TẠI SAO SINGAPORE LẠI DÙNG "NHỤC KẾ" "PHỦ ĐẦU" VIỆT NAM VÀO LÚC NÀY?


Cộng đồng mạng xã hội đã có nhiều phản ứng dữ dội trước phát ngôn của ông Lý Hiển Long tại Hội nghị Thượng đỉnh Shangri-La diễn ra tại nước chủ nhà Singapore hôm 31/5/2019 cho rằng Việt Nam xâm lược Campuchia trong cuộc chiến chống Khmerdo. Tuy nhiên, để hiểu thật rõ vì sao người đứng đầu một quốc gia lại có cái nhìn cực đoan, cay cú như vậy, Có thể đặt ra mấy vấn đề sau đây:


Thứ nhất, Trước khi VN đảm nhận ghế Chủ tịch Asean và là "nhân sự" dự bầu vào thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc vào ngày 7/6/2019, đồng thời là ứng cử viên duy nhất từ khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Vị thế này được duy trì hết năm 2021 và tiếp đó là Chủ tịch Asean, trong quãng thời gian này nhiều vấn đề chính trị quan trong đang diễn ra ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích quốc gia, dân tộc các nước Asean trong đó có Việt Nam và Singapore. Rõ ràng Singapore sẽ mất tiếng nói quan trọng quyết định đến vận mệnh quốc gia, nhất là Cuộc chiến thương mại Mỹ- Trung, các vấn đề lợi ích kinh tế cảng, biển, nhất là tác động của kênh đào Kra sắp có kế hoạch thi công giữa Thái Lan và Trung Quốc.


Thứ hai, ảnh hưởng từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung và sự tác động lợi ích kinh tế của nó đang có chiều hướng có lợi thế cho Việt Nam, bởi hiện nay thái độ của các nước Asean thực sự khá tinh tế và chia thành nhiều nhóm mục đích. Song, lợi ích tự nhiên theo quy luật thị trường và các điều khoản ký kết giữa Việt Nam- Hoa Kỳ, Việt Nam - Trung Quốc thì chỉ riêng trong 4 tháng đầu năm 2019, quy mô đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đã tăng kỷ lục so với cùng kỳ trong vòng 5 năm trở lại đây,. Hình như Sing đã phân tích kỹ tình hình hưởng lợi của nền kinh tế Việt Nam nên trong thời điểm Lý Hiển Long vu cáo Việt Nam tại Hội nghị Shangri-La, Hãng tin Bloomberg phát nguyên phóng sự: "Được lợi từ va chạm thương mại Trung - Mỹ, dự kiến nền kinh tế Việt Nam sẽ vượt qua Singapore sau 10 năm nữa". Điều đó khiến Singapore không khỏi chột dạ khi nhìn đến mối nguy cơ tiềm tàng của đất nước Singapore trong tương lai trước sự trỗi dậy của nền kinh tế Việt Nam. Trong khi đó Quốc gia này chỉ có diện tích 721,5 km2 thu nhập chủ yếu từ dịch vụ du lịch, thương mại và cảng biển


Tuy nhiên, những mối quan ngại về kinh tế chưa phải điều cốt yếu. Như ông Lý Hiển Long nhiều lần nhấn mạnh, điều Singapore lo lắng hơn là cuộc đối đầu chiến lược Trung - Mỹ sẽ dẫn đến căng thẳng theo kiểu "Chiến tranh Lạnh", bởi tác động chính trị của một cuộc đối đầu toàn diện giữa 2 siêu cường sẽ làm suy yếu đáng kể vị thế quốc tế, đặc biệt là Singapore, nhờ nỗ lực miệt mài qua nhiều thập kỷ mới có được"... Nếu không thể đại diện cho Asean thì Singapore không là gì cả trong khối Asean khi Việt Nam vươn lên vị trí số 1 trong 10 năm tới.


Thứ ba, Nhìn theo chiều dài lịch sử phát triển của Singapore kể từ thời Lý Quang Diệu đến nay, hầu như Singapore quán triệt xuyên suốt nguyên tắc ngoại giao trung lập, "thân thiện không có tiêu chuẩn", thậm chí cúi luồn, ve vãn để tránh xung đột; lấy địa chính trị chiến lược về cảng biển làm khâu trọng yếu để đối ngoại và thu lợi ích. Singapore đã trở thành khâu trung gian và nhân tố đảm bảo cho mối quan hệ giữa các cường quốc bên ngoài khu vực và Asean, đồng thời là đồng minh an ninh của Hoa Kỳ trong khu vực; thân thiện với Trung Quốc và các nước trong khu vực... những nguyên tắc ngoại giao xuyên suốt đó đã mang lại cho Singapore một vị thế quốc gia và uy tín quốc tế vượt xa nguồn lực của chính mình. Tuy nhiên, nếu Trung - Mỹ duy trì sự đối đầu toàn diện thì không chỉ "môi trường hưởng lợi" xung quanh Singapore biến mất mà còn có tác động thiên hướng lợi ích chiến lược cho Indonesia và Việt Nam cao hơn nhiều so với Singapore, nhất là lợi ích từ Mỹ. Khi ấy, Singapore sẽ từ vai trò ngọn cờ kinh tế Asean biến thành khán giả, thậm chí có nguy cơ trở thành "quân cờ" cho cuộc đối đầu Mỹ - Trung trong tương lai mà Lý Hiển Long đã nhìn thấy.


