kết quả từ 1 tới 1 trên 1

Ðề tài: PHÓNG DẬT

Threaded View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Lightbulb PHÓNG DẬT

    Phóng dật kèm với sắc dục và tham luyến là ba cửa ải cuối cùng của người tu. Trước lúc Thành Đạo dưới cội Bồ Đề, Đức Chí tôn cũng phải đối diện với ba phạm trù này… Trong kinh văn ghi lại là ngài đã vượt qua thử thách của ba người con gái của Thiên Chủ (Mara)(*). Các tài liệu tỏ ra không thống nhất với nhau trong việc trích phỏng ba người con gái của Thiên Chủ đại diện cho các chướng ngại gì. Tuy nhiên, qua quá trình khảo cứu kỹ càng, thanhan xin gợi ý về ba cửa ải cuối cùng của người tu như là phóng dật, sắc dục và tham luyến.
    Trong ba vấn đề trên thì phóng dật tỏ ra quan hệ đặc biệt. Thật vậy, nếu đình chỉ phóng dật thời sắc dục và tham luyến cũng không thể phát tác.
    Vậy bản chất của phóng dật là gì? Cách nào để thủ thắng phóng dật? Thủ thắng phóng dật (thì) sẽ xảy ra hiện tượng gì?

    Các mô tả về phóng dật phổ biến hiện nay là bị trượt khỏi bản chất. Vì chạy theo việc mô tả hiện tượng nên thấy phóng dật thật dễ xảy ra và tạo nên nguy cơ đè bẹp ý chí của hành giả. Sai lầm to lớn hơn là hiện tượng phóng dật gợi ý hành giả xây dựng quan niệm về sự đối lập giữa phóng dật và hôn trầm. Như thanhan đã khẳng định rằng đó chỉ là những mô tả bề ngoài mà thôi! Nếu cho rằng phóng dật và hôn trầm là những phạm trù đối lập (về bản chất) là hoàn toàn sai lầm và hành giả sẽ không ngừng trượt trôi lần lượt giữa hai cực biên nguy hiểm này!

    Vậy đâu là bản chất của phóng dật?
    Bản chất của phóng dật (là) ở trong tâm!
    Khi Tuệ giác được rèn luyện và trưởng thành, thiền sinh sẽ đạt được mục tiêu của việc quán tâm. Một trong những mục tiêu của quán tâm là theo dõi được Lộ trình tâm (Cittavìthi). Lộ trình tâm của một thiền sinh hay một người bình thường đều khởi từ (duy trì bởi) Tâm hộ kiếp (Bhavanga). Khi có một sự kiện tác động (từ bên ngoài và bên trong) sẽ làm cho Tâm hộ kiếp đút dòng, sinh ra Ý môn hướng tâm, Tiếp thụ tâm, Suy đạc tâm, Quyết định tâm rồi tiếp đến chuỗi các Tốc hành tâm (Javana – citta).
    Tính từ Tốc hành tâm trở đi thiền sinh mới chính thức bị cuốn vào dòng chảy của phóng dật. Như vậy nếu tốc hành tâm của một hành giả được chế ngự, không buông lung theo sự chi phối của ngoại cảnh thì y thoát khỏi sự phóng dật!
    Các trạng thái khác như thất niệm, giải đãi, vô tri, không kiên nhẫn, hôn trầm… cũng chính thức chi phối hành giả trong các chi tiết của bảy Tốc hành tâm này. Sự chi phối hành giả tại chuỗi các Tốc hành tâm như thế ta gọi là “sự ô nhiễm các căn” (trong bản chất)! Tổng kết thích đáng gọi là “vô lý tác ý” và biểu hiện ra ngoài chính là phóng dật.

    Hiển nhiên muốn thủ thắng phóng dật thì phải làm chủ được Lộ trình tâm. Nếu chưa làm chủ được Lộ trình tâm mà cố cưỡng thu thúc lục căn để chi phối phóng dật thì chỉ là bất trí mà thôi! Nghịch lý sẽ xuất hiện là: hành giả càng thu thúc lục căn để hạn chế phóng dật thì y càng bị thiêu đốt bởi tham, sân, si, mạn, nghi ở bên trong (tâm).

    Khi tiến trình làm chủ Lộ trình tâm thành công, thiền sinh hướng Lộ trình tâm theo Lộ trình tâm giác ngộ, đó là cánh cửa chân thực mở ra bốn Thánh Quả… Hoặc thậm chí chỉ cần hướng đến Tam Giải Thoát Môn là Khổ – Vô thường – Vô ngã thì khi chết, Tốc hành tâm cận tử của y (cùng với tâm Ly Dục, Ly Sân) cũng hậu thuẫn mạnh mẽ cho sự thành lập Thánh Quả tại cảnh giới Hóa sinh Phạm Thiên Sơ Thiền (“Hành nan đắc cấp” – Kinh Người Nghe Kinh).

    Khi làm chủ Lộ trình tâm, hướng Lộ trình tâm theo Lộ trình tâm giác ngộ, thiền sinh giữ mình trong trạng thái Bất Bạo Động (Akuppa hay Ahimsa). Nên ghi nhớ mãnh liệt rằng Bất Bạo Động do đó là một trưởng thành chín muồi trong tâm, không phải là sự bắt chước nơi hình tướng bề ngoài!
    Chú thích:
    (*) Mara: Ma Vương, tuy nhiên để hạn chế “động chạm” đến vị này dân gian tôn xưng là “Thiên Chủ”.
    Last edited by kimcuongngoc; 23-05-2019 at 02:23 PM.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •