Trang 1 trong 2 12 Cuối cùngCuối cùng
kết quả từ 1 tới 20 trên 24

Ðề tài: CHIA SẺ VỀ THIỀN; HƠI THỞ; LUÂN XA; HỎA XÀ ( KUNDALINI )...V.V...

  1. #1
    Đai Đen Avatar của Qin ShiHuang
    Gia nhập
    Jun 2010
    Nơi cư ngụ
    TP HCM Q.10
    Bài gởi
    755

    Mặc định CHIA SẺ VỀ THIỀN; HƠI THỞ; LUÂN XA; HỎA XÀ ( KUNDALINI )...V.V...

    SAU BAO CÂN NHẮC VỚI CHÍNH BẢN THÂN, KHI TRỞ LẠI VỚI DIỄN ĐÀN SAU THỜI GIAN VẮNG BÓNG VIẾT BÀI, TÔI NHẬN ĐƯỢC RẤT LÀ NHIỀU TIN NHẮN THẮC MẮC, HỌC HỎI VỀ LĨNH VỰC THIỀN! DO VẬY...
    TÔI XIN LẬP TOPIC RIÊNG VỚI CÁC BẠN TRONG DIỄN ĐÀN TGVH TRONG BOX "ĐẠO VIỆT NAM", ĐỂ CÙNG NHAU CHIA SẺ, TRAO ĐỔI, HỌC HỎI VỀ NHỮNG ĐIỀU ĐÃ TRÃI NGHIỆM CÓ LIÊN QUAN ĐẾN TRONG VIỆC HÀNH THIỀN MÀ CHÚNG TA ĐÃ THEO ĐUỔI TU TẬP.
    NHỮNG TIÊU ĐỀ SAU SẼ LẦN LƯỢT VIẾT CHIA SẺ CÙNG VỚI CÁC BẠN, MONG CÁC BẠN CHÚNG TA CÙNG NHAU TRAO ĐỔI, CHIA SẺ.
    1)- THIỀN
    2)- PHƯƠNG PHÁP THỞ.
    3)- LUÂN XA
    4)- HỎA XÀ ( KUNDALINI )
    5)- TẨU HỎA; NHẬP MA.
    6)- NHỮNG GẶT HÁI TỐT. XẤU THUỘC VỀ TÂM LÝ, SINH LÝ KHI THỰC HÀNH THIỀN.
    7)- LINH TINH.
    ĐÂY CHỈ LÀ GỢI Ý CỦA TÔI, SAU 3 NGÀY TÔI SẼ XÚC TIẾN VIỆC VIẾT BÀI CHIA SẺ THEO THỨ TỰ ĐÃ ĐƯA RA.
    MONG ĐƯỢC CÁC BẠN HƯỞNG ỨNG. THÂN ÁI.
    CÁM ƠN ĐỜI MỘT SỚM MAI THỨC DẬY,
    TA CÓ THÊM NGÀY NỮA ĐỂ YÊU THƯƠNG !

  2. #2

    Mặc định

    Bác Qin Shihuang,
    Con rất vui khi thấy bác trở lại dien đàn. Mặc dù con không hiểu gì về chủ đề của bác nhưng con vô cùng thích đọc bài của bác viet.

  3. #3
    Đai Đen
    Gia nhập
    Feb 2014
    Nơi cư ngụ
    Thanh Xuân, Hà Nội
    Bài gởi
    690

    Mặc định

    Nhiệt liệt chào mừng bác Quin đã có hứng viết bài trở lại. Cháu chúc bác luôn mạnh khỏe !

    Bài của Bác viết rất dân dã, dễ hiểu bằng những thực chứng của Bác đã trải qua. Ngoài HN cháu có gặp 1 bác cũng tập Thiền Vô Vi như Bác, bác đó tên là Tế (0906014741), hồi gặp bác Tế là ở thư viện 1 chùa mà cháu đến mượn sách, bác đó là thủ thư ở đó luôn .
    Sám hối, tạ ơn trước khi ngủ và sau khi thức dậy !
    Lạy Phật giúp tăng trưởng Phước !
    Thương yêu cả với kẻ thù !
    Thực dưỡng Ohsawa !

  4. #4

    Mặc định

    chào mọi người, mình đang tìm hiểu về khí công, hy vọng sẽ học hỏi thêm được điều hay ở diễn đàn

  5. #5

    Mặc định

    Cháu nhớ không nhầm đọc ở đâu đó thì một ngày có 4 thời thích hợp để luyện khí.

    Thứ nhất là giờ Tý: khi khí Thái Âm chính thịnh, thích hợp việc tĩnh toạ để tẩm bổ hồn phách lớn mạnh tinh thần.
    Thí hai là giờ Dần 3-5h : khi mặt trời mới mọc, một khí sơ dương vừa sinh-“Tử Khí Đông Lai”, luyện khí vào giờ này để hấp thu sinh khí của ngày mới.

    Bởi Hồn thuộc Âm nên giờ Tý cũng là giờ khí Âm trong ngày chính thịnh, Âm linh Yêu mị hay đi ra hấp thu ánh trăng tu luyện.

    Câu hỏi 1:Hai giờ khác thì cháu cũng không nhớ là giờ nào? Mong được bác Qin chia sẻ.!!

    Câu hỏi 2:Cháu thấy có người hấp khí từ Bách Hội, có người lại từ Ấn Đường, có người Lao Cung. Cho cháu hỏi tại sao lại có sự khác biệt như vậy?

    Câu hỏi 3: Có người nói thở ra thì dẫn khí đi xuống, có người lại bảo hít vào thì dẫn khí đi xuống. Theo Bác phương pháp nào là đúng hơn?

    Câu hỏi 4: Có những lần luyện, trong trạng thái hơi thở bình hoà sâu dài nhỏ nhẹ, tinh thần yên tĩnh. Cháu mặc kệ cho khí nó tự di chuyển-đi xuống, chỉ cảm nhận các tiến trình đang xảy ra khác với việc chủ động dẫn khí là cháu chỉ cảm nhận và thả lỏng cho khí tự di chuyển - sau khi Ấn Đường nóng ran một lúc thì khí bắt đầu tưj di chuyển đi xuống, liệu cách làm của cháu là đúng hay sai?
    Last edited by Kỳ Liên; 09-06-2019 at 04:05 PM.

  6. #6
    Đai Đen Avatar của Qin ShiHuang
    Gia nhập
    Jun 2010
    Nơi cư ngụ
    TP HCM Q.10
    Bài gởi
    755

    Mặc định

    Chào Kỳ Liên,

    Câu hỏi 1:Hai giờ khác thì cháu cũng không nhớ là giờ nào? Mong được bác Qin chia sẻ.!!
    Theo Đông Phương Y Lý Học thì chia ra làm 4 thời:
    1) từ 11h đêm đến 01h sáng, gọi là giờ Tý, Khí đang ở Đởm kinh ( Phủ của lá Gan hay Can ), cũng là giờ của Âm thịnh thuận lợi cho việc kết hợp của Tiên Thiên khí với ngũ khí nội tạng ( Tiên Thiên khí của con người ) giao hoà Giờ này dành cho những người luyện công phu đã mở được Chân khí ( Đan hay Đơn điền khí ). Luyện "Tinh, Khí, Thần" rất tốt!
    2) từ 5h sáng đến 7h sáng, gọi là giờ Mão ( Khí đang ở Vị, Dạ dày, tập luyện giờ này rất có lợi cho Đại tràng.
    3) từ 11h sáng đến 1h trưa gọi là giờ Ngọ giờ của Cực Dương khí thuộc khí ở Tâm.
    4) từ 5h chiều đến 7h chiều là giờ Dậu ( Khí ở Thận ).

    Tốt nhất ( nếu mới tập ) nên tập vào 3h sáng đến 5h sáng ( gọi là giờ Dần) rất tốt cho lá Phổi ( khí đang ở Phế ), dẽ kết hợp Tiên Thiên với Hậu Thiên trong con người luyện tập!

    Câu hỏi 2:Cháu thấy có người hấp khí từ Bách Hội, có người lại từ Ấn Đường, có người Lao Cung. Cho cháu hỏi tại sao lại có sự khác biệt như vậy?

    Câu hỏi 3: Có người nói thở ra thì dẫn khí đi xuống, có người lại bảo hít vào thì dẫn khí đi xuống. Theo Bác phương pháp nào là đúng hơn?
    Theo cá nhân tôi thì nên tập trung tại Ấn Đường khi hít vào và thở ra, còn hơi thở nó đi đâu cứ để tự nhiên, chú tâm tại Ấn đường dễ khai mở LX6 ( Phần Trí ), còn có khả năng tập trung tại Đỉnh đầu ( Bách Hội ) thì quá tốt!
    Lưu ý! "Hít vô, thở ra chỉ tập trung tại Ấn đường hoặc Bách Hôi, đừng dẫn ( chạy theo hơi thở ) đi lên hay xuống, chưa đủ trình độ, đến khi nào mở được luồng Chân khí ( Đan Điền )thì tính sau!


    Câu hỏi 4: Có những lần luyện, trong trạng thái hơi thở bình hoà sâu dài nhỏ nhẹ, tinh thần yên tĩnh. Cháu mặc kệ cho khí nó tự di chuyển-đi xuống, chỉ cảm nhận các tiến trình đang xảy ra khác với việc chủ động dẫn khí là cháu chỉ cảm nhận và thả lỏng cho khí tự di chuyển - sau khi Ấn Đường nóng ran một lúc thì khí bắt đầu tưj di chuyển đi xuống, liệu cách làm của cháu là đúng hay sai?
    Dường như việc tập mỗi sáng nhìn về hướng mặt trời mọc của Kỳ Liên để hít thở, vô tình nạp Dương khí của Mặt trời đi vào Ấn đường, theo tôi đừng xoay mặt về hướng Mặt trời nửa, để tránh trường hợp như nói trên, cơ thể chưa thích nghi, cũng như chưa khai mở Luồng Chân Khí thì không nên tiếp tục như vậy tạo Dương khí quá nhiều trong người, hãy điều hòa Âm&Dương trong người trước đã, khai thông Nhâm Đốc mạch xong mới khai mở được Luồng Chân Khí, thì mới ổn, phải tuần tự đừng "dục tốc bất đạt" mà nguy hiểm!

    Bài chia sẻ về "Khí" rất sâu rộng nên không thể nói hết được, xin được chia sẻ đôi chút hiểu biết. Thân ái.
    CÁM ƠN ĐỜI MỘT SỚM MAI THỨC DẬY,
    TA CÓ THÊM NGÀY NỮA ĐỂ YÊU THƯƠNG !

  7. #7
    Đai Đen Avatar của Qin ShiHuang
    Gia nhập
    Jun 2010
    Nơi cư ngụ
    TP HCM Q.10
    Bài gởi
    755

    Mặc định "TẨU HỎA; NHẬP MA"!

    "TẨU HỎA; NHẬP MA"!
    Cụm từ "Tẩu hỏa nhập ma" tôi đã viết và chia ra làm hai phần, tôi xin được chia sẻ của từng phần một,
    cụm từ này đều nằm trong sự ảnh hưởng của Sinh, Vật, Tâm lý của con người khi rơi vào trạng thái này.


    TẨU-HỎA,
    Khi nói đến chữ "Tẩu-Hỏa" chúng ta nghĩ ngay là "Lửa Chạy", vậy cái gì làm cho "Lửa Chạy" trong cơ thể con người? Người bình thường không tham khảo hoặc tu tập về Thiền, về Yoga có thể họ sẽ không hiểu chữ "Tẩu Hỏa", có hiểu chăng họ sẽ hiểu theo cách được nghe nguyên cụm từ là "Tẩu hỏa nhập ma" thì họ sẽ hiểu vì có chữ "Ma" dễ hiểu quá mà!
    Trở lại "Lửa Chạy" nguyên nhân nào lưa chạy trong thân xác này, những ai đã biết về Yoga về Thiền không ít thì nhiều biết đôi chút về cụm từ này, họ được hiểu theo sự giải thích đại khái sơ lược cho dễ hiểu.
    Trong Yoga, có bộ môn học về "Kundalini Yoga", hành giả chuyên học về bộ môn này cần có vị sư phụ đã khai mở được "Kundalini". Tên gọi thêm cho chữ Kundalini này là: "Hỏa Xà"; "Lửa Tam Muội"; hay dễ hiểu hơn "Con Rắn Lửa".
    Vậy Kundalini được biết nằm cuối đốt xương sống, được gọi là một Đại huyệt (hay Luân Xa), nhiệm vụ LX này là sự hoàn tất (trong câu chú Om Mani Padme Hum!) cho hành giả Du già (Yoga), Thiền giả đạt đến giai đoạn cuối cùng của con đường tu tập Thiền Định (Om Mani Padme Hum!).
    Để khai mở được nguồn "Năng lực" này cái chính là Hơi thở! Đây là tính chất Vật lý, dùng hơi thở để khai mở từng giai đoạn của tính cách Sinh lý, Vật lý và Tâm lý, sự phối hợp hài hòa của Thân và Tâm thì sự khai mở Luồng Hỏa Xà (Kundalini) mới không bị "Tẩu-Hỏa", tức là Lửa Hỏa Xà chạy đúng đường, khai mở từng Luân xa để đạt được từng trạng thái Tâm thức của từng LX đảm nhận để có được cái được gọi là "Lục Thông".

    Còn không phối hợp đồng bộ của tuần tự Thân và Tâm, chỉ chú tâm kích hoạt cho việc khai mở luồng Hỏa xà sẽ dẫn đến con đường gọi là "Tẩu-Hỏa", khi luồng Hỏa xà được kích hoat mở thì nó sẽ chạy trong kinh mạch (vì chưa được khai mở theo tuần tự, thứ tự lớp lang để sửa soạn cho Kundalini khai mở) một cách không trật tự, nó kích hoạt cho các LX theo chiều hướng xấu (trước khi muốn khai mở cho LHX chạy, để khai thông các LX trở nên mạnh hơn, bắt buộc hành giả phải đi vào con đường tu tập, tu sửa, tu hành trong con đường "Bát Chánh(Thánh) Đạo"), nếu không Luồng Hỏa Xà này sẽ làm ngược lại để kích hoạt các tính xấu, mạnh nhất tánh Dâm (kích hoạt vào LX2), con người này dần dần sẽ phát triển tánh Dâm thành Bạo Dâm, nhìn thấy đàn bà con gái là nỗi máu dâm, thậm chí luôn cả con nít!
    Từ chỗ Bạo Dâm đến Hiếp Dâm dễ dàng!
    (Nếu các từng xem tin tức trên internet các bạn sẽ thấy việc dâm dục nó biến dạng đủ mọi hình thái, thậm chí hành dâm với các xác chết!)
    Những tánh xấu khác cũng bị ảnh hưởng mãnh liệt! Khi nó chạy lên bộ não thì phá hoại hệ thống thần kinh não bộ, từ đó không còn là chính mình sẽ trở nên điên loạn thuộc loại dữ tợn (dân gian gọi là bị Quỷ nhập chứ không còn là Ma nhập!).
    Trong những thông tin trên Internet, có thể các bạn cũng có nghe tin nói về những người tự nhiên bốc lửa, thiêu cháy trở thành tro như thể ở trong lò thiêu, đặc biệt là vật dụng xung quanh không bị ảnh hưởng với ngọn lửa đó, tới giờ khoa học vẫn chưa tìm được lời giải đáp! Các bạn nên nhớ khi chuyển kiếp con người mang theo khả năng tiềm ẩn của mình về đủ thể loại mà người ta cho là "Thiên phú"! hoặc được gọi là các "Siêu nhân". Theo tôi, những người tự bốc hỏa đó chết thành tro, như vậy có thể họ đã bị kích hoạt luồng Hỏa xà (vô tình trong kiếp này vì đã cố ý khai mở LHX một cách không tuần tự cho việc khai mở trong tiền kiếp của họ. Có thể! Chỉ là suy nghĩ của tôi mà thôi, chưa chắc gì đúng!)
    Đây là tính chất của Sinh, Vật lý. Không có cái gì gọi là "Nhập Ma".
    (Luồng Hỏa Xà tôi sẽ nói rõ hơn ở bài nói về Luân Xa.)
    Bài tiếp sẽ chia sẻ về "Nhập Ma". Thân ái.
    CÁM ƠN ĐỜI MỘT SỚM MAI THỨC DẬY,
    TA CÓ THÊM NGÀY NỮA ĐỂ YÊU THƯƠNG !

