triệu, Trần Trọng Kim viết: Năm quí-tị (207) Triệu Đà đánh được An dương Vương rồi, sáp nhập nước Âu Lạc vào quận Nam Hải, lập thành một nước gọi là Nam Việt, tự xưng làm vua, tức là Vũ vương, đóng đô ở Phiên ngung, gần thành Quảng Châu bây giờ.


    Phần nhà Triệu trên Việt Nam sử lược

    Nói chung, Trần Trọng Kim cũng dựa vào các bộ sử cũ chính thống của sử quan các thời trước như Đại Việt sử ký toàn thư và Khâm định Việt sử thông giám cương mụcđể chép lại nhà Triệu mà không đưa ra bất kỳ lời bình nào. Tuy nhiên, cách chia mục của ông đã thể hiện rõ việc coi nhà Triệu là triều đại chính thống của người Việt mà Triệu Đà chính là người sáng lập nhà Triệu.

    Nhưng quan điểm của Trần Trọng Kim bị học giả cùng thời là Phan Khôi phản đối dữ dội. Trên tạp chí Sông Hương cuối 1936, Phan Khôi (1887 - 1959) - một học giả tên tuổi, một nhà thơ, nhà văn, thành viên nhóm Nhân Văn - Giai Phẩm, cháu ngoại của Tổng đốc Hà Nội Hoàng Diệu đã có bài Hãy bỏ Triệu Đà và dòng dõi của y ra khỏi sử Việt được ghi dưới tít phụ là Phá một cái hầm từ Lê Văn Hưu, Ngô Sỹ Liên đến Trần Trọng Kim.

    Bài viết trong trang sử học trên tạp chí Sông Hương (tương tự mục Bàn tròn lịch sử) như sau:
    Sử: có thế giới sử, có quốc sử

    Quốc sử lấy gì làm nền?

    Quốc sử là sử của một nước, chép những việc đã xảy ra trong nước ấy. Mới có người mới có việc. Những người của một nước họp lại thành một dân tộc; do những người ấy gây ra cuộc thành bại hưng vong trong nước mà mới có quốc sử. Thế thì không cần giảng giải thêm nữa cũng đã đủ hiểu rằng quốc sử phải lấy dân tộc làm nền.

    Đó là một cái công lệ của sử học. Phàm nước nào đã có sử và trong nước đã có sử học đều phải tuân theo cái công lệ ấy. Nếu có nước nào nhận một người dân ngoại tộc vào nơi lấy cái quốc thống của nước mình, ấy là điều điếm nhục cho lịch sử, cho cả học giới.

    Trước đây sáu bảy trăm năm, nước Tàu có hai lần bị ngoại tộc đến chiếm trị. Hồ-Nguyên và Mãn Thanh đều không phải con cháu Hoàng đế mà nghiễm nhiên xưng Thiên tử trêu sử Trung Hoa, làm cho bọn chí sĩ nước Tàu thấy mà đau lòng, có người đã nhận cho là cái nhục lớn.

    Tuy vậy, Hồ Nguyên và Mãn Thanh biên tập lịch sử của mình ngay từ lúc họ còn cường, họ có thần thiếp của họ, sai bảo làm gì mà chẳng làm. Điều ấy, nghĩ cho kỹ cũng không đáng trách.
    Duy có ở nước ta, cũng ở vào đồng một trường hợp ấy, mà sau khi kẻ cường quyền đã tiêu diệt rồi, chính người nước mình làm sử lại truy nhận cho kẻ giặc làm vua, mới đáng lấy làm lạ mà thôi.

    Đó, tôi muốn nói về Triệu Đà, người đã nuốt nước Âu Lạc của chúng ta gồm vào bờ cõi mình, làm cho dân tộc ta từ đó về sau hơn một ngàn năm sa vào vòng nô lệ, mà rồi sau, bọn các ông Lê Văn Hưu, Võ Quỳnh, Ngô Sĩ Liên, Ngô Thời Sĩ cho đến ông Trần Trọng Kim hiện giờ nữa, đều xưng cho là Vương, là đế, để đứng đầu hàng vua chúa trên lịch sử nước Nam.

    Mở sử Tàu ra mà coi, ở đó có chép rõ ràng Triệu Đà là người huyện Chân Định (nước Tàu), không hề có dính líu một tý nào với con cháu Rồng Tiên cả. Đà vốn làm quan lệnh ở Long Xuyên, là quan cùa nhà Tần, nhân nhà Tần có loạn, dấy lên cướp lấy nước ta mà độc lập. Như thế, đối với nhà Tần, Đà đã là phản thần, mà đối với nước ta, Đà cũng là cừu nhân mới phải; cớ sao lại tôn là vua của bản quốc và cho nối lấy nghiệp cả của mười tám Hùng Vuơng?

    Nhưng mà, thảm hại thay! cái việc thương luân bại lý ấy từ lúc pho sử Việt mới bắt đầu biên chép là đã có! Tôi muốn chỉ vào thuở nhà Trần, lần thứ nhất ông Lê Văn Hưu vâng mạng vua tu quốc sử, đã nhè khởi thủy từ Triệu Võ Vương, tức Triệu Đà, mà tôn cho là ông Vua khai quốc của nước ta.

    Kỳ thực, Triệu Đà cùng con cháu y không lấy nghĩa gì xưng là vua của nước Nam này được hết. Sử gia nước Nam tôn y là ông vua khai quốc, ấy là đã làm một việc vô nghĩa.

    Muốn rõ chỗ thị phi của cái sử tích ấy, ta nên xét xem cái đại thế nước ta và phía nam nước Tàu vào khoảng 200 năm truớc Giáng sanh ra thế nào. Bấy giờ nước ta nguyên là nước Văn Lang của Hùng Vương, đã đổi tên là Âu Lạc, thuộc về Thục Phán làm vua cai trị. Còn hai tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây bây giờ, lúc đó là đất của mọi rợ ở, kêu bằng đất “Lục lương”, nhà Tần mới đem người đến khai khẩn và đặt quan coi giữ. Triệu Đà tức là một viên quan của nhà Tần, ở trong cái phái bộ thực dân, bèn cử binh đánh Thục Phán, dứt nước Âu Lạc rồi lên ngôi vua. Sự tình như thế, rõ là Triệu Đà làm phản nhà Tần, chiếm giữ chỗ đất mình đương làm quan nhẩy lên làm vua, và gồm lấy luôn cả nước ta làm lãnh thổ. Nước ta khi ấy nên kể là đã mất mà mất vào tay Triệu Đà; còn cái nước Nam Việt của Triệu Đà mới dựng ở Quảng Đông thật không phải là nước ta. Thế thì Triệu Đà cho đến dòng dõi y dù có làm vua đến mấy đời cũng mặc, người nước ta sao được nhận họ là vua của nước ta?

    Nói cho ráo lẽ thì nước Văn Lang nên kể là đã mất từ đời Hùng Vương XVIII, vào tay Thục Phán. Vì ông này chẳng rõ hương quán ở đâu, hoặc giả là một người dân ngoại tộc cũng nên. Nhưng được cái đóng đô tại Loa thành, đất Bắc Ninh ngày nay, An Dương vương dấy lên giữa chúng ta, thì nhận đi là vua của nước ta cũng còn được. Chớ còn họ Triệu đã dấy lên giữa giống khác, lại đóng đô ở đất khác, tọa trấn tại thành Phiên ngung, coi nước ta như một miếng thuộc địa, thì sao ta lại nhìn là vua trên quốc sử cho cam?

