kết quả từ 1 tới 12 trên 12

Ðề tài: Hỏi về cánh cửa để bước vào chánh niệm tỉnh giác

  1. #1

    Mặc định Hỏi về cánh cửa để bước vào chánh niệm tỉnh giác

    YY chào mọi người (mạn phép gọi chung)
    YY luyện tập ngồi thiền 1 thời gian và mong mỏi đi tìm sự an lạc trong lòng và biết cánh cửa Định nó xa vời nhiều đối với phàm phu như mình. Trước khi đi đến ngưỡng cửa Định thì phải bước qua trạng thái Chánh Niệm Tỉnh Giác. Trước mắt YY nghĩ cần ngồi thiền để đạt được đến cảnh giới cơ bản này trước (hiện tại chưa đạt được 1 phần của nó)
    Với những kiến thức mà YY có được thì YY nghĩ những kiến thức chia sẻ trên các tài liệu bằng sách hoặc bằng băng giảng chưa thể đáp ứng đủ, và những suy luận của YY có những vướng mắc mong huynh tỷ nào đã đi qua hoan hỷ cho YY biết để YY hiểu và có niềm tin để thực hành.

    Trạng thái thiền YY đạt được:
    - Hiện tại có thể ngồi 1 tiếng rưỡi kiết già không đau chân (có lót gối dưới giống bồ đoàn). Không bị buồn ngủ, khi ngồi lâu thì cổ họng ấm hơn và đờm tiết ra nhiều, mấy tháng trước YY bị áp lực thần kinh và viêm họng nặng thở không được và lâu, sau đó tối nào cũng ngồi thiền chỉ mong ổn định hơi thở ko mong phải hết bệnh nhưng duy trì nó 1 tháng thì bệnh viêm họng hết hoàn toàn. Tình trạng bệnh tuy hết nhưng áp lực thần kinh chỉ giảm nhẹ chứ chưa thấy biến đổi nhiều.

    Thắc mắc của YY về mong muốn đạt được 1 trạng thái cơ bản trong Thiền (hiện tại là muốn đạt chánh niệm tỉnh giác):
    - YY nghĩ trong 5 kiết sử sẽ phải có 1 kiết sử mà nó là gốc phải phá trừ đầu tiên để dẫn tới việc diệt kiết sử khác tiếp theo, vậy kiết sử đầu tiên cần phá là kiết sử gì ?
    - YY chưa rõ con đường để diệt kiết sử, có nghĩa là các kiết sử có mối liên kết có thể lần ra mối liên kết đó để cắt đứt. Có điển tích nào nói về liên hệ giữa các kiết sử chăng ?
    - Vấn đề thời gian: Phải chăng có 1 điều kiện tối thiểu nào đó về thời gian như ngồi thiền ít nhất 3 tiếng liên tục mỗi ngày thì mới đạt được 1 trạng thái hay không nhất thiết ?
    - Nếu chỉ là siêng năng luyện tập thì liệu có chắc sẽ đạt được tới trạng thái đó không, hay còn điều kiện về kỹ thuật hay ấn chú nào khác ?
    - Có người nào mà khuôn mặt buồn rầu nhưng lại chứng được cảnh giới chánh niệm tỉnh giác trong thiền định và khi chứng rồi thì khuôn mặt vẫn buồn rầu không? (Do mặt YY ở trạng thái bình thường người ngoài nhìn thấy vô cùng buồn bã sầu thương dù tâm trạng YY lúc đó không phải vậy, có thể do áp lực thần kinh trong thời gian dài khiến cảm xúc và cơ bắp bị đơ)

    Rất mong được minh sư giải đáp tìm ra hướng đi
    Last edited by yinyang; 06-10-2018 at 08:25 AM.
    <a href="https://giasu.gov.edu.vn">Gia sư Biên Hòa</a>
    Biên Hòa lãng tử

  2. #2

    Mặc định

    Có khi nào khi bạn ngồi thuyền bạn cảm thấy cơ thể mình ở một nơi khác ko ví dụ như bạn đang ngồi ở trong phòng mà cảm thấy mình đang ở ngoài biển chẳng hạn nghe tiếng sóng vỗ nghe tiếng gió nghe tiếng lá sào sạt chưa

  3. #3

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi dominhquan Xem Bài Gởi
    Có khi nào khi bạn ngồi thuyền bạn cảm thấy cơ thể mình ở một nơi khác ko ví dụ như bạn đang ngồi ở trong phòng mà cảm thấy mình đang ở ngoài biển chẳng hạn nghe tiếng sóng vỗ nghe tiếng gió nghe tiếng lá sào sạt chưa
    Thân Huynh, chưa bao giờ đệ thấy vậy. Không biết như huynh nói nghĩa là sao ?
    <a href="https://giasu.gov.edu.vn">Gia sư Biên Hòa</a>
    Biên Hòa lãng tử

  4. #4

    Mặc định

    Vì khi ngồi thuyền đã tịnh tâm rồi thì mình có cảm giác mình ở nơi khác Và cũng có thể nghe được tiếng người nói chuyện và mình cũng có thể nói lại được lúc đó thân thể ta rất nhẹ nhàng có cảm giác là mình ở một nơi khác là lúc đó là mình đang vượt qua của ải đầu tiên của thuyền lấy ví dụ khi mình đang ngồi thuyền ở trong phòng mà cảm thấy mình đang ở một nơi nào đó lúc đó thì cảm thấy hổn loạn vì mình đang ở trong phòng mà tại sao như vậy làm ta mất tập trung được nên ta giật mình

  5. #5

    Mặc định

    Đó là cảnh giới của thuyền

  6. #6

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi yinyang Xem Bài Gởi
    YY chào mọi người (mạn phép gọi chung)
    YY luyện tập ngồi thiền 1 thời gian và mong mỏi đi tìm sự an lạc trong lòng và biết cánh cửa Định nó xa vời nhiều đối với phàm phu như mình. Trước khi đi đến ngưỡng cửa Định thì phải bước qua trạng thái Chánh Niệm Tỉnh Giác. Trước mắt YY nghĩ cần ngồi thiền để đạt được đến cảnh giới cơ bản này trước (hiện tại chưa đạt được 1 phần của nó)
    Với những kiến thức mà YY có được thì YY nghĩ những kiến thức chia sẻ trên các tài liệu bằng sách hoặc bằng băng giảng chưa thể đáp ứng đủ, và những suy luận của YY có những vướng mắc mong huynh tỷ nào đã đi qua hoan hỷ cho YY biết để YY hiểu và có niềm tin để thực hành.

    Trạng thái thiền YY đạt được:
    - Hiện tại có thể ngồi 1 tiếng rưỡi kiết già không đau chân (có lót gối dưới giống bồ đoàn). Không bị buồn ngủ, khi ngồi lâu thì cổ họng ấm hơn và đờm tiết ra nhiều, mấy tháng trước YY bị áp lực thần kinh và viêm họng nặng thở không được và lâu, sau đó tối nào cũng ngồi thiền chỉ mong ổn định hơi thở ko mong phải hết bệnh nhưng duy trì nó 1 tháng thì bệnh viêm họng hết hoàn toàn. Tình trạng bệnh tuy hết nhưng áp lực thần kinh chỉ giảm nhẹ chứ chưa thấy biến đổi nhiều.

    Thắc mắc của YY về mong muốn đạt được 1 trạng thái cơ bản trong Thiền (hiện tại là muốn đạt chánh niệm tỉnh giác):
    - YY nghĩ trong 5 kiết sử sẽ phải có 1 kiết sử mà nó là gốc phải phá trừ đầu tiên để dẫn tới việc diệt kiết sử khác tiếp theo, vậy kiết sử đầu tiên cần phá là kiết sử gì ?
    - YY chưa rõ con đường để diệt kiết sử, có nghĩa là các kiết sử có mối liên kết có thể lần ra mối liên kết đó để cắt đứt. Có điển tích nào nói về liên hệ giữa các kiết sử chăng ?
    - Vấn đề thời gian: Phải chăng có 1 điều kiện tối thiểu nào đó về thời gian như ngồi thiền ít nhất 3 tiếng liên tục mỗi ngày thì mới đạt được 1 trạng thái hay không nhất thiết ?
    - Nếu chỉ là siêng năng luyện tập thì liệu có chắc sẽ đạt được tới trạng thái đó không, hay còn điều kiện về kỹ thuật hay ấn chú nào khác ?
    - Có người nào mà khuôn mặt buồn rầu nhưng lại chứng được cảnh giới chánh niệm tỉnh giác trong thiền định và khi chứng rồi thì khuôn mặt vẫn buồn rầu không? (Do mặt YY ở trạng thái bình thường người ngoài nhìn thấy vô cùng buồn bã sầu thương dù tâm trạng YY lúc đó không phải vậy, có thể do áp lực thần kinh trong thời gian dài khiến cảm xúc và cơ bắp bị đơ)

    Rất mong được minh sư giải đáp tìm ra hướng đi
    Bạn hiểu "Chánh niệm tỉnh giác" là như thế nào?

  7. #7

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Tuanfodacon Xem Bài Gởi
    Bạn hiểu "Chánh niệm tỉnh giác" là như thế nào?
    Mình không hiểu vì chưa tiếp xúc được nó. Bạn hiểu thế nào và đã tiếp xúc chưa ?
    <a href="https://giasu.gov.edu.vn">Gia sư Biên Hòa</a>
    Biên Hòa lãng tử

  8. #8
    Đai Đen
    Gia nhập
    Feb 2014
    Nơi cư ngụ
    Thanh Xuân, Hà Nội
    Bài gởi
    690

    Mặc định

    Chào bạn Yinyang !

    bạn nên vào mục Đạo Phật/Thiền tông để hỏi đáp về vấn đề này thì sẽ nhiều cao nhân biết hơn.

    Bạn có thể giải thích cho mình chữ "Chánh niệm tỉnh giác" mà bạn đang mong muốn hướng đến nó là ntn ko ?

    Mình sẽ trao đổi cùng bạn những gì mà mình biết về đạo Phật trong khuôn khổ hiểu biết đến hiện tại của mình.
    Sám hối, tạ ơn trước khi ngủ và sau khi thức dậy !
    Lạy Phật giúp tăng trưởng Phước !
    Thương yêu cả với kẻ thù !
    Thực dưỡng Ohsawa !

  9. #9

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi yinyang Xem Bài Gởi
    Mình không hiểu vì chưa tiếp xúc được nó. Bạn hiểu thế nào và đã tiếp xúc chưa ?

    Theo như sự hiểu biết còn hạn hẹp của mình thì đó là sự thấy biết cảnh hay hành động như nó là, vốn là... mà không phải có sự ảnh hưởng của cảm xúc hay tri kiến, kinh nghiệm.

    Còn đây là đoạn Kinh gốc Đức Phật nói về chánh niệm tỉnh giác xin được tặng bạn. Bạn hãy y cứ vào đây mà có cái hiểu của riêng mình về vấn đề này.

    3) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo chánh niệm?

    Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo sống quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo chánh niệm. Sống quán thọ trên các cảm thọ... quán tâm trên tâm... quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo chánh niệm.

    4) Và như thế nào, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo tỉnh giác?

    Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo khi đi tới, khi đi lui đều tỉnh giác; khi nhìn thẳng, khi nhìn quanh đều tỉnh giác; khi co tay, khi duỗi tay, đều tỉnh giác; khi mang y kép, bình bát, thượng y đều tỉnh giác; khi ăn, uống, nhai, nếm đều tỉnh giác; khi đi đại tiện, tiểu tiện đều tỉnh giác; khi đi, đứng, ngồi, nằm, thức, nói, im lặng đều tỉnh giác. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo tỉnh giác.

    (Chương II Tương ưng Thọ, Tập 4: Thiên sáu xứ - Tương Ưng Bộ Kinh)

  10. #10
    Đai Đen
    Gia nhập
    Feb 2014
    Nơi cư ngụ
    Thanh Xuân, Hà Nội
    Bài gởi
    690

    Mặc định

    Chắc bạn Yinyang nó về chánh niệm này:

    Chánh niệm tỉnh giác (Satisampajanna) là một thuật ngữ Phật học ngụ ý một nếp sống thanh thản an lạc trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, với một tâm tư hoàn toàn tỉnh táo và sáng suốt, biết rõ đối tượng đang tiếp xúc hay thức tỉnh về việc mình đang làm

    https://thuvienhoasen.org/a24855/chanh-niem-tinh-giac

    Thường thì mình ngồi thiền trước khi đi ngủ để giúp tĩnh tâm và nhìn vào bên trong mình. Nhưng chỉ được 5-10ph là ngủ lúc nào ko biết. Thuật ngữ nhà Phật gọi đó là hôn trầm. Ko biết bạn có bị như vậy ko, và các khắc phục của bạn.

    Mình chỉ cảm giác rằng, sau khi ngủ gục đó, cơ thể như được nghỉ ngơi, lấy lại được năng lượng, hệt như vừa ngủ dậy buổi sáng và thấy rất sảng khoái.
    Sám hối, tạ ơn trước khi ngủ và sau khi thức dậy !
    Lạy Phật giúp tăng trưởng Phước !
    Thương yêu cả với kẻ thù !
    Thực dưỡng Ohsawa !

  11. #11

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Thuongdan Xem Bài Gởi
    Chắc bạn Yinyang nó về chánh niệm này:

    Chánh niệm tỉnh giác (Satisampajanna) là một thuật ngữ Phật học ngụ ý một nếp sống thanh thản an lạc trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, với một tâm tư hoàn toàn tỉnh táo và sáng suốt, biết rõ đối tượng đang tiếp xúc hay thức tỉnh về việc mình đang làm

    https://thuvienhoasen.org/a24855/chanh-niem-tinh-giac

    Thường thì mình ngồi thiền trước khi đi ngủ để giúp tĩnh tâm và nhìn vào bên trong mình. Nhưng chỉ được 5-10ph là ngủ lúc nào ko biết. Thuật ngữ nhà Phật gọi đó là hôn trầm. Ko biết bạn có bị như vậy ko, và các khắc phục của bạn.

    Mình chỉ cảm giác rằng, sau khi ngủ gục đó, cơ thể như được nghỉ ngơi, lấy lại được năng lượng, hệt như vừa ngủ dậy buổi sáng và thấy rất sảng khoái.
    - Chánh niệm tỉnh giác theo ý mình đề cập là 1 trạng thái sau khi vượt được hôn trầm khi ngồi thiền. Còn khái niệm nếp sống an lạc như bạn nói thì không đúng ý mình đề cập
    - Trạng thái hôn trầm theo lý thuyết Phật giáo có thể vượt qua được, theo kiến thức mình tiếp xúc thì nếu "cảm giác toàn thân" thở ra thì sẽ vượt qua được nó
    <a href="https://giasu.gov.edu.vn">Gia sư Biên Hòa</a>
    Biên Hòa lãng tử

  12. #12
    Đai Đen
    Gia nhập
    Feb 2014
    Nơi cư ngụ
    Thanh Xuân, Hà Nội
    Bài gởi
    690

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi yinyang Xem Bài Gởi
    - Chánh niệm tỉnh giác theo ý mình đề cập là 1 trạng thái sau khi vượt được hôn trầm khi ngồi thiền. Còn khái niệm nếp sống an lạc như bạn nói thì không đúng ý mình đề cập
    - Trạng thái hôn trầm theo lý thuyết Phật giáo có thể vượt qua được, theo kiến thức mình tiếp xúc thì nếu "cảm giác toàn thân" thở ra thì sẽ vượt qua được nó
    Bạn có kinh nghiệm gì