Thứ tư, Đối với Việt Nam, từ Shang-ri La 2017, Tổng thống Hoa Kỳ President Donald J. Trump đã tạo lập nhiều yếu tố căn bản đặt niềm tin và kỳ vọng lớn ở Việt Nam bởi thông qua Bộ trưởng Quốc phòng James Matis, Mỹ đã có những "đề xuất cụ thể hơn với những người tiền nhiệm" trong quan hệ quốc phòng với khối Asean nói chung và Việt Nam nói riêng, trong đó, vị trí chiến lược an ninh hàng hải Mỹ đề phòng khi Trung Quốc, Thái Lan hoàn thành kênh đào Kra mà Việt Nam là "cửa ngõ" lưu thông có địa chính trị chiến lược quan trọng của tuyến hàng hải trên tuyến kênh đào Kra này.


Mặt khác, Việt Nam là quốc gia ủng hộ chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương mà Mỹ và các nước trong bộ Tứ (Mỹ, Nhật, Ấn, Úc) đã khơi mào từ Shang-ri La 2018. Dù chiến lược này đang trong giai đoạn tiềm năng nhưng đầy triển vọng cho Hoa Kỳ. Ngược lại, Singapore, từ các phát ngôn của chính phủ và giới quân sự, lẫn học giả… lại không ủng hộ chiến lược này vì tác động của chiến lược an ninh Trung Quốc, bởi Trung Quốc cho rằng chiến lược này với chủ đích là bao vây Trung Quốc, sẽ gây cạnh tranh và bất ổn cho khu vực... đã đẩy Singapore vào thế "tiến thoái lưỡng nan" trong cuộc đối đầu kinh tế Mỹ - Trung trong tương lai. Trong khi đó mối quan hệ Việt - Mỹ gần đây ngày càng nồng ấm, tin cậy bởi bản lĩnh độc lập của người Việt. Không phải đơn giản mà Mỹ chọn Việt Nam làm địa điểm cho hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 2, ủng hộ cao Việt Nam trở thành Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (nhiệm kỳ 2020 - 2021)


Từ thực tế trên có thể nhân thấy, một đất nước Singapore giàu có sẽ mất dần vị trí số 1 Asean trong tương lai là có thể, thậm chí sự đổ vỡ "lòng tin chiến lược" giữa Singapore và Mỹ dưới thời Tổng thống Donald J. Trump có nguy cơ tiềm tàng vì Singapore có ý "xoay trục (hai lòng, thiếu lập trường)" về với Trung Quốc thì sẽ đón nhận "lưỡi dao" nguy hiểm chứ không phải là "chuôi dao". Mặt khác, với Trung Quốc vì lợi ích kinh tế vẫn nhất quyết đào kênh Kra để loại bỏ con đường hàng hải qua eo biển Malacca mà ở đó ảnh hưởng lớn đến lợi ích của Mỹ và là túi tiền chính của Singapore và nếu nó thành hiện thực trong "con bài thân Trung tẩy Mỹ" của Lý Hiển Long thì đó là một sự tổn thất quá lớn cho Singapore.


Từ những nguyên do rủi ro trong chiến lược kinh tế kể trên đã làm cho Lý Hiển Long cay cú vô cớ Việt Nam nên "cố đấm ăn xôi" sử dụng phép thử "nhục kế" hòng được lòng Trung, Thái sau nhiều lần "van xin" không thành từ dự án Kênh Kra. Có lẽ ông ta tưởng rằng đó là một mũi tên trúng 2 đích bằng cách xuyên tạc quá khứ cho rằng Việt Nam xâm lược Campuchia để khơi dậy, hiềm khích những nước Asean trước đây ủng hộ cho chế độ diệt chủng Khmerdo, trong đó có Trung, Thái và cả Singapore. Song, sự thật là sự thật! Bởi, dù sao Mỹ - Trung - Thái chẳng bao giờ muốn nhắc lại quá khứ tội lỗi của mình, vì trong "thâm tâm" dù không nói ra họ cũng đã thấy sai lầm của họ. Lợi ích Mỹ - Trung - Thái (dù Mỹ - Trung còn đối đầu thương mại) với Việt Nam họ đều có quan điểm "cùng tiến". Liệu phát biểu vu khống Việt Nam của Lý Hiển Long đã lường hết được những gì sẽ xảy ra với mình trong "canh bạc" sắp tới hay không nhưng với tư cách là thành viên trong cộng đồng Asean, Singapore đang thách thức trực tiếp 1/2 dân số Asean bởi phát ngôn đầy tội lỗi của mình.


Nếu Lý Hiển Long không thật sự nhận lỗi, tự cúi mình xin lỗi nhân dân Đông Dương, trong đó có nhân dân Việt Nam và Campuchia thì tới đây, Singapore sẽ tự trả giá cho hành động thiếu thiện chí trên bởi những biện pháp tẩy chay hàng hóa, du lịch... từ chính người dân Đông Dương chứ không phải là Chính phủ 2 nước Việt Nam và Campuchia, đó là sự mất mát đáng tiếc của Singapore./.








Theo THVN