    Cài lầm lớn như thế, mà từ các sử gia đời xưa, bọn ông Lê Văn Hưu cho đến ông Ngô Sĩ Liên cũng đều không thoát khỏi. Rất đỗi tới ông Trần Trọng Kim, một sử gia hiện đại, lẽ đáng không còn lầm nữa mới phải, vậy mà trong bản “Việt Nam sử lược” của ông, việc hưng vong của cha con ông cháu nhà họ Triệu cũng còn choán mất đến sáu trang! Nếu trong một nước mà khoa sử học đã thành ra một khoa học phổ thông thì đâu đến nỗi!...


    Ấy là tại cái quan niệm sai lầm về lịch sử của người mình từ trước đến giờ vẫn còn chưa gột sạch. Lẩn quẩn trong cái quan niệm ấy, họ nhận vua tức là nước và có vua tức là có nước. Trong khi nước của Hùng Vương đã mất họ tưởng nhận cho Triệu Đà làm vua là nước tức khắc còn ngay, cho nên họ sốt sắng mà nhận liền đi. Không ngờ đâu nhận như thế là trái với cái công lệ của sử học.

    Hoặc có ai ngờ cho tôi sở dĩ có cái kiến giải này là tại quá trọng về quốc gia chủ nghĩa, và cũng bởi cái chủ nghĩa ấy khích thích nên tôi mới viết bài này. Nhưng tự tôi thì tôi không nhận có điều ấy. Không cần phải cầu viện với quốc gia chủ nghĩa, tôi chỉ căn cứ ở sử học, nắm lấy hai chữ quốc sử cũng đủ hô lên xin đồng bào ta, kẻ giữ quyền sở hữu về pho Việt sử, từ nay hãy bỏ dòng vua nhà họ Triệu ra ngoài.

    Sau họ Triệu, nước ta bị Bắc thuộc hơn một ngàn năm. Thế thì chúng ta có tiếc chi mà chẳng cho nó Bắc thuộc sớm đi và thêm lên 96 năm nữa, nghĩa là kể ngay từ lúc Âu Lạc vào tay họ Triệu? Mất đi mà sau lấy lại được thì cũng như không mất, hơn là cái nước kể cho là còn trong 96 năm ấy mà phải nhận một người thù làm vua.
    Phan Khôi


    "Ân oán" giữa Trần Trọng Kim và Phan Khôi từ trước vụ Triệu Đà

    Vụ án Phan Khôi - Trần Trọng Kim

    Phan Khôi phê bình Nho giáo

    Đầu năm 1930: Trần Trọng Kim cho xuất bản cuốn I của bộ Nho giáo của ông, trình bày khá cặn kẽ về thân thế, sự nghiệp và học thuyết Khổng Tử cùng trường phái nho giáo.
    Phan Khôi đã đọc Nho giáo của Trần Trọng Kim rất kỹ lưỡng và trên Phụ nữ tân văn số 54, ngày 29.5.1930, sau khi ca ngợi công lao của Trần Trọng Kim, đã công kích ông này lầm lẫn Khổng học với Tống nho.

    Sau bài đả kích trên, không còn đợi Trần Trọng Kim trả lời, Phan Khôi viết tiếp về nho giáo. Khi xa khi gần; vẫn có vẻ công kích tác giả Trần Trọng Kim như ta thấy trong những bài như: Cuốn sách nho giáo gợi ý cho chúng tôi, nó bảo rằng: người Việt Nam phải viét chữ quốc ngữ cho đúng (P.N.T.V. số 56, 12.6.1930), Người mở đường cho luân lý học Á Đông: Khổng Tử và cái thuyết "chánh sách" của Ngài (P.N.T.V. số 57, 19.6.1930). Thuyết chánh danh đính chính lại cái tên xưng hô của người Việt Nam (P.N.T.V. số 58, 28.6.1930 và số 59, 3.7.1930).

    Trần Trọng Kim trả lời Phan Khôi

    Trần Trọng Kim đã theo dõi công việc làm của Phan Khôi và để tâm suy nghĩ về những lời lẽ công kích của ông. Chính vì vậy mà Trần Trọng Kim đã lên tiếng trả lời Phan Khôi nơi bài Mấy lời bàn với Phan tiên sinh về Khổng giáo (P.N.T.V. số 60, 10.7.1930). Trong bài này, Trần Trọng Kim có chịu là Phan Khôi có lý ở nhiều điểm nhưng không trả lời đúng vào cái điểm mà Phan Khôi đã công kích ông.

    Phan Khôi viết bài cảnh cáo các nhà học phiệt

    Có lẽ vì vậy mà trên Phụ nữ tân văn số 62, 24.7.1930, trong bài Cảnh cáo các nhà học phiệt, cho dù mục đích là để tấn công Phạm Quỳnh, Phan Khôi cũng vẫn trách khéo cả Trần Trọng Kim như là có ý lẩn tránh vấn đề.
    Phan Khôi mời Trần Trọng Kim đến chơi nhà Mr Logique

    Và sau đây, trên Phụ nữ tân văn số 63, 31.7.1930, bài Mời Trần Trọng Kim tiên sanh đến nhà Mr Logique chơi, Phan Khôi vạch rõ những điểm mà Trần Trọng Kim đã né tránh không chịu trực tiếp trả lời, đồng thời Phan Khôi cũng chê trách Khổng Tử và Mạnh Tử là thiếu óc luận lý.

    Trần Trọng Kim mời Phan Khôi trở về nhà học ta mà nói truyện

    Lần này thì Trần Trọng Kim không còn giữ yên lặng nữa. Trên 3 số báo, Trần Trọng Kim đã lên tiếng trả lời Phan Khôi: Bài Mời Phan Khôi tiên sinh trở về nhà học của ta mà nói chuyện (đăng lên liên tiếp hai số báo, số 71, 25.9.1930 và số 72, 2.10.1930) với bài Khổng giáo với khoa học, số 74, 16.10.1930). Trần Trọng Kim đã tỏ ra phục thiện, chịu lỗi là đã sơ ý mà trở thành bông lông không trả lời đúng vào các điểm mà Phan Khôi công kích ông. Nhưng rồi Trần Trọng Kim cũng minh xác với Phan Khôi nhiều điểm, nhất là điểm Phan Khôi trách triết gia đông phương thiếu óc suy luận Khoa học.

    Vấn đề Phan Khôi nêu ra năm 1930, và đến năm 1932, khi cho tái bản Nho giáo, Trần Trọng Kim đã cho sửa chữa, thì Ngô Tất Tố lại khơi lại để công kích Trần Trọng Kim năm 1940. Cuộc tranh luận này cho ta thấy hai nhà học giả họ Phan và họ Trần đã có thái độ trí thức rất đáng phục. Chính thái độ trí thức ấy đã giúp làm sáng tỏ nhiều vấn đề triết học bấy lâu bị thiên hạ hiểu rất tù mù.

    Trích: Vụ án Phan Khôi – Trần Trọng Kim trong trang 127 và 128 cuốn Phê bình văn học thế hệ 1932 của Thanh Lãng


    (còn tiếp)
    Anh Tú

    Last edited by Bin571; 25-06-2019 at 07:08 AM.
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  4. #4

    Mặc định

    Quan điểm đa chiều về Triệu Đà tại miền Nam trước 1975
    Chia sẻ


    • 01/06/2019 14:59




    Tượng Triệu Đà

    Sách giáo khoa miền Nam trước 1975 trong phần lịch sử coi nhà Triệu như triều đại chính thống. Nhưng điều này cũng vấp phải sự phản đối từ giới sử học miền Nam khi ấy.

    Trong các phần trước, chúng ta nói về tranh cãi quan điểm liên quan đến nhà Triệu và Triệu Đà. Tuy nhiên, đó chỉ là quan điểm cá nhân của giới học giả. Trong bài viết này, chúng ta sẽ điểm về sách giáo khoa (SGK) ở miền Nam trước 1975 nhìn nhận ra sao về nhà Triệu.

    Trong cuốn Việt sử lớp ba (tương đương lớp 3 hiện giờ) do một số giáo viên soạn thảo được nhà xuất bản Việt Hương in năm 1952 đã kể về giai đoạn Triệu Đà trong bài học Nhì về gương ái quốc Lữ Gia.

    Sách viết đoạn 1:

    Triệu Đà chiếm được nước Nam lập ra nhà Triệu. Lúc đó nhà Hán làm vua bên Tàu. Tới đời Triệu Ai Vương (112 trước Tây lịch), vua thứ tư nhà Triệu, triều chánh suy đồi, nhà hán nhân cơ hội, sai sứ là Thiếu Quý sang dụ Ai Vương cùng mẹ là Cụ thị về hàng. Sứ thần khinh nước ta nhỏ bé nên có thái độ ngạo mạn.
    Từ đoạn này chúng ta có thể thấy người soạn sách đã dùng từ "nước ta" khi kể về nhà Triệu.

    Đoạn 3 viết:

    Khi nhà Hán hay tin liền phái Phục ba tướng quân là Lộ Bác Đức sang đánh lấy Nam Việt. Vì quân cô thế yếu, Lữ Gia tử trận. Từ đấy, nước ta bị đô hộ và nhà Hán đổi lại Giao chỉ bộ một lệ thuộc của nước Tàu.
    Từ đoạn này có thể thấy người soạn sách đã xác định nhà Triệu là triều đại của nước ta và sau khi nhà Triệu mất mới tính là thời kì bị đô hộ.



    Đoạn 4 viết về Bài học lịch sử còn thể hiện rõ hơn quan điểm của người soạn sách SGK:

    Nước nào cũng có bước hưng vong, song hết lòng trung vì nước, hy sinh thân mình để cứu với dân tộc khỏi vòng nô lệ như ông Lữ Gia thật là đáng cho ta kính phục. Tuy đại sự không thành, nhưng ông cũng đã nêu cao một tấm gương yêu nước đầu tiên của người Việt Nam vậy. Nhờ theo gương đó mà dân tộc ta, mặc dầu quan nhiều cơn lao khổ vẫn tồn tại được tới ngày nay.

    Sau 1954 thì quan điểm về Triệu Đà cũng không thay đổi trong SGK dạy sử ở miền Nam. Trong cuốn Quốc sử lớp tư (tương đương với lớp 2 hiện giờ) của 2 soạn giả Phạm Văn Trọng và Huỳnh Văn Đồ do Bộ giáo dục quốc gia xuất bản năm 1963 thì học sinh đã được học về lịch sử nước ta thời kỳ đầu. Cuốn này không nói trực tiếp về Triệu Đà nhưng ở chương 4 phần Danh nhân lịch sử có kể về Lữ Gia với tựa đề: Tổ quốc là trên hết.

    Ngay tranh đầu thì sách đã khẳng định: Sứ nhà Hán bên Tàu dâng thư dụ vua Triệu Ai vương nước ta về hàng nhà Hán. Như vậy, cuốn SGK sử đầu tiên cho học sinh thời kỳ này đã xác quyết nhà Triệu là triều đại của nước ta đối lập với nhà Hán bên Tàu.


    Sau đó, chuyện nêu gương sáng về Lữ Gia như sau

    Mẹ vua là Cù thị vốn người Tàu khuyên dỗ Ai Vương dâng nước ta cho nhà Hán. Ai Vương định nghe theo lời mẹ.
    Tể tướng Lữ Gia bèn sai người giết Cù thị và Ai vương rồi hạ sát luôn sứ nhà Hán.
    Nhà Hán sai quân sang đánh nước ta. Lữ Gia phục binh chém được tướng giặc.

    Sau, quân Hán lại rầm rộ kéo sang đánh chiếm nước ta. Lữ Gia thế yếu nhưng không chịu hàng chống cự cho đến chết.
    Tiếp đến là cuốn quốc sử lớp nhì (tương đương lớp 4 hiện giờ) do Bộ văn hóa – giáo dục xuất bản năm 1965 cũng coi nhà Triệu là triều đại chính thống. Trong bài 4, sách viết riêng về Văn Lang thuộc nhà Triệu và ngay sau bài này mới đến phần lịch sử được gọi là thời đại Bắc thuộc. Trong mục 5 của bài giảng, sách viết:



    Nhà Hán sai tướng Lỗ Bác Đức đem quân sang đánh chiếm thành Phiên ngung. Lữ Gia và Dương vương quân ít, chống cự không lại, bị bắt giết. Nhà Triệu mất nghiệp và từ đó nước ta bị nội thuộc nước Tàu (111 trước Tây lịch).

    Tuy nhiên, không phải nhà sử học nào ở miền Nam trước 1975 cũng tán thành việc coi Triệu Đà là vua nước Nam. Phạm Văn Sơn (1915 - 1978) là một sử gia Việt Nam và là sĩ quan trong Quân đội Việt Nam Cộng hòa. Đặc biệt, ông là tác giả của cuốn Việt Nam cận đại sử yếu soạn theo chương trình của Bộ Quốc gia Giáo dục, lớp đệ nhị niên (tương đương lớp 11 hiện giờ) cấp trung học xuất bản năm 1952.

    Ông đã thể hiện quan điểm của mình trong bộ Việt sử tân biên 7 tập được ông viết trong giai đoạn 1956-1972. Ngay trong chương 6 quyển 1, ông đã viết rõ nhà Triệu trong thời kỳ Bắc thuộc lần thứ nhất và phân tích như sau:

    Gần đây nhiều nhà học giả xét lại vấn đề này cho rằng Bắc thuộc lần thứ nhất phải kể từ khi Triệu Đà chiếm nước Âu-Lạc năm 207 trước TC. Chúng tôi tán thành ý-kiến này vì Triệu Đà là một tướng nhà Tần, dòng dõi người Trung Quốc xâm lăng nước ta để làm thuộc-địa thì việc Ngoại-thuộc phải kể từ khi Triệu Đà đặt chân vào lãnh thổ nước ta. Đồng thời ta phải bỏ nhà Triệu ra ngoài cuốn sử nước nhà mới hợp lý. Trái lại nếu kể Bắc thuộc thời đại bắt đầu từ nhà Hán lấy Đế quốc Nam Việt (111 trước TC) tức là đặt nhà Triệu vào một triều vua chính thống của dân tộc Việt Nam sao cho hợp lý.


    Như vậy, từ lời của nhà sử học Phạm Văn Sơn thì có thể thấy là ở miền Nam trước 1975 dù nhà Triệu được đưa vào SGK như một triều đại chính thống thì đã có rất nhiều tranh cãi về nhân vật đặc biệt và triều đại đặc biệt này.
    Truyện về Lữ Gia

    Lữ Gia là Thái phó (sau được làm Thừa tướng) ba đời vua Triệu, từ Minh Vương (124 – 113 TCN), Ai Vương (112 TCN) tới Thuật Dương Vương (112 – 111 TCN).

    Minh Vương Triệu Anh Tề đã có con lớn là Triệu Kiến Đức với một bà vợ người Việt, nhưng vì yêu Cù Hậu là người Hán nên lập con nhỏ của Cù Hậu là Triệu Hưng lên thay. Năm 113 TCN, Minh Vương chết, Hưng nối ngôi, tức là Triệu Ai Vương.
    Trước kia, Thái hậu chưa lấy Minh Vương, đã từng thông dâm với An Quốc Thiếu Quý người Bá Lăng. Năm ấy nhà Hán thấy nước Nam Việt vua nhỏ nên sai An Quốc Thiếu Quý sang dụ Triệu Ai Vương và Thái hậu vào chầu, như đối với các chư hầu nhà Hán, lại sai Biện sĩ là Gián nghị đại phu Chung Quân tuyên dụ, Dũng sĩ là Ngụy Thần giúp việc, vệ úy Lộ Bác Đức đem quân đóng ở Quế Dương để đợi sứ giả.

    Triệu Hưng còn ít tuổi, Cù thái hậu là người Hán, Thiếu Quý đến, lại tư thông. Người trong nước biết, phần nhiều bất bình không theo Thái hậu. Thái hậu sợ, muốn dựa uy nhà Hán, nhiều lần khuyên Triệu Hưng và các quan xin nội phụ nhà Hán, bèn nhờ sứ nhà Hán dâng thư, xin theo như các chư hầu của nhà Hán, cứ ba năm một lần vào chầu, triệt bỏ cửa quan ở biên giới. Vua Hán bằng lòng, ban cho Triệu Ai Vương và Thừa tướng Lữ Gia ấn bằng bạc và các ấn nội sử, trung úy, thái phó, còn các chức khác được tự đặt lấy.

    Cù thái hậu đã sửa soạn hành trang lễ vật quý giá để cùng Triệu Ai Vương vào chầu. Thừa tướng Lữ Gia tuổi cao chức trọng, người trong họ làm trưởng lại đến hơn 70 người, con trai đều lấy con gái vua đời trước, con gái đều gả cho con em vua và người tôn thất, cùng thông gia với Tần Vương Triệu Quang ở đất Thương Ngô. Trong nước Nam Việt, ông được lòng dân hơn cả vua. Lữ Gia nhiều lần dâng thư can Ai Vương nhưng Ai Vương không nghe.

    Lữ Gia quyết định làm binh biến, thường cáo ốm không tiếp sứ giả nhà Hán. Các sứ giả nhà Hán đều muốn hại ông, nhưng thế chưa thể làm được. Thái hậu cũng sợ phe Lữ Gia khởi sự trước, muốn nhờ sứ giả nhà Hán trù mưu giết ông.
    Cù thái hậu bèn đặt tiệc rượu mời sứ giả đến dự, các đại thần đều ngồi hầu rượu. Em Lữ Gia làm tướng, đem quân đóng ở ngoài cung. Tiệc rượu mới bắt đầu, Thái hậu bảo ông rằng:

    "Nam Việt nội thuộc [Trung Quốc] là điều lợi cho nước, thế mà tướng quân lại cho là bất tiện là tại sao?"
    Ý Cù thái hậu muốn chọc tức sứ giả. Sứ giả còn đang hồ nghi, chần chừ chưa dám làm gì. Lữ Gia thấy tai mắt họ có vẻ khác thường, lập tức đứng dậy đi ra. Thái hậu giận, muốn lấy giáo đâm ông nhưng Triệu Ai Vương ngăn lại.
    Lữ Gia bèn ra chia lấy quân lính của em dẫn về nhà, cáo ốm không chịu gặp vua và sứ giả, ngầm cùng các đại thần chống đối. Triệu Ai Vương vốn nể uy tín của Lữ Gia nên không có ý giết ông. Lữ Gia biết thế nên đến mấy tháng không hành động gì. Thái hậu muốn một mình giết Lữ Gia nhưng sức không làm nổi.

    Hán Vũ Đế nghe tin Lữ Gia không nghe mệnh, mà Triệu Hưng và Thái hậu thì cô lập, không chế ngự nổi, sứ giả thì nhút nhát không quyết đoán, lại thấy Hưng và Thái hậu đã nội phụ rồi, chỉ một mình Lữ Gia làm loạn, không đáng dấy quân, muốn sai Trang Sâm đem 2.000 người sang sứ. Sâm từ chối không nhận. Hán Vũ Đế bèn bãi chức Sâm. Tướng Tế Bắc cũ là Hàn Thiên Thu hăng hái xin đi. Hán Vũ Đế bèn sai Thiên Thu và em Cù thái hậu là Cù Lạc đem 2.000 người tiến vào đất Nam Việt.
    Lữ Gia bèn hạ lệnh trong nước rằng:

    "Vua còn nhỏ tuổi, Thái hậu vốn là người Hán, lại cùng với sứ giả nhà Hán dâm loạn, chuyên ý muốn nội phụ với nhà Hán, đem hết đồ châu báu của Tiên vương dâng cho nhà Hán để nịnh bợ, đem theo nhiều người đến Trường An rồi bắt bán cho người ta làm đầy tớ, chỉ nghĩ mối lợi một thời, không đoái gì đến xã tắc họ Triệu và lo kế muôn đời".

    Ông bèn cùng với em đem quân đánh, giết Triệu Ai Vương và Cù thái hậu, cùng tất cả sứ giả nhà Hán, rồi sai người đi báo cho Tần Vương Triệu Quang ở Thương Ngô và các quận ấp, lập con trưởng của Triệu Minh Vương là Thuật Dương hầu Kiến Đức làm vua, tức là Triệu Thuật Dương Vương.


    (còn tiếp)
    Anh Tú

    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  5. #5

    Mặc định

    Vai trò của Triệu Đà trong quan niệm 'lịch sử duy vật' của Đào Duy Anh
    Chia sẻ


    • 09/06/2019 14:02




    Nhà sử học Đào Duy Anh

    Sông Bến Hải, cầu Hiền Lương là những địa danh lịch sử để nói về thời kỳ đất nước bị chia cắt. Trong giai đoạn đó, 2 miền có quan điểm khác nhau trên nhiều lĩnh vực và cả quan điểm về Triệu Đà.


    Trong kỳ trước, chúng ta đã đề cập quan điểm về Triệu Đà tại miền Nam ở thời kỳ trước năm 1975. Tuy rằng, có những tranh cãi nhưng quan điểm chính thống được ghi vào sách giáo khoa ở miền Nam trước 1975 vẫn coi nhà Triệu là triều đại của người Việt mà Triệu Đà chính là người lập ra nhà Triệu.

    Nhưng ở miền Bắc trước 1975 thì chỉ có một dòng quan điểm chủ đạo coi Triệu Đà là giặc mà nhà Triệu thì không được tính là triều đại chính thống của người Việt. Người đầu tiên nhắc đến là học giả Đào Duy Anh - tác giả của Cổ sử Việt Nam (giáo trình đại học, 1956) và Lịch sử Việt Nam (giáo trình đại học, 1956).

    Trong cuốn Lịch sử cổ đại Việt Nam, Đào Duy Anh đã trình bày rất rõ quan điểm của ông về nhà Triệu. Ngay trong phần tự ngôn, Đào Duy Anh đã nhận trách nhiệm phải làm rõ ràng lại các quan điểm sai trái xưa cũ ngày xưa. Ông khẳng định:
    Sử học phong kiến duy thần cũng như sử học tư sản và thực dân duy tâm và phản động đều đã xuyên tạc ít nhiều và bôi nhọ sự thực lịch sử. Đặc biệt về cổ sử Việt Nam thì giới sử học phong kiến chỉ để lại cho chúng ta một mớ truyền thuyết hoang-đường và một ít sử liệu vụn vặt nhiều khi chống chọi nhau, rải rác trong các thư tịch xưa.

    Để phục vụ ý chí xâm lược và thống trị, bọn thực dân đã dụng tâm nghiên cứu lịch sử của ta, nên họ đã sưu tầm được ít nhiều tài liệu về tiền sử học, khảo cổ học, dân tộc học, ngôn ngữ học cùng là công bố được ít nhiều sử liệu trong thư tịch xưa. Song phần nhiều học giả của họ hay đứng trên lập trường của kẻ xâm lược, đã tự nhiên hay cố ý thuyết minh xuyên tạc mà bôi lọ tổ tiên ta.

    Giới sử học tư sản Việt Nam thì lại đứng trên lập trường phản dân tộc của kẻ đầu hàng mà phụ hội những điều xuyên tạc của giới sử học thực dân, cũng như xưa kia giới sử học phong kiến Việt Nam đối với giới sử học phong kiến Trung Quốc. Nhiệm vụ đầu tiên của chúng ta bây giờ là phải thanh toán tất cả những điều hoang đường, những điều sai lầm, những điều xuyên tạc mà xưa nay các nhà sử học phong kiến cùng các nhà sử học tư sản và thực dân đã đem ra mà huyễn hoặc nhân dân.

    Nhưng để làm được công việc thanh toán ấy, chúng ta phải gắng sức xử lý thích đáng tất cả các tài liệu vụn vặt hiếm hoi mà sử học cũ còn để lại, lấy ánh sáng cùa phương pháp lịch sử mới, phương pháp lịch sử duy vật, và đứng trên lập trường nhân dân để thuyết minh, đặng khôi phục cái thực tế sinh hoạt và đấu tranh của nhân dân ở thời viễn cổ, tìm ra nguồn gốc chân xác của dân tộc và văn hoá Việt Nam.
    Trong phần vấn đề về nhà Triệu, Đào Duy Anh viết:



    “Trước hết, chúng ta hãy xem Triệu Đà là người thế nào và lập nước Nam Việt thế nào.

    Chúng ta đã biết rằng sau khi chiếm được đất Bách Việt, nhà Tần đặt quận Mân Trung và ba quận Nam Hải, Quế Lâm và Tượng, rồi năm 34 (213 TCN) sai quan Úy là Triệu Đà đem quân gồm những người tù bị đầy xuống đóng giữ đất Việt, cho ở lẫn với người Việt, rồi cử Nhâm Ngao làm Đô úy quận Nam Hải, Triệu Đà làm huyện lệnh huyện Long Xuyên thuộc quận Nam Hải.

    Chúng ta lại cũng biết rằng do những cuộc dụng binh khố đố với Việt và đối với Hồ, nhân dân phẫn uất muốn nổi dậy, đặt nhà Tần vào thế nguy. Triệu Đà ý giả cũng muốn nhân cơ hội mà mưu lợi nên trong tình thế ấy, lại gửi thư về triều xin cấp cho 3 vạn đàn bà con gái không chồng để may vá quần áo cho binh sĩ. Tần Thủy Hoàng chỉ cấp được 1 vạn 5 ngàn người song vì đó mà “trăm họ ly tán, trong 10 nhà muốn nổi loạn có đến 7 nhà”.

    Sang đến Tần Nhị Thế thì bùng nổ cuộc nông dân khởi nghĩa vĩ đại. Hào kiệt trong nước đều nổi lên đánh Tần. Các tù trưởng Đông Âu và Mân Việt trong quận Mân Trung cũng nổi lên theo các chư hầu mà đánh Tần. Bấy giờ, Nhâm Ngao đang đau nặng gần chết, cho mời Triệu Đà đến Phiên Ngung để khuyên Đà cát cứ và giao cho Đà thay mình mà trị quận Nam Hải.

    Sau khi Tần bị diệt thì Triệu Đà đánh lấy cả Quế lam và Tượng quận, tự lập làm Nam Việt vũ vương. Trong sự lập quốc đó, Triệu Đà là người quan lại Hán tộc cát cứ, căn bản chỉ dùng tay chân mình cùng là người Hán tộc để cai trị nhân dân bản địa là người Việt tộc. Đối với nhân dân Nam Việt thì Triệu Đà cũng chỉ là kẻ thống trị ngoại tộc thôi. Sau đó, Triệu đà thần phục nước Âu Lạc, diệt An Dương Vương, chia đất Âu Lạc làm 2 quận, bắt thống thuộc vào nước Nam Việt, như thế thì đối với nhân dân Âu Lạc, Triệu Đà là kẻ ngoại xâm thôi”.

    Rồi ông phê phán: “Thế mà, từ xưa các sử gia cũ nước ta, từ Lê Văn Hưu, trải qua Ngô Sĩ Liên đến Phạm Công Trứ đều nêu nhà Triệu làm một triều đại chính thống. Mãi đến cuối thời Lê mới thấy có một người phản đối quan điểm chính truyền ấy, tức là Ngô Thời Sĩ, tác giả sách Việt sử tiêu án.

    Ông nói: “Sử cũ, sau khi An Dương Vương mất rồi, đem quốc thống trao cho họ Triệu tiếp nối, và viết lớn mấy chữ Vũ đế nhà Triệu. Người sau cứ theo vậy, không biết đó là lầm. Xét nước Việt ở miền Nam Hải, Quế Lâm không phải nước Việt ở miền Giao Chỉ, Cửu Châu và Nhật Nam. Đà Nổi dậy ở Long Xuyên, dựng nước ở Phiên Ngung, muốn mở mang bờ cõi mà gom chiếm nước ta để làm thuộc quán, đặt người giám chế để ràng buộc, thực chưa từng làm vua nước ta.

    Nếu lấy lẽ làm vua nước Việt mà kể làm triều đại của nước ta thì sau đó có Lâu Sơ Hoẳng nổi ở Thẩm Dương, Lưu Nghiễm nổi ở Quảng Châu, đều xưng là Nam Việt Vương, cũng có thể buộc vào sử ta mà kể làm triều vua được. Đà gồm Giao Châu cùng Ngụy gồm đất Thục. Nếu sứ Thục mà có thể cho rằng họ Ngụy nổi lên để nối họ Trần thì sử ta mới có thể cho rằng họ Triệu nổi lên để nối An Dương. Nếu không thế thì xin chép làm Ngoại thuộc để phân biệt với nội thuộc vậy”.

    Ở sau Ngô lại còn phản đối kịch liệt những nhà sử ta nhắm mắt tán dương Triệu Đà là một vị vua giỏi của nước ta mà cho rằng: “Nước ta hồi đó thuộc Trung Hoa từ Hán đến Đường, suy nguyên thủ họa chính là Triệu Đà”.

    Có lẽ do ảnh hưởng của ý kiến ấy cho nên sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục của triều Nguyễn không chép riêng nhà Triệu làm một kỷ chính thống nữa nhưng vẫn cứ chép cả lịch sử nhà Triệu vào phạm vi quốc sử nước ta. Các nhà sử học hiện đại của ta cũng chịu ảnh hưởng của quan điểm phi dân tộc ấy, cho nên Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim cũng chép kỹ càng về lịch sử nhà Triệu. Những trang sử vẻ vang của Nguyễn Lân thì biểu dương Lữ Gia là trung thần của nhà Triệu làm vị anh hùng dân tộc đầu tiên của chúng ta.

    Chỉ có quan niệm lịch sử duy vật là lợi khí đấu tranh sắc bén của nhân dân ta và của dân tộc mới nhận thấy rành mạch rằng đối với dân tộc ta thì Triệu Đà là kẻ xâm lược mà lịch sử của nhà Triệu ở nước Nam Việt không thể nằm trong phạm vi lịch sử của Việt Nam”.

    Đọc quan điểm của Đào Duy Anh thì chúng ta biết được giáo trình cổ sử Việt Nam mà ông biên soạn cho sinh viên thời đó đánh giá ra sao về Triệu Đà. Và quan điểm về Triệu Đà của Đào Duy Anh đã trở thành dòng chảy xuyên suốt ở miền Bắc.



    Chẳng hạn, trong cuốn sách giáo khoa lịch sử lớp 5 năm 1967 (miền bắc khi đó chỉ có 10 lớp và lớp 5 là lớp đầu tiên của cấp 2) thì đã ghi rõ ngay tựa đề bài 8 là: Nước Âu Lạc bị nhà Triệu xâm lược và thống trị. Bài này trong chương 4 phần: Đất nước Âu Lạc buổi đầu thời Bắc thuộc. Quan điểm đó khác hẳn với sách giáo khoa miền Nam cùng thời kỳ.

    (còn tiếp)
    Anh Tú

    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  6. #6

    Mặc định

    'Tứ trụ sử học' Việt Nam đồng nhất quan điểm về Triệu Đà
    hia sẻ


    • 15/06/2019 14:35




    Hàng đứng: GS Trần Quốc Vượng, GS Đinh Xuân Lâm, GS Hà Văn Tấn, GS Phan Huy Lê/Hàng ngồi: 2 vợ chồng Giáo sư Trần Văn Giàu - Ảnh: Tư liệu

    Cả "tứ trụ sử học" của miền Bắc Việt Nam đều có quan điểm giống nhau về nhà Triệu và Triệu Đà. Cả 4 ông Lâm, Lê, Tấn, Vượng đều cho rằng Triệu Đà là kẻ xâm lược.

    Trong phần trước, chúng ta đã nói về quan điểm của nhà sử học Đào Duy Anh với nhà Triệu. Sau Đào Duy Anh, các hậu bối hàng đầu trong làng sử học ở miền Bắc Việt Nam phải kể đến "tứ trụ" của ngành sử học là “Lâm, Lê, Tấn, Vượng”. Chúng ta thử điểm xem quan điểm của tứ trụ với nhà Triệu và nhân vật lịch sử Triệu Đà.


    Vợ chồng Giáo sư Đào Duy Anh và các hậu bối

    Nhưng trước khi nói về tứ trụ thì chúng ta nói về người thầy của họ là Giáo sư Trần Văn Giàu. Ông Giàu sinh ở Long An. Ngoài là một nhà cách mạng, là Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến Nam bộ thì ông còn là một nhà nghiên cứu, đặc biệt trong lĩnh vực sử học. Đầu năm 1947, ông được điều trở về chiến khu Việt Bắc để đảm nhận chức vụ Tổng giám đốc Nha Thông tin Bộ Nội vụ. Năm 1951, ông tham gia Bộ Giáo dục, xây dựng ngành dự bị đại học và sư phạm cao cấp, tham gia giảng dạy các môn khoa học chính trị, triết học, lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam (được coi là người sáng lập những ngành khoa học này của nền khoa học sư phạm Việt Nam hiện đại).

    Quan điểm về Triệu Đà của ông được trình bày rõ ràng trong cuốn Triết học và tư tưởng. Trong cuốn đó, phần bài viết Tư tưởng chủ đạo của người viết sử, ông nêu:

    “Triều đại phải là của người bản quốc, không phải của người nước ngoài, đất nước phải là độc lập tự chủ, không thuộc vào địa bàn thống trị của nước khác, người cầm quyền nước ta không xưng thần với ngoại bang. Điều này thì rõ ràng là đúng. Nhưng khi ứng dụng vào thực tế lịch sử thì có mấy chỗ khó. Các sử thần thời Nguyễn nhận thức đúng rằng Triệu Đà không phải là vua nước ta mà là vua nước Nam Việt đã thôn tính nước ta, nhưng họ vì thiếu sử liệu mà ngỡ rằng Thục An Dương Vương, vua nước Âu Lạc, mặc dầu đóng đô ở Cổ Loa cũng không được xem là chính thống”.

    Nhà sử học Đinh Xuân Lâm – người đầu tiên theo thứ tự trong tứ trụ. Dưới sự dìu dắt của thầy Trần Văn Giàu, ông Lâm đã góp công đầu xây dựng bộ môn Lịch sử cận – hiện đại Việt Nam.

    Quan điểm của ông Đinh Xuân Lâm về Triệu Đà được thể hiện trong bộ Từ điển Nhân vật lịch sử Việt Nam mà ông không hề coi Triệu Đà là một nhân vật trong lịch sử nước nhà nhưng vẫn có chỗ cho Thục Phán (An Dương Vương). Trong phần đó, ông coi Triệu Đà là kẻ xâm lược khi chép (với An Dương Vương thì ông dùng từ "sáp nhập" khi chấm dứt nhà nước Văn Lang):

    “Đất nước yên bình trong mấy chục năm. Cuối những năm 80 của thế kỷ II TCN, vua Nam Việt là Triệu Đà cất quân đánh Âu Lạc. Nhiều trận đánh diễn ra. Quân Triệu thua to, phải rút về nước. Biết không thế xâm chiếm Âu Lạc ngay được, Triệu Đà đã dùng mưu chia rẽ nội bộ triều đình Âu Lạc. Một số Lạc hầu như Cao Lỗ, Nồi Hầu cố sức khuyên can An Dương Vương chớ tin lời giặc, nhưng do quá tự tin vào thành lũy và quân đội của mình, An Dương Vương không nghe, lại đuổi họ về làng. Sau khi đã đạt được mục đích “phá hỏng nỏ thần”, Triệu Đà tiến quân xâm lược. Vì mất cảnh giác, không lo việc bố phòng, An Dương Vương không chống nổi giặc, phải bỏ thành Cổ Loa, cùng con gái phi ngựa chạy về phía nam. Quân giặc đuổi gấp. Biết không thể thoát được, An Dương Vương đã cùng con gái tự tận ở vùng biển Diễn Châu (Nghệ An). Hiện nay ở Cổ Loa cũng như ở Cao Xá (thuộc Diễn Châu) đều có đền thờ An Dương Vương, hằng năm cúng tế”.

    Gần đây, trong cuốn Truyện đọc lịch sử Việt Nam 9 tập do Đinh Xuân Lâm làm chủ biên thì tập 1 được giới thiệu là “giai đoạn lịch sử nước ta từ thời nguyên thủy đến năm 179 TCN - đánh dấu bằng sự kiện Triệu Đà chiếm được Âu Lạc và đặt ách thống trị của phong kiến phương Bắc trên đất nước ta”.

    Giáo sư Phan Huy Lê – người thứ 2 trong “tứ trụ” cũng trình bày quan điểm của ông rõ ràng trong phần mở đầu cuốn Đại Việt sử ký toàn thư do Nhà xuất bản Khoa học xã hội phát hành năm 1998. Ở phần Tác giả - văn bản – tác phẩm (trang 74 và 75) ông nêu rất rõ:

    “Một sai lầm nghiêm trọng hơn là nhận thức về nhà Triệu, Đại Việt sử ký toàn thư- đã dành cả quyền 2 phần Ngoại kỷ chép về kỷ họ Triệu, coi nhà Triệu như một vương triều chính thống của ta. Trong bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ, sai lầm trên có nhiều nguyên nhân phức tạp của nó.

    Triệu Đà là người Hán (quê ở huyện Chân Định, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc), làm quan lệnh huyện Long Xuyên quận Nam Hải thời nhà Tần. Nhân khi đế chế Tần sụp đổ, năm 207 tr.CN Triệu Đà đã chiếm cứ quận Nam Hải, Quế Lâm và Tượng (vùng Quảng Đông, Quảng Tây) lập thành một nước cát cứ ở phương Nam. Nước Nam Việt của Triệu Đà không phải là nước ta - lúc bấy giờ là nước Âu Lạc đời An Dương Vương. Hơn thế nữa, chính Triệu Đà là kẻ đã xâm lược và đô hộ nước Âu Lạc. Sự thật lịch sử là như vậy.

    Nhưng Triệu Đà xây dựng lực lượng cát cứ, mưu đồ "tranh bá đồ vương" trên một địa bàn người Việt mà nhà Tần muốn thôn tính; cư dân tuyệt đại đa số là người Việt. Trong hoàn cảnh đó, để có lực lượng chống Tần, chống Hán, thực hiện mộng bá vương của mình, Triệu Đà và các vua Triệu kế tục đã thực hiện nhiều thủ đoạn mị dân nhằm tranh thủ các thủ lĩnh ngưòi Việt, tìm hậu thuẫn trong cư dân người Việt. Triệu Đà đặt tên nước là Nam Việt, coi như người phục hưng nước cũ của người Việt, tự xưng là “Man đại trưởng lão phu”, lấy vợ Việt, theo phong tục tập quán Việt (búi tó, ngồi xổm)... Những thủ đoạn cai trị đó cùng với hành động chống Tần, chống Hán (tất nhiên là chỉ vì mục đích cát cứ) của nhà Triệu, đã làm cho nhiều nhà viết sử của ta thời phong kiến không nhận ra bộ mặt cát cứ, xâm lược cùa nhà Triệu và ngộ nhận coi nhà Triệu như một triều đại của ta. Đó là một sai lầm kéo dài mà các tác giả Đại Việt sử ký toàn thư đã đưa vào Quốc sử. Đến thế kỷ XVIII, nhà sử học Ngô Thì Sĩ đã kịch liệt phê phán quan điềm sai lầm ấy và chứng minh nhà Triệu hoàn toàn không phải là một triều đại của nước ta, hơn nữa là kẻ đã xâm lược nước ta. Ngô Thì Sĩ viết: "Đến như việc tán tụng công lao của Triệu Đà đă xướng ra cơ nghiệp đế vương trước tiên, Lê Văn Hưu sáng lập ra sử chép như thế, Ngô Sĩ Liên cứ theo cách chép ấy không biết thay đổi, rồi đến bài Tổng luận của Lê Tung, thơ vịnh sử của Đặng Minh Khiêm thay nhau mà tán tụng, cho Triệu Đà là bậc đế của nước ta. Qua hàng ngàn năm mà không ai cải chính, vì thế tôi phải biện bạch kỹ càng". Đại Việt sử ký tiền biên là bộ Quốc sử của Tây Sơn đã chính thức chấp nhận quan điểm của Ngô Thì Sĩ và phủ nhận, cải chính một sai lầm kéo dài trong sử sách”.


    Cũng cần nói thêm rằng theo ông Phan Huy Thăng viết trên Dân trí thì ông Phan Huy Lê là hậu duệ đời thứ 4 của ông Phan Huy Chú (tác giả của Lịch triều Hiến chương loại chí). Và ông Phan Huy Chú lại là cháu ngoại của ông Ngô Thì Sĩ. Cách nhìn nhận về Triệu Đà từ của ông Ngô Thì Sĩ cho đến Phan Huy Chú rồi Phan Huy Lê là không khác nhau.

    Một tứ trụ khác là ông Hà Văn Tấn, chính là người đã hiệu đính cho cuốn Đại Việt sử ký toàn thư do Nhà xuất bản Khoa học xã hội phát hành năm 1998. Phần quan điểm về Triệu Đà của ông Tấn cũng được thể hiện trong cuốn Sự sinh thành Việt Nam. Trong đó, ông dành 2 chương liên quan đến nhà Triệu là chương 15 (Triệu Đà chiếm nước Âu Lạc) và chương 16 (Từ ách thống trị của Nam Việt đến ách thống trị của đế quốc Hán).

    Người cuối trong tứ trụ chúng tôi nhắc đến là Giáo sư Trần Quốc Vượng, ông cũng coi Triệu Đà là kẻ xâm lược. Trong bài nghiên cứu về An Dương Vương, thì ngay phần “Đã Nhất Trí” ở mục 3 ghi rõ “Khẳng định có cuộc kháng chiến chống Tần và chống Triệu Đà” với câu kết luận: “Sự thật chắc đúng là như vậy, bởi vì chẳng bao lâu sau trong lần thử thách của cuộc chống Triệu Đà xâm lược, người dân Âu Lạc – không hề phân biệt Âu Lạc hay Lạc – đã kề vai sát cánh chiến đấu tới cùng cho một mục đích chung giữ gìn đất nước”.

    (còn tiếp)
    Anh Tú

    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  7. #7

    Mặc định

    Nhà Triệu từ mất 'sổ đỏ' đến 3 lần bị bêu tội trên SGK dạy sử hiện nay
    Chia sẻ


    • 14/07/2019 06:38





    Tượng Triệu Đà - Ảnh: Internet

    Sau khi đất nước thống nhất, nhà Triệu tiếp tục trở thành giặc trên SGK dạy sử và cho đến nay cũng vậy. Trong chương trình dạy sử phổ thông hiện giờ, nhà Triệu 3 lần bị bêu tội trên sách.

    Trong phần trước, chúng tôi có trích dẫn thông tin từ GS Nguyễn Xuân Kính (nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu văn hóa, thuộc Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam) về chuyện năm 1972, GS Vũ Khiêu đã đưa ra một văn bản rất khác lạ, thay nhà Triệu bằng nhà Đinh:

    Từ Đinh, Lê, Lý, Trần, xây dựng nền độc lập
    Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên, hùng cứ một phương.

    Đồng thời, trong bài viết Sức sống của một tư tưởng và tinh thần khoa học của GS Bùi Văn Nguyên, Giáo sư Nguyễn Xuân Kính cũng còn kể một chi tiết thú vị đáng quan tâm: “Ở sách giáo khoa phổ thông, thời gian đầu, trong bài Bình Ngô đại cáo, người soạn sách bỏ từ “Triệu”. Thời gian sau, tình hình cởi mở hơn, từ “Triệu” được khôi phục và được chú thích là Triệu Đà. Oái oăm thay, trong sách giáo khoa văn học lớp 10, ở cùng năm học, học sinh được/bị học cả bài về Mỵ Châu Trọng Thủy lẫn bài Bình Ngô đại cáo. Ở bài trước, sách giáo khoa giảng rằng Triệu Đà và Trọng Thủy là những nhân vật phản diện; còn ở bài sau thì phải chú thích “Triệu” là Triệu Đà. Trong cuốn sách dành cho giáo viên, người ta đã phải có đoạn: Đề phòng nếu học đến đây mà học sinh thắc mắc thì sẽ giải thích thế này, thế này…”.

    Và sau 1975, khi nhà Triệu có được “số đỏ” trong Bình Ngô đại cáo dạy học sinh thì triều đại này vẫn bị tranh cãi lý lịch. Cụ thể sách Văn học lớp 10 năm 1976 ghi chú ở trang 44 giải thích về chữ Triệu khá thoáng: “Triệu đây là Triệu Đà. Một số sách xưa đã coi Triệu Đà có công dựng nước vì Triệu Đà về sau có công chống nhà Hán”. Cách giải thích này chỉ đưa thông tin mà không bình luận nên các nhà soạn sách sau tiếp tục sửa.


    Sách văn học lớp 10 năm 1976

    Đến sách Văn học lớp 9 năm 1989 thì giải thích chữ Triệu như sau: Triệu đây là Triệu Đà (chứ không phải Triệu Quang Phục trong nhà Tiền Lý). Một số sử sách xưa đã coi nhầm Triệu Đà có công xây dựng nước ta.


    Sách Văn học lớp 9 năm 2000

    Đến sách Văn học lớp 9 năm 2000 thì giải thích chữ Triệu ngắn gọn nhưng có bình luận: “Triệu đây là Triệu Đà. Một số sách xưa đã nhầm Triệu Đà là triều đại nước ta”.


    Sách Ngữ văn lớp 10 hiện nay

    Còn Bình Ngô đại cáo trong sách Ngữ văn lớp 10 hiện hành thì bỏ trống, không ghi chú nhà Triệu. Chẳng trách mà vừa qua có một độc giả có lẽ không hiểu được trong Bình Ngô đại cáo Triệu là triều đại của Triệu Đà, Lý là triều đại của Lý Công Uẩn, nên nhắn trách với lời lẽ gay gắt xin dẫn nguyên văn: “Trong bài Bình Ngô đại cáo thì Triệu ở đây là Triệu Bôn, Lý Bí chứ không phải Triệu Đà nhé. Làm sử ngu như bò”.



    Nhân việc giải thích Triệu ở đây phải là Triệu Đà chứ không thể là Triệu Việt Vương hay không thể đưa nhà Đinh lên vị trí dẫn đầu, chúng tôi xin trích ý kiến của cố Giáo sư Bùi Văn Nguyên (nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Văn học dân gian và văn học cổ Việt Nam trong nhiều năm, nguyên Tổng thư ký Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam..., được Nhà nước phong chức danh Giáo sư năm 1984): “Các sử gia nước ta thời Trần, Lê, Nguyễn nhận xét Triệu Đà trong bối cảnh lịch sử như vậy (xem phần ghi chú cuối bài), mới coi Triệu Đà, tuy là quan lại của nhà Hán, nhưng đã đứng về phía Bách Việt mà chống Hán (…).

    Cũng với tinh thần đó, Nguyễn Trãi mới dùng hình tượng bốn triều đại: “Triệu, Đinh, Lý, Trần” để đối lập với bốn triều đại phương Bắc là “Hán, Đường, Tống, Nguyên” theo thể văn tứ lục sóng nhau chan chát: Triệu thì đồng thời và ngang với Hán, cũng như Đinh thì đồng thời, và ngang với Đường, v.v.. Văn chương chân chính như ánh sao Khuê, đâu có phải là trò chơi vu khoát. Ấy thế mà có kẻ, chẳng hiểu gì văn, gì sử, lại chỉnh lý văn Nguyễn Trãi, dám bỏ Triệu, mà thay Tiền Lê vào, làm cho câu văn trở nên vô nghĩa và khấp khểnh cả về nội dung lẫn kỹ thuật. Phải Triệu mới ngang với Hán, Đinh mới ngang với Đường chứ? Và mới có sự sóng đôi trong văn tứ lục”.

    Dù sao thì “sổ đỏ” của nhà Triệu trong Bình Ngô đại cáo trên SGK tuy long đong vất vả nhưng vẫn được giữ, vẫn còn có đất để tranh cãi. Còn trên SGK lịch sử thì số phận nhà Triệu đã được tuyên án mà tuyên không chỉ một lần.

    Trong vài số trước, chúng tôi đã có bài nói về việc SGK dạy sử của miền Nam trước 1975, nhà Triệu được xếp làm triều đại chính thống. Tuy nhiên, trong SGK ở miền Bắc trước 1975 thì nhà Triệu bị coi quân xâm lược. Trong cuốn sách giáo khoa lịch sử lớp 5 năm 1967 (hệ giáo dục phổ thông 10 năm miền Bắc khi đó, lớp 5 là lớp đầu tiên của cấp 2) thì đã ghi rõ ngay tiêu đề bài 8 là: Nước Âu Lạc bị nhà Triệu xâm lược và thống trị. Bài này trong chương 4, phần: Đất nước Âu Lạc buổi đầu thời Bắc thuộc.

    Sau 1975, nhà Triệu tiếp tục trở thành giặc trên SGK dạy sử ở nước ta và cho đến ngày nay cũng vậy. Trong chương trình dạy sử phổ thông hiện giờ, nhà Triệu 3 lần bị bêu tội trên sách. Lần thứ nhất là trong sử lớp 4. Ở cuốn Lịch sử và Địa lý 4, ngay bài 2 về Âu Lạc (trang 16) ghi rõ: Năm 179 TCN, Triệu Đà lại đem quân sang đánh Âu Lạc, An Dương vương thua trận phải nhảy xuống biển tự vẫn. Từ đó, nước Âu Lạc rơi vào ách đô hộ của triều đại phong kiến phương Bắc.

    Lần thứ 2 là trong sử lớp 6, bài 15 về nước Âu Lạc (trang 45) có viết: “Đất nước Âu Lạc yên ổn chưa được bao lâu thì xảy ra cuộc xâm lược của Triệu Đà” hay “Quân dân Âu Lạc, với vũ khí tốt và tinh thần chiến đấu đã đánh bại các cuộc tấn công của quân Triệu, giữ vững nền độc lập của đất nước.

    Triệu Đà biết không thể đánh bại được quân ta bèn vờ xin hòa và dùng mưu kế chia rẽ nội bộ nước ta”, “Năm 179 TCN, sau khi đã chia rẽ được nội bộ nhà nước Âu Lạc, khiến các tướng giỏi như Cao Lỗ, Nồi Hầu phải bỏ về quê, Triệu Đà lại sai quân đánh Âu Lạc. An Dương Vương do không đề phòng, lại mất hết tướng giỏi nên bị thất bại nhanh chóng. Âu Lạc rơi vào ách đô hộ của nhà Triệu”. Đồng thời sách đặt câu hỏi cho học sinh: “Dựa vào tư liệu lịch sử và truyền thuyết, em hãy trình bày nguyên nhân thất bại của An Dương Vương trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Triệu Đà”.

    Lần thứ 3 là trong lịch sử lớp 10. Ngay sapo của bài 15 Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (trang 80) đã ghi rõ: Năm 179 TCN, Âu Lạc bị nhà Triệu xâm chiếm. Từ đó đến đầu thế kỷ X, các triều đại phong kiến phương bắc từ Triệu đến Đường thay nhau đô hộ nước ta.


    Nếu lên đại học thì nhà Triệu thêm một lần nữa bị lên án trong cuốn Đại cương lịch sử Việt Nam tập 1. Trong phần dựng nước (phần hai) thì chương VI đã ghi luôn tên chương là Cuộc xâm lược của nhà Triệu, đồng thời ghi rõ: "Nước Nam Việt của Triệu Đà thực chất là nhà nước cát cứ của một tập đoàn tướng lĩnh, quan lại Hán tộc không phải là nhà nước của người Việt". Mở đầu phần ba (thời kỳ Bắc thuộc và chống Bắc thuộc), nhà Triệu cũng bị bêu tội: "Nhà Triệu thi hành chính sách dung dưỡng ‘lấy người Di trị người Di’ nhằm biến các lạc tướng, quý tộc bản địa (người Việt) thành chỗ dựa cho chính quyền đô hộ".

    Theo GS. Bùi Văn Nguyên, thời bấy giờ ranh giới giữa các bộ tộc chưa được phân định rạch ròi, thường có chiến tranh lấn chiếm lẫn nhau, Thục Phán hay Triệu Đà không phải là tay sai của Tần, Hán, mà là vua một địa phương. Các sử gia nước ta thời Trần, Lê, Nguyễn đã đánh giá Triệu Đà trong bối cảnh như vậy, mới coi Triệu Đà, tuy là quan lại của nhà Hán nhưng đã đứng về phía Bách Việt mà chống Hán, thay các thế hệ Hùng Vương, bảo vệ nền độc lập cho giang sơn còn sót lại của cộng đồng Bách Việt ở phương Nam.



    (còn tiếp)
    Anh Tú

    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. BÀ LA MÔN GIÁO VÀ TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO
    By aptruong in forum Đạo Phật
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 19-01-2011, 12:58 AM
  2. Trả lời: 4
    Bài mới gởi: 12-10-2010, 07:51 PM
  3. Những cái nhất của các vua triều Lý
    By Bin571 in forum Truyền thuyết - Giai thoại - Lịch sử VIỆT NAM
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 15-05-2010, 08:30 PM
  4. Triệu Việt Vương - Triệu Quang Phục
    By wudang in forum Truyền thuyết - Giai thoại - Lịch sử VIỆT NAM
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 02-08-2008, 10:44 AM
  5. Vai so sanh giữa Triết học Phương Đông và Triết học Phương Tây
    By langtuhn in forum Đạo Giáo ( Lão giáo, Khổng giáo, Nho giáo )
    Trả lời: 1
    Bài mới gởi: 08-11-2007, 06:51 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •