Tại sao Andrew Carnegie khắc trên bia mộ của mình: ‘Người chết đi mà vẫn giàu, là chết nhục’

14/05/2019 07:03 PM | XEM - ĐỌC
4




Những tỷ phú trên thế giới như Bill Gates, Mark Zuckerberg hay Jeff Bezos đều để lại gần hết tài sản của mình cho xã hội. Hành động thiện nguyện này bắt nguồn từ câu chuyện của tỷ phú thép Andrew Carnegie.




Andrew Carnegie có lẽ là người giàu nhất và nổi tiếng nhất trên trái đất ngay cả theo tiêu chuẩn của ngày nay. Tài sản của ông vào khoảng $380 triệu đô la năm 1901, tương đương với $309 tỉ đô la ngày nay. Nếu bạn cộng tài sản của ba người giàu nhất trên trái đất ngày nay – Jeff Bezos, Bill Gates, và Warren Buffett với nhau, độ giàu có của họ được tổng hợp cũng chỉ mới khoảng $290 tỉ đô la, còn kém hơn điều Andrew Carnegie đã có.

Andrew Carnegie xuất thân từ một gia đình rất nghèo. Bố mẹ ông di cư sang Mĩ từ Scotland và mở một cửa hàng quần áo và đồ dệt nhỏ ở Pittsburgh. Kinh doanh không tốt cho nên lên 13 tuổi, Andrew Carnegie phải làm việc trong xưởng bông và ông ấy nhanh chóng học cách vận hành máy móc cơ xưởng ở đó. Dùng kĩ năng này, ông đã xin việc làm sửa động cơ cho một công ty đường sắt, ở đó Andrew Carnegie cũng đã học việc dùng thép trong đường ray tàu hoả.

Sau đó, Andrew Carnegie dùng tri thức của mình để mở một công ty thép nhỏ và có được hợp đồng với chính phủ Mỹ để xây dựng cầu sắt và đường ray tàu hoả. Khi công ty của Andrew Carnegie mở rộng lớn hơn, sự giàu có của ông ấy tăng trưởng lớn, ở tuổi 33 Andrew Carnegie đã trở nên rất giàu có.




Không giống như các triệu phú khác vào thời đó, Andrew Carnegie sống giản dị trong một căn nhà tương đối nhỏ. Ông ấy đã viết trong một bức thư mà về sau nó trở nên nổi tiếng: “Con người phải có thần tượng nhưng của cải chất đống là một trong những thứ sùng bái thần tượng tệ hại nhất. Không thần tượng nào hạ thấp giá trị hơn việc tôn thờ tiền.


Bất kì cái gì tôi kiếm được tôi phải cẩn thận chọn cái mà cuộc sống sẽ được tôn cao nhất trong đặc tính của nó. Tôi sẽ từ bỏ kinh doanh vào độ tuổi 35 và dành lúc xế chiều của mình vào việc học nhiều chỉ dẫn hơn và vào việc đọc một cách có hệ thống.”

Nếu bạn đọc về cuộc đời của Andrew Carnegie, bạn sẽ để ý rằng thành công của ông phần lớn là do tình yêu đọc và học của Andrew Carnegie, điều giúp ông thăm dò những khả năng mới và nghề nghiệp mới. Andrew Carnegie không bao giờ hoàn thành việc học ở trường vì gia đình nghèo nhưng ông ấy đã học vận hành máy bông rồi dùng kĩ năng của mình để có việc làm khác ở công ty đường sắt.

Andrew Carnegie học việc dùng thép trong đường ray tàu hỏa và dùng tri thức của ông để mở nhà máy thép nhỏ. Ông học qui trình cải tiến chất lượng thép trong xây cầu và đường sắt bằng việc đọc từ sách hóa học và kĩ nghệ. Chính chất lượng thép của Andrew Carnegie làm cho ông có được các hợp đồng với chính phủ Mỹ.

Ngay cả khi giàu có, Andrew Carnegie cũng nổi tiếng về việc đọc và sống giản dị. Một sự kiện mà ít cuốn sách nhắc tới là việc chăm bố mẹ già của mình. Cho dù rất giàu, Andrew Carnegie vẫn sống cùng bố mẹ, ông tự tay chăm sóc mẹ cho tới khi bà ấy chết. Ông chỉ lập gia đình sau khi bố mẹ qua đời.

Từ 1901 cho tới năm 1919, Carnegie đã phân phát phần lớn tài sản của ông với giá trị khoảng $300 tỉ đô la cho giáo dục như: xây nhiều trường, in và phân phối sách cho người nghèo, xây nhiều thư viện và bảo tàng hơn để giáo dục mọi người và xây dựng các trường đại học (một trong số đó là trường Carnegie Mellon.) Andrew Carnegie tin rằng cách tiêu tiền tốt nhất, điều ông gọi là “giàu có thái quá” là để nó vào sự nghiệp giáo dục lâu dài. Andrew Carnegie yêu cầu gia đình ông khắc trên bia mộ của mình một câu đơn giản: “Người chết đi mà vẫn giàu, là chết nhục.”

Khoảng 50 năm sau, một nhà tỉ phú thành công và trẻ trung bắt gặp nấm mồ của ông và suy nghĩ về câu nói này. Anh về nhà và bắt đầu cho đi gần hết số tiền mình có cho giáo dục và chăm sóc sức khỏe - Tên anh ấy là Bill Gates.





GS John Vũ
Theo Nhịp Sống Kinh Tế