  8. #8

    Mặc định

    Thưa Bác Qin,
    Con đọc sách có de cập đến Chakra. Vậy luan xa và chakra có giống nhau hay khác nhau vậy bác. Con cũng không rõ về cái này. Con thấy chakra có nói den điểm trên tuyến giáp. Con thì hay de ý đến điểm này vì từ nhỏ tới lớn con có điểm yếu ở chỗ này. Con cũng từng uống thuốc lúc còn trẻ nhưng con biết là trong thuốc có chua phong xa nên con không muốn uống nữa. Từ đó về sau con luon chú ý tuyen giáp của con trong vấn de ăn uống, sinh hoạt. Thực te bệnh của con không tai phát rất là lâu rồi. Nhưng mà cách đây hai tháng, co một chuyện khiến con phiền não và u uất vì nó xảy ra đột ngột, oan uc và con chưa kịp điều phục được phiền não thì những dòng u uất tức giận nó nổi lên trong lòng con như sóng dữ mà từ lâu con không có xảy ra như vậy. Lúc đó vào buổi tối và con bị mất luôn cả chánh niệm. Thi sau buổi sáng thức day, con thấy ngay chổ tuyen giap của con vô cùng đau đớn. Con biết là dem qua con đã lam bệnh con tai phát. Con gọi điện hẹn bác sĩ thì người ta đặt lịch cho con 10 ngày tới. Thi vào hai hôm sau, khi con đi shopping con ghe vào một cửa hàng có trung bay rất nhiều loại đá tự nhiên. Người bán nói với con là đá có thể giúp tinh thần và thể chất của con người tốt. Con cũng mua một quyển sách chuyên về đá và xách về gần như chục loại. Con theo quyển sách phân ra từng loại nhưng do cũng không có khả năng nhìn nhận đá nên cũng không nhan biết hết.
    Chỉ có một điều rất là kỳ dieu là buổi tối con phân loại thì con buồn ngủ quá nên con không dọn dẹp nên vô tình để các loại đá trên đầu nằm của con. Sáng ra ngủ day con không còn thấy tuyen giáp của con bị đau và sưng nữa. Hầu như hoàn toàn bình thường và tinh thần của con cũng trở lại sang khoái hơn trước khi con bị đau. Đến ngày hẹn với bác sĩ thì bac si có thu toàn bo lại cho con thì bac si kết luận là tinh trang của con rất tốt không có tai phát gì cả.
    Cho đến bay giờ con vẫn không biết trong mấy chuc cục đá đó thì cuc nào ảnh hưởng đến con.
    Bác Qin có nghĩ là đá cũng có tác động rất lớn đến luan xa hay chakra của chúng ta không?
    Last edited by empathy; 11-06-2019 at 04:38 PM.

  9. #9

    Mặc định

    Da tu nhien that nam trong long dat hang trieu nam, no da hut linh khi cua troi dat, nang luong cua da tu nhien that rat manh, ban minh bi met moi mua chuoi da that ve deo thi khoe lai, minh cung dc ban minh tang mot chuoi da tu nhien that, chuc mung ban da mua duoc da tu nhien that

  10. #10

    Mặc định

    Empathy, giai đoạn đầu của luyện khí là tập cảm khí, tức cảm nhận về khí.

    Có một cách để tập cảm khí là bạn ngồi sao cho thoải mái. Nếu đá-ngọc nhỏ thì bạn để trong lòng bàn tay, nếu đá to thì bạn để lên đùi ôm 2 tay lấy nó. Cảm nhận bằng huyệt Lao Cung ở 2 lòng bàn tay ấy.

    Các cảm giác có thể có là tê tê như có luồng điện li ti, nóng, lạnh, thanh thanh. Tuỳ vào loại đá và độ mạnh yếu của khí trong đá, cũng tuỳ vào khả năng cảm nhận của mỗi người.

    Ngoài ra còn có các loại pháp khí của Phật giáo khi cầm vô như: an bình nhẹ nhàng, nặng căng tức đầu v.v.v...
    Last edited by Kỳ Liên; 11-06-2019 at 07:15 PM.

  11. #11

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi khoatin6 Xem Bài Gởi
    Da tu nhien that nam trong long dat hang trieu nam, no da hut linh khi cua troi dat, nang luong cua da tu nhien that rat manh, ban minh bi met moi mua chuoi da that ve deo thi khoe lai, minh cung dc ban minh tang mot chuoi da tu nhien that, chuc mung ban da mua duoc da tu nhien that
    Cảm ơn khoatin nhiều. Lúc ept đem đá về thi trong lòng cũng còn nghi hoặc vì ept không nghĩ là đá thật và cũng không nghĩ là nó mạnh như vậy. Nhưng mà thực sự nó có hiệu quả rất rõ rệt nha khoatin. Và moi loại đá nó có một công năng khác nhau nữa.

  12. #12

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Kỳ Liên Xem Bài Gởi
    Empathy, giai đoạn đầu của luyện khí là tập cảm khí, tức cảm nhận về khí.

    Có một cách để tập cảm khí là bạn ngồi sao cho thoải mái. Nếu đá-ngọc nhỏ thì bạn để trong lòng bàn tay, nếu đá to thì bạn để lên đùi ôm 2 tay lấy nó. Cảm nhận bằng huyệt Lao Cung ở 2 lòng bàn tay ấy.

    Các cảm giác có thể có là tê tê như có luồng điện li ti, nóng, lạnh, thanh thanh. Tuỳ vào loại đá và độ mạnh yếu của khí trong đá, cũng tuỳ vào khả năng cảm nhận của mỗi người.

    Ngoài ra còn có các loại pháp khí của Phật giáo khi cầm vô như: an bình nhẹ nhàng, nặng căng tức đầu v.v.v...
    Bạn Kỳ Liên,
    Hoi trước ept có đọc thì cũng nghe nói là không phải loại đá nào cũng tốt và không phải ai cũng thích hợp với đá. Và cũng có mot số người My bên này họ ke lại câu chuyên của họ khi họ rước về một cục đá và mọi thứ trong cuộc sống của họ bị đao lộn từ tinh thần cho đến công việc. Cô này là giáo viên tiêu học và cho đến khi cô ta loại cuc đá đi thì mới trở về quy cũ. Và ept cũng biết trên Amazon có một số người họ bán búp bê bị ám. Họ đi thu mua các loại bup be và đồ vật bị ám về và bán lại cho người nào có sự tò mò về thế giới tâm linh. Muốn cảm nhận trực tiếp về ma ám. Nhưng mà trước khi họ bán đến người mua hàng thì họ phải thử trước de chắc chắn là có linh hồn đang cư ngụ trong con búp bê hay món đồ đó. Họ kiểm tra bằng cách là sử dung loại đá tự nhiên ( ept không nhớ tên) rồi đặt đá đó gần nơi họ ngủ và bup be bị ám. Đá này se giúp cho họ de dang kích hoạt với linh hồn bị ám. Nếu tront vài ngày họ thay được những hiện tượng đó thì họ sẽ rao bán búp bê trên mạng.
    Nên ept cũng không muốn sư dung đá khi mà mình chưa biết rõ cơ địa của mình và công dụng của nó. Nhưng mà lần vừa rồi thi trong vô tình thi ept cảm giác là hình như ept rất hợp với đá. Trong phòng của ept hầu nhu có trên 35 loại đá khác nhau và ept cũng không hề thấy có dấu hiệu bất thường. Ngoại trừ nó giúp tuyen giáp rất tốt của ept và sang thức day rất tinh táo giống như là mình uống coffee buoi sáng vậy.

