kết quả từ 1 tới 1 trên 1

Ðề tài: BẢN CHẤT ÁNH SÁNG CỦA NGHIỆP

Threaded View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Mặc định BẢN CHẤT ÁNH SÁNG CỦA NGHIỆP

    Vạn hữu có đặc trưng vô minh và được hình thành như là sự phô diễn của vọng thức. Vọng thức phô diễn như một thế giới bao gồm các pháp (hiện tượng, sự vật và sự việc) độc lập. Chúng tạo thành thế giới Ảo Ảnh gồm các pháp bình đẳng với nhau.
    Bất cứ một pháp nào cũng luôn nội hàm ba thuộc tính gồm: vọng thức, vô minh và hành nghiệp. Như chúng ta đã từng đề cập, ba yếu tố này ghép lại thành ba chi đầu tiên của chuỗi mười hai nhân duyên.
    Do hành nghiệp mà danh – sắc được định hình. Nếu như sắc là yếu tố hiện hữu, có thể quan trắc khả kiến thì danh là phần tinh tế, khó quan sát hơn. Danh cụ thể bao gồm thọ, tưởng, hành và thức (vọng thức).
    Như vậy, nghiệp chính là sự khai triển triệt để cái được gọi là vọng thức (theo hướng hành nghiệp). Từ vọng thức mà hành nghiệp được triển khai. Rồi đến lượt hành nghiệp kết tinh thành tưởng; tưởng sinh thọ, thọ sinh sắc với tất cả các tướng gắn bó với luân hồi như sinh lão bệnh tử…
    Năm yếu tố này được định hình trở thành một chỉnh thể hoàn toàn có tên là ngũ uẩn hay ngũ ấm gồm năm thành phần: sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Chúng gắn kết, tương tác và chuyển hóa lẫn nhau theo cái cách mà một trí óc chưa nảy sinh tuệ giác sẽ rất vất vả để theo dõi.
    Trong năm uẩn thì tưởng có một vai trò đặc biệt, nó tạo thành chất liệu trung gian duy nhất có thể câu thông với tất cả các uẩn còn lại.
    Năm uẩn chằng chịt đan xen vào nhau như lưới trời định hình nên một cái tôi hư ảo; một bản ngã hư ảo… Nhưng đó là hiệu ứng tất yếu khi ngũ uẩn huân tập, thực ra cái mà chúng ta nên quan tâm hơn ở đây chính là cấu trúc ánh sáng của ngũ uẩn.
    Từ khởi thủy, khi vọng thức chịu sự chi phối của vô minh để phô diễn hành nghiệp, các thành tố hiện hữu dần được hình thành. Chúng có tính chất phản chiếu ánh sáng khiến một hành giả thấu thị có thể quan sát. Đặc trưng ánh sáng của chúng được quy ước bằng khái niệm quang minh.
    Nói đơn giản, kể từ hành nghiệp, ánh sáng bắt đầu được kết tinh theo các lớp khác nhau để đan dệt nên vỏ bọc kiến tạo và ngăn nhốt giả ngã với thực tại tối hậu.
    Năm lớp đó lần lượt là:
    + quang minh tinh tế tương ứng với thức uẩn
    + quang minh u uẩn tương ứng với hành uẩn
    + quang minh dung thông tương ứng với tưởng uẩn
    + quang minh hư minh tương ứng với thọ uẩn
    + quang minh thô kệch tương ứng với sắc uẩn.
    Như vậy, thực ra chỉ xét rằng các uẩn có tính chất tương tác, phản chiếu ánh sáng là chưa chính xác về bản chất mà cụ thể ra thì chính mỗi uẩn cũng có cấu trúc ánh sáng. Có điều sự quan sát cấu trúc ánh sáng của mỗi uẩn là quá khó khăn một khi chúng ta chưa trưởng thành tuệ giác… May mắn ra chúng ta chỉ quan sát được sự phô diễn của các uẩn như sự phản chiếu ánh sáng trở lại sau một vận động đã rồi vào lúc mà hành nghiệp va chạm vào biên giới của các uẩn…
    Tương ứng với năm uẩn mà chúng ta có các biên giới được xác lập:
    + biên giới của sắc uẩn là sắc và không
    + biên giới của thọ uẩn là tiếp xúc và rời đi
    + biên giới của tưởng uẩn là nhớ và quên
    + biên giới của hành uẩn là sinh và diệt
    + biên giới của thức uẩn là kiến (đứng lặng) và thức (đứng lặng nhập vào đứng lặng)
    Sự vận động không ngừng nghỉ của các uẩn như các kích thích ánh sáng va đập vào các giác quan khiến cho chúng ta ngộ nhận về thực tại như là có một bản ngã hiện hữu đang quay cuồng trong thế giới Ảo Ảnh.
    Tóm lại, bản chất ánh sáng của nghiệp là sự cấu trúc ánh sáng trong năm cấp độ (ngũ uẩn). Ngũ uẩn, đến lượt nó, một khi huân tập lại thì tạo ra hiệu ứng về bản ngã. Bản ngã hay nói chính xác hơn là giả ngã thì nhìn nhận về tồn tại một cách lệch lạc thông qua các giác quan. Thực tại tối hậu khi đó sẽ phản ảnh vào tư duy của giả ngã như là thế giới Ảo Ảnh.
    Chính vì sự phân cấp và ngăn che của các lớp quang minh như thế mà Chân Như bị nhận nhầm như thế giới Ảo Ảnh. Muốn phá bỏ đi quan kiến lệch lạc đang định hình nên tư duy của giả ngã như vậy hành giả buộc phải thực hành chuyển hóa nghiệp như ánh sáng; hành giả buộc phải trưởng thành về phương diện tuệ giác như ánh sáng…
    Chuyển hóa nghiệp như ánh sáng định hình nên con đường năng lực. Trưởng thành về phương diện tuệ giác như ánh sáng xây dựng nên con đường nhận thức.
    Last edited by kimcuongngoc; 23-05-2019 at 02:20 PM.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Bệnh ung thư, mang nghiệp và lãnh nghiệp
    By nguyendanghung in forum Y, Dược Thuật
    Trả lời: 6
    Bài mới gởi: 07-07-2012, 07:34 PM
  2. Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 03-04-2012, 11:54 AM
  3. Kinh nghiệm cận tử: 30 năm nghiên cứu
    By Bin571 in forum Tâm linh – Tín ngưỡng – Siêu hình học – Ngoại cảm
    Trả lời: 4
    Bài mới gởi: 02-01-2012, 05:59 PM
  4. Trả lời: 7
    Bài mới gởi: 08-12-2011, 01:50 AM
  5. Trả lời: 10
    Bài mới gởi: 30-07-2011, 11:21 AM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •