40 tuổi muốn có cuộc sống về già an nhàn, hãy nhớ kĩ: 2 không “đụng”, 3 không “động”, 4 không “đổi”

30-05-2019 - 20:03 PM | Sống



Bước vào độ tuổi trung niên, bạn phải hòa giải với cả thế giới, bởi lẽ bạn đã mất đi cái quyền “tùy hứng”, bởi lẽ xã hội đã vô hình đặt ra những quy tắc cho người trung niên, duy trì sự ổn định mới là điều bạn nên làm nhất.


Cuộc sống không thiếu những người có chí tiến thủ, nghĩ rằng mình có thể thành đại nghiệp, hay nghĩ rằng mình có đủ thời gian. Nhưng rồi, người thanh niên đó lại phải tự vả vào mặt mình sau khi lăn lội ngoài xã hội chục năm trời. Bởi lẽ, xã hội thay đổi từng phút từng giây, áp lực từ công việc rồi nhà cửa khiến bạn trở nên mệt mỏi. Tất nhiên, bởi cuộc sống chưa bao giờ là một con đường trải đầy hoa, và nó còn khó khăn hơn rất nhiều đối với những người đang bước vào độ tuổi trung niên.

Người xưa có câu thường khuyên: "Nhân đáo tứ thập lưỡng bất phanh", nhưng còn một vế sau mà không nhiều người biết, đó là "nhân đáo tứ thập lưỡng bất phanh, tam bất động, tứ bất hoán" (người đến ngưỡng tuổi tứ tuần, 2 không "đụng", 3 không "động", 4 không "đổi").
Hai không "đụng" vào đó là cờ bạc và ngoại tình. Đây là điều khá hiển nhiên, bởi bất kể ở độ tuổi nào, ngoại tình hay cờ bạc, cũng đều không tốt đẹp gì.

Nhưng câu tục ngữ này vì sao lại nhắm đến những người ở độ tuổi trung niên? Mấu chốt là ở vế sau.
Những người khi bước sang ngưỡng tuổi trung niên, bất kể là về thể lực, năng lực hay trách nhiệm, họ đều phải trả giá nhiều hơn những độ tuổi khác, bởi lẽ, còn rất nhiều người đang dựa vào, đang trông cậy vào họ. Đố kị ngày càng nhiều, trách nhiệm ngày càng lớn, nhưng họ không được phép gục ngã, thậm chí đã mất đi cả sự sắc sảo vốn có và phải vứt bỏ cả lòng tự tôn.


Cái gọi là 3 không "động", 4 không "đổi", ý muốn nói với người trung niên rằng, đến độ tuổi này rồi, những thứ khác đều không quan trọng, chỉ có ổn định và trách nhiệm mới là quan trọng nhất.

Người đến tuổi trung niên cần kiêng kị nhất đó là sự không ổn định của thời thanh niên, vì vậy, công việc, gia đình, bạn bè, 3 thứ này đều không được "động". Nếu đổi việc thất bại, bớt đi một phần thu nhập ổn định, vậy thì rủi ro không chỉ đơn thuần là một mình bạn gánh chịu như trước nữa mà là cả một gia đình mấy miệng ăn đều phải cùng bạn gánh chịu.


Còn gia đình, đây là nơi chắn gió, người đến tuổi trung niên rất cần có người bên cạnh quan tâm, chăm sóc. Nếu lúc này hứng lên ly hôn, vậy thì nếu lỡ xảy ra chuyện gì, cha mẹ già không dám nhờ, con nhỏ dại cũng không giúp được gì, không có bạn đời bên cạnh, chỉ có thể tự mình gánh vác, cái nỗi khổ này ai trải qua rồi sẽ hiểu.

Cũng như vậy, bạn bè là cái vốn mà ai cũng nên trân trọng mà cho vào két, đừng tùy tiện mở ra. Sống ở lưng chừng cuộc đời rồi, rất khó để tìm lại được một người bạn có thể thật lòng cảm thông và an ủi, động viên, ở canh những lúc bạn gặp khó khăn, vì vậy bạn bè chính là kho báu.
Có một sự thật nghe có có vẻ tàn khốc nhưng lại rất thật, đó là bước vào độ tuổi trung niên, đồng nghĩa với việc là bạn không còn "mình" nữa. Cha mẹ phải dựa vào bạn để an hưởng tuổi già, con cái dựa vào bạn như một sự bảo đảm, vợ dựa vào bạn để cảm nhận được tình yêu và hạnh phúc. Nếu những lúc như này mà bạn gục xuống, vậy họ phải làm sao? Nếu không có tiền, họ sẽ tiếp tục sống như thế nào?


Do đó, bạn đời không thể đổi, sức khỏe không thể đổi, gia đình không thể đổi, ngành nghề cũng không thể đổi, đây là 4 không "đổi".
Vì sao không thể đổi? Bởi vì đây là trách nhiệm.

Khi còn trẻ, bạn dám xông pha, dám chiến đấu, gặp phải bất công, bạn có thể trút giận, bạn có thể đấu tranh hết mình. Nhưng bước vào độ tuổi trung niên, bạn phải hòa giải với cả thế giới, bởi lẽ bạn đã mất đi cái quyền "tùy hứng", bởi lẽ xã hội đã vô hình đặt ra những quy tắc cho người trung niên, duy trì sự ổn định mới là điều bạn nên làm nhất.

Nếu đã như vậy rồi, vậy thì cũng đừng cố nghĩ cách "bơi ngược dòng" nữa, thay vào đó tập trung phấn đấu, nỗ lực để cho cả xã hội thấy được rằng bạn đang trải qua một cuộc sống trung niên mỹ mãn đến nhường nào!


Theo Như QuỳnhTrí thức trẻ