  13. #13
    Đai Đen Avatar của Qin ShiHuang
    Gia nhập
    Jun 2010
    Nơi cư ngụ
    TP HCM Q.10
    Bài gởi
    755

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi empathy Xem Bài Gởi
    Thưa Bác Qin,
    Con đọc sách có de cập đến Chakra. Vậy luan xa và chakra có giống nhau hay khác nhau vậy bác. Con cũng không rõ về cái này. Con thấy chakra có nói den điểm trên tuyến giáp. Con thì hay de ý đến điểm này vì từ nhỏ tới lớn con có điểm yếu ở chỗ này. Con cũng từng uống thuốc lúc còn trẻ nhưng con biết là trong thuốc có chua phong xa nên con không muốn uống nữa. Từ đó về sau con luon chú ý tuyen giáp của con trong vấn de ăn uống, sinh hoạt. Thực te bệnh của con không tai phát rất là lâu rồi. Nhưng mà cách đây hai tháng, co một chuyện khiến con phiền não và u uất vì nó xảy ra đột ngột, oan uc và con chưa kịp điều phục được phiền não thì những dòng u uất tức giận nó nổi lên trong lòng con như sóng dữ mà từ lâu con không có xảy ra như vậy. Lúc đó vào buổi tối và con bị mất luôn cả chánh niệm. Thi sau buổi sáng thức day, con thấy ngay chổ tuyen giap của con vô cùng đau đớn. Con biết là dem qua con đã lam bệnh con tai phát. Con gọi điện hẹn bác sĩ thì người ta đặt lịch cho con 10 ngày tới. Thi vào hai hôm sau, khi con đi shopping con ghe vào một cửa hàng có trung bay rất nhiều loại đá tự nhiên. Người bán nói với con là đá có thể giúp tinh thần và thể chất của con người tốt. Con cũng mua một quyển sách chuyên về đá và xách về gần như chục loại. Con theo quyển sách phân ra từng loại nhưng do cũng không có khả năng nhìn nhận đá nên cũng không nhan biết hết.
    Chỉ có một điều rất là kỳ dieu là buổi tối con phân loại thì con buồn ngủ quá nên con không dọn dẹp nên vô tình để các loại đá trên đầu nằm của con. Sáng ra ngủ day con không còn thấy tuyen giáp của con bị đau và sưng nữa. Hầu như hoàn toàn bình thường và tinh thần của con cũng trở lại sang khoái hơn trước khi con bị đau. Đến ngày hẹn với bác sĩ thì bac si có thu toàn bo lại cho con thì bac si kết luận là tinh trang của con rất tốt không có tai phát gì cả.
    Cho đến bay giờ con vẫn không biết trong mấy chuc cục đá đó thì cuc nào ảnh hưởng đến con.
    Bác Qin có nghĩ là đá cũng có tác động rất lớn đến luan xa hay chakra của chúng ta không?
    Vậy luan xa và chakra có giống nhau hay khác nhau vậy bác.
    Luân xa là Chakra ( Ấn độ, còn có nghĩa là "Bánh xe" hay "Vòng tròn") cả hai đồng nghĩa.

    "Tuyến Giáp" theo Đông y học sự tức giận, ưu phiền, uất ức dễ tác động đến Tuyến Giáp, cho nên chữa bệnh cho Tuyến giáp nên cố gắng tránh xa những tâm trạng nêu trên!

    Chỉ có một điều rất là kỳ dieu là buổi tối con phân loại thì con buồn ngủ quá nên con không dọn dẹp nên vô tình để các loại đá trên đầu nằm của con. Sáng ra ngủ day con không còn thấy tuyen giáp của con bị đau và sưng nữa.
    Các viên đá quý thường gây ảnh hưởng ngũ hành (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ), tạo ra một từ trường cũng có thể giúp ích cho nhiều chứng bệnh nếu biết cách sử dụng theo ngũ hành của sinh mệnh, cũng như của căn bệnh mà mình bị mắc phải.
    Như về bệnh Tuyến giáp thì loại đá "Garnet" (Thạch Anh Hồng Lưu) rất bổ ích cho bệnh Tuyến giáp và Lá Lách. Tối ngủ để trên đỉnh đầu sẽ giúp ích cho căn bệnh của tuyến giáp và lá lách.


    Bác Qin có nghĩ là đá cũng có tác động rất lớn đến luan xa hay chakra của chúng ta không?
    Theo tôi thì chỉ có hơi thở mới tác động (mạnh) đến các Luân Xa (Chakra), rất mạnh nếu biết cách luyện hơi thở (Khí).
    Chúc cháu mau chóng hồi phục căn bệnh. Thân ái.
    CÁM ƠN ĐỜI MỘT SỚM MAI THỨC DẬY,
    TA CÓ THÊM NGÀY NỮA ĐỂ YÊU THƯƠNG !

  14. #14
    Đai Đen Avatar của Qin ShiHuang
    Gia nhập
    Jun 2010
    Nơi cư ngụ
    TP HCM Q.10
    Bài gởi
    755

    Mặc định "TẨU HỎA; NHẬP MA"!_2

    TẨU HỎA NHẬP MA!

    Như bài trước tôi đã chia sẻ về cụm từ này, bài chia sẻ này xin được nói rõ hơn về hai cặp câu:
    "Nhập Ma" và "Ma Nhập". Chữ nghĩa VN chúng ta rất phong phú cũng câu đó nhưng khi nói ngược lại thì ý nghĩa sẽ khác đi! Các bạn để ý trong văn chương tiếng Việt sẽ gặp nhiều câu nói xuôi câu nói ngược cũng từng bấy chữ.

    Do vậy, chữ "Nhập Ma" là động từ "Nhập" đứng trước, nên phải có một chủ từ nào đó nhập vào Ma, cho nên cụm từ "Tẩu Hỏa Nhập Ma" là người nào đó thực hành một phương pháp tu luyện làm rối loạn hệ thần kinh (Tẩu Hỏa) để đi đến trạng thái như đi vào con đường "Ma quái" (Ma ở đây có nghĩa là sự xấu xa).
    Thân xác của chúng ta toàn bộ đều tiết ra những dung dịch hóa chất (tốt và xấu), để nuôi dưởng thân xác hoặc phá hoại, như chúng ta cũng biết những người chơi "Ma túy" "Rượu bia" (Ma Men) là thể dạng hóa chất (Vật lý), dung dịch làm kích thích hệ thần kinh não bộ tạo ra những ảo giác, xử dụng quá nhiều làm cho toàn bộ hệ thần kinh bị tổn hại từ đó con người này bị toàn thấy ảo giác đáng sợ, thâm chí nghe những lời nói trong đầu xúi làm những điều tầm bậy. Đó là sự "Nhập Ma" do tác hại từ Sinh, Vật lý hệ quả làm hư Tâm lý rối loạn con người và từ đó bị cho là "Ma nhập"!

