Giang Hồ Thuật Sỹ

Bài này của Huynh Tiểu Không đệ tử của Thầy TiêuDiêuTử


Ở đời có những kẻ thuật sỹ dùng các cách giả trá để lừa dối những người ngay thật để lấy tiền. Những giang hồ thuật sỹ này thường tự khoe có phép thuật mầu nhiệm, dùng các phép lừa dối, rồi nói rằng đó là quỷ thần, đó là phép thuật linh ứng hiển hiện ra ngay trước mắt.

Chính vì thế mà nhiều người tin là có thực, một khi thấy các phép lừa dối đó, thì không tiếc gì tiền của mà không đưa cho chúng. Sau đó, có người hiểu ra rằng mình bị mắc lừa, có người mãi mãi vẫn tin là thực.


tk xin gõ bài để tham khảo

Bào rao đại hội, Thái hào, hay Ap thương pháp
Pháp này có nhiều cách, nhưng đại thể cũng giống nhau, và không ngoài mục đích lấy hư làm thực, dọa nạt người nhút nhát mà lấy tiền.

Cách làm:
Khi biết có người mê tín, và đương thù một người khác, hoặc muốn đạp đổ kẻ hơn mình, hoặc muốn trả thù, hoặc muốn trú yểm cho kẻ ấy không vượt lên được, mà trái lại, muốn mình ngày càng thêm thịnh vượng. Kẻ giang hồ thuật sỹ lập tức tìm đến khoe khoang tài giỏi mà nói có thể chiều ý muốn của chủ nhân, lạ hơn là chỉ làm phép giúp người chớ không lấy tiền của chi cả.

Kẻ thuật sỹ lại nói mình có hai thứ bùa, đã luyện ở một nơi rất bí hiểm, rừng núi cao sâu mang về, sự mầu nhiệm không biết sao mà kể siết. Một Cát Thần, ai dùng thì được mọi điều may mắn, một Hung Sát, dùng mà yểm chú nhà ai thì nhà ấy tất phải tan nát, thất bại khốn khổ vô cùng.

Thuật sỹ kia lại nói: "tôi không lấy tiền của làm gì, chỉ vì thấy chủ nhân là người nhân đức phúc hậu nên giúp mà thôi, chỉ cần lập lại đàn nhỏ, lễ vật không trên vài đồng, để tôi làm lễ bùa. Sau đó lấy bùa Hung Sát đi yểm nơi nhà kẻ thù, bùa Cát Thần thì giữ ở nhà mình, có như thế thì mọi việc sẽ như ý nguyện. Có điều tôi xin nói trước, là lá bùa Cát Thần này, tôi cho mượn, rất là quý giá, công phu lặn lội tổn phí rất nhiều, vậy cần phải giữ cẩn thận, sau trả lại cho tôi."

Chủ nhân ưng lời. Thuật sỹ bảo lập đàn làm phép, rồi lấy ra hai đạo bùa có sẵn, cúng tế cầu đảo luôn mấy ngày, rồi sau cùng, gọi chủ nhân ra bảo rằng: "Đây tôi viết trên lá bùa Cát Thần một chữ Thân, trên lá bùa Hung Sát một chữ Giáp, chủ nhân hãy nhớ kỹ, đừng để nhầm lẫn."

Sau đó, bỏ bùa vào phong niêm kín lại, bên ngoài không có dấu tích gì cả. Rồi lại dặn dò thêm rằng: "Sau đây đem lá bùa chữ Giáp (tức là bùa Hung Sát) đốt ở bếp nhà kẻ thù, còn bùa chữ Thân (tức bùa Cát Thần) thì cứ để trong nhà mình, trên đàn, sẽ thấy hiệu nghiệm."

Sau đó thuật sỹ cáo từ và hẹn ba bốn ngày sau sẽ trở lại để xem kết quả và tiện thể lấy lại bùa Cát Thần.

Chủ nhân dù nửa tin, nửa nghi, cũng phải làm đúng theo lời dặn. Hoặc thấy hiệu nghiệm, hoặc trái lại thấy bên kẻ nghịch vẫn thịnh mà nhà mình vẫn suy. Thì đến mấy ngày sau, khi thuật sỹ trở lại, chủ nhân chưa kịp hỏi, thì thuật sĩ đã tỏ kinh ngạc, giật mình, bảo chủ nhân rằng: "Chẳng hay có làm đúng lời dặn hay không? cớ sao mà trông mặt có hung khí, vào nhà thấy có tà khí, nguy khốn đến nơi như vậy!"

Chủ nhân nhất định bảo rằng theo đúng lời dặn của thuật sỹ. Nhưng khi thuật sỹ mở bao ra xem lại lá bùa để trên đàn, thì lại thấy chữ Giáp (bùa Hung Sát). Thuật sỹ chỉ tay mà nói:"Tai vạ đến nơi rồi, tại sao chủ nhân lại sơ sót như vậy. Đem đốt lá bùa Cát Thần ở nhà kẻ thù, mà giữa lại bùa Hung Sát. Hèn chi sự trái ngược sẩy ra. Rồi mà xem, Hung Sát sẽ còn sinh nhiều tai vạ v.v. Một điều nữa là bùa Cát Thần, tổn phí rất nhiều mới cầu được, bầy giờ làm sao đây."

Lẽ tất nhiên, một phần bị thuật sỹ bắt đền bùa Cát Thần, một phần sợ tai vạ vì bùa Hung Sát, chủ nhân sẽ phải tốn mất rất nhiều tiền của cho thuật sỹ để tìm đường giải cứu.

Cắt nghĩa:
Hai lá bùa giống nhau như in, và hai chữ Giáp (甲) và Thân(申) chỉ khác nhau có nét sổ nhô lên mà thôi. Nhưng khi viết, thuật sỹ đã không ngoan, chỉ viết chữ Giáp (甲) trên cả hai lá bùa, và khéo kín dán một mảnh giấy con có nét sổ cho lá phù có chữ Thân (bùa Cát Thần). Sau khi cho chủ nhân xem hai lá phù và dặn dò, thuật sỹ bóc mất nét sổ đi trước khi bỏ vào phong dán lại. Bởi vậy cho dù đốt lá bùa nào thì cũng vẫn còn lá bùa Hung Sát còn lại, vì cả hai cùng mang chữ Giáp.


Cách làm thứ hai:
Phép này cũng như trên, tuy nhiện các thức trá lừa có khác, và cũng dản dị hơn. Tuy thế nhiều người dễ tin cùng vẫn bị mắc lừa như thường, vì kẻ thuận sỹ việc gì cũng nói như thực, không ngượng nghịu chút nào.

Cách làm:
Cũng có hai lá bùa Cát Thàn và Hung Sát. Một lá thì dùng giấy đen vẽ bùa đỏ, một lá thì dùng giấy đỏ vẽ bùa đen. Khi đi thuật sỹ cũng dặn: "Đốt lá bùa đỏ là bùa Hung Sát, giữ lá bùa đen là bùa Cát Thần, đừng nhầm lẫn"

Mặc dầu dặn thế nào, và chủ nhân cẩn thận thế nào, sau đó, thuật sỹ trở lại, cũng vẫn thấy chủ nhân đã đốt lầm mất lá bùa Cát Thần.

Cắc nghĩa:
a) Nếu chủ nhân đốt lá bùa giấy đỏ, giữ bùa giấy đen, thì thuật sỹ sẽ bảo là nhầm. Vì khi dặn đốt bùa đỏ, nghĩa là đốt bùa chữ đỏ (giấy đen) cơ mà!
b) Nhưng nếu chủ nhân đốt bùa chữ đỏ, giữ bùa chữ đen, thì thuật sỹ lại bảo là nhầm vì đã dặn đốt bùa đỏ, nghĩa là đốt bùa giấy đỏ (chữ đen) cơ mà!