kết quả từ 1 tới 11 trên 11

Ðề tài: Những điều Phật tử, người dân cần biết về Lý Hồng Chí và Pháp Luân Công

Hybrid View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Mặc định Những điều Phật tử, người dân cần biết về Lý Hồng Chí và Pháp Luân Công

    Những điều Phật tử, người dân cần biết về Lý Hồng Chí và Pháp Luân Công

    Thứ năm, 02/05/2017 | 09:21



    Có nhiều bằng chứng cho thấy Pháp Luân Công là một tà giáo với nhiều hoạt động tẩy não tín đồ, nô lệ hóa người tập che đậy bởi vỏ bọc là khí công dưỡng sinh, tốt cho tâm tính, đề cao đạo đức,.. nhằm mục đích để phật tử và nhân dân cảnh giác cao độ trước tà đạo Pháp Luân Công.


    Chúng tôi đưa ra các bằng chứng để kết luận rằng Lý Hồng Chí và tổ chức Pháp Luân Công đang lừa đảo cải đạo phật tử, xuyên tạc bài xích Phật giáo, hạ thấp đức Phật Thích Ca Mâu Ni...


    Sau khi tìm hiểu kỹ lưỡng về Pháp Luân Công từ:
    - Các trang web nội bộ, các trang web và fanpage quảng cáo của Pháp Luân Công, các bài giảng và các yêu cầu của Lý Hồng Chí.
    - Từ thực tế những gì mà những người theo Pháp Luân Công đang làm là Phát Chính Niệm tiêu diệt tà linh của Đảng Cộng Sản, đọc kinh văn của Lý Hồng Chí, và các hoạt động giảng chân tướng mà Lý Hồng Chí người sáng lập tà đạo này tuyên truyền rằng các hoạt động này để tăng thêm công đức như: lập trang web, mở điểm luyện công, tuyên truyền chống phá chính quyền Trung Quốc, rải truyền đơn, phát tài liệu miễn phí lôi kéo người tham gia....

    Chúng tôi đưa ra nhiều bằng chứng kết luận rằng Lý Hồng Chí và tổ chức Pháp Luân Công đang lừa đảo cải đạo phật tử, xuyên tạc bài xích Phật giáo, hạ thấp đức Phật Thích Ca Mâu Ni..., có bản chất là một tà giáo với nhiều hoạt động tẩy não tín đồ, nô lệ hóa người tập che đậy bởi vỏ bọc là khí công dưỡng sinh, tốt cho tâm tính, đề cao đạo đức, nhân quyền....

    1. Pháp Luân Công sử dụng hình ảnh của Phật giáo quảng cáo thâu nạp tín đồ Phật giáo, nhưng lại tuyên bố Pháp Luân Công thuộc Phật gia, không liên quan đến Phật giáo.

    Có hàng trăm trang web và fanpage của Pháp Luân Công được lập ra, hầu hết tất cả các fanpage của Pháp Luân Công đều chạy quảng cáo thu hút lượng theo dõi truy cập rất lớn. Riêng trang ba trang daikynguyen của Pháp Luân Công có lượng truy cập nên đến gần 13 triệu lượt theo dõi triệu cho đến thời điểm hiện tại.

    Số lượng truy cập trang Đại Kỷ Nguyên, một trang của Pháp Luân Công rất lớn lên đến gần 13 triệu lượt theo dõi

    Các trang web, fanpage của Pháp Luân Công sử dụng các hình ảnh của Phật giáo để đi quảng cáo, tuyên truyền lôi kéo người tham gia, mặt khác sau khi tham gia rồi thì lại tuyên truyền Pháp Luân Công là Phật gia, không phải Phật giáo [1]. Một số trang web của Pháp Luân Công tinh vi hơn là quảng cáo thật nhiều để thâu nạp người theo dõi, truy cập sau đó ngấm ngầm chèn các quảng cáo Pháp Luân Công để gây thiện cảm đối với người truy cập.

    Một số ví dụ: Các fanpage Pháp Luân Công sử dụng các hình ảnh của Phật giáo để đi tuyên truyền lôi kéo người tham gia, mặt khác sau khi tham gia rồi thì lại tuyên truyền Pháp Luân Công là Phật gia, không phải Phật giáo


    Một số ví dụ: Các fanpage Pháp Luân Công sử dụng các hình ảnh của Phật giáo để đi tuyên truyền lôi kéo người tham gia, mặt khác sau khi tham gia rồi thì lại tuyên truyền Pháp Luân Công là Phật gia, không phải Phật giáo


    2. Các trang web của Pháp Luân Công sử dụng các câu chuyện của Phật giáo nhưng đổi tên thành chuyện của Phật gia, mặt khác nói Pháp Luân Công là môn tu luyện cao cấp của Phật gia không liên quan Phật giáo.

    Các trang web của Pháp Luân Công sử dụng các câu chuyện của Phật giáo nhưng đổi tên thành chuyện của Phật gia. Mặt khác họ nói Pháp Luân Công là Phật gia mà không liên quan gì đến Phật giáo [1].

    Một số ví dụ: Các web của Pháp Luân Công sử dụng các câu chuyện của Phật giáo đổi tên thành Phật gia tuyên truyền lôi kéo người tham gia, mặt khác sau khi tham gia rồi thì lại tuyên truyền Pháp Luân Công là Phật gia, không phải Phật giáo.


    Một số ví dụ: Các web của Pháp Luân Công sử dụng các câu chuyện của Phật giáo đổi tên thành Phật gia tuyên truyền lôi kéo người tham gia, mặt khác sau khi tham gia rồi thì lại tuyên truyền Pháp Luân Công là Phật gia, không phải Phật giáo.


    Một số ví dụ: Các web của Pháp Luân Công sử dụng các câu chuyện của Phật giáo đổi tên thành Phật gia tuyên truyền lôi kéo người tham gia, mặt khác sau khi tham gia rồi thì lại tuyên truyền Pháp Luân Công là Phật gia, không phải Phật giáo.


    3. Pháp Luân Công tuyên bố là của Phật gia không liên quan đến Phật giáo nhưng sử dụng một loạt các câu chuyện, điển tích, điển cố của Phật giáo để đi thâu nạp tín đồ gây ngộ nhận cho người mới tìm hiểu Pháp Luân Công là Phật pháp.



    4. Lý Hồng Chí và tổ chức Pháp Luân Công không đưa ra được bất cứ một trường phái nào gọi là Phật gia, tự nhận Pháp Luân Công là pháp môn cao cấp của Phật gia.

    Những gì là Phật gia lâu nay chúng ta biết đều là thuộc Phật giáo vì Phật gia dịch theo nghĩa nhà Phật quan điểm triết lý, khí công, võ công....vv... xuất phát từ các ngôi chùa Phật giáo, Lý Hồng Chí đã sử dụng các quan điểm của Phật giáo và cho đó là của Phật gia. Mặt khác tuyên bố Pháp Luân Công thuộc Phật gia không liên quan đến Phật giáo. Mục đích để cho người ta tin rằng Pháp Luân Công là môn tu luyện chính truyền, dễ bề thu hút người tham gia. Bạn đọc có thể xem thêm tại các tài liệu tham khảo [2][3][4].

    5. Sử dụng thuật ngữ của Phật giáo với nghĩa xuyên tạc, một mặt nhằm gây ngộ nhận cho tín đồ Phật giáo rằng Pháp Luân Công là Phật pháp, một mặt nhằm thần thánh hóa bản thân Lý Hồng Chí.

    Phật tử và những người ảnh hưởng Phật giáo ít nhiều đều quen thuộc với các thuật ngữ của Phật giáo. Vì vậy một tác phẩm nào đó sử dụng nhiều thuật ngữ này khiến cho họ nghĩ tác phẩm đó đang cổ xúy, liên quan đến Phật giáo, thậm chí ngộ nhận rằng tác phẩm đó đang nói về Phật pháp.

    Trong khi Lý Hồng Chí không đưa ra được bất cứ một bằng chứng nào có sức thuyết phục để chứng minh Pháp Luân Công thuộc Phật pháp, ví dụ không dựa trên bất cứ một tác phẩm văn học, tác phẩm lịch sử, tác phẩm kinh sách nào để chứng minh Pháp Luân Công thuộc Phật pháp và cũng không đưa ra được bất cứ bằng chứng nào cho thấy Phật gia là nhóm các Pháp Môn tu hành thuộc Phật pháp như Thiền Tông, Tịnh Độ Tông, Hoa Nghiêm Tông, Pháp Hoa Tông, Nam Tông..., mà đơn thuần chỉ là sự Ngụy Biện Pháp Luân Công thuộc Phật pháp, Pháp Luân Công thuộc Phật gia. Lý Hồng Chí người sáng lập Pháp Luân Công sử dụng một loạt các thuật ngữ của Phật giáo với nghĩa xuyên tạc để gây ngộ nhận cho tín đồ Phật giáo rằng Pháp Luân Công là Phật pháp nhằm dễ bề lừa đảo cải đạo phật tử [5]. Hơn thế để thần thánh hóa bản thân mình Lý Hồng Chí sử dụng thuật ngữ Pháp Thân quen thuộc của Phật giáo 67 lần trong sách Chuyển Pháp Luân.


    6. Trong quyển sách Chuyển Pháp Luân của Lý Hồng Chí, cũng như trong nhiều tác phẩm khác Lý Hồng Chí bài xích hạ thấp Giáo chủ của các tôn giáo truyền thống.

    Lý Hồng Chí tuyên truyền thời mạt pháp, xuyên tạc kinh Phật, xuyên tạc lời Phật rằng hiện tại là thời mạt Pháp. Lý Hồng Chí nhấn mạnh đến những tiêu cực hạn chế của xã hội với mục đích cuối cùng là biến bản thân mình thành một người vĩ đại, người truyền Pháp Luân Công ra để cứu vớt nhân loại, và tuyên truyền thế giới sẽ bị tiêu hủy nếu không có Đại Pháp. Để lời nói của mình có sức thuyết phục, một thủ đoạn ngụy biện tinh vi của Lý Hồng Chí là mượn miệng Đại Giác Giả. Chẳng những thế các trang của tổ chức Pháp Luân Công cũng sáng tạo ra các câu chuyện thể loại này nhằm nô lệ hóa người tập và thần thánh hóa Lý Hồng Chí. Bạn đọc có thể xem thêm tại xem thêm tại [6][7][8].

    Một số ví dụ về việc Lý Hồng Chí tuyên truyền thời mạt thế:
    Trích: “Toàn thể xã hội nhân loại đều cùng trong một tầng này. Đã rớt đến bước này, đứng tại góc độ công năng mà xét, hoặc đứng tại góc độ các Đại Giác Giả mà xét, [thì] những thể sinh mệnh kia cần phải bị tiêu hủy.” (Lý Hồng Chí, sách Chuyển Pháp Luân, trang 2)

    Đoạn trên Lý Hồng Chí mượn miệng các Đại Giác Giả để tuyên truyền rằng nhân loại sẽ bị tiêu hủy.
    Trích: “Thời mạt Pháp mà Ông (Phật Thích Ca Mâu Ni) nói đến, chính là hôm nay; con người hiện tại mà dùng Pháp ấy để tu luyện thì đã không thể được nữa. Vào thời mạt Pháp, hòa thượng trong chùa tự độ còn rất khó, huống là độ nhân.” (Lý Hồng Chí, sách Chuyển Pháp Luân, trang 3)

    Đoạn trên rõ ràng Lý Hồng Chí mượn uy tín Phật Thích Ca Mâu Ni để dựng chuyện thời hiện tại là thời mạt Pháp, Phật pháp không độ được người. Trong tác phẩm Chuyển Pháp Luân của mình Lý Hồng Chí đã dùng từ “mạt pháp” 17 lần. Lưu ý rằng đức Phật Thích Ca Mâu Ni không nói hiện tại là thời mạt Pháp.

    Lý Hồng Chí thần thánh bản thân mình thông qua việc hắn chính là kẻ truyền ra Đại Pháp lần cuối cùng:
    Trích: “Tôi có thể nói với chư vị, rằng có rất nhiều Đại Giác Giả đều đang chăm chú theo dõi sự việc này; đây là vào thời kỳ mạt Pháp mà chúng tôi truyền chính Pháp một lần cuối cùng.” (Lý Hồng Chí, sách Chuyển Pháp Luân, trang 64)

    Đoạn trích trên cho thấy Lý Hồng Chí mượn uy tín của các Đại Giác Giả để tuyên truyền rằng hiện tại là thời mạt pháp, hắn mượn uy tín của số đông qua từ “chúng tôi” thực ra là không ai khác, chính hắn là người chuyển Chính Pháp ra lần cuối cùng.
    Lý Hồng Chí còn cho rằng nếu không có Pháp Luân Công của hắn thì toàn thể nhân loại đã bị tiêu hủy từ trước năm 1999.

    Trích: “Chư vị biết chăng? Chư Thần nhìn nhận rằng nhân loại vốn từ lâu đã không được nữa rồi và vốn nên bị huỷ diệt, nhân loại vốn là không qua được năm 1999 đâu, bởi vì Đại Pháp muốn cứu chúng sinh, [nên] kéo dài thời gian nhân loại.” (Lý Hồng Chí, Giảng pháp tại pháp hội New York 2016, [9])

    Chẳng những Lý Hồng Chí tuyên truyền thời mạt pháp, hắn là một thần cứu nhân loại mà các trang web của Pháp Luân Công cũng tuyên truyền như vậy:

    "Tôi hỏi cô ấy nếu chúng ta không hoàn thành sứ mệnh thì có bị hình thần toàn diệt không, sẽ bị trừng phạt như thế nào? Cô ấy nói rằng thiên cơ không được phép tiết lộ, nhưng cô ấy biết rằng nếu không hoàn thành sứ mệnh thì toàn bộ chúng sinh trong thế giới của tôi sẽ bị tiêu hủy, cũng như tất cả thế giới và chúng sinh trong tầng tầng [vũ trụ] mà tôi đã kết duyên trong quá trình hạ xuống từ cao tầng cũng sẽ bị tiêu hủy." [10]



    Lý Hồng Chí và tổ chức Pháp Luân Công chưa dừng lại tại đó còn tạo ra hàng nghìn bài viết xuyên tạc kinh Phật về Phật Di Lạc, xuyên tạc kinh Phật về Hoa Ưu Đàm để đồn thổi Lý Hồng Chí là Phật Di Lặc (xem tại [11, 12]).
    Lý Hồng Chí còn tuyên truyền rằng các học viên Pháp Luân Công đều là Đại Giác Giả, mặt khác hắn nói Phật cũng là Đại Giác Giả và Đại Giác Giả cũng có thể bị đọa.
    Trích “V: Ông Phật sẽ ở mãi trình độ Phật đó phải không?


    Ð: Sau khi quý vị đạt giác ngộ qua sự tu luyện rồi quý vị là người giác ngộ, nói khác đi, là người ở cao tầng. Nhưng cũng không bảo đảm là quý vị không bao giờ làm điều sai trái. Dĩ nhiên, thông thường thì quý vị không phạm lỗi lầm gì ở cấp đó vì quý vị đã nhìn thấy chân lý. Nhưng nếu quý vị có tư cách kém cỏi, quý vị sẽ bị xuống cấp không trừ một ai. Nếu quý vị làm điều tốt, quý vị sẽ ở đó vĩnh viễn” (Lý Hồng Chí, sách Pháp Luân Công, trang 90-91)

    Trong đoạn trích trên Lý Hồng Chí sử dụng thuật ngụy biện hết sức tinh vi, hỏi về Phật nhưng hắn trả lời về người giác ngộ, chỗ khác hắn nói Phật là người giác ngộ, như vậy đoạn trên một mặt hắn gián tiếp nói tu luyện Pháp Luân Công giác ngộ thì thành Phật, hắn giảng Pháp tại Cao Tầng (cũng là giảng Pháp cho Phật), nhưng hắn cũng nói rằng Phật cũng có thể bị đọa....điều này là trái hoàn toàn với quan điểm của đức Phật Thích Ca Mâu Ni, người đã giác ngộ, người không còn tái sinh.....

    7. Quan điểm về hình thành thế giới của Lý Hồng Chí và Pháp Luân Công là khác căn bản với quan điểm của đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

    Quan điểm về hình thành thế giới của Lý Hồng Chí và Pháp Luân Công là khác căn bản với quan điểm của đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni quan điểm hình thành vũ trụ là không có điểm khởi đầu và kết thúc, đó là chuỗi nhân quả vô cùng vô tận, vô thủy vô chung. Nhưng Lý Hồng Chí quan điểm là các Đại Giác Giả sáng tạo ra vũ trụ, và chính hắn sáng tạo ra thế giới Pháp Luân (xem thêm tại Pháp Luân Đại Pháp Nghĩa Giải).

    Trích: “Khi vũ trụ mới được những Đại Giác Giả cực cao cực cao kiến tạo lại mới xong rồi, trong đó vẫn có [còn tồn tại] một số không bị nổ chết. Các Đại Giác Giả kiến tạo vũ trụ [mới] này là chiểu theo đặc tính của bản thân mình, [theo] tiêu chuẩn của bản thân mình mà kiến tạo vũ trụ ấy; do đó [so] với đặc tính vũ trụ của thời kỳ trước đó có những chỗ bất đồng.” (Lý Hồng Chí, sách Chuyển Pháp Luân, trang 90)

    8. Lý Hồng Chí tuyên truyền bất nhị Pháp Môn để xóa bỏ con đường tìm hiểu các tín ngưỡng tôn giáo truyền thống của người tập Pháp Luân Công, điều đó cũng có nghĩa là Pháp Luân Công đang cải đạo tín đồ tôn giáo truyền thống.

    Pháp Luân Công tuyên truyền phi tôn giáo, phi kinh tế phi chính trị sau đó khiến cho người ta tin tưởng duy nhất Lý Hồng Chí, sám hối trước pháp tượng của Lý Hồng Chí tương tự xưng tội trước cha đạo, hoặc nghi thức sám hối trước khi tụng kinh. Lý Hồng Chí tuyên truyền một một hệ thống mê tín dị đoan do hắn tạo ra và cuối cùng là thực hiện Bất Nhị Pháp Môn nhằm ngăn cản người tập quay trở lại tôn giáo truyền thống của họ. Rõ ràng là lừa đảo, Pháp Luân Công một tà giáo che đậy bởi vỏ bọc khí công dưỡng sinh và Pháp Môn của Phật pháp...


    9. Pháp Luân Công vốn là các bài tập khí công, là các động tác dưỡng sinh (bốn bài tập thời gian tổng là 1 tiếng) kết hợp thiền tĩnh (thời gian tổng là 1 tiếng) nhưng hiện này Lý Hồng Chí yêu cầu làm các việc không liên quan.

    Hiện nay Lý Hồng Chí yêu cầu học viên Pháp Luân Công làm ba việc mà hoàn toàn không liên quan đến các bài tập này. Đó là Phát Chính Niệm tiêu diệt tà ác phá hoại Pháp Luân Công (bất kể những ai vạch ra sự thật về Pháp Luân Công, không đồng tình đều bị coi là tà ác), tiêu diệt tà linh của Đảng Cộng Sản, đi giảng chân tướng, quảng cáo, phát tờ rơi.....

    10. Lợi dụng các trạng thái xảy ra trong quá trình tập luyện, Lý Hồng Chí mê hoặc tín đồ.

    Thời gian tập của 5 bài công Pháp này 2 tiếng trong khi các bài khí công thuộc các trường phái khác ít hơn nhiều, ví dụ Bát Đoạn Cẩm, Ngũ Cầm Hí thời gian tập 5 đến 7 phút. Vì thời gian tập Pháp Luân Công kéo dài, với nhiều động tác, trong quá trình tập người tập có cảm nhận được một số vấn đề huyền bí, các trạng thái mà bình thường không cảm nhận được, tương tự như tập các môn thiền, khí công, dưỡng sinh, nhân điện đều có khả năng khai mở các huyệt đạo, luân xa, tam hoa tụ đỉnh, khỏi bệnh....vv...đều không có gì đặc biệt.

    Các trạng thái do tập các động tác này cũng xuất hiện đối với các trường phái khí công khác. Ví dụ dễ gặp và phổ biến nhất là Thiền Tông của Phật giáo Đại Thừa có các trạng thái mà kinh Lăng Nghiêm gọi đó là ma, ngũ ấm ma xuất hiện trong quá trình thiền, khi nào phải đạt trạng thái “Không” mới là đắc đạo. Lý Hồng Chí mô tả các trạng thái đó phù hợp với các cảm nhận của người tập từ đó khiến cho người tập tin tưởng Lý Hồng Chí. Lợi dụng lòng tin của người tập đó và sự thiếu hiểu biết của những người tập Pháp Luân Công, Lý Hồng Chí đã thần thánh hóa bản thân, tuyên truyền một hệ thống mê tín dị đoan phản khoa học, và yêu cầu người tập làm những việc không liên quan như “phát chình niệm tiêu diệt tà linh của Đảng Cộng Sản”, “đi phát tờ rơi”, “lập trang web”, “mở điểm luyện công”, “tuyên truyền về Pháp Luân Công”....

    Lý Hồng Chí cũng đã lường trước được các phản ứng của xã hội, nên đã hướng dẫn tín đồ rằng nếu có sự ngăn cản thì đó đều là thử thách để đắc Pháp, thành thần, đều được an bài...

    11. Sự thật đằng sau các ngụy biện khỏi bệnh thần kỳ nhờ Pháp Luân Công

    Khi tập Pháp Luân Công có bệnh thì người tập Pháp Luân Công đều được Lý Hồng Chí tuyên truyền đó là trả nghiệp, vượt quan, vượt ải.....
    Trích: “Một số thử thách sẽ xuất hiện trong lúc tập luyện. Ðó là hình thức để trả nghiệp. mọi người đều có nghiệp. Khi người tu cảm thấy cơ thể bất an, xin đừng nghĩ là mình đang mắc bệnh gì. Ðể tiêu trừ nghiệp lực và dọn đường cho sự tu luyện, vài sự khảo đảo sẽ xuất hiện sớm hơn.” (Lý Hồng Chí, sách Pháp Luân Công, trang 69)
    Trích: “V: Tôi có thể tập luyện trong lúc bị cảm hay bị sốt hay không?


    Ð: Tôi sẽ nói rằng sau khi học xong khóa này, quý vị sẽ không bao giờ bị bệnh. Quý vị có thể không tin nó. Tại sao học viên của tôi đôi khi có triệu chứng tương tự như là bị cảm hay là bị lên cơn sốt? Ðó là đang trải qua sự trả nghiệp và khổ nạn, và nó ngầm ám chỉ rằng đang đến lúc phải tiến lên một trình độ khác. Họ đều hiểu rằng họ không nên bận tâm về vấn đề đó, và nó sẽ lướt qua” (Lý Hồng Chí, sách Pháp Luân Công, trang 78)

    Người phụ nữ tập Pháp Luân Công già rồi 70-80 vẫn ra kinh nguyệt trở lại, điều đó chứng tỏ là tập Pháp Luân Công kích thích hóc môn sinh dục (xem thêm tại Pháp Luân Công Nghĩa Giải của Lý Hồng Chí). Điều đó càng chứng tỏ Pháp Luân Công đi ngược lại với được lối tu luyện diệt dục của đạo Phật, đạo Giáo (thiểu dục, tri tuc, xả phú cầu bần-xả thân cầu đạo).
    Một số trang web của Pháp Luân Công còn tuyên truyền rằng có những người “bị liệt 12 năm đứng dậy đi sau ba ngày nghe đọc Chuyển Pháp Luân” hay “Niệm Pháp Luân Đại Pháp Hảo chữa được bệnh AIDS sau một tháng”......những điều này đều là phi khoa học, lừa đảo.

    12. Ngụy biện của người tập Pháp Luân Công khi nhận được các ý kiến phản biện.

    Những người theo Pháp Luân Công thường đưa ra các bằng chứng rằng: Tôi tập Pháp Luân Công khỏi bệnh vì vậy Lý Hồng Chí nói đúng. Hay Chân Thiện Nhẫn có gì xấu, người tập Pháp Luân Công là theo Chân Thiện Nhẫn tại sao lại phản đối. Hay phản đối Pháp Luân Công là bênh vực Trung Quốc. Về một số ngụy biện như vậy xin giải đáp như sau: Các trường phái khí công đến các môn thể dục, thậm chí là đi bộ cũng có tác dụng chữa bệnh huống chi tập Pháp Luân Công hết 2 tiếng, thời gian tập Pháp Luân Công nhiều hơn các môn khí công khác như Bát Đoạn Cẩm, Ngũ Cầm Hý gần 20 lần, do vậy việc khỏi bệnh cũng không cứ gì là những vấn đề khác của Pháp Luân Công là đúng.

    Chân Thiện Nhẫn cũng như vậy, Chân Thiện Nhẫn là đúng nhưng lợi dụng ba chữ này để che đậy mưu đồ bá chủ tam giới, nô lệ người tập, dẫn dụ người tập vào các hoạt động vô bổ không liên quan như Phát Chính Niệm tiêu diệt tà linh của Đảng Cộng Sản, hay người Việt Nam rải truyền đơn chống phá Trung Quốc (vì đó là không đúng, không hề liên quan đến Phật pháp như họ tuyên truyền lôi kéo), trong khi Pháp Luân Công luôn miệng tuyên truyền phi chính trị, phi tôn giáo,....việc không đồng tình với một số vấn đề, quan điểm của Pháp Luân Công ví dụ Pháp Luân Công dụ dỗ người tham gia sau đó tuyên truyền bài xích các môn khác, hạ thấp giáo chủ các tôn giáo, thần thánh hóa bản thân Lý Hồng Chí không có nghĩa là bênh Trung Quốc.


    13. Tập công miễn phí, tập tại các công viên... thực chất là để bành chướng lực lượng, sử dụng người khác phục vụ cho mưu đồ bá chủ tam giới của Lý Hồng Chí.

    Lý Hồng Chí sử dụng người bản địa, người tập để đi dụ dỗ lôi kéo người tập, trong khi Lý Hồng Chí không hề mất cái gì cả. Những thứ mà Lý Hồng Chí ban cho những người này là càng mở điểm luyện công, càng lôi kéo được nhiều người tham gia thì càng có uy đức, công đức vô lượng...

    Trích: “Chư vị chỉ quản việc tu, chư vị dẫn được càng nhiều người tới học, có thể nói chư vị công đức vô lượng. Bằng như là trợ giúp Sư phụ truyền Pháp” (Lý Hồng Chí, ngày 5 tháng 11, 2005, Giảng Pháp tại Pháp hội Bắc Mỹ lần đầu 1998) [13]
    Trích: "Chư vị đã biết máy điện toán, đột phá phong tỏa Internet, đang giảng chân tướng trên Internet; tất nhiên còn có những kỹ năng khác nữa; đều là thế cả. Thực tại thì [ai] không biết [làm] gì, thì phát tài liệu trên phố, uy đức cũng như nhau"(Lý Hồng Chí, ngày 5 tháng 11, giảng pháp tại Pháp hội San-Francisco năm 2005) [14].

    Việc tập Pháp Luân Công tại các công viên chẳng qua là một thủ đoạn dùng hiệu ứng số đông để lôi kéo người tham gia. Thật vậy khi đi qua khu tập Pháp Luân Công các bạn sẽ được nhóm người này giới thiệu những điều rất tốt đẹp về Pháp Luân Công như khỏi bệnh, lợi ích sức khỏe, phổ truyền tại bao nhiêu nước, nhiều người tham gia sẽ lôi kéo một người tham gia dễ hơn.... Sau khi mọi người tin theo Lý Hồng Chí và tổ chức Pháp Luân Công rồi thì họ sẵn sàng phó xuất tiền bạc từ trong cá nhân để Pháp Luân Công và Lý Hồng Chí thực hiện các hạng mục đầu tư sinh lợi cho tổ chức Pháp Luân Công và Lý Hồng Chí. Ví dụ chương trình nghệ thuật Shen Yun giá vào xem từ 1,66-3 triệu.

    Với các bằng chứng trên cho thấy Pháp Luân Công không phải Phật pháp, không phải Phật gia, không phải là một trong tám vạn bốn ngàn pháp môn của Phật pháp như Lý Hồng Chí và tổ chức Pháp Luân Công tuyên truyền. Lý Hồng Chí và tổ chức Pháp Luân Công chỉ mượn từ ngữ, thuật ngữ của Phật giáo gây ngộ nhận cho những người mới tìm hiểu về Pháp Luân Công để đi lừa đảo cải đạo phật tử và những người ảnh hưởng, đồng thời xuyên tạc bài xích Phật giáo hạ thấp Phật Thích Ca.

    Sau cùng là thực hiện âm mưu biến bản thân Lý Hồng Chí thành một giáo chủ của một tôn giáo mới, nô lệ hóa hoàn toàn tâm trí người tập, biến người tập trở thành nô lệ, một mặt củng cố niềm tin vào Pháp Luân Công thông qua hoạt động học kinh văn, một mặt tẩy não học viên thông qua hoạt động phát chính niệm và cuối cùng mở rộng bành trướng thông qua hoạt động phát tờ rơi, mở điểm luyện công, mở trang web, tuyên truyền Pháp Luân Công dưới mọi hình thức.

