Tạng Mật và Đông Mật có nguồn gốc từ đâu và có khác biệt như thế nào?

Từ mặt nguồn gốc mà nói, Tạng mật và Đông mật đều bắt nguồn từ Ấn Độ, đều là giáo pháp của Phật Đà. Nhưng sự sai khác của cần cơ chúng sinh và sự khác nhau về vị trí địa lý giữa hai phái này có một số khác biệt. Tạng mật là Mật pháp từ Ấn Độ trực tiếp truyển nhập vào Tây Tạng, Trung Quốc, do dân tộc Tạng đương thời không có văn hóa độc lập của mình, cho nên dân tộc Tạng đã tiếp thu toàn diện văn hóa Phật giáo từ Ấn Độ truyền đến, Mật pháp cũng không phải là ngoại lệ, Mật tục từ Sự bộ đến Vô thượng Mật tục đều truyền thừa lại một cách hoàn chỉnh.

Đông mật là Mật pháp bắt nguồn từ Ấn Độ truyền nhập vào thời kỳ đầu triểu Đường, Trung Quốc, nhưng do nhiều nguyên nhân, Mật pháp không truyền thừa lại một cách hoàn chỉnh ở Trung Quốc, lại gián tiếp truyền vào Nhật Bản, hiện nay được gọi là Đông mật. Đông mật chủ yếu phân thành giới Thai Tạng và giới Kim Cương, thuộc Mật pháp hạ Tam bộ, bên trong không có Mật tục Vô thượng Du già hoàn chỉnh

Mua tranh Mandala
pháp khí phật giáo mật tông