CQ-88: Chiến đấu cơ Việt Nam xung trận giữ Trường Sa

(Bình luận quân sự) - Trong và sau chiến dịch CQ-88, chiến đấu cơ Việt Nam đã góp phần tích cực bảo vệ các đảo, đá, ngăn chặn âm mưu chiếm Trường Sa của Trung Quốc.

Trong bối cảnh số lượng tàu chiến của chúng ta là rất nhỏ so với Trung Quốc, nhận thấy sự cần thiết tăng cường máy bay chiến đấu cho nhiệm vụ bảo vệ quần đảo Trường Sa, ngày 10/6, lực lượng không quân đã xây dựng lại kế hoạch triển khai nhiệm vụ bảo vệ và chi viện Trường Sa.

Quân chủng chủ trương sử dụng các lực lượng hiện có (gồm tiêm kích đánh chặn MiG-21Bis, cường kích Su-22M, máy bay vận tải An-26 và trực thăng Mi-8/Ka-25) thực hiện 4 nhiệm vụ chính: Bay trinh sát, vận chuyển đường không; tấn công các mục tiêu trên biển và đảo; bảo vệ đội hình chiến đấu không quân - hải quân; hiệp đồng chặt chẽ với hải quân và phòng không bảo vệ Trường Sa.

Từ ngày 24 đến 28/6 hai biên đội Su-22M, gồm 4 chiếc của trung đoàn 923 lần lượt bay ra ra đảo Trường Sa và An Bang làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền. Cuối tháng 6, quân chủng không quân tiếp tục điều thêm 10 chiếc Su-22M nữa vào Phan Rang.Không quân Việt Nam bảo vệ xây dựng DK1Đầu tháng 9/1988, Trung Quốc đưa tàu trinh sát vô tuyến điện xuống trinh sát 21 đảo ta đang đóng giữ, uy hiếp chiếm lại khi thời cơ thuận lợi và tuyên truyền về chiến lược biển và kinh tế biển, tập trung vào dầu khí thuộc khu vực thềm lục địa phía Nam của Việt Nam.


Âm mưu thâm độc của Trung Quốc và tình hình mới phát sinh khiến chúng ta cần phải nhanh chóng hành động, tiếp tục củng cố chủ quyền của đất nước ở quần đảo Trường Sa trên Biển Đông.Trước tình hình đó, ta chủ trương thần tốc xây dựng một cụm kinh tế, khoa học, dịch vụ phục vụ phát triển kinh tế đất nước tại khu vực thềm lục địa phía Đông Nam thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và giao nhiệm vụ cho Quân chủng Hải quân bảo vệ.

Ngày 17/10, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh ký văn bản 19/NQ-TƯ về việc bảo vệ khu vực bãi ngầm trong thềm lục địa phía nam (khu DK1), khẳng định quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.Máy bay chiến đấu Việt Nam đã ngăn âm mưu cướp đảo Len Đao của Trung QuốcNgày 26/10, Phó đô đốc Giáp Văn Cương, Tư lệnh Hải quân giao nhiệm vụ cho Lữ đoàn 171 làm nhiệm vụ bảo vệ thềm lục địa phía Đông Nam (DK1) - vùng có ý nghĩa chiến lược quan trọng cả về chính trị, kinh tế và quốc phòng-an ninh của đất nước.

Từ 24 đến 29/10, Quân chủng Không quân tham gia đợt diễn tập chi viện quần đảo Trường Sa mang tên “CV-88”, thể hiện quyết tâm sắt đá bảo vệ chủ quyền của Việt Nam và thao luyện phương án đánh địch trên biển bằng mọi trang bị, vũ khí.Địa điểm diễn tập là căn cứ Phan Rang, Cam Ranh và vùng biển hai tỉnh Phú Khánh (Phú Yên và Khánh Hòa hiện nay) và Thuận Hải (nay là Bình Thuận và Ninh Thuận). Lực lượng tham gia có máy bay tiêm kích-bom Su-22M (Trung đoàn 923), 2 trực thăng Mi-8 (Trung đoàn 917), 2 máy bay vận tải An-26 (Trung đoàn 918)…Trong diễn tập, phi đội Su-22M thực hiện các phương án tấn công tiêu diệt và ngăn chặn đội hình hải quân địch trên biển, chi viện yểm hộ cho hải quân phản công chiếm lại đảo.Đội hình tiêm kích đánh chặn MiG-21 yểm trợ bảo vệ đội hình tàu và máy bay Su-22M. Các đơn vị trực thăng Ka-28, Mi-8, vận tải An-26 làm nhiệm vụ trinh sát, chuyển quân, tìm kiếm cứu nạn.

Ngày 6/11, một biên đội hai tàu HQ-713 và HQ-688 thuộc Lữ đoàn 171, do các đồng chí Phạm Văn Thư, Nguyễn Hồng Thưởng chỉ huy đến vùng biển DK1 tiến hành đo đạc khảo sát, đánh dấu, xác định vị trí thả neo làm nhà trên vùng biển rộng 60.000 km2.Ngày 25/11, Tổng tham mưu trưởng ra mệnh lệnh bảo vệ Trường Sa, khu vực biển và thềm lục địa; giao nhiệm vụ cho Quân chủng Không quân và Hải quân phải tích cực tham gia bảo vệ Trường Sa, khi tàu nước ngoài gây chiến phải phối hợp hai lực lượng bảo vệ vững chắc chủ quyền của ta ở vùng biển quần đảo Trường Sa và khu vực DK1.

Ngày 26/11, Sở chỉ huy Quân chủng hải quân lệnh cho hai tàu HQ-713 và HQ-668, do Trung tá Hoàng Kim Nông, Phó Lữ đoàn trưởng về chính trị chỉ huy và hai tàu HQ-727, HQ-723 (Lữ đoàn 129), do trung tá Trần Xuân Vọng, Lữ đoàn trưởng chỉ huy trực sẵn sàng chiến đấu tại vùng biển này.Từ tháng 6 năm 1989, Hải quân Việt Nam bắt đầu đóng giữ thêm các bãi đá ngầm: Tư Chính, Phúc Nguyên, Phúc Tần, Huyền Trân, Quế Dương, Ba Kè.Ngày 05/7/1989, Thủ tướng chính phủ ra chỉ thị số 180UT về việc xây dựng “Cụm dịch vụ Kinh tế - Khoa học Kỹ thuật” thuộc tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (gọi tắt là DK1), khẳng định lại chủ quyền của Việt Nam đối với khu vực thềm lục địa này.


Có thể nói rằng, sự xuất hiện của máy bay và tàu chiến Việt Nam trên quần đảo Trường Sa đã khiến Trung Quốc hiểu được quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam, chặn đứng âm mưu đánh chiếm thêm các đảo ở quần đảo Trường Sa và DK1 của nhà cầm quyền Bắc Kinh.

(Còn nữa)
  • Thiên Nam