    Tài liệu tham khảo:

    [1]- Hỏi: Pháp Luân Đại Pháp có liên quan đến tôn giáo? Trả lời: Không liên quan, Pháp Luân Đại Pháp là một môn tu luyện Phật gia, nhưng hoàn toàn không liên quan đến Phật giáo, cũng như bất kỳ tôn giáo nào, kể cả đạo giáo, Nho giáo. Hình thức hoạt động của Pháp Luân Đại Pháp cũng không liên quan đến tôn giáo: không có tổ chức phân cấp (chỉ một Sư phụ và các học viên đồng đẳng), không có nghi thức tôn giáo, không có lệ phí tham gia, không có đăng ký (ai thích thì học, không thích thì thôi). Pháp Luân Đại Pháp là phi tôn giáo, phi chính trị, phi kinh tế.

    http://vi.falundafa.org/faqs.html#religios
    [2]- http://phatgiao.org.vn/y-kien/201701...at-giao-25401/
    [3]- http://phatgiao.org.vn/nghien-cuu/20...phat-tu-26364/
    [4]-http://phatgiao.org.vn/van-de-quan-tam/201703/Phap-Luan-Cong-lua-dao-am-muu-xoa-bo-van-hoa-truyen-thong-cua-dan-toc-26056/
    [5]- http://phatgiao.org.vn/van-de-quan-t...uoi-tap-26599/
    [6]- http://phatgiao.org.vn/van-de-quan-t...soc-P-1-25887/
    [7]- http://phatgiao.org.vn/van-de-quan-t...soc-P-2-25932/
    [8]- http://phatgiao.org.vn/van-de-quan-t...soc-P-3-26045/
    [9]-http://vn.minghui.org/news/69553-giang-phap-tai-phap-hoi-new-york-2016.html
    [10]- http://vn.minghui.org/news/65265-nhi...-cua-minh.html
    [11]- http://phatgiao.org.vn/y-kien/201612...dich-gi-25317/
    [12]- http://phatgiao.org.vn/y-kien/201612...the-nao-25242/
    [13]-Lý Hồng Chí, ngày 5 tháng 11, 2005, Giảng Pháp tại Pháp hội Bắc Mỹ lần đầu 1998
    http://vn.minghui.org/news/63458-gia...-dau-1998.html
    [14]-Lý Hồng Chí, ngày 5 tháng 11, Giảng Pháp tại Pháp hội San-Francisco năm 2005
    http://vi.falundafa.org/jw/kinh_van_20051105.html


    Thích Pháp Minh - Nguyễn Thanh Quang
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  2. #2

    Mặc định

    Hoa ưu đàm - một chiến dịch truyền thông đánh vào sự mê tín của công chúng

    Thứ sáu, 24/05/2019 | 13:05

    Nhiều năm nay, nhiều phương tiện truyền thông hải ngoại thân Pháp luân công tuyên truyền về hình ảnh "hoa ưu đàm" và trích dẫn kinh sách Phật giáo nói loài hoa này xuất hiện tức là sẽ có bậc Chuyển luân Thánh vương xuất hiện hiển lộ trần gian, ám chỉ Giáo chủ Pháp Luân công Lý Hồng Chí.


    Chiến dịch truyền thông thân Pháp luân công về hoa ưu đàm có mục đích gì?

    Đại Kỷ Nguyên - một tờ báo thân Pháp luân công có trụ sở tại New York (Mỹ) có hẳn cả một chiến dịch tuyên truyền về hoa ưu đàm. Họ trích dẫn kinh sách Phật giáo nói về hoa ưu đàm "xuất hiện khắp nơi" và ám chỉ Giáo chủ Lý Hồng Chí - bậc "chuyển luân thánh vương" xuất thế, truyền thông tin này tới thành viên Pháp luân công và công chúng."Hoa ưu đàm" trên Đại Kỷ Nguyên.


    Ví dụ trong bài "Hoa Ưu Đàm – Loài hoa Phật 3000 năm xuất hiện một lần, nở rộ tại Sài Gòn" (link tại đây: https://www.dkn.tv/trong-nuoc/hoa-uu...i-sai-gon.html), tờ Đại Kỷ Nguyêncho hay: "....Không chỉ tại nhà của những học viên Pháp Luân Đại Pháp_một pháp môn tu luyện Phật Pháp lấy Chân-Thiện-Nhẫn làm nguyên lý chỉ đạo, là có hoa Ưu Đàm xuất hiện, mà rất nhiều nhà người dân khác cũng vậy. Những người tu luyện theo trường phái Phật gia tin rằng đây là “loài hoa linh thiêng mang điềm lành từ Trời”. Sự xuất hiện của hoa Ưu Đàm Bà La là dấu hiệu cho biết Đức Chuyển Luân Thánh Vương đã đến để chính lại Pháp trong thế giới này".Tin vu vơ, ý kiến rất chủ quan không có bất kỳ cơ sở nào dạng này cứ thế được nhồi nhét vào não bộ dân chúng bền bỉ từng ngày....Chiến dịch truyền thông bền bỉ trên Đại Kỷ Nguyên về hoa ưu đàm được sự lan tỏa rộng rãi của nhiều fanpage tại Việt Nam đánh thẳng vào nhiều người không có thông tin chính xác về hoa ưu đàm, gây sự ngộ nhận về "vị "Chuyển luân thánh vương" xuất thế.Mong các Phật tử không nên tùy tiện gọi hoa "lạ" như cách Đại Kỷ Nguyên đưa tin là hoa ưu đàm, một biểu tượng thiêng liêng trong Phật giáo.



    Rất nhiều "hoa ưu đàm" như thế này xuất hiện trên Đại Kỷ Nguyên

    Vậy hoa ưu đàm là gì?

    Ưu đàm - Phạn ngữ là Udumbara, Hán phiên âm là ưu đàm ba la, ô đàm bát la, uất đàm v.v… Hán dịch nghĩa là linh thụy hoa, thụy ứng hoa, không khởi hoa. Theo một số kinh điển Phật giáo Bắc truyền, ưu đàm là một loại cây thiêng, ba ngàn năm mới nở một lần, mỗi lần hoa nở báo hiệu điềm lành Phật ra đời hay Chuyển luân Thánh vương xuất hiện (Kinh Vô lượng thọ, Pháp hoa văn cú, Huệ Lâm âm nghĩa…).Từ điển Phật học Huệ Quang (tập VII, tr.5943) ghi: “Ưu đàm, tên khoa học Ficus Glomerata, thực vật ẩn hoa thuộc họ Cây dâu. Thân cây cao hơn 3 mét”. Từ điển Phật học Hán Việt (Nxb Khoa học Xã hội) ghi: “Cây ưu đàm mọc ở các nơi như núi Himalaya, cao nguyên Deccan và nước Sri Lanka v.v… Thân cây cao hơn một trượng, lá có hai thứ: một thứ phẳng trơn, một thứ thô nhám, cả hai thứ đều dài khoảng 4,5 tấc, nhọn đầu. Hoa lưỡng tính rất bé, mọc kín ở lõm sâu trong đài hoa, nên thường nhầm là loại cây không hoa. Hoa xếp như nắm tay hoặc như ngón tay cái, thành chùm hơn chục đóa, ăn được nhưng vị không ngon”. Ưu đàm trong Kinh tạng Pàli, HT.Thích Minh Châu dịch và chú giải là cây sung (tên khoa học là Ficus Glomerata): “Ví như cây bồ-đề, cây bàng, cây sanh (pilakka), cây sung (udumbara)…; những cây lớn này, này các Tỷ-kheo, sanh từ hột giống nhỏ, có thân cây lớn, lớn lên bao trùm các cây khác”. (Kinh Tương ưng bộ V, chương 2, phẩm Triền cái, phần Cây, Nxb Tôn giáo, 2000, tr.153). “Ví như, một người đem củi khô từ cây saka lại và nhen lửa, lửa sẽ hiện ra. Và một người khác đem củi khô từ cây sala lại và nhen lửa, lửa sẽ hiện ra. Rồi có một người khác đem cây củi khô từ cây xoài lại và nhen lửa, lửa sẽ hiện ra. Rồi có một người khác đem cây củi khô từ cây udumbara (cây sung) lại và nhen lửa, lửa sẽ hiện ra” (Kinh Trung bộ II, kinh Kannakatthala, số 90, Viện NCPHVN ấn hành năm 1992, tr.635).


    Cây Sung, Udumbara, Ficus Glomerata. Theo kinh sách thì cây này chính là cây ưu đàm.

    Vậy là xét theo kinh điển Phật giáo thì ưu đàm là một loài cây lớn, có cành lá xanh tốt. Chính cây ưu đàm đã che mát cho Phật Câu Na Hàm Mâu Ni trong khi Ngài tọa thiền và chứng đạt giác ngộ tối thượng. “Này các Tỷ-kheo, Thế Tôn Konagamana (Phật Câu Na Hàm Mâu Ni) bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, giác ngộ dưới gốc cây udumbara (ô-tam-bà-la)” (Trường bộ kinh, kinh Đại Bổn, Viện NCPHVN ấn hành năm 1991, tr.436).Mặc dù kinh điển Phật giáo không mô tả hình dáng cụ thể của hoa ưu đàm nhưng trong chừng mực nào đó chúng ta đã xác định được cây ưu đàm là loài cây cao lớn (theo HT.Thích Minh Châu như đã dẫn ở trên là cây sung). Những cái gọi là “hoa ưu đàm” mọc khắp nơi hiện nay chắc chắn không phải là hoa ưu đàm theo như kinh Phật đã nói. > Tự điển Phật học online


    Sở KHCN tỉnh Khánh Hòa phát hiện côn trùng đẻ trứng y chang "hoa ưu đàm"

    Trong quá trình điều tra xây dựng Cơ sở dữ liệu tài nguyên rừng Khánh Hòa, nhóm nghiên cứu của Viện Sinh thái học Miền Nam (TP.HCM) phối hợp cùng Chi cục Lâm nghiệp Khánh Hòa, đã phát hiện và thu mẫu một số sinh vật có dạng như “hoa Ưu đàm” tại 2 địa điểm: Hòn Vọng Phu (Khánh Hòa) và Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà (Lâm Đồng).



    Đây là trứng loài côn trùng mà chuyên gia tại Khánh Hòa phát hiện.

    Kết quả theo dõi và phân tích đã cho thấy đây là 1 loài côn trùng. Toàn bộ các mẫu liên quan đang được lưu trữ tại Viện Sinh thái học Miền Nam, TP HCM.

    Sáng mai, 25.5, Phatgiao.org.vn sẽ công bố nghiên cứu của hai nhà khoa học tại Khánh Hòa khi phát hiện và theo dõi cái gọi là "hoa ưu đàm" như Đại Kỷ Nguyên tuyên truyền rầm rộ mấy năm qua. Kết quả thực sự bất ngờ!

    Hạnh Tuệ






    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  3. #3

    Mặc định

    Hoa ưu đàm theo báo Đại Kỷ Nguyên dưới giác độ khoa học thực chứng

    Thứ bảy, 25/05/2019 | 08:30


    Đây là công trình của các tác giả Đinh Nhật Lâm & Trần Giỏi đăng trên Cổng thông tin điện tử Sở KHCN tỉnh Khánh Hòa về quá trình phát hiện,theo dõi loại côn trùng đã sinh ra "hoa ưu đàm" giống Đại Kỷ Nguyên nêu nhiều năm qua.


    Cổng thông tin Phật giáo Việt Nam xin đăng toàn văn nghiên cứu của hai nhà khoa học nói trên để Phật tử tiện theo dõi.

    GHI NHẬN LOÀI CÔN TRÙNG ĐẺ TRỨNG GIỐNG VỚI HOA ƯU ĐÀM


    Gần đây, hoa Ưu đàm hay Ưu đàm Bà la hoa - một loài hoa truyền thuyết trong Kinh Phật đã liên tục xuất hiện trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng, các ghi nhận này xuất phát từ nhiều địa phương khác nhau. Đến nay chưa có tài liệu xác thực nào về sự tồn tại của “hoa ưu đàm”, trong khi đó đã lan truyền nhiều vấn đề mang tính thổi phồng.Đã có một vài giả thuyết để lý giải về sinh vật khá thú vị này. Có ý kiến cho rằng đây là 1 loài nấm, lại có ý kiến cho rằng đây là một sinh vật bậc thấp chưa có cấu trúc mô…Trong quá trình điều tra xây dựng Cơ sở dữ liệu tài nguyên rừng Khánh Hòa, nhóm nghiên cứu của Viện Sinh thái học Miền Nam (TP.HCM) phối hợp cùng Chi cục Lâm nghiệp Khánh Hòa, đã phát hiện và thu mẫu một số sinh vật có dạng như “hoa Ưu đàm” tại 2 địa điểm: Hòn Vọng Phu (Khánh Hòa) và Vườn Quốc gia Bidoup-Núi Bà (Lâm Đồng). Kết quả theo dõi và phân tích đã cho thấy đây là 1 loài côn trùng. Toàn bộ các mẫu liên quan đang được lưu trữ tại Viện Sinh Thái học Miền Nam, TP HCM.

    Phát hiện và theo dõi

    Dưới đây là một số ghi nhận về một loài côn trùng đẻ trứng, có hình dáng rất giống với “hoa Ưu đàm” như dư luận từng bình phẩm.



    Ảnh 1: Sinh vật này được thu mẫu ở hòn Vọng Phu, tỉnh Khánh Hòa, ngày 10/04/2013 (ảnh Đinh Nhật Lâm)



    Ảnh 2: Cận cảnh “hoa” của loài sinh vật kỳ lạ. (ảnh Đinh Nhật Lâm)

    Mỗi “hoa” có màu sáng bóng, bề rộng cở 1mm, được gắn trên một sợi tơ mỏng dài khoảng 1cm và khá trong suốt. Sau 10 ngày theo dõi, có thể thấy rõ các vệt đen lớn dần ở bên trong, khi tiến hành giải phẫu sinh vật này đã hình thành 1 ấu trùng.



    Ảnh 3: Một ấu trùng xuất hiện sau lớp vỏ trứng mỏng (ảnh Đinh Nhật Lâm)



    Ảnh 4: Cá thể trưởng thành được ghi nhận tại VQG Bidoup- Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng ngày 15/5/2013 (ảnh Đinh Nhật Lâm)

    Phân tích

    Qua đối chiếu ấu trùng này rất giống với ấu trùng của loài côn trùng có tên khoa học là Chrysopa sp. thuộc họ Chrysopidae và thường được gọi là Lacewing

    “Theo một số nghiên cứu của Đại học Nông nghiệp và Tài nguyên thiên nhiên California về Lacewing thì đây là loài côn trùng khá phàm ăn, thức ăn của chúng là các loài trứng và ấu trùng của các loài côn trùng thân mềm khác; là loài biến thái hoàn toàn với 4 giai đoạn sống khác nhau. Tập tính đẻ trứng của loài này khá độc đáo, chúng đẻ trứng trên các sợi tơ mỏng trong suốt đã tạo ra trước đó, chân của sợi tơ gắn với giá đỡ là lá cây, cọng cỏ, hay bất kể vật gì rắn chắc, nhằm bảo vệ trứng và ấu trùng khỏi các loài gây hại khác và một lý do quan trọng khác là tránh việc ấu trùng đầu tiên nở ăn những quả trứng bên cạnh. Trứng của Lacewing sẽ nở sau 4- 5 ngày, các ấu trùng sau khi nở có thể săn mồi (đó là các ấu trùng, trứng của loài côn trùng khác) và chúng sử dụng chính vỏ của các con mồi này để tạo thành một cái kén cho mình. Sau 1- 2 tuần sẽ xuất hiện lacewing trưởng thành”Có thể nói việc theo dõi và ghi hình qua từng giai đoạn phát triển, từ trứng đến ấu trùng và cá thể trưởng thành của loài lacewing đã giúp lý giải phần nào về hiện tượng “hoa Ưu đàm”.

    > Theo dõi thêm: Hình ảnh thật sự của Hoa ưu đàm!

    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  4. #4

    Mặc định

    PHÁP LUÂN CÔNG DÒNG KHÍ CÔNG
    BIẾN NGƯỜI TẬP TỰ NGUYỆN THÀNH NÔ LỆ

    Quốc Minh-Phạm Đức Quân





    Pháp Luân Công vốn là các bài tập khí công do Lý Hồng Chí sáng lập và phổ biến năm 1992. Tuy nhiênkhi số lượng người tập tăng lên Lý Hồng Chí đã tập trung các bài giảng của mình lại chỉnh sửa để viết thành các tác phẩm mà ngày nay học viên Pháp Luân Công gọi là kinh văn của sư Phụ Lý Hồng Chínhư quyển Chuyển Pháp Luân, Pháp Luân Công..... Nếu nhìn bề ngoài có thể thấy đây là một sự pha trộn hỗn tạp giữa đạo Phật và đạo Giáo, với rất nhiều hình thức ngụy biện trong đó (tham khảo [1]).

    Đồng thời trong các tác phẩm của Lý Hồng Chí cũng có nhiều chỗ mê tín dị đoan phản khoa học như “Khí công và ảo thuật là một, David Copperfield đi qua vạn Lý Trường thành là khí công” (Lý Hồng Chí, Pháp Luân Công, Trang 2). Hay các vị Đại giác giả đã tạo ra vũ trụ cách đây 100 triệu năm (Giảng Pháptại Pháp hội New York 2016 –[2]) trong khi khoa học ước lượng tuổi của trái đất là 4,55 tỷ năm, hơn thế chính trong tác phẩm chuyển Pháp Luân Của mình Lý Hồng Chí cũng đã lấy dẫn chứng rằng cách đây 2 tỷ năm đã có một lò phản ứng hạt nhân trên trái đất, nghĩa là cách đây 2 tỷ năm đã có nền văn minh tồn tại trên trái đất (Lý Hồng Chí, Chuyển pháp Luân, trang 9).

    Hay các học viên Pháp Luân Công đều là các Chư Thần xuống để trợ sư chính pháp, hay các học viên Pháp Luân Công đã bị chết là để hoàn thànhsứ mệnh. Lưu ý: đây là một điều cần phải cảnh báo về một tôn giáo khủng bố trong tương lai. Hay các chư thần trên trời theo Lý Hồng Chí xuống làm xúc vật, cỏ cây vì vậy gần đây có nhiều chính sách bảo vệ động vật thực vật ra đời. Lý Hồng Chí hướng dẫn tín đồ rằng ốm không cần uống thuốc để thể hiệnviệc tin tưởng vào luyện công (Lý Hồng Chí, Pháp Luân Công, trang 74), hay tập Pháp Luân Công có công bảo vệ nên không sợ sét đánh (Lý Hồng Chí, Pháp Luân Công, trang 84).


    Tại bài viết này chúng tôi tập chung vào ba mục tiêu sau:

    1-Phân tích nguồn gốc của Pháp Luân Công
    2-Đưa ra một số giải thích về tác dụng của môn tập Pháp Luân Công
    3-Khẳng định rằng Pháp Luân Công là một dòng khí công nô lệ hóa người tập vào một hệ thống tín ngưỡng mê tín dị đoan do Lý Hồng Chí và tổ chức Pháp Luân Công thêu dệt. Lý Hồng Chí thần thánhhóa bản thân mình qua khái niệm Pháp Thân, Pháp Luân của Phật Giáo), Pháp Thân của Lý Hồng Chígắn Pháp Luân vào huyệt đan Điền một huyệt vị nổi tiếng trên cơ thể con người của Đạo Giáo. Người tập Pháp Luân Công hai tiếng một ngày, phát chính niệm tiêu diệt tà linh đảng cộng sản 40 phút, khỏi bệnh đều là do Pháp Thân của Lý Hồng Chí làm tịnh hóa, tiêu nghiệp.

    1. Vấn đề về nguồn gốc của Pháp Luân Công

    Trong các tác phẩm như Chuyển Pháp Luân, Pháp Luân Công của Lý Hồng Chí có đề cập đến nguồn gốc pháp môn Pháp Luân Công như sau:
    Trích "Thích Ca Mâu Ni cũng giảng rằng tu Phật có 8 vạn 4 nghìn pháp môn; nhưng trong Phật giáo chỉ có Thiền tông, Tịnh Độ, Thiên Thai, Hoa Nghiêm, Mật tông, v.v khoảng hơn chục pháp môn, không thể bao quát hết Phật Pháp được. Bản thân Thích Ca Mâu Ni không hề truyền ra hết Pháp của mình, [Ông] chỉ nhắm thẳng vào năng lực tiếp thụ của người thời đó mà truyền một bộ phận mà thôi" (Lý Hồng Chí, Chuyển pháp Luân, trang 7).

    Trích "Pháp Luân Đại Pháp của chúng tôi là một pháp môn trong 8 vạn 4 nghìn pháp môn của Phật gia; trong thời kỳ lịch sử văn minh nhân loại của chúng ta đây nó chưa từng được truyền bá công khai; nhưng trong một thời kỳ tiền sử nó đã được quảng bá rộng rãi để độ nhân" (Lý Hồng Chí, Chuyển pháp Luân Trang 18).

    Trích: “Pháp Luân Công là một phương pháp tu luyện cao cấp của Phật Gia.” (Lý Hồng Chí, Pháp LuânCông, Trang 1).

    Trích: “Ngay lúc chúng tôi vừa đề cập tới khí công của Phật Gia, nhiều người có lẽ nghĩ đến vần đề này: Vì mục đích của Phật Gia là tu thành Phật, họ bắt đầu móc nối với Phật giáo. Tôi long trọng minh xácrằng Pháp Luân Công là khí công của Phật Gia, là một đại pháp chính truyền, và không có liên hệ gì với Phật giáo.Khí công của Phật Gia là khí công của Phật Gia, trong khi đó Phật giáo là Phật giáo. Tuy có cùng chung mục đích là tu luyện, nhưng chúng theo các đường hướng khác nhau, vì không cùng một pháp môn nên các đòi hỏi cũng không giống nhau.”(Lý Hồng Chí, Pháp Luân Công, Trang 13).

    Trích “Pháp Luân Công bắt nguồn từ Pháp Luân Tu Luyện Đại Pháp của Phật Gia, nó là một phương pháp tu luyện khí công đặc biệt của Phật Gia, nhưng chính nhờ nó có các đặc tính riêng biệt mà làm cho nó nổi bật lên giữa các đường lối tu luyện trung bình khác trong Phật Gia.”(Lý Hồng Chí, Pháp LuânCông, Trang 20).
    Cứ theo ý trên thì Lý Hồng Chí thì có đến 8 vạn 4 ngày pháp môn thuộc Phật Gia. Chúng tôi có một số câu hỏi về khái niệm pháp môn thuộc Phật gia như sau:


    Câu hỏi 1-Các môn phái của Phật Gia các pháp môn nào?
    Câu hỏi 2- Người sáng lập các Pháp môn này là ai?
    Câu hỏi 3-Nếu Lý Hồng Chí cho rằng “Pháp Luân Công là một phương pháp tu luyện cao cấp của Phật Gia” vậy hãy kể tên cho chúng tôi biết chừng năm pháp môn thuộc Phật Gia để chúng ta cùng nhau so sánh.
    Câu hỏi 4-Lý Hồng Chí viết “Vì mục đích của Phật Gia là tu thành Phật,....Tuy có cùng chung mục đíchlà tu luyện” vậy xin hỏi có vị nào tu pháp môn thuộc phật, tu luyện Pháp Luân Công đắc đạo thành Phậtkhông? Các vị Phật này được đề cập trong kinh sách nào?


    Hơn thế căn cứ vào đâu Lý Hồng Chí nói rằng Pháp Luân Công là môn phái của Phật Gia? Nếu như Phật Gia có nhiều Pháp môn vậy tại sao nó không được đề cập trong bất cứ kinh sách của Phật Giáo, cũng không được đề cập trong các kinh sử như Hậu Hán Thư, Chiến Quốc Sách, Sử Ký Tư Mã Thiên,......hay trong các tác phẩm văn học như Đông Chu Liệt Quốc, Xuân Thu Chiến Quốc, Hồng Lâu Mộng, Chiến Quốc Sách nơi đề cập đến Bách Gia như Nho Gia, Pháp Gia, Danh Gia, Âm Dương Gia, Đạo Gia, Mặc Gia......

    Lý Hồng Chí nói "trong thời kỳ lịch sử văn minh nhân loại của chúng ta đây nó chưa từng được truyền bácông khai" như thế có hai trường hợp trường hợp thứ nhất Lý Hồng Chí là người sáng lập, trường hợpthứ hai Lý Hồng Chí học được từ một vị thầy khác. Nếu Lý Hồng Chí là người sáng lập thì càng không có có cơ sở để ghép Pháp Luân Công vào môn phái thuộc Phật Gia (nếu có). Còn nếu Lý Hồng Chíđược truyền dạy qua các vị Thầy khác thì Lý Hồng Chí phạm tôi khinh sư diệt tổ vì không nói đến các vị thầy truyền dạy cho mình để quần chúng bái Tổ Sư.

    Chúng tôi hi vọng rằng ông Lý Hồng Chí và Pháp Luân Côngđừng kể các pháp môn khí công của Phật Gia là các bài tập công như Suối Nguồn Tươi Trẻ, Dịch Cân Kinh, hay Bát Đoạn Cẩm.....là pháp mônthuộc Phật Gia. Vì đây chỉ đơn giản là các bài tập khí công dưỡng sinh xuất phát từ trong các ngôi chùa Phật giáo. Xưa nay chúng ta đều gọi những gì liên quan đến Phật Giáo, liên quan đến Phật Thích Ca Mâu Ni là nhà Phật. Mà câu hay dùng theo quan điểm của "nhà phật ", triết lý nhà phật, nhà Phật với Phật Gia là cùng một nghĩa. Do vậy các bài khí công dưỡng sinh xuất phát từ các ngôi chùa của Phật Giáo thuộc trường phái khí công Phật Gia nhưng Pháp Luân Công thì tuyệt nhiên không có cơ sở gì để nói là khí công thuộc các trường phái Phật Gia.

    Chúng ta xem xét thêm đoạn viết sau trong sách Chuyển Pháp Luân:

    Trích: “Thích Ca Mâu Ni giảng rằng, đến thời mạt Pháp, tăng nhân trong chùa tự độ đã rất khó, huống nữa là cư sỹ, càng không có ai quản. Dẫu rằng chư vị đã bái sư, nhưng người được gọi là ‘sư’ ấy cũng là một người tu luyện; người ấy mà không thực tu thì vô dụng; ai mà không tu cái tâm này thì đều không thể lên được. Quy y là hình thức nơi người thường; chư vị quy y xong thì phải chăng [chư vị] đã thành người của Phật gia? Phật sẽ quản chư vị? Không [hề] có chuyện ấy. Hàng ngày chư vị dập đầu lạy đến vỡ cả đầu, đốt hương hết nén này nén khác, cũng vô dụng; chư vị phải chân chính thực tu cái tâm này thì mới được.

    Đến thời mạt Pháp, vũ trụ đã phát sinh biến đổi to lớn, thậm chí ngay cả những nơi tín ngưỡng tôn giáo cũng không còn tốt nữa; những người có công năng (kể cả hoà thượng) đã phát hiện ratình huống này.Hiện nay toàn thế giới chỉ mình cá nhân tôi đang công khai truyền chính Pháp; tôi làm điều mà người ta trước đây chưa làm; ngoài ra vào thời mạt Pháp [tôi] đã mở cửa lớn [pháp môn] này. Thực ra [điều này] nghìn năm chẳng gặp, vạn năm chẳng gặp; nhưng có thể độ được không cũng chính là có thể tu được không thì còn tuỳ vào bản thân [chư vị]; điều tôi giảng là [Pháp] lý của cả vũ trụ to lớn này”

    Đến đây chúng tôi đã có thể kết luận rằng Lý Hồng Chí hoàn toàn không giải thích được nguồn gốc của môn tập Pháp Luân Công, Lý Hồng Chí cố gắng biến môn tập này thành một Pháp Môn thuộc Phật Giađể khẳng định Pháp Luân Công là môn phái khí công chính truyền nhằm mục đích thu hút tín đồ.Đồng thời Lý Hồng Chí cũng bài xích Phật Giáo, coi Phật Giáo là mạt pháp, hiện nay thì chỉ có một mình Lý Hồng Chí truyền Chính Pháp không ai trên thế giới làm việc này, phật giáo thì đã mạt.....


    2. Vì sao các bài tập Pháp Luân Công có thể nâng cao sức khỏe

    Để tập đầy đủ các bài công pháp của Pháp Luân Công cần thời gian là 2 giờ, 1 giờ động công, 1 giờ tĩnh công theo bài nhạc tập [3].
    Để tìm hiểu về vấn đề này chứng ta sẽ xem xét các bài tập khí công công khác:

    NGŨ CẦM HÝ thời gian tập chưa đến 7 phút:
    https://www.youtube.com/watch?v=l7drtIl9ok8
    BÁT ĐOẠN CẨM, thời gian tập chưa đến 8 phút:
    https://www.youtube.com/watch?v=zM3xjrYdlNY
    THÁI CỰC QUYỀN, thời gian tập chưa đến 10 phút:
    https://www.youtube.com/watch?v=jzLn_qef-Ts&t=270s
    Dịch Cân Kinh thời gian tập từ 10 đến 30 phút
    https://www.youtube.com/watch?v=pi5SfqBlTHg
    Suối Nguồi tươi trẻ chưa đến 7 phút:
    https://www.youtube.com/watch?v=zMKFvKyUqQw

    Hiện nay chưa có một nghiên cứu so sánh nào cho thấy tập Pháp Luân Công hiệu quả về mặt cải thiệnsức khỏe hơn các bài tập công khác.Tuy nhiên so sánh về mặt thời gian thì thời lượng tập Pháp Luân Công đã gấp gần 20 lần thời lượng tập các môn khí công khác (thời lượng tập các môn khí công khác khoảng từ 7-10 phút).Như vậy giả sử tập Pháp Luân Công có hiệu quả hơn về mặt chữa bệnh thì cũng là bình thường.Trong khi các bài tập khí công dưỡng sinh khác không hề có thần thánh hóa một ông thầy, ông thần ông phật nào, cũng không hề quảng cáo rầm rộ mà khi tập cũng thu được hiệu quảkhông nhỏ và cũng đã được cả thế giới công nhận.

    Tuy nhiên Lý Hồng Chí lợi dụng hiệu quả cải tiến sức khỏe nhờ việc tập luyện khí công Pháp Luân Công để thần thánh bản thân mình thong qua các thuật ngữ Pháp Luân, Pháp thân….. khiến cho học viên Pháp Luân Công trở thành những người nô lệ của Lý Hồng Chí. Còn một lý do nữa là Lý Hồng Chí đã đánh tráo khái niệm Đan Điền bằng khái niệm PhápLuân, mà chúng tôi sẽ phân tích kỹ tại mục 3 tiếp theo.


    3. Pháp Luân Công dòng khí công nô lệ hóa người tập

    3.1. Khảo sát lòng tham và sự nhẹ dạ cả tin của con người
    Khảo sát hai bức ảnh sau để thấy được lòng tham và sự cả tin của con người như thế nào:
    +Bức ảnh thứ nhất: Truyền thuyết kể rằng: Ai nhìn thấy cá voi trắng sẽ được gặp nhiều may mắn. Bức ảnh này thu được 337 nghìn lượt like, 2.7 nghìn lượt chia sẻ.
    +Bức ảnh thứ hai:Truyền thuyết kể rằng nếu bạn like bức ảnh chú công này bạn sẽ may mắn suốt cuộc đời. Bức ảnh này thu được 741 nghìn lượt like, 8.1 nghìn lượt chia sẻ.
    + Bức ảnh thứ ba: Đây là 1 lời nguyền, trước đó 2 ngày có người đã lướt qua ảnh mà ko cmt Amen ngay hôm sau người đó đã bị bại liệt nằm 1 chỗ.
    Ai ngang qua nhớ cmt Amen Kết bạn Nhung Chia sẻ để họ siêu thoát. Ko tin cứ thử bỏ qua xem


    Qua bốn bức ảnh này này chúng ta thấy:

    - Mọi người dễ dàng tin vào một lời hứa được ban phước cho may mắn, sức khỏe, giàu sang hạnh phúc, hoặc cũng dễ dàng sợ hãi khi bị một lời hù dọa vô lý…..tâm lý này là do lòng tham và sự sợ hãisinh ra, nguyên nhân là vô minh mà đức Phật đã chỉ rõ trong định luật 12 Nhân Duyên, các tà giáo hoạt động được cũng chính vì đánh vào lòng tham và sự sợ hãi của con người, tà giáo Pháp Luân Công cũng vậy.


    - Mọi người dễ bị các câu nói mang tính ngụy biện như “truyền thuyết kể rằng”, “theo truyền thuyết của Phật gia”, "Đức Phật khẳng định trong kinh Phật"…..định hướng niềm tin bởi họ đã có niềm tin sẵn có vào các tôn giáo tín ngưỡng truyền thống của họ. Tổ chức Pháp Luân Công cũng lợi dụng tâm lý này để đăng các hình ảnh Phật, triết lý nhà Phật, thuật ngữ kinh văn nhà Phật nhằm mục đích gây thiện cảm và dần dần tảy não tín đồ bài xích Phật Giáo.


    3.2. Huyệt vị Đan Điền


    Cùng với các lời quảng cáo CÓ CÁNH trong các tác phẩm Pháp Luân Công, Chuyển Pháp Luân....của Lý Hồng Chí thì các trang web của Pháp Luân Công đưa ra các quảng cáo rất hấp dẫn, kiểu ngon bổ rẻ như“Tu luyện một Pháp Luân, không luyện đan”, “Khi người không luyện công, Pháp Luân vẫn luyện người, hay”, “Có Pháp thân của Sư phụ bảo hộ, không sợ ngoại tà xâm nhiễu.”.......[4].

    Trong khi hầu như toàn bộ các trường phái khí công, thiền định, yoga khác đề nói rằng tập Thiền cần có Thầy, nếu không có thầy thì dễ bị tẩu hỏa nhập ma thì Pháp Luân Công và Lý Hồng Chí lại chơi bài ngon bổ rẻ rằng: “Có Pháp thân của Sư phụ bảo hộ, không sợ ngoại tà xâm nhiễu.”Đây là một trong các nguyên nhân khiến cho nhiều người ham hố tập vì không sợ bị tẩu hỏa nhập ma so với các môn khí công khác, tuy nhiên có tẩu hỏa nhập ma hay không thì thực tế qua điều tra chung tôi khẳng định là có. Chúng ta tìm hiểu khí niệm Đan trong “không luyện Đan” là gì?

    Đan ở là huyệt Đan Điền, về huyệt đan điền được đề cập nhiều trong các tác phẩm của đạo giáo, trên wiki [5] như sau: Trong cơ thể người có ba bộ vị được gọi là đan điền: Là thượng Đan Điền, trung Đan Điền và hạ Đan điền. Tại đây chúng tachỉ quan tâm đến Hạ Đan Điền, Hạ Đan Điền còn gọi là "Đan Điền tinh", vị trí bắt đầu ngang với huyệt Khí hải (nằm trong khoảng trên đường chính trung, dưới rốn 1,5 thốn - khoảng 3 cm) và huyệt Mệnh môn (tại cột sống, ngang với thắt lưng). Khi Đan Điền được chủ động kích hoạt, bộ vị của nó hoàn toànnằm ở giữa và phía trên bụng dưới.

    Đan điền, từ Hán Việt có nghĩa là "ruộng trồng đan dược" , là nơi khí lực dễ tập trung hay có thể tập trung khí lực nhiều nhất, mạnh nhất. Người luyện công, các đạo sĩcủa đạo giáo khu tu luyện sẽ tập trung tinh thần vào huyệt Đan Điền để sinh ra các nguồn công năng khí lực.Như vậy rõ ràng theo quan điểm của đạo giáo thì bất cứ ai cũng có ba huyệt vị Đan Điền, và không cần phải ai gắn cái huyệt đan điền này nên cơ thể con người, khi luyện công thì người tập công tập trung tinh thần vào các huyệt vị này.


    3.3. Khái niệm Pháp Luân trong tác Phẩm của Lý Hồng Chí


    Chúng ta cũng phải chú ý rằng Pháp Luân Vốn là một khái niệm phổ biến trong Đạo Phật, hầu hết kinh điển Phật Giáo đều nhắc đến bánh xe Pháp Luân, bài thuyết pháp đầu tiên đức Phật Chuyển Pháp Luânđộ cho 5 anh em Kiều Trần Như (xem kinh Chuyển Pháp Luân), hay đại Chuyển Pháp Luân tại kinh Diệu Pháp Liên Hoa. Xem thêm về Pháp Luân trên wiki tại [4].
    Chúng ta cùng nhau xem xét một số đoạn nói về Pháp Luân trong các tác phẩm của Lý Hồng Chí.

    Trích: “Trong lớp học, trước tiên tôi sẽ điều chỉnh cơ thể của quý vị lên một trạng thái thích hợp cho việc tu luyện ở cấp cao, sau đó tôi sẽ gắn Pháp Luân và khí cơ (bộ máy khí) vào trong cơ thể của quý vị. Tôi cũng sẽ dạy các bài động tác cho quý vị. Ngoài ra tôi cũng có các Pháp thân sẽ theo bảo vệ quý vị. (Lý Hồng Chí, Pháp Luân Công, trang 1)”

    Trích: “Sau khi Pháp Luân được thành hình, nó tồn tại dưới dạng một linh thể, nó luôn luôn quay tự động không ngừng nghỉ nơi vùng bụng dưới của người luyện công, liên tục thu hút và chuyển hóanăng lượng từ vũ trụ, và cuối cùng là biến đổi nó thành ra công trong bản thể của người luyện công, vì vậy nó đạt được hiệu quả của pháp luyện người” (Lý Hồng Chí, Pháp Luân Công, trang 20)

    Trích: “V: Lúc đầu Pháp Luân nằm ở đâu? Sau đó vị trí của nó ở chỗ nào?

    Đ: Tôi thật sự chỉ cho quý vị một Pháp Luân. Nó được đặt trong bụng dưới, cùng chỗ với Đan, mà chúng ta đã nói tới, được luyện thành và được giữ nơi đó. Vị trí của nó không thay đổi.Vài người có thể thấy nhiều Pháp Luân đang xoay chuyển.Những cái đó được Pháp thân của tôi sử dụng ở phía ngoài để điều chỉnh cơ thể của quý vị.” (Lý Hồng Chí, Pháp Luân Công, trang 70)

    Trích: “Pháp Luân xoay vòng để tự động thu hút năng lượng từ vũ trụ. Chính vì nó xoay chuyển không ngừng nghỉ, nó đạt được mục đích của "Pháp Luyện Nhân", nó liên hệ đến việc Pháp Luân luyện người không ngừng nghỉ ngay khi người ta không luôn luôn luyện tập.” (Lý Hồng Chí, Pháp Luân Công, trang 22)

    Trích: Pháp Luân đang giúp cho quý vị tu luyện ở mọi thời điểm, đó là "Pháp luyện nhân". Trong khí công đan đạo, người ta luyện đan; trong Pháp Luân Công, nó là pháp luyện người. (Lý Hồng Chí, Pháp Luân Công, trang 24)

    Trích: “Người tu theo Pháp Luân Công không những có thể phát triển công lực và công năng của họ, nhưng họ còn nhận được một Pháp Luân trong một thời gian rất ngắn. Pháp Luân này có một khả năng thật khó so sánh được. Một khi được thành hình, Pháp Luân này sẽ tự động quay mãi không ngừng ở trong bụng dưới của người tu. Nó không ngừng thu thập năng lượng từ vũ trụ và chuyển hóa thành côngtrên bản thể của người tu. Vì vậy, đạt được mục đích Pháp Luyện Nhân” (Lý Hồng Chí, Pháp LuânCông, trang 47)


    3.4. Pháp Luân Công dòng khí công biến người tập tự nguyện trở thành nô lệ


    Qua phần 3.1, 3.2 ta dễ dàng nhận thấy rằng Lý Hồng Chí đã sử dụng thuật ngữ Pháp Luân Của Đạo Phật nhằm mục đích cho người ta ngộ nhận Pháp Luân Công là một môn khí công gì đó liên quan đếnĐạo Phật mà Lý Hồng Chí và tổ chức Pháp Luân Công gọi là môn khí công thượng thừa của Phật Gia. Đồng thời Lý Hồng Chí cũng đã thần thánh hóa được bản thần thánh bản thân mình qua khái niệm Pháp Thân của mình, mà lưu ý rằng khái niệm thuật ngữ pháp thân cũng là một khái niệm phổ biết của đạo Phật, khái niệm Pháp thân của Lý Hồng Chí trùng với khái niệm Phân Thân của phật giáo Đại Thừa[7]. Trong tác phẩm Chuyển Pháp Luân của mình Lý Hồng Chí nhắc đến khái niệm Pháp Luân 134 lần, khái niệm Pháp Thân 67 lần. Theo các phần trích dẫn tại mục 3.2 cho thấy Lý Hồng Chí khẳng định Pháp Thân của mình có thể gắn Pháp Luân vào cơ thể (bụng) học viên. Nhưng để có tác dụng thì ông ta lại nói Pháp Luân trùng vị trí với huyệt Đan Điền của đạo giáo, và tất nhiên người tập công lại sẽ hướng tinh thần vào vị trí huyệt Đan Điền và do vậy có tác dụng tương tự như các bài tập khí công của đạo Gia. Vậy Lý Hồng Chí đã đã thần thánh hóa bản thân qua khái niệm Pháp Thân, giả danh nhà Phật qua khái niệm Pháp Luân, nhưng lại hướng người ta đến Pháp Luân chính là huyệt Đan Điền hạ của đạo Giáo.Chính nhờ bài tập tĩnh công này (bài công pháp số 5) mà sinh ra các trạng thái tưởng thức mà các học viên tưởng tượng gì thì tưởng thức sẽ tạo ra cảnh tượng như vậy mà chính các học viên khôngbiết.Điều này đã được khẳng định trong các sách dạy về khí công, đặc biệt trong kinh Lăng Nghiêm của Phật Giáo.


    Con người phần lớn là nhẹ dạ cả tin, dễ bị lợi dụng nhất là các vấn đề liên quan đến sức khỏe, tâm linh……điều này đã được chứng minh tại mục 3.2. Lợi dụng tâm lý này Pháp Luân Công thu hút được nhiều người tham gia vì các hình thức quảng cáo của Lý Hồng Chí rất hấp dẫn như “Pháp Luân Công là một môn khí công thượng thừa của Phật Gia”, Pháp Luân Công là Đại Pháp Chính truyền, không cần tập nhưng Pháp vẫn luyện người 24/24, thu hút năng lượng từ vũ trụ.....Hơn thế Lý Hồng Chí và các website của tổ chức Pháp Luân Công còn lợi dụng các hình ảnh, triết lý nhân sinh quan của phật giáođể đi chia sẻ, nhưng thay bởi cái mác là Phật Gia....tạo một sự thiện cảm cho bà con tín đồ Phật Tửkhiến cho Pháp Luân Công càng dễ dàng tiếp cận với những người ảnh hưởng bởi Phật Giáo và Phật tử sau đó cải đạo Phật Tử.


    Nhắc lại lần nữa do thời lượng tập các bài Pháp Luân Công gấp gần 20 lần các bài tập khác nên thu được hiệu quả cao hơn cũng là điều bình thường. Nhưng Lý Hồng Chí đã làm cho học viên trở lên mê tín lệ thuộc vào Lý Hồng Chí thông qua khái niệm Pháp Luân và Pháp thân. Chẳng những lợi dụng khí công để thần thành hóa bản thân mà Lý Hồng Chí còn nô lệ họa học viên bằng cách tuyên truyền rằng “Tu tại tự kỷ, công tại sư phụ” (Lý Hồng Chí, Chuyển Pháp Luân, trang 153) hay một hình thức hù dọa không làm theo lời của Lý Hồng Chí thì Pháp Thân của Lý Hồng Chí sẽ rút Pháp Luân ra (Lý Hồng Chí, chuyển Pháp Luân trang 66)


    Học viên Pháp Luân Công hàng ngày đọc các tác phẩm của Lý Hồng Chí và đọc các bài đăng trên hàng trăm trang web, fancpage tuyên truyền của tổ chức Pháp Luân Công, kết hợp với việc Phát Chính Niệm 40 phút nhằm mục đích tiêu diệt tà linh cộng sản tiêu diệt tà ác đang phá hoại Pháp Luân Công, rồi đọc kinh văn của Lý Hồng Chí [8], rồi bất nhị Pháp Môn như một phương pháp Tự Kỷ Ám Thị [9], về bản chất đây thực chất là một hình thức tẩy não nhằm xóa bỏ các kiến thức đã thâu nhận vào bộ não và trang bị một hệ thống kiến thức mê tín dị đoan của Pháp Luân Công.Kết hợp với ảnh hưởng của thiền tĩnh của bài công pháp cuối cùng của Pháp Luân Công sinh ra các trạng thái thiền tưởng khiến cho học viên Pháp Luân Công mất khả năng kiểm soát chính bản thân mình. Sức khỏe tuy có tăng cường nhưng về mặt tâm lý tín ngưỡng, niềm tin hoàn toàn thay đổi và lệ thuộc hoàn toàn vào Lý Hồng Chí. Vì các lý do đó mà những ai đã tập Pháp Luân Công phần lớn sẽ không bỏ, trở thành một nô lệ về mặt niềm tinvào một hệ thống mê tín dị đoan do Lý Hồng Chí và tổ chức Pháp Luân Công thêu dệt.


    THAM KHẢO:
    [1]-http://tongiaovadantoc.com/c1040/201...-phat-giao.htm
    [2]-http://vn.minghui.org/news/69553-gia...york-2016.html
    [3]-http://vi.falundafa.org/faqs.html#eachday
    [4]-http://vi.falundafa.org/introduction.html
    [5]-https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90...%91i%E1%BB%81n
    [6]-https://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%C3%A1p_lu%C3%A2n
    [7]-https://vi.wikipedia.org/wiki/Tam_th%C3%A2n
    [8]-http://vn.minghui.org/news/1013-yeu-...-toan-cau.html

    [9]- https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%B...1m_th%E1%BB%8B
    Last edited by Bin571; 29-05-2019 at 09:34 AM.
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  5. #5

    Mặc định

    GIỚI TRÍ THỨC PHẬT GIÁO
    PHÊ PHÁN LÝ LUẬN “NGHIỆP LỰC” TRONG PHÁP LUÂN CÔNG


    Hoàng Hạ Niên[1] Thích Trung Nghĩa dịch




    Thành viên Pháp Luân Công đang ngồi thiền


    Pháp luân công là đạo lý không chính xác, là tà thuyết làm mê hoặcmọi người lương thiện. Trong cái gọi “Pháp luân đại pháp” do Lý Hồng Chí sáng lập, có tương đương một bộ phận nội dung mờ ám lợi dụng học thuyết của Phật giáo. Bản thân Lý Hồng Chí bày tỏ “Chúng tôi (Pháp luân đại pháp) cũng là nhà Phật, nên lời này không có vấn đề”. Nhưng Phật giáo truyền thống rõ ràng phản đối Pháp luân công, xem Pháp luân công là “ngoại đạo dựa Phật” (附佛外道), vì vậy trong giới Phật giáo mấy năm trước đây sớm đã bắt đầu tiến hành kích bác hoạt động ảnh hưởng của Pháp luân công, rồi viết không ít bản văn và chuyên đề phê phán gay gắt việc hoạt động tà thuyết này, cho rằng Pháp luân công đã tạo thành tư tưởng nguy hại cho mọi người nên phải dẹp bỏ, mà duy trì truyền thống lợi ích của tôn giáo. Chúng ta cần một lần làm rõ toàn diện những danh từ, thuật ngữ của Phật giáo mà bị Lý Hồng Chí vay mượn, đồng thời còn nhìn thấy Lý Hồng Chí cải biên như thế nào về lý luận của nhà Phật, thấy chân diện mục Phật giáo.


    Chữ ‘tiêu nghiệp’ (消业) được dùng phổ biến lạ lùng trong người tu theo Pháp luân công. Người có tu Pháp luân công, nghe tin tà thuyết vu vơ của Lý Hồng Chí là mắc bệnh không uống thuốc, sợ uống thuốc thì sau đó bị ảnh hưởng đến ‘tiêu nghiệp’, từ đó dẫn đến giao phó thân mạng, lo sợ trầm trọng và ảnh hưởng ‘công hiệu’ (功效) luyện công. ‘Nghiệp’ trong ‘tiêu nghiệp’ này, cũng là một thuật ngữ chuyên dùng và lý luận của Phật giáo.
    Chữ ‘nghiệp’ (业) này, không phải là phát minh của người Trung Quốc, mà nó là sản phẩm nhập khẩu. Việc giỏi hoạt động tư duy của dân tộc Ấn Độ là từ rất sớm đã sử dụng khái nghiệm căn bản chữ ‘nghiệp’ này và được các triết học, các tôn giáo Ấn Độ tiếp thu. Phật giáo sau khi sáng lập ở Ấn Độ, cũng tiếp thu khái niệm này, tiếp chiếu lý luận của mình để giảng giải.

    Phật giáo Ấn Độ sử dụng tiếng Phạn, chữ ‘nghiệp’ được viết thành karman, nhưng trong Phật giáo thuộc ngữ hệ Pāḷi của Phật giáoĐông Nam Á cổ đại thì chữ nghiệp được viết thành kamma. Sau khi Phật giáo truyền nhập Trung Quốc, người con Phật ở Trung Quốc đã làm việc phiên dịch và giới thiệu về lý luận Phật giáo Ấn Độ, tiếp chiếu phát âm từ tiếng Phạn, cổ nhân đem chữ ‘nghiệp’ phiên âm thành ‘yết-ma’ (羯磨), đồng thời cũng là dịch ý.


    Phật giáo có các tông phái khác nhau, xuất phát từ giáo nghĩa căn bản mà mỗi một tông phải đều có một số giải thích khác biệt về nghiệp. Nghiệp trong Phật giáo chủ yếu là chỉ cho ý nghĩa tạo tác. Nếu nói tương đối cụ thể, cũng chỉ cho từ những hoạt động những hành vi sở tác, ý chí, hành động, tác dụngđược cấu thành hai bộ phận thân, tâm trong con người. Phật giáo cho rằng hoạt động căn bản của con người do tổ thành ba bộ phận là: thân (hoạt động thân thể), miệng (ngữ ngôn), ý (ý chí tư tưởng); từ đó hoạt động ba bộ phận này cũng gọi là ba nghiệp. Trong ba nghiệp, hoạt động được tổ thành từ thân thểvà ngữ ngôn thuộc từ phạm trù vật chất, nó biểu hiện ra bên ngoài mà người khác biết, nên gọi là ‘biểu nghiệp’ (表业). Hoạt động được tổ thành từ tư tưởng và ý chí thuộc từ phạm trù tinh thần, nên không có cách gì biểu hiện cho người khác biết, nên gọi là vô biểu nghiệp (无表业). Nhưng trong ba nghiệp khởi lên, chủ yếu do ý nghiệp tác dụng quyết định. Còn đứng từ thuộc tính hoạt động, thì nghiệp chia ra hai loại nghiệp thiện và ác. Hoạt động được dẫn phát từ tâm thiện là thiện nghiệp, ngược lại là ác nghiệp. Cổ nhân khéo mượn hình tượng để biểu đạt khái niệm, nên dùng hai màu sắc: trắng, đen để phân biệtbiểu hiện thiện nghiệp và ác nghiệp, thiện nghiệp thì gọi là bạch nghiệp (白业), ác nghiệp thì gọi là hắc nghiệp (黑业). Từ đó Phật giáo cho rằng tất cả khổ vui đều do từ năng lực và tác dụng của nghiệp mang tới, do từ sinh khởi năng lực và tác dụng kết quả hai loại: khổ, vui nên gọi là nghiệp lực (业力).




    Lý Hồng Chí hư cấu một thứ tư tưởng về chu vi nhân thể trong cái gọi là ‘đức’ (德), cho rằng “Đức là một thứ vật chất màu trắng”, “Đồng thời vật chất của một thứ màu đen được tồn tại, chúng ta trong đó gọi là nghiệp lực, trong Phật giáo thì gọi đó là ác nghiệp”. Người hoặc đắc ‘đức’ là bởi vì họ ăn khổ, làm việc lành, nếu làm việc không lành sẽ dẫn đến vật chất màu đen, tức là ‘nghiệp lực’. Đức “trực tiếp đồng hóa đặc tánh: chân, thiện, nhẫn trong vũ trụ”, tu Pháp luân công cũng là phải từ “vật chất màu đen chuyển hóa thành vật chất màu trắng”. “Cái gọi ‘chuyển hóa’ (转化) cũng là thông qua hình thức tiêu nghiệp, cũng như một người đau chân, là bởi vì nghiệp lực sớm đánh trên chân của họ, chân hết đau, thì nghiệp lực bị tiêu mất, chuyển hóa thành đức. “Con người thì làm sao có bệnh? Nghiệp lực là nguyên nhân tạo thành họ có bệnh và sẳn có bất hạnh, nên lây lan nghiệp lực vật chất màu đen đó”.

    Ngoài những điều này ra, còn có “Một thứ linh thể nhỏ ấy của rất nhỏ rất nhỏ mật tập độ rất lớn”, “Những thứ của loại nghiệp lực đoàn” và “Một thứ như một loại liên vận đường ống”. Con người sở dĩphát sinh mắc các thứ bệnh như khối u dầy, khạc đàm, nhức xương đều là bởi vì “Không gian ở bên ngoài cũng là một linh thể nằm gần ở nơi đó, trong một không gian rất sâu có một linh thể”. Do từ nghiệp lực trường (业力场) mà phát ra linh thể này, dẫn đến khiến cho các loại bệnh tật bám trên người. Cho nên chỉ cần “Đem trường ấy phá ra mất sau đó” thì bệnh con người cũng sẽ tiêu trừ. Đó cũng là học thuyết lý luận ‘tiêu nghiệp’ của Lý Hồng Chí.


    Rất rõ ràng, tà thuyết ‘nghiệp lực’ của Lý Hồng Chí khác rất xa so với lý luận ‘nghiệp’ của Phật giáo. Phật giáo nói đến ‘nghiệp’ là đứng từ quan điểm bản thể thế giới và đạo đức luân lý xã hội để thấy đối đãi muôn việc muôn vật, trong đó cốt lõi là giải thích về sản sinh và kết quả hành vi của thế giới và con người. Do đó khi sử dụng chữ ‘nghiệp’ này, cũng cần khởi lên quan hệ học thuyết nhân quả và báo ứng. Phật giáo cho rằng tất cả hiện tượng và loài hữu tình trên thế gian lưu chuyển sinh tử, đều do từ nghiệp nhân của chúng sinh tạo ra rồi sinh khởi kết quả, tức là thiện có thiện báo, ác có ác báo. Thân, miệng, ý của chúng sinh hữu tình ngày đêm tạo ra, từ tác dụng sở cảm nghiệp lực mà chiêu cảm kết quả báoứng ở đời nay hay đời sau, cuối cùng hình thành hiện tượng ngàn vạn khác trong thế giới này.


    Chính từ có quả báo, mới có muôn khác như chúng sinh xấu đẹp, trí ngu, núi rừng, cây cỏ, mới có cảm giác vui, yêu, chán, khổ và vạn trạng thế giới trăm thái ngàn nghĩ. Đứng từ đạo đức luân lý xã hội, Phật giáo yêu cầu phật tử làm nhiều thiện nghiệp, tránh làm ác nghiệp, nhờ đó mà đạt được quả báo tốt, mang ý nguyện và mục đích sáng rạng lạ lùng, đề cao nuôi dưỡng đạo đức con người, làm thật nhiều việc có ích cho xã hội và Phật giáo. Phật giáo xác định chia ra khác biệt ba thứ hoạt động: thân, miệng, ý thuộc từ hai phạm trù: vật chất, tinh thần.


    Tuy nhiên cũng có học phái chủ trương a-lại-da thức của tính tinh thần là nguồn gốc hoạt động của nghiệp. Nhưng học phái truyền thống đều đề xướng lấy tinh thần thiện để chỉ đạo nguyên tắc hoạt động vật chất, nhấn mạnh cảm ứng hỗ tương nguyên nhân và kết quả, tức là có nhân gì thì kết quả nấy, nhấn mạnh dùng tu trì để tiêu trừ ác chướng ngu muội không biết, mở ra một khoản tâm thanh tịnh vốn có của mình, cũng là xây dựng cho loài người sau này căn cứ mà nỗ lực. Lý Hồng Chí gọi là hai loại ‘đức’ và ‘nghiệp lực’, “vật chất màu trắng đen” và chuyển hóa hai loại ấy, thực không có trong lý luận của Phật giáo. Lý Hồng Chí dùng để giải thích về mầm bệnh của người sống bệnh—quyết định luận ‘nghiệp lực trường’(业力场) và thuyết ‘tiêu nghiệp’ để trị bệnh cũng là mâu thuẫn. Những điều ấy không những trái ngược với thường thức khoa học, mà cũng không được Phật giáođồng ý.

    Vì vậy Lý Hồng Chí bày tỏ Đại pháp của mình “cũng là nhà Phật”, không chỉ “phải nói là không có vấn đề” mà là có vấn đề lạ lùng, thành vấn đề lớn. Lý Hồng Chí không những không hiểu Phật giáo, mà còn cải biên nghiêm trọng về lý luận Phật giáo. Do nhìn thấy đúng đắn nên Giới tăng sĩ tất yếu tiến hành kích bác và phê phán lý luận của ông, kiên quyết chấm dứt quan hệ với ông.



    Dịch từ: báo “Thanh niên Bắc Kinh”, tập 3, 4/8/1999




    [1] Giáo sư tôn giáo học, hiện công tác và thẩm định tại “Viện Nghiên Cứu Tôn Giáo Thế Giới Và Khoa Học Xã Hội Trung Quốc” ở Bắc Kinh, chủ biên tờ Văn hoá tôn giáo thế giới, phó chủ biên tờ Nghiên cứutôn giáo thế giới và Nghiên cứu Phật học, chủ biên: Dân Quốc Phật Giáo Kỳ San Văn Hiến Tập Thành gồm 209 quyển...Có ảnh hưởng nhất định trong giới học thuật và giới trí thức Phật giáo ở Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Ma Cao hiện nay



    Thư Viện Hoa Sen
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  6. #6

    Mặc định

    Pháp Luân Công các bài tập đều rất tốt không thể phủ nhận, nhưng đạo lý trong đó cũng có các học viên và thầy bà vay mượn mà giảng tà thuyết, và khi theo học người học nên chú trọng nguyên lý dưỡng sinh chân thiện nhẫn, các bài tập khí công dưỡng sinh, còn pháp thì tùy mỗi người vì không thể nói bậy ở đây là tà hay chính vì tôi là người phàm không phải đạo sĩ hay thần phật, hoặc thần phật chứng cho nên không muốn tạo nghiệp. Mong những lời trên đây giúp các bạn tránh chụp mũ môn khí công dưỡng sinh vàng ngọc này.
    Xin niệm: nam mô A Di Đà Phật 🙏💮
    GIA ĐÌNH VÔ HÌNH
    _/\_A Di Đà Phật !_/\_

  7. #7

    Mặc định

    Địa ngục du ký
    Nhìn thấy trong định: Bộ luật âm phủ – Địa ngục du ký (Phần 1)
    Tác giả: Cổ Đạo

    [ChanhKien.org] Đảng cộng sản là một âm hồn đến từ phương Tây, nó tuyên truyền đấu với trời, đấu với đất, đấu với người, đấu với mọi vật, trong cuộc Đại cách mạng văn hóa, nó đã phá hủy tất cả văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo, chùa chiền, miếu mạo. Nó còn lợi dụng giáo dục để truyền bá lý luận, tư tưởng thuyết vô thần, tôn sùng vật chất, khoa học, chú trọng những thứ hữu hình, kêu gọi người dân phải tin vào đảng, coi đảng như mẹ, đảng là quan trọng nhất, mọi thứ khác đều xếp sau đảng. Nó khiến con người sùng bái cuộc sống vật chất, dần dần xa rời nhận thức về Thần, từ đó khiến cho tư tưởng của con người bị phong bế, bị đảng cộng sản dễ dàng tẩy não.

    Tập đoàn Giang Trạch Dân đã lợi dụng quyền lực độc tài chuyên chính của đảng cộng sản để bịa đặt, bôi nhọ Pháp Luân Đại Pháp. Rất nhiều người đã tin theo chúng mà không lắng nghe những lời giảng chân tướng của người tu luyện Đại Pháp, thậm chí còn nghe theo lời dối trá mà bức hại chết vô số người tu luyện Pháp Luân Công.

    Trong lịch sử đã có quá nhiều bài học giáo huấn về bức hại người tu luyện Chính Pháp. Năm 300 trước công nguyên các tín đồ Cơ Đốc giáo đã bị Đế quốc La Mã bức hại và tàn sát. Ngày nay, bằng chứng rõ ràng là đảng cộng sản Trung Quốc và Giang Trạch Dân đang bức hại Pháp Luân Đại Pháp – một môn tu luyện Chính Pháp của Phật gia.

    Trong quá trình tu luyện, một lần khi luyện bài công pháp thứ hai của Pháp Luân Đại Pháp, chỉ trong thời gian năm phút nhập định ngắn ngủi, tôi đã đi thăm Thập điện âm phủ và 16 vạn tầng địa ngục. Những gì tôi nhìn thấy đều là những điều trong tầng thứ sở tại của tôi, chia sẻ với mọi người hy vọng có thể cảnh tỉnh con người thế gian, nhắc nhở con người nên làm điều thiện, đừng làm điều ác, hiểu rõ chân tướng, tất sẽ được phúc báo.

    Thập điện âm phủ gồm: 16 vạn tầng địa ngục, Tam thành, Ngũ Nhạc cung, Bát Quỉ Đại Vương phủ, Thập tầng Thẩm Phán điện, Thông Thiên Pháp Vương điện.

    Từ xưa đến nay, mọi người đều nghe nói về Thập điện âm phủ và 18 tầng địa ngục, đây là thế giới mà con người sẽ phải tới sau khi chết, ngoại trừ người tu luyện có thành tựu trong quá trình viên mãn sẽ được các Giác Giả trong thế giới Chính Pháp môn đó đến đón đi, còn lại đều phải xuống Thập điện âm phủ chờ xét xử. Cảnh tượng 18 tầng địa ngục mà tôi nhìn thấy trong lần nhập định này không phải là 18 tầng địa ngục mà thuở nhỏ chúng ta được nghe kể, mà là 162.732 tầng, đây là con số mà tôi nhìn thấy trong lúc nhập định.

    Trong định, tôi thấy mình ngồi trên một con voi lớn màu vàng, trên mình voi phủ áo giáp vàng, có treo chùm châu báu màu vàng lấp lánh, trông rất uy nghiêm, đi bên cạnh có mười vị Diêm Vương cưỡi trên những thần thú màu vàng đầu giống đầu hổ, thân giống thân tê giác. Một vị Diêm Vương trong đó nói: “Khoảng từ năm 1999 ở nhân gian, địa ngục được phân thành rất nhiều tầng, lúc đó Thông Thiên Pháp Vương Điện đã kiến tạo lại địa ngục theo Thiên lệnh truyền xuống âm phủ”.

    Trên đường đi, tôi đã xem hết hơn 16 vạn tầng địa ngục, quỷ chịu cực hình trong đó đa số là những kẻ ác, tay chân của tà linh cộng sản, loạn thần và cả những người chưa làm tam thoái, chúng đã tham gia bức hại, bịa đặt, bôi nhọ, mổ cướp nội tạng của người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp tại nhân gian. Lúc chúng bị hành hình, cảnh tượng máu me vô cùng đáng sợ, chúng thực sự rất hối hận, nét mặt lộ rõ vẻ đau khổ và cầu cứu. Tôi hỏi mười vị Diêm Vương bên cạnh có cách nào giúp họ giải thoát khỏi sự thống khổ ở địa ngục không? Diêm Vương nói: “Mấy chục năm cuộc sống ngắn ngủi nơi nhân gian, Phật Chủ với hồng ân hạo đãng đã truyền Đại Pháp cho thế nhân, ai cũng có cơ hội, người nhận rõ chân tướng và làm tam thoái tất sẽ có tương lai hạnh phúc. Nhưng những quỷ ở địa ngục này hầu hết là những kẻ bức hại Đại Pháp nên rất khó giúp họ thoát khỏi sự đau khổ ở địa ngục”.

    Sau khi nghe những lời đó, tôi trở lại trạng thái bình thường, tiến vào một con đường ngập tràn ánh sáng trắng, lúc này, giọng nói của Diêm Vương văng vẳng bên tai: “Hãy truyền những lời này cho nhân gian, cảnh tỉnh thế nhân, người có thể hiểu được những lời này tất có thể trong họa mà đắc phúc”.

    Bộ luật âm phủ viết:

    Hồng trần cổn cổn thị phi tình

    U u hoàng tuyền lục xích kính

    Nhân sinh họa phúc tự tác lai

    Âm dương bộ thượng vô lậu kính

    Vấn thiên vấn địa vấn vô tri

    Mạt thế vạn pháp giai thành không

    Tác thiện tác ác tự hữu báo

    Chuyển Luân Thánh Vương thiên luật định

    Ngũ thiên tuế nguyệt bất kiến lân

    Danh tình công quá thị yên vân

    Bách gia Thần thần đắc thân ý

    Kỳ Thần tầm lai vũ trung vận

    Xướng văn chân tướng phục trung minh

    Vật thương Đại Pháp nhân trung thân

    Lai nhật công quá thanh sử kiến

    Ám kiếp chuyển cơ chính phân phân

    Chú giải:

    Hồng trần cổn cổn thị phi tình: chỉ thế gian tràn đầy nghiệp lực đen đúa như sóng cuồn cuộn, thị phi, đúng sai đều là tình.
    U u hoàng tuyền lục xích kính: chỉ hoàng tuyền (suối vàng) nơi âm phủ, “ lục xích kính” là đơn vị đo khắc trên thước Lỗ Ban chỉ sự tử biệt, cũng là độ rộng của con đường hoàng tuyền.
    Nhân sinh họa phúc tự tác lai: nghĩa là tự làm tự chịu.
    Âm dương bộ thượng vô lậu kính: Âm dương bộ chỉ hai quyển âm và quyển dương, ghi chép mọi việc trong quá khứ, hiện tại và tương lai, toàn bộ số mệnh của con người đều được ghi chép trong quyển âm dương thượng. “Vô lậu kính”: chỉ hết thảy những việc thiện, ác đã làm khi còn sống đều ở trong đó, không việc nào bỏ sót.
    Vấn Thiên vấn Địa vấn vô tri: Tam giới chính là cõi mê, tất cả sinh mệnh rớt xuống đây dù thiện hay ác đều sống trong vô tri.
    Mạt thế vạn pháp giai thành không: Đến thời mạt kiếp thì tất thảy các Pháp đều không còn linh nghiệm nữa.
    Chuyển Luân Thánh Vương thiên luật định: Vào thời mạt thế, vạn cổ cơ duyên, Chuyển Luân Thánh Vương sẽ mang “Chuyển Pháp Luân” để chuyển động thiên luật, định ra Pháp mới, Đại Pháp sẽ hồng truyền, mọi người đều có cơ hội được nghe Đại Pháp.
    Bách gia Thần thần đắc thân ý: Đất nước Trung Quốc cổ xưa được gọi là Thần Châu, “bách gia” nghĩa là “trăm họ”, ý là chúng Thần trên thiên thượng theo Phật Chủ xuống Thần Châu để đắc thân người.
    Kỳ Thần tầm lai vũ trung vận: Sự từ bi của Thần và chân tướng, sẽ đánh thức thế nhân qua các vũ điệu “Thần Vận”, cho con người thêm một cơ hội lựa chọn quay trở về thiên thượng.
    Vật thương Đại Pháp nhân trung thân: Chớ làm tổn hại, bôi nhọ những người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp đang cứu người. Họ là “Thần” đang mang thân người thường.
    Ám kiếp chuyển cơ chính phân phân: Thời mạt kiếp mọi pháp đều không linh, Chuyển Luân Thánh Vương xoay chuyển Pháp Luân, chính Thiên, chính Địa, Chính Tam tài, truyền Pháp độ nhân cứu chúng sinh.
    Tôi viết ra những điều nhìn thấy trong tầng sở tại của mình để thức tỉnh người đời còn nghe theo ác đảng Trung cộng mà bôi nhọ, bức hại người tu luyện Đại Pháp, cũng để nhắc nhở bản thân nên làm tốt những gì cần làm, không được lười nhác, an dật tìm lý do buông lơi tu luyện. Mong các đồng tu từ bi chỉ ra những điều chưa phù hợp.

    Xem tiếp Phần 2
    GIA ĐÌNH VÔ HÌNH
    _/\_A Di Đà Phật !_/\_

  8. #8

    Mặc định

    Nhìn thấy trong định: Bộ luật âm phủ – Địa ngục du ký (Phần 2)

    Tác giả: Cổ đạo

    Tiếp theo Phần 1

    [ChanhKien.org] Từ xưa đến nay, có rất nhiều cuốn sách mô tả khác nhau về điện Thẩm Phán, cũng do tầng thứ của mỗi người tu luyện khác nhau, cho nên điều họ nhìn thấy được cũng có sự khác biệt, nhưng tất cả đều cảnh báo những người làm điều ác không nên theo cái ác, từ bỏ cái ác theo cái thiện mới là con đường đúng đắn.

    Cấu trúc không gian của mười tầng điện Thẩm Phán (Thập tầng Thẩm Phán điện)

    Điện Thẩm Phán được phân thành mười khu vực, khu vực ở đây là nói đến mười thế giới âm phủ vô cùng rộng lớn, cũng giống như không gian tại các tầng trời khác nhau trong Tam giới mà tôn giáo nói đến. Trong không gian của các tầng trời khác nhau còn tồn tại các tầng thứ không gian theo chiều dọc, trong mỗi một tầng không gian chiều dọc lại tồn tại các thế giới đơn nguyên khác nhau. Thế giới đơn nguyên được nói đến ở đây có nghĩa là một không gian thời không (thời gian và không gian) độc lập, mỗi không gian độc lập đều to lớn vô hạn không thể tưởng tượng được, trong đó lại phân thành nhiều nhà tù to lớn như sơn cốc hay đại dương, cũng có hàng trăm, hàng ngàn, hàng vạn nhà tù nhỏ, mỗi không gian lại tồn tại những thời không khác nhau, hơn 162.000 tầng địa ngục được đề cập đến trong phần trước chính là tồn tại theo hình thức này.

    Sau khi chết ở thế gian, linh hồn phải chờ đợi thẩm phán, sau khi nhận chưởng lệnh (lệnh của Thông Thiên Pháp Vương), linh hồn sẽ phải được quỷ sai và người cầm đèn dẫn đường mới có thể đi xuyên qua giới hạn không gian để bước vào một tầng không gian âm phủ khác. Trong quá trình này cũng có một số linh hồn bỏ trốn, họ sẽ bị lạc trong thời không ngăn cách giữa các không gian, trong đó sấm sét dữ dội, tia điện đỏ lòe, lửa địa ngục rừng rực, gió sắc như dao, mưa như trút nước sẽ liên tục trút lên thân thể những linh hồn bỏ trốn, đau đớn vô cùng. Vì thế thông thường không linh hồn nào dám thoát khỏi hàng ngũ áp giải linh hồn, bởi vì giới hạn thời không đó vốn chính là một cái còng khóa chặt các linh hồn này, đây cũng không phải là một loại công cụ tra tấn thân thể linh hồn được nhân cách hóa như người ta vẫn tưởng tượng. Còn vũ khí của quỷ tướng (Thông Thiên Pháp Vương lệnh) lại là một loại pháp khí có tác dụng bảo vệ và phá trừ sự tổn thương do giới hạn giữa các không gian, nhưng với những linh hồn mang theo nghiệp lực thì pháp khí này cũng không cách nào bảo vệ được. Xuyên qua không gian cảm giác giống như xuyên qua một lớp giấy mỏng manh, đây là nhìn từ góc độ người thường, thực ra không gian mỏng như tờ giấy ấy đi mười vạn tám nghìn dặm vẫn chưa hết.

    Năm nghìn năm ở nhân gian, con người và sự việc đều biến mất, U Minh đế – vua của Thập điện Thẩm Phán cũng không phải là Diêm Vương như thời đầu người ta biết đến, tên gọi giống nhau, nhưng Diêm Vương xác thực là một chức vị được luân phiên đảm nhiệm, giống như các vị Thần trong Tam giới cũng luân phiên đảm nhiệm, thực tế không phải là vị Thần trong Tam giới trước đây.

