Bí quyết trường thọ có lịch sử 2000 năm của Đạo gia


  • An Hòa

Dưỡng sinh trong Đạo gia có nguồn gốc từ rất xa xưa, đến nay đã có hơn 2000 năm lịch sử. Nó là một bộ phận quan trọng tạo nên văn hóa Đạo gia.


Dưới đây là 10 phương pháp cũng là bí quyết dưỡng thân, dưỡng tâm một cách toàn diện trong Đạo gia:

1. Vận động dưỡng thân

Đạo giáo chú trọng “tính mệnh song tu”, tức là bao gồm cả tu tâm và dưỡng thân. Phương pháp dưỡng thân trong Đạo giáo lấy động làm trọng yếu, lượng sức mà hành. Nó đòi hỏi người luyện phải có sự kiên trì và bền bỉ.Thông qua thường xuyên vận động có thể khiến gân cốt một người trở nên cường tráng, khỏe mạnh, làm khí huyết lưu thông, nội tạng thông thuận, giải sầu và tránh sự đình trệ ứ đọng, tăng khả năng miễn dịch cho thân thể, phòng chống được bệnh tật.

2. Tĩnh tọa dưỡng thần

Đạo giáo chú ý “hình thần tịnh luyện”, tức là luyện cả hình và thần. Dưỡng sinh trong Đạo gia cho rằng “lấy động dưỡng thân, lấy tĩnh dưỡng thần”. Khi một người có thể nhập tĩnh, tắc thì sẽ thấy đất trời rộng mở, cảm xúc ổn định, tâm tĩnh thần minh, trí huệ khai sáng.Trong cuộc sống thường ngày, một người có thể thông qua việc giảm trừ tạp niệm, không nghe không xem những điều xấu, thông qua tĩnh tọa (ngồi thiền) mà cũng có thể đạt đến trạng thái vô vật, vô ngã.

3. Ăn ít dưỡng thể

Dưỡng thể và dưỡng thân trong Đạo gia là hai khái niệm khác nhau. Dưỡng thể nói về sự gầy béo của cơ thể, cần phải bảo trì được thể trọng tiêu chuẩn.Những người tu luyện Đạo gia cho rằng: “Thần thanh mới có thể kiện”, ngụ ý rằng một người phải có thần khí, tinh thần thanh sạch thì thân thể mới khỏe mạnh. Cho nên “dưỡng thể” và “dưỡng thần” là có quan hệ mật thiết, không phân biệt. Đối với một người bình thường mà nói, ăn không nên ăn quá no, chỉ nên ăn 8 phần là đủ rồi.

4. Nói ít dưỡng khí

Trong Đạo giáo có khá niệm “tam viên”, chú trọng sự tròn đầy, viên mãn. Người có thể tiết dục thì “tinh viên”, tức là tinh thần đầy đủ, trọn vẹn. Người ít nói thì “khí viên”, tức là khí sẽ đầy đủ. Người ít lo nghĩ, âu sầu thì “thần viên”, tức là thần khí tròn đầy.Trong cuộc sống thường ngày, có một số người thường hay nói nhiều, như vậy là không tốt. Cổ nhân giảng: “Khai khẩu thần khí tán”, tức là mở miệng sẽ khiến thần khí bị tản đi mất, cho nên nói nhiều sẽ bất lợi cho dưỡng khí. Bởi vậy, trong cuộc sống nên biết những gì cần nói thì nói, không cần nói thì im lặng là được rồi, càng không nên tranh cãi mà làm tổn hao khí của bản thân.

5. Đọc sách dưỡng trí

Ngay từ nhỏ đã dưỡng thành thói quen đọc sách học tấp là rất tốt. Đọc nhiều sách cổ sẽ làm phong phú tri thức, mở rộng tầm mắt, không ngừng đổi mới quan niệm, tiếp nhận được những điều mới mẻ. Đọc sách còn giúp bảo trì trí lực, tránh cho việc trí não bị ngưng trệ, phòng ngừa trí nhớ bị suy giảm.Đọc sách cũng là một cách giải trí kỳ diệu cho bất kỳ ai. Người xưa rất chú trọng đọc sách, đặc biệt là sách thánh hiền vì trong đó còn hàm chứa bài học đạo đức, triết lý nhân sinh.

6. Thi họa dưỡng tính

Thơ, từ, thi, họa trong văn hóa Trung Hoa hàm chứa năng lượng, có tác dụng tu tâm dưỡng tính con người. Khi sáng tác, đòi hỏi người ta phải tập trung, chuyên chú hết sức, không sinh tạp niệm như vậy mới có thể sáng tác ra một tác phẩm tốt. Thời xưa có rất nhiều người nhờ hoạt động nghệ thuật, sáng tác thơ ca, vẽ tranh mà trường thọ trăm tuổi.

7. Làm việc dưỡng đức

Trong cuộc sống hàng ngày, điều cần tránh ở mỗi người chính là “hết ăn lại nằm”, không làm việc gì cả. Một người phải tích cực làm việc, như vậy mới có thể thông qua làm việc mà rèn luyện, làm sảng khoái tâm tình, được mọi người kính trọng.

8. Thành thật dưỡng phẩm

Thành thật, trung thực, mộc mạc và chất phác là những mỹ đức trong văn hóa truyền thống. Người xưa nói: “Nhân đáo vô cầu phẩm tự cao”, tức là một người đạt đến sự vô cầu, không mưu cầu gì thì phẩm chất tự cao. Người hiện đại cũng nên phải coi trọng tu dưỡng phẩm đức, giáo dục con cái trở thành người có tu dưỡng.


9. Khoan hậu dưỡng phúc


“Khoan” chính là khoan dung, “hậu” là phúc hậu. Cổ nhân dạy: “Hữu dung nãi đại, năng dung tắc nhân hòa, nhân hòa sinh bách phúc” tức là có dung mới có to lớn, có thể dung mới có thể hòa hợp giữa mọi người, có hòa hợp rồi mới sinh ra trăm phúc. Người có thể khoan dung sẽ biết tha thứ cho người khác, có thể chịu thiệt mà chịu thiệt là phúc. Người như vậy phúc thọ vô biên, cả đời được hưởng lợi.

10. Nhân từ dưỡng thọ

Lòng nhân từ cũng chính là lòng lương thiện, yêu thương người khác. Đạo giáo yêu cầu người tu luyện phải biết hành thiện giúp người, trong tâm phải có thiện niệm. Mỗi khi làm một việc thiện, trong tâm người ta sẽ sản sinh ra một loại cảm giác vô cùng khoan khoái, thoải mái, dần dần lâu dài sẽ khiến bệnh tật được loại bỏ dần và giúp tăng tuổi thọ.

An Hòa