TỘI LỚN NHẤT VÀ NGHIÊM TRỌNG NHẤT (xin hãy chia sẽ rộng bài viết này)

Trong Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện, Phẩm Thứ Ba Quán Chúng Sanh Nghiệp Duyên, Địa Tạng Bồ Tát dạy như sau:

"NẾU CÓ CHÚNG SANH TRỘM CẮP TÀI VẬT, LÚA GẠO, ĐỒ ĂN THỨC UỐNG, Y PHỤC CỦA THƯỜNG TRỤ, CHO ĐẾN KHÔNG CHO MÀ LẤY MỘT VẬT; KẺ ĐÓ PHẢI ĐỌA VÀO ĐỊA NGỤC VÔ GIÁN TRONG NGÀN MUÔN ỨC KIẾP, KHÔNG LÚC NÀO MONG RA KHỎI ĐƯỢC."

Hòa Thượng Tuyên Hóa (Tổ Sư Giác Ngộ Đời Thứ 9 Của Quy Ngưỡng Thiền Tông) giảng giải đoạn kinh văn trên như sau:

Thuở trước, có một vị Ðại Bồ Tát phát nguyện rằng: "Giả sử có người phạm các tội Ngũ Nghịch, Tứ Trọng, Thập Ác, thì tôi vẫn có thể cứu độ được. Duy trường hợp trộm cắp tài vật của Thường Trụ, dù chỉ là một lá cây hay một cọng cỏ, thì tôi không thể nào cứu nổi, vì tôi không có cách nào cứu được người đó. Giả sử có người giết chết tám vạn bốn ngàn cha mẹ của mình, tạo tội nghiệt thâm trọng đến dường ấy, thì bằng nguyện lực của mình, tôi vẫn có thể cứu được người đó thoát khỏi địa ngục. Song le, nếu người đó trộm cắp tài vật, đồ ăn thức uống của Thường Trụ—dù chỉ một hạt gạo—thì tôi không tài nào cứu nổi!"

Qua lời nguyện trên, quý vị có thể thấy được rằng trộm cắp tài vật của chùa là tội lớn nhất, nghiêm trọng nhất. Chúng ta, những người tin Phật, cần phải hiểu cho thấu đáo điều này. Phàm là tài sản của Thường Trụ, như lúa gạo, đồ ăn thức uống, hoặc ngay cả một món đồ hết sức nhỏ bé, tầm thường, nhưng nếu chưa được chủ nhân ở chùa cho phép thì quý vị cũng không được lấy; bằng không, sẽ mắc tội "không cho mà lấy." Và như thế, "kẻ đó phải đọa vào Ðịa Ngục Vô Gián trong ngàn muôn ức kiếp, không lúc nào mong ra khỏi được."



* Lời Bàn Của 123456789:

Sau khi đọc đoạn kinh văn do Địa Tạng Bồ Tát tuyên nói và lời giảng giải của Hòa Thượng Tuyên Hóa ở trên, chúng ta thấy tội trộm cắp tài vật của chùa rất nặng, vì vậy khi các bạn đi chùa phải hết sức cẩn thận, đừng bao giờ phạm vào lỗi này nếu không thì hết sức nguy hiểm. Tuy nhiên nếu những ai trong quá khứ mà lỡ phạm phải lỗi lầm này thì phải thành tâm sám hối, thề chẳng bao giờ phạm lại nữa, nên bồi thường đền lại số tài vật gấp nhiều lần số đã lấy, sau đó phát khởi lòng tin nơi Tam Bảo và tạo tượng Phật, thì may ra tội lỗi mới dược tiêu trừ. Như trong Kinh Đại Thừa Công Đức Tạo Tượng Phật dạy như sau:

"BỒ TÁT DI LẶC LẠI THƯA HỎI TIẾP:

- KÍNH BẠCH THẾ TÔN! NẾU CÓ NGƯỜI NÀO, TRỘM LẤY NHỮNG VẬT TRONG BẢO THÁP PHẬT, TRỘM VẬT THƯỜNG TRỤ, TRỘM VẬT BỐN PHƯƠNG TĂNG, VẬT HIỆN TIỀN TĂNG, TỰ MÌNH TIÊU DÙNG, ĐEM CHO NGƯỜI DÙNG, COI NHƯ CỦA MÌNH. THẾ TÔN THƯỜNG NÓI: “DÙNG VẬT LẤY TRỘM TỪ TRONG THÁP PHẬT HAY VẬT CỦA TĂNG, TỘI ẤY RẤT NẶNG.” VẬY CHÚNG SANH NÀO TẠO TỘI ẤY RỒI RẤT TỰ HỐI TRÁCH, KHỞI LÒNG TỊNH TÍN VÀ TẠO TƯỢNG PHẬT, CÁC HẠNG NGƯỜI ĐÓ TỘI ĐƯỢC DIỆT CHĂNG?

ĐỨC PHẬT BẢO NGÀI BỒ TÁT DI LẶC:

- NẾU CHÚNG SANH NÀO TỪNG DÙNG VẬT ẤY, SAU TỰ TỈNH XÉT ÔM LÒNG THẸN HỐI, Y SỐ THƯỜNG BỒI, THỀ CHẲNG PHẠM NỮA, NAY TA VÌ ÔNG NÓI MỘT VÍ DỤ: NHƯ CÓ NGƯỜI NGHÈO TRƯỚC MẮC NHIỀU NỢ, BỖNG GẶP CỦA CHÌM VÔ SỐ VÀNG NGỌC, TRẢ HẾT NỢ XONG VẪN CÒN DƯ LỚN. NGƯỜI TẠO TỘI KIA LẠI CŨNG NHƯ THẾ, ĐỀN VẬT NỌ RỒI LẠI TẠO TƯỢNG PHẬT, SẼ KHỎI NẠN KHỔ, MÃI ĐƯỢC AN VUI."