    Khi đi thăm điện Thẩm Phán, mười vị Thẩm Phán Vương cũng không phải đều mang hình tượng nam giới, mà trong đó có hai vị mang hình tượng nữ giới, họ đều là những cô gái nổi tiếng hiếu thuận trong lịch sử. Trong số những vị mang hình tượng nam giới có một vị lúc tại thế từng là pháp y giải phẫu danh xưng là Bao Thanh Thiên, nói đến điều này, có thể phá vỡ nhận thức và quan niệm của con người về tầng này, cho nên chỉ mô tả đến đây. Ở đây không giải thích điện Thẩm Phán tầng nào thì phán tội gì, về cơ bản những điều này đã được ghi chép trong các tôn giáo, nhưng hiện tại vạn tội vạn hình phạt đã thay đổi, vì thế tầng tầng các điện lại xử phạt lặp lại, thời-không ở đó khác biệt rất lớn so với thời gian ở nhân gian, vì vậy tính theo thời gian ở nhân gian thì có thể nói là kéo dài vô tận, muốn thoát khỏi địa ngục thì vô cùng khó…. nhưng về cơ bản giống các loại nhà tù hình sự phổ biến trong xã hội ngày nay.

    Điện Thẩm Phán nằm ở vị trí trung tâm của mỗi thế giới âm phủ, bốn mặt tám phương nối liền với các tiểu địa ngục đơn nguyên, giống như các cành của cây chĩa ra hướng đông hướng tây đều liên kết với nhau. Sau khi linh hồn đợi xét xử được quỷ dẫn vào vị trí trung tâm, điện Thẩm Phán mới hiện ra.

    Điều nhìn thấy trong điện Thẩm Phán chính

    Bước vào trong điện, Thẩm Phán Vương ngồi ở vị trí trung tâm điện, mặc áo bào đen viền đỏ, tay áo thêu hoa văn mây vàng, quan bào thêu hình sóng bạc, đầu đội vương miện ba tầng khắc hình chim đại bàng cánh ngọc, chim đại bàng khí thế oai nghiêm như hổ báo, ở giữa khắc chữ “Vương” màu vàng.

    Đằng sau có một bức tranh lập thể vô cùng to lớn, bức tranh này khắc và vẽ nhật nguyệt, thiên địa, các tầng mây đều có các sinh mệnh mang hình tượng Thần, còn ở tầng thấp nhất của bức tranh miêu tả cảnh rất nhiều người đang vẫy tay cầu cứu. Nhưng điều đặc biệt nhất trong bức tranh này là những hình vẽ đều xoay quanh một đồ hình Pháp Luân tròn với phù hiệu chữ Vạn (卍) màu vàng đang xoay chuyển ở giữa, xung quanh có hai Thái Cực màu đỏ – đen và hai Thái Cực màu đỏ – xanh lam, cùng bốn chữ Vạn nhỏ màu vàng, ánh hào quang rực rỡ phát ra tạo nên các Phật Đạo Thần trên trời, trên đất, dưới đất, nhật nguyệt, các tầng trời.

    Bức tranh này khiến tôi nhớ đến bài thơ trong “Hồng Ngâm 4”:

    “Hồng ân hạo đãng

    Thiên địa vạn vật thị Sáng Thế Chủ khai sáng

    Vũ trụ canh tân tha yếu cứu nhân hồi thiên thượng

    Thần lai thời bất hội thị nhĩ yếu đích na dạng

    Tín ngưỡng biệt bả nhĩ đắc cứu trở đáng

    Biệt dụng cảm tình can nhiễu liễu nhân đích trí thương

    Chúng sinh bình đẳng bất phân hình tượng

    Đắc cứu yếu khán ác hoàn thị thiện lương

    Sáng Thế Chủ hạ thế xuất sinh tại đông phương

    Chúng Thần dữ nhân đô kháo tha đích ân thưởng

    Thiên địa vạn vật thị Sáng Thế Chủ khai sáng

    Vũ trụ canh tân tha yếu cứu nhân hồi thiên thượng



    Tạm diễn nghĩa:



    Ơn lớn mênh mông

    Trời đất và vạn vật đều do Sáng Thế Chủ khai sáng

    Vũ trụ đang canh tân Ngài muốn cứu chúng sinh về trời

    Khi Thần đến bạn sẽ không biết được như thế nào

    Đức tin không ngăn bạn được cứu

    Đừng để tình cảm can nhiễu trí thông minh của bạn

    Tất cả chúng sinh đều bình đẳng không phân biệt hình dáng bên ngoài

    Được cứu là dựa trên việc bạn là người độc ác hay thiện lương

    Sáng Thế Chủ hạ thế xuất sinh tại phương đông

    Chúng Thần và mọi người đều nhờ vào ân sủng của Ngài

    Trời đất và vạn vật đều do Sáng Thế Chủ khai sáng

    Vũ trụ đang canh tân Ngài muốn chúng sinh về trời”

    Hàng bên trái là sáu vị quan âm phủ mặc quan bào có màu pha giữa màu xám tro và màu bạc, thêu họa tiết hình hổ màu bạc, họ phụ trách ghi chép những việc ác mà mỗi người đã làm trong một đời, nắm giữ sổ sách âm phủ, phán quyết việc nhân quả.

    Hàng bên phải là sáu vị quan dương phủ mặc quan bào có màu pha giữa màu trắng và màu xanh lam, thêu họa tiết hình rồng màu vàng, họ phụ trách ghi chép những việc thiện mà mỗi người đã làm trong một đời, nắm giữ sổ sách dương phủ, phán quyết việc nhân quả.

    Nhìn xuống hai bên trái và phải của đài xét xử có các quỷ tướng cao khoảng 3 mét và âm binh cao khoảng 2 mét, mỗi bên có 3 hàng, mỗi hàng có 8 vị, tổng cộng là 48 vị, bộ mặt lộ vẻ dữ tợn, cặp mắt đen sâu thẳm không nhìn thấy đáy, trong mắt có một chấm sáng đỏ có thể nhìn xuyên thấu và định trụ khiến tất cả tội ác của những tội hồn không thể bỏ sót.

    Đằng sau phía trên nơi các quỷ tướng đứng, ở hai bên có 18 chỗ ngồi xếp thành ba tầng, giống như các hàng ghế trong nhà hát được sắp xếp thấp dần, tổng cộng có 36 chỗ ngồi, những chỗ ngồi này là dành cho những vị Thần bốn phương đến trợ giúp xét xử gồm các quan thổ công thổ địa, Thần tại gia ở những khu vực mà linh hồn đã từng sống khi ở nhân gian. Đây chính là trên đầu ba thước có Thần linh, hãy nhìn xem! Việc thẩm phán ở địa ngục có thể nói là không thể hàm hồ một chút nào. Các tầng điện Thẩm Phán gần như giống nhau, chỉ có tầng điện thứ 10 có kết cấu khác.

    Nhìn xuống dưới có ba bậc thang lớn bằng dung nham nóng bỏng, mỗi bậc rộng 66,2 thước theo thước Lỗ Ban, linh hồn chờ đợi xét xử phải bước qua các bậc thang lửa đó mới có thể đến được đài xét xử của quỷ tướng, nếu linh hồn khi sống làm nhiều điều ác, trước khi được phán xét, nhất định chân phải bị dao cắt nát, rồi phải chịu đau đớn leo lên đài mới có thể được phán xét. Đây chính là câu nói được lưu truyền về nơi âm phủ: “Cả đời thiện ác tự mình đi qua, đến thế gian với thân thể trần trụi, rời khỏi thế gian cũng với thân thể trần trụi, không để lại dấu tích nào, trước điện Diêm Vương những linh hồn phạm tội không được đứng.”

    Trước điện Thẩm Phán chính có một đôi câu đối:

    “Thiên địa vô tình, thiện ác tự thụ.

    Càn khôn hữu tự, nhân quả vô lậu.”

    (Thiên địa vô tình, làm việc thiện hay việc ác tự mình chịu. Càn khôn có trật tự, luật nhân quả không bỏ sót một ai)

    và bức hoành phi: “Thiên Địa Vô Lậu” (Luật trời không có chỗ lậu, không bỏ sót một ai)

    Chú thích: Câu đối của mỗi tầng đại điện của điện Thẩm Phán đều không giống nhau bởi vì sau khi Chính Pháp xong, tất cả các không gian đều được canh tân.

    Hiện tại các tầng điện Thẩm Phán những tội hồn bị phán xử các loại cực hình đáng sợ nhất là những kẻ ác bức hại đến chết người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp hoặc phá hoại Đại Pháp, những kẻ tin vào tà giáo Sa Tăng, những kẻ có tư tưởng đồng tính luyến ái làm loạn luân lý thế gian, những kẻ dâm dục loạn luân, giết người hại mệnh (cái chết an lạc được coi như tự sát), say rượu lái xe gây chết người, lừa dối hại người, bất trung bất hiếu. Trong hơn 16 vạn 2 ngàn tầng địa ngục có tất cả các loại hình phạt, cái gọi là lấy ác trị ác (gậy ông đập lưng ông) là cách nói của người thế gian, nhưng ở địa ngục phải hoàn trả tội gấp 9 lần 9 là 81 lần, thật quá đáng sợ, bởi vì lý của con người thế gian là phản lý, cho nên rất nhiều người thường không biết rằng nếu ngay đến sinh mệnh của mình mà còn không biết trân quý, vì sự đau khổ do nghiệp lực nhân quả, muốn dùng cách thức của con người để kết thúc sinh mệnh, đó cũng là tạo nghiệp sát sinh, đây là pháp lý thiên cổ bất biến, cũng là quy định của toàn bộ pháp giới pháp luật âm phủ.

    Trong tầng thấp nhất của địa ngục còn tồn tại Vô Sinh Chi Môn (Cửa Vô Sinh) vô cùng khủng khiếp. Cửa này rốt cuộc giành cho ai?

    Sau khi những linh hồn tội lỗi đã đi hết tầng tầng địa ngục hun hút, tất cả những ác quỷ, tà linh, các nhân tố của cựu vũ trụ đã bức hại chết người tu luyện Pháp Luân Công, cùng những kẻ ác theo bè lũ Giang Trạch Dân bức hại và phá hoại Đại Pháp sẽ bước vào Cửa Vô Sinh. Tôi nhìn thấy tất cả những ác hồn đó đều đau khổ không muốn sống nữa, chúng hy vọng sớm kết thúc, nhưng không có cách nào để kết thúc những đau khổ đó, chúng phải trong đau khổ mà gánh chịu đau khổ. Thật là điều đáng sợ khủng khiếp! Chính vì sau khi bước vào Cửa Vô Sinh thì các linh hồn phạm tội sẽ tầng tầng bị tiêu hủy. Đó chính là hình thần toàn diệt!

    Xin có lời khuyên những kẻ ác đang hùa theo ĐCSTQ và bè lũ Giang Trạch Dân bôi nhọ Đại Pháp, bức hại những người tu luyện Pháp Luân Công, hãy nghĩ xem bản thân mình thực sự đang làm việc thiện hay theo kẻ ác. Sự vĩnh hằng của sinh mệnh không nằm ở bề mặt tầng con người này mà là trong tầng tầng không gian. Những gì bạn không nhìn thấy được đều có tồn tại lạp tử sinh mệnh của bạn. Nếu thật sự phải vào Cửa Vô Sinh thì quả là kêu trời trời không thấy, gọi đất đất không nghe, đừng nói rằng bạn không tin những điều này, bởi vì báo ứng theo đó mà đến, bạn sẽ thực sự phải tin thôi, bạn thực sự nên suy nghĩ kỹ.

    Tôi viết ra những điều tôi nhìn thấy tại tầng thứ của mình với mong muốn cảnh báo con người thế gian và những kẻ ác vẫn theo ĐCSTQ bôi nhọ và bức hại người tu luyện Đại Pháp.

    Mong các đồng tu từ bi chỉ ra những điều chưa phù hợp.

    Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/2430
    GIA ĐÌNH VÔ HÌNH
    _/\_A Di Đà Phật !_/\_

  9. #9

    Mặc định

    Thuyết pháp và mạo danh Phật Thích Ca thì có hàng nghìn năm nay rồi. Đâu phải đến Lý Hồng Chí mới có. Tuy nhiên ở VN hiện nay thì cái giả đã đc chấp nhận và đc hậu thuẫn rất mạnh. Đến trong bài viết tác giả cũng còn trích dẫn cả các tông phái giả Phật làm phương tiện bài bác Lý Hồng Chí. Hài

  10. #10

    Mặc định

    pháp luân công là tập dưỡng sinh, nếu giáo lý mà tà thì không nên tiếp nhận chỉ tiếp nhận các bài tập dưỡng sinh
    GIA ĐÌNH VÔ HÌNH
    _/\_A Di Đà Phật !_/\_

  11. #11
    Đai Nâu Avatar của kipsailam68
    Gia nhập
    May 2011
    Nơi cư ngụ
    chiều không gian thứ 5
    Bài gởi
    470

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi anhdaden Xem Bài Gởi
    pháp luân công là tập dưỡng sinh, nếu giáo lý mà tà thì không nên tiếp nhận chỉ tiếp nhận các bài tập dưỡng sinh
    Hahahahaha! Các bài tập dưỡng sinh ư! Phép lạ chữa bệnh mà bọn rác rưởi cặn bã này nhắc đến vốn chẳng phải đến từ luyện tập khí công mà là sức mạnh tinh thần linh hồn của những kẻ đầu xỏ trong thế giới riêng của chúng nó. Việc mà chúng nó "giúp bừa" này đã vi phạm nguyên tắc nhân quả: có vay có trả, có sai có phạt, có công có thưởng. Bắt đầu từ những việc làm sai trái thì kết thúc cũng sẽ là những sai lầm. Khi theo, tham gia tập luyện, đọc khẩu hiểu là đã kết nối với chúng nó. Lâu dần bị chúng nó ám thị và thay đổi nhận thức tư duy của bản thân dẫn tới những hành động nghịch cùng luật pháp, là điên điên dở dở làm loạn xã hội. Lý Hồng Chí - kẻ tay sai của 1 trong 2 tên trùm phản diện khét tiếng nhất, 1 trong 2 thằng Chúa con phản bội, phương đông gọi là Ma Vương đã và đang khống chế nhân loại chúng ta trong suốt vô tận năm tháng sẽ không sống lâu nữa. Nhân vật trong truyền thuyết sắp xuất thế và thằng đó sẽ tiêu diệt Lý Hồng Chí cả thể xác lẫn linh hồn.
    Trên thực tế, phép chữa bệnh đến nhiều từ các tôn giáo chính đạo, trong đó có Phật giáo, nhưng mức độ ít hơn. Không phải vì thực sự các vị Phật yếu, mà vì bọn họ còn biết đến giới hạn cho phép. Theo đó họ truyền đạo giảng pháp giúp con người hiểu về điều thiện, làm điều thiện tạo ra phúc đức, công đức rồi lấy công lao này bù đắp cho tội nợ đã gây ra cũng như hậu quả bệnh tật phải gánh chịu. Đó là trường hợp mà chúng ta vẫn thường gọi là "đức năng thắng số".
    đợi ngày xuất thế

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •