Phật giáo truyền vào Tây Tạng,
Đại sư Tịch Hộ và đại sư Liên Hoa Sinh có những cống hiến gì?




Đời Tán Phổ thứ 37, Xích Tùng Đức Tán Nãi Đồ Bá, con trai của Xích Đức Tổ Đan, ngay từ khi còn nhỏ, đã có hứng thú sâu sắc với Phật giáo. Để có thể hoằng dương Phật pháp tại Tây Tạng, ông đã nghênh thỉnh đại sư Tịch Hộ nhập Tạng giảng kinh truyền đạo. Đại sư Tịch Hộ sau khi nhập Tạng đã sáng lập ra Phật pháp Hiển giáo hoằng đương Trung quán. Để có thể tiến thêm một bước hoằng dương Phật pháp tại Ấn Độ, Xích Tùng Đức “án quyết định xây dựng chùa viện, nhưng đo sự cản trở của Bản giáo, việc xây dựng chùa gặp phải trở ngại rất lớn. Lúc này, đại sư Tịch Hộ tiến cử với Xích Tùng Đức Tán đại sư Liên Hoa Sinh có năng lực thần thông vô biên. Tương truyền, thời gian này Tạng vương nhớ lại cảnh tượng cùng với đại sư Tịch Hộ, Liên Hoa Sinh cùng phát nguyện hoằng dương Phật pháp tại Tây Tạng, do vậy đã hoan hỷ phái sứ giả đến Ấn Độ nghênh thỉnh đại sư Liên Hoa Sinh

Sau khi đại sư Liên Hoa Sinh đến „ Tây Tạng hàng phục các loại ma ` chướng cùng với đại sư Tịch Hộ, Tạng vương Xích Tùng Đức Tần cùng xây dựng chùa Tang Da - ngôi chùa đầu tiên của Tây Tạng, tạo nền tảng vững chắc cho Phật pháp tại Tây Tạng. Phật pháp thời kỳ hoằng dương trước của Phật giáo Tạng truyền, Hiển giáo chủ yếu đến từ quan điểm của đại sư Tịch Hộ, còn Mật giáo chủ yếu đến từ đại sư Liên Hoa Sinh. Về sau, mọi người tôn xưng Xích Tùng Đức Tán, Liên Hoa Sinh và Tịch Hộ là “Sư đồ tam tôn”.