    Việc "Ma nhập" là một việc khác nữa vì đó thuộc lĩnh vực siêu hình, nằm trong ân oán của "Nhân, Quả", con "Ma" vì sự hận thù với một người nào đó trong hiện kiếp hoặc tiền kiếp, từ sự thù hận, "con Ma" đó đeo bám người đó, chờ thời cơ suy yếu về thể tâm linh do thể xác bị tổn hại hệ thần kinh, (thường bị tổn hại các Luân xa suy yếu), "Con Ma" mới có cơ hội xâm nhập chiếm lĩnh cơ thể đó, nếu người đó vẫn khỏe mạnh tinh thần và thể xác thì "Con Ma" khó có thể xâm nhập được. Chỉ có nước chờ cơ hội suy yếu tâm hồn và thể xác của người đó mà thôi.
    Những kẻ đã sử dụng những chất kích thích mạnh ma túy, rượu bia một thời gian dài thì coi như căn nhà thể xác đó mở ngõ để trống nên rất dễ bị ma nhập!
    Ở đây tôi chưa đề cập đến việc bị "Tẩu Hỏa Nhập Ma" do kinh (điển), sách vở. ( Có lẽ sẽ chia sẻ một bài riêng, nếu có dịp)

    Trong bài chia sẻ về "Hơi Thở" và "Luân Xa", tôi sẽ đi sâu hơn về cụm từ "Tẩu Hỏa Nhập Ma" qua việc thực tập hơi thở và việc khai mở các luân xa. Chào thân ái
    CÁM ƠN ĐỜI MỘT SỚM MAI THỨC DẬY,
    TA CÓ THÊM NGÀY NỮA ĐỂ YÊU THƯƠNG !

  15. #15

    Mặc định

    Bước 1: Thông Thiên Môn (Bách Hội), thông Ấn đường
    Bước 2: Xả trược khí, Nạp khí
    Bước 3: Luyện Tiểu Chu Thiên

    Luyện Tiểu Chu Thiên
    Tìm trên mạng thấy bài này cũng khá hay, Sau khi đã xong bước 1,2 là sang Bước 3: Luyện Vòng Tiểu Chu Thiên (của Khí Công Y Đạo).

    https://www.youtube.com/watch?v=Az3WDnYOLl0

    Tập khí công phải luyện rèn đều đặn, công phu theo ngày tháng; và quan trọng hơn nữa phải học phần tụ khí, nạp khí.

  16. #16

    Mặc định

    Thêm các loại đường đi của Tiểu Chu Thiên, đây là chọn ý từ 1 bài đọc trên mạng:

    Về quán tưởng: Tức là ý thức về suy nghĩ của mình, chủ yếu là mường tượng về quá trình nhập khí và đường đi của khí trong cơ thể theo một lộ trình nhất định nào đó. Có 4 lộ trình cơ bản của khí trong bài ĐĐC vòng “Thái cực nội gia quyền” là:
    + Bách hội->Mạch Nhâm->Đan Điền-> Mạch Đốc->Bách Hội.
    + Bách hội->Mạch Nhâm->Đan Điền-> Mạch Đốc->Ân Đường
    + Ấn Đường->Mạch Nhâm->Đan Điền-> Mạch Đốc->Bách Hội
    + Ấn Đường->Mạch Nhâm->Đan Điền-> Mạch Đốc->Ân Đường
    Nghĩa là (như vòng thứ nhất chẳng hạn): Khí đi vào Bách Hội, tiếp đó chạy dọc mạch Nhâm phía trước cơ thể, rồi tụ lại Đan điền, từ Đan Điền khí chạy dọc mạch Đốc phía sau cơ thể và xả ra ở Bách Hội.

    Còn về mật lệnh: tức là những khẩu lệnh chỉ huy khí, lời hô thầm, tâm niệm thầm trong quá trình tập luyện. Ví dụ “…Hít vào, Ấn Đường, mạch Nhâm, Đan Điền, nít thở: Đan Điền sinh dương, Đan Điền sinh dương…” Mật lệnh có vai trò giúp cho việc định hướng về mặt ý thức quá trình quán tưởng được rõ ràng hơn. Khi nghe hoặc đọc thầm mật lệnh, người tập dùng ý thức của mình, đặt ý thức của mình vào những nội dung mà mật lệnh nhắc đến. Cần phải có điều này bởi vì, khí trong cơ thể có thể được dẫn đi bởi ý thức. Khi ý niệm dẫn khí càng rõ ràng, mạnh mẽ thì khí vận chuyển trong cơ thể càng trơn tru và chắc chắn. Có sự tâm niệm rõ ràng về mật lệnh như vậy thì sự dẫn khí sẽ ngày càng được kiểm soát nhiều hơn bởi ý thức con người.

    Lấy vòng Bách Hội-Bách Hội là ví dụ: Hít vào tưởng tượng: Khí vào qua Bách hội (trên đỉnh đầu) rồi chạy dọc chính giữa cơ thể dưới bề mặt da (mạch Nhâm), Nín thở: khí tụ lại ở vùng bụng dưới (Đan điền) xoáy đảo thật nóng trong đó, Thở ra: khí sẽ chạy từ vùng bụng dưới ra dọc giữa lớp da lưng và cột sống đi lên Bách Hội. Ngưng xả: tưởng tưởng khí thoát ra khỏi bách hội đi lên cao.

    Nguồn: http://www.tukhicongdentamlinh.net/d...-Dan-Dien-Cong

    Nếu có gì sai xót, không đúng thì mong các bậc tiền bối, anh chị đã từng luyện tập qua chỉ dẫn, sửa sai thêm.

  17. #17
    Đai Đen Avatar của Qin ShiHuang
    Gia nhập
    Jun 2010
    Nơi cư ngụ
    TP HCM Q.10
    Bài gởi
    755

    Mặc định THỞ VÀ LUÂN XA.

    Trước tiên, tôi xin cân nhắc các bạn về việc chia sẻ của tôi qua chủ đề này, đây chỉ là trải nghiệm của cá nhân tôi do vậy những điều này chưa chắc gì đã hoàn toàn đúng, rất mong các bạn lưu ý, cân nhắc nếu muốn thực hành!

    Thời gian qua, rất nhiều bạn đã gởi tin nhắn trong hộp thư của TGVH đa số hỏi tôi về phương pháp thở.
    Phương pháp có rất nhiều cách thở, cũng như mục đích các bạn tập thở để làm gì? Nếu mục đích để có sức khỏe thì tôi miễn bàn đến.
    Phương cách mà tôi sẽ chia sẻ sau đây là với các bạn đang theo Môn "Pháp Lý Vô Vi Khoa Học Huyền Bí Phật Pháp" (PLVVKHHBPP) cũng như các bạn tu tập về "Tinh, Khí, Thần". Tôi chỉ mong các bạn đọc thật kỷ, cũng như tìm hiểu thêm cho phần bộ môn pháp mình đang theo, tôi không chịu trách nhiệm cho việc các bạn thực hành mà thiếu những điều kiện cần thiết cho việc "THỞ" này.

    Như các bạn có theo dõi nhiều bài viết của tôi đã trình bày chia sẻ không ít nhiều trên Diễn đàn này của các BOX như "Phật giáo"; "thiền Tông"; Tịnh Độ Tông", "Đạo Việt Nam" (Thiền Vô vi), "Luân xa, Nhân Điện, Cảm Xạ Học"...v.v.

    THỞ.

    Khi tôi chập chững bước vào Pháp Môn PLVVKHHBPP với mục đích tìm lại sức khỏe cho tôi, do vậy tôi chú trọng nhiều đến phương pháp thở (trước đó có tập thở theo Yoga) bên PLVVKHHBPP, tôi chuyên cần mỗi sáng từ 4h sáng đến 6h tôi tập thể dục và sau đó tập thở, mới đầu chỉ 15phút, sau dần 1/2h, rồi dần tăng lên thời gian cho mỗi lần tập thở 78 hơi thở. Đó là cữ sáng, rồi cữ trưa vào thời gian 10h đến 12h trưa, buổi tối thì chỉ tập 6 hơi thở theo cách thở của Thiền PLVVKHHBPP.
    Cái gì cũng vậy, vạn sự khởi đầu nan! (mọi chuyện đều khó khăn lúc đầu), mới đầu tập thở rất ì ạch, bụng không căng phồng lên được, cũng như khi thở ra không hóp sát được cơ bụng, nhưng dần dần cơ bụng co giãn rất tự nhiên khi hít vào và thở ra.
    Khi hít hơi vào tôi chỉ tập trung ngay Trung Tâm Chân Mày (TTCM), cũng như thở ra cũng chỉ tập trung tại đó. Mỗi lần hít vào, tôi đưa ra một hiệu lịnh:"Đầy rún, đầy ngực, tung lên bộ đầu"(Lệnh này dành cho việc tập thở ngồi thôi) chỉ ra lệnh tại TTCM, chứ không đưa tư tưởng chạy theo hơi thở vô và ra, hít hơi vô và thở ra đều chú tâm tại TTCM, để cảm nhận xem "hơi" nó đi vào ngay tại đó, và cũng như hơi thở ra tại đó xuyên suốt 78 hơi thở.
    Đương nhiên lúc đầu sẽ rất khó cho việc vừa hít vào làm cho bụng căng tròn lên khi hít hơi vào rồi căng tiếp phần ngực (đáy là phổi), kế tiếp là phần ngực, rồi từ từ thở ra chậm cuối cùng hóp bụng cho sát như là da bụng đụng da lưng! Mới đầu tập rất mệt và khó tập trung tư tưởng tại TTCM, khi về sau (cỡ vài tháng, tùy người tập) việc hít thở sẽ trở nên tự nhiên khi bước vào tập thở.
    Người mới tập thở, nên tập thở nằm, trước cho bụng quen co thắt vô và ra (Nằm duỗi 2 tay dọc 2 bên hông, hai chân để thẳng khép lại, nằm thoải mái tự nhiên, đầu óc không suy nghĩ để thoải mái, tập trung tại TTCM ra lệnh khi hít vào:"Đầy rún"(Lệnh dành cho việc thở nằm) cho từng hơi thở!
    Khi hít vào cũng như thở ra tập trung tại TTCM cảm nhận "Thấy" hơi thở vô và ra tại đó. Giờ giấc cũng như nới trên (Tập thở sau bữa ăn 3h), khi tập thở ngồi, nhớ tập ngồi cho thẳng lưng (rất quan trọng về sau).
    Tôi thường tập thở ngồi và quay mặt về Hướng Nam. (Hướng Nam thuộc Hỏa!), sau 2 năm tập thở, mỗi hơi thở tôi dài gần 2 phút! Trong 78 hơi thở thỉnh thoảng cảm nhận như một sợi chỉ trong suốt đâm vào TTCM, sau đó bốc lên trán như có chất Bạc hà, thanh nhẹ, thơm và làm cho bộ đầu mát lạnh (giống như mình ăn kẹo bạc hà nó xông lên vậy đó, nhưng nó rất thanh nhẹ), chỉ được vài hơi thở của 78 hơi thở thôi, tôi chưa bao giờ có được 10 hơi thở như thế! Xuyên suốt thời gian tu tập.

    Bài sau sẽ chia sẻ "Những tác động của hơi thở vào cơ thể" theo một trật tự, tuần tự, tự nhiên sắp xếp của thân xác, từ Sinh, Vật Lý đến Tâm Lý cho việc tu tập. (Chỉ sợ dài các bạn đọc mêt!)
    Thân ái!

    CÁM ƠN ĐỜI MỘT SỚM MAI THỨC DẬY,
    TA CÓ THÊM NGÀY NỮA ĐỂ YÊU THƯƠNG !

  18. #18

    Mặc định

    "Trong 78 hơi thở thỉnh thoảng cảm nhận như một sợi chỉ trong suốt đâm vào TTCM, sau đó bốc lên trán như có chất Bạc hà, thanh nhẹ, thơm và làm cho bộ đầu mát lạnh (giống như mình ăn kẹo bạc hà nó xông lên vậy đó, nhưng nó rất thanh nhẹ)".
    - Nhớ lại năm 2012 cũng có trạng thái này. nhưng M thì ở cột sống và ở trong phần bụng nó bốc lên mát dễ chịu, sau này tìm hiểu thì nó là dạng khí hóa thuộc đặc tính của Hỏa đại. Hỏa có 2 chiều là nóng và lạnh. chỉ khi cùng cực 1 mặt nó mới sinh ra biến làm cơ thể rất tốt về sức khỏe. Tùy cách khai mở của từng cơ địa khi chuyên công phu tu tập sẽ diễn ra quá trình nào đó mà có các trạng thái. Ai thực hành dòng nào nên tham khảo thêm nhiều trạng thái của người trong dòng đó để có kinh nghiệm. Tu hành là một quá trình cực khổ rồi mới có hạnh phúc thật sự sau đó.
    Vô Thường Mà Thường
    Thường Mà Vô Thường

  19. #19
    Đai Đen Avatar của Qin ShiHuang
    Gia nhập
    Jun 2010
    Nơi cư ngụ
    TP HCM Q.10
    Bài gởi
    755

    Mặc định TÁC ĐỘNG TÂM, SINH LÝ TỪ HƠI THỞ.

    Sau một thời gian tập thở, cũng như ngồi Công phu Thiền định theo PLVVKHHBPP, cỡ 3 tháng sức khỏe được hồi phục khá tốt so với thời gian trước tập Hatha Yoga, cũng như thở theo Yoga nhưng không mang lại kết quả cho sức khỏe là bao! Chỉ 1 tuần lễ đầu Công phu, thở theo PLVVKHHBPP mồ hôi của tôi tuôn ra như tắm, điều đầu tiên nhận thấy sau 1 tuần lễ là tôi mất hoàn toàn bệnh "hôi nách" và hôi chân khi mang giày hoặc dép (mồ hôi chân ra nên tạo mùi hôi chân!), mất hẵn!
    Qua 3 tháng tập luyện tự nhiên tâm lý tôi chuyển đổi qua sự "háo hức" muốn "Tu"(!?), tôi ham thích tìm các loại sách về Thiền, về triết lý (vào thời 1975 sách vở hơi khó tìm!), nhưng với tôi dường như có sự "can thiệp" vô hình luôn giúp cho tôi khi tôi cần một thể loại sách mà tôi muốn được đọc là được có sau đó qua bạn bè họ cho hoặc cho mượn. Lúc này bế tắc của tôi là vấn nạn "Niệm LTDĐ"(vì tôi là dân TCG).
    Rồi cũng được lối thoát, đó là tôi được bước vào một phương pháp mà tôi không tự chọn lựa cho mình(!), thực hành "Công án", như vậy tôi "bị" đưa vào thứ công án khởi đầu cho việc muốn "Tu" của tôi. Sau khi được người bạn cho mượn cuốn sách của Triết gia
    Nietzsche "Zarathustra đã nói như vậy!", chới với của câu đầu tiên trong Chương I:"Thượng đế đã chết!" câu này trở thành công án cho tôi xuyên suốt mấy tháng trời, mỗi ngày cứ bị lẩn quẩn trong đầu óc, căng cả bộ não, nhức đầu kinh khủng, đầu như muốn nổ tung vì cứ bị phải tìm cho ra câu trả lời đó. Rồi cũng được đền bù, một sự "giải phóng" tư tưởng, đập tan mọi thành kiến, định kiến của mọi vấn đề trong cuộc sống cứ khắc khoải về tôn giáo, con người, dân tộc v.v...
    Nhờ vở công án tôi mới nhận ra toàn bộ mọi tôn giáo trong vũ trụ này đều nằm trong Đạo, tôn giáo chỉ là phương tiện nhất thời cho một kiếp người để thăng tiến về mặt Tâm linh của họ, mọi người cần phải học tùy theo tôn giáo của họ đang theo đuổi để mở rộng Tâm Bi, Tri thức TRI thức chứ không phải Trí thức) mà tôn giáo đó dạy họ, mọi người có thể bỏ tôn giáo, nhưng không một ai bỏ được "ĐẠO", cho dù kẻ đó là "Vô Thần" cũng không nằm được ra ngoài Đạo!
    Một Tâm lý xác thực đập đổ mọi thành kiến, định kiến nhờ vậy làm cho tôi từ thân xác đến tâm lý được thay đổi hoàn toàn qua phương pháp thở và Thiền định! Khi "phá vở công án" thì cũng là lúc "bộ đầu" của tôi cũng nổ tung và bừng sáng trong bộ não của tôi, một thứ ánh sáng trắng chói lòa sau đó là nguyên bộ đầu ê ẩm suốt mấy ngày mới trở lại bình thường (nhưng cứ rờ lên đầu làm cảm thấy bị thốn xuống tới trong óc!), đây cũng là khởi điểm về sau cho việc khai mở LX7 của tôi.(Sẽ nói sau)
    Xin lỗi các bạn tôi phải dài dòng vì nó có sự liên kết về mặt Tâm, Sinh, Vật lý của tôi trong việc tập thở và Thiền về sau này, sau khi tôi phá vở rào chắn về mặt tư tưởng nhờ vậy việc tu tập luyện của tôi thăng tiến nhanh (chỉ 2 năm) tôi có được những thành quả không ngờ!
    Nhờ phá vở công án mà tôi mới tập niệm để có được "Nhất niệm", nhờ qua thở, tập thiền định, niệm ngay TTCM (LX6), tôi khai mở được LX6 đầu tiên trong các LX theo thứ tự tự nhiên rất tuần tự của thân xác, tôi hoàn toàn không có chủ đích để khai mở các LX.

    Thở, như bài trước tôi đã chia sẻ giúp cho hệ thống mạch máu, kinh mạch khắp cơ thể được khai thông luân lưu của khí huyết, nhờ vậy mọi tế bào trong thân xác được hưởng thụ khí và huyết, cũng chính nhờ như thế LX6 tôi được khai mở (có nghĩa là hoạt động mạnh hơn xưa, vòng quay chuyển của LX rất mạnh tạo một vòng xoáy khi tôi tập trung cao độ ngay TTCM, nhờ LX6 hoạt động mạnh mà mở thêm phần Trí của tôi để đọc sách có được nhiều tư duy mới lạ trong suy luận.
    Một phần nhờ có "nhất niệm" vô hình chung, tôi tự động thực hành con đường của "Bát Chánh Đạo" mà tôi không hề biết, cũng chính nhờ vậy tôi nhanh đã thông được Nhâm và Đốc Mạch (vào đêm được đã thông này, thân xác và tâm lý của tôi ở vào một trạng thái vừa thanh thoát nhẹ lâng lâng kỳ lạ, hơi thở hít vào mát lạnh sảng khoái vô cùng khó diễn tả! )
    Một thời gian sau bắt đầu "Trực giác" của tôi phát huy. Theo như các tài liệu tôi tham khảo (sau này) thì trước khi có được con "Mắt Thứ Ba" ( Thấu Thị ) thì trước tiên Trực giác phải có được càng lúc càng mạnh thì mới phát huy được "Con Mắt Thứ Ba"(!?). Lúc đó tôi nghĩ gì có đó, riết rồi tôi chả dám nghĩ! Cũng như khi định thần thật lâu, tôi đọc được tư tưởng người đối diện (nhưng chưa được lâu vì mệt cho Thần trí còn yếu kém!), cũng từ đó tôi bỏ và quên không sử dụng đến. Nói thêm về Ngũ giác quan của tôi được phát triển mạnh hơn xưa rất nhiều, tai rất thính, mắt nhìn ban đêm rất xa và rõ, ngửi mùi của khứu giác rất mạnh, đầu óc suy luận rất nhanh, phản xạ thân xác rất nhanh nhẹ, chân bước đi rất nhẹ nhàng không gây tiếng động, một điều đặc biệt là bộ nhớ rất tốt, tôi có thể nhớ từ sáng sớm thức dậy cho đến lúc đi ngủ rõ từng chi tiết trong ngày đã xảy ra, về sau phát huy về bộ nhớ của tôi càng mạnh hơn khi tôi khai mở được "ĐAN ĐIỀN" (sẽ chia sẻ sau)
    Hơi thở của tôi càng lúc càng dài và sâu hơn, hít vào cũng như thở ra.
    Sang đầu năm 1976, vào tháng 3, tôi được có công ăn việc làm tận trên Dalat đến năm 1977 mới hết hợp đồng và trở về lại TP HCM.
    Trên Dalat tôi vẫn công phu hằng đêm, nhưng đôi khi bị gián đoạn do công việc phải đi công tác xa, cũng từ Dalat mà tôi được biết thêm một điều về thân xác của tôi.
    Hẹn chia sẻ sau, thân ái.
    CÁM ƠN ĐỜI MỘT SỚM MAI THỨC DẬY,
    TA CÓ THÊM NGÀY NỮA ĐỂ YÊU THƯƠNG !

  20. #20

    Mặc định

    Xin lỗi đã chen ngang vào. Vừa có tìm thêm bài viết về luyện Tiểu Chu Thiên. Hy vọng một ngày mọi người sẽ luận bàn về ưu nhược điểm của từng phương pháp, đường đi nào hiệu quả và thích hợp với ai.

    Nguồn: http://diendan.nhantrachoc.vn/index....khi-cong.1264/

    Bài 4 : Luyện Vòng Tiểu Chu Thiên
    VS. Trần Huy Phong​

    Ghi chú: Vòng Tiểu Chu Thiên (còn gọi là Vòng Nhâm Ðốc Mạch) xưa kia được coi như một phương pháp Khí Công bí truyền vì Luyện Vòng Tiểu Chu Thiên duy trì sự quân bình Âm Dương. Khí luôn vận hành theo vòng khép kín, không bao giờ ngừng, tầm mức tác dụng rất cao vào toàn bộ Kinh Mạch và chức năng của Phủ Tạng.
    Hướng đi của hai mạch Nhâm Ðốc.
    Mạch Nhâm thuộc Âm (thuộc phía trước thân ngực, bụng của ta).
    Mạch Ðốc thuộc Dương (thuộc phía sau lưng, chạy qua đỉnh đầu của ta).
    Theo luật Âm giáng (đi xuống), Dương thăng (đi lên) thì:
    Mạch Nhâm sẽ đi từ huyệt Thừa Tương (huyệt nằm ở giữa cằm, cách môi dưới độ 1cm), đi xuống theo đường giữa bụng, xuống đến huyệt Hội Âm (huyệt Hội Âm nằm ở chính giữa bộ phận sinh dục và hậu môn).
    Mạch Ðốc sẽ đi ngược lên, đi từ huyệt Trường Cường (huyệt này nằm ở điểm chót của đốt cột sống cuối cùng, ngay đầu hậu môn), chạy ngược lên, qua đỉnhđầu, xuống tới huyệt Ngân Giao (là huyệt nằm ở chính giữa vòm miệng, thường gọi là hàm ếch).
    Vì vậy, trong tập luyện vòng Tiểu Chu Thiên, cũng như luyện các phương pháp Khí Công khác, lưỡi luôn phải uốn cong, đặt lên nóc hàm ếch, tại vùng huyệt Ngân Giao, nhằm khép kín vòng Âm Dương, để Khí không bị phân tán.
    Nhập Tĩnh: Ngồi bán già hay kiết già, hoặc ngồi trên ghế, từ huyệt Bách hội (đỉnh đầu) qua sống lưng, xuống huyệt Hội Âm đều nằm trên một trục thẳng.

    I. Luyện Nhâm Mạch và Ðốc Mạch Riêng (áp dụng phương pháp thở hai thời)
    Luyện Nhâm Mạch
    Thở vào: từ từ dẫn Khí theo Mạch Nhâm, đi từ huyệt Thừa Tương xuống huyệt Hội Âm
    Thở ra: từ từ dẫn Khí theo Mạch Nhâm, đi từ huyệt Hội Âm đi ngược lên huyệt Thừa Tương.
    Luyện Mạch Ðốc
    Thở vào: dẫn Khí từ huyệt Trường Cường, ngược lên theo cột sống, qua đỉnh đầu, tới huyệt Ngân Giao (vòm miệng)
    Thở ra: dẫn Khí từ huyệt Nhân Trung (huyệt này nằm giữa vùng môi trên, ngay giữa sống mũi), lên đỉnh đầu, xuống gáy, chạy dọc theo cột sống, xuống huyệt Trường Cường.

    II. Luyện vòng Nhâm Ðốc Chung
    Thông suốt hai mạch mà không cảm thấy vướng víu, do đó cần tập trung Ý để Khí có thể chạy dễ dàng.

    a. Phương pháp thứ nhất: Luyện vòng Tiểu Chu Thiên theo hai hơi thở (mỗi hơi hai thời).
    ** Hơi thở thứ nhất:
    Thở vào: dẫn Khí từ huyệt Thừa Tương, xuống tới huyệt Khí Hải, hay Ðan Ðiền.
    Thở ra: dẫn Khí từ huyệt Khí Hải xuống Hội Âm rồi theo Ðốc Mạch lên huyệt Trường Cường, đồng thời co thắt hậu môn để đẩy Khí lên.
    ** Hơi thở thứ hai:
    Thở vào: dẫn Khí từ huyệt Trường Cường cho tới huyệt Ðại Chùy (huyệt này nằm dưới các đốt xương cổ, nhưng ngay ở đốt xương sống đầu tiên, khi ta cúi đầu xuống, ở phần giáp xương cổ và lưng có một cục xương nhô cao, sát bên dưới đốt xương đó là huyệt Ðại Chùy).
    Thở ra: dẫn Khí từ huyệt Ðại Chùy cho tới huyệt Nhân Trung.

    b. Phương pháp thứ hai: Luyện nguyên vòng Tiểu Chu Thiên bằng một chu kỳ thở
    Thở vào: tưởng tượng Khí nhập vào huyệt Thừa tương, dẫn xuống qua huyệt Khí Hải, tới Hội Âm (trong 5 giây)
    Thở ra: Co thắt hậu môn, đẩy Khí từ huyệt Hội Âm, ngược theo cột sống, chạy lên đỉnh đầu (huyệt Bách Hội), rồi tới huyệt Nhân Trung (trong 5 giây).
    Cứ thế tiếp tục không ngừng nghỉ cho đến hết buổi tập. Ðến khi kết thúc buổ tập, lúc thở ra, ta sẽ dẫn Khí xuống thẳng Ðan Ðiền.

    c. Phương pháp thứ ba: Luyện hai vòng Tiểu Chu Thiên bằng một chu kỳ thở :
    Thở vào: dẫn Khí đi từ huyệt Thừa Tương, chạy suốt hai mạch Nhâm Ðốc đến huyệt Nhân Trung.
    Thở ra: cũng dẫn Khí chạy suốt hai mạch Nhâm Ðốc, nhưng ở vòng cuối, dẫn Khí chạy thẳng xuống Ðan Ðiền.

    d. Phương pháp thứ tư: Luyện nhiều vòng Tiểu Chu Thiên bằng một chu kỳ thở ba thời:
    Tạm ngưng thở : dẫn Khí chạy lướt qua vòng Nhâm Ðốc mạch.
    Thở vào: tụ Khí đầy ở huyệt Thừa Tương. Ngưng thở : Tập trung ý, dẫn Khí chạy theo đường Nhâm Ðốc mạch từ 3 đến 4 lần nhanh. Ở vòng cuối cùng dẫn Khí xuống Ðan Ðiền.
    Thở ra: tưởng tượng Khí tỏa ra khắp vùng bụng dưới.

    e. Phương pháp thứ năm: Vận Khí chạy ngược vòng Nhâm Ðốc Mạch. Sau khi đã tập thành thục, ta có thể :
    1. Vận Khí chạy ngược với đường đi tự nhiên trên vòng Nhâm Ðốc:
    Thở vào: Vận Khí từ huyệt Hội Âm ngược lên đường giữa bụng, lên huyệt Thừa Tương (luyện Nhâm Mạch).
    Thở ra: vận Khí từ huyệt Thừa Tương, lên mặt, qua đỉnh đầu, chạy dọc xương sống xuống Hội Âm, về Ðan Ðiền.
    2. Vận Khí chạy ngược xuôi, qua lại, tới lui trên suốt vòng Nhâm Ðốc:
    Có khi, chỉ cần dùng lưỡi, để lên vòm miệng (hàm ếch), hơi thở tự nhiên bình thường, tự động vòng Nhâm Ðốc vận hành chạy liên tục không ngừng nghỉ. Tất nhiên phải đạt tới giai đoạn nhuần nhuyền lắm thì mới có thành tựu như vậy được.

    Ghi chú: Những huyệt khó vượt qua trên mạch Ðốc:
    Huyệt Trường Cường (nằm ở đốt xương cùng của cột sống), từ Hội Âm lên Trường Cường phải qua hậu môn, là một đường cong... vì thế, ta phải co thắt hậu môn để giúp đẩy Khí lên.
    Huyệt Mệnh Môn (nằm trong khối thận, khoảng chính giữa trục Ðan Ðiền và cột xương sống.) Khi dẫn Khí qua Mệnh Môn, ta chỉ cần tập trung Ý, cho chạy chậm lại một chút là có thể vượt qua dễ dàng.
    Huyệt Não Hộ (nằm trên vùng gáy, dưới Bách Hội, ngang với huyệt Ấn Ðường ở phía trước), vì Khí phải vượt qua đường hõm, vòng cung của gáy nên khó đi, nhưng nếu ta tập trung Ý, cho chạy chậm lại một chút thì Khí sẽ vượt qua dễ dàng.
    Người mới tập vòng Tiểu Chu Thiên, lúc đầu chưa thấy cảm giác gì. Nhưng sau thời gian tập quen, ta tập trung được Tâm Ý, dẫn Khí đi đúng hướng, không bị phân tán, lúc đó ta sẽ thấy một luồng chân Khí chạy thành vòng cung trên suốt vòng Nhâm Ðốc.
    Tầm quan trọng của vòng Nhâm Ðốc: luyện vòng Nhâm Ðốc là sự giao hòa giữa Tiên Thiên (mạch Ðốc vốn là di sản của cha mẹ), và Hậu Thiên (mạch Nhâm được tiếp thụ từ đời sống bên ngoài).
    Luyện Tiểu Chu Thiên làm thanh khiết và quân bình Âm Dương, tránh được sự rối loạn chức năng của Phủ Tạng. Luyện vòng Tiểu Chu Thiên là bước đầu tác động vào Tinh - Khí - Thần, tiến tới bài tập để "Tinh biến thành Khí, Khí biến thành Thần".

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Trả lời: 90
    Bài mới gởi: 07-04-2012, 07:09 PM
  2. hỏa xà(kundalini) và tiểu chu thiên....
    By thaiduong162 in forum Khí Công, Dưỡng Sinh
    Trả lời: 13
    Bài mới gởi: 08-10-2011, 08:03 PM
  3. Thể Nghiệm Kundalini
    By Le Ngọc Chi in forum Luân xa, Nhân điện, Cảm Xạ, Yoga, Thôi miên học.
    Trả lời: 12
    Bài mới gởi: 17-08-2011, 09:29 PM
  4. kundalini là gì?
    By Thanh_Nhan in forum Luân xa, Nhân điện, Cảm Xạ, Yoga, Thôi miên học.
    Trả lời: 3
    Bài mới gởi: 12-07-2011, 08:35 AM
  5. Trang Web mo*'i ve^` 'Kundalini'
    By Hien Sinh in forum Hỏi-Đáp, Tư Vấn
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 14-07-2008, 07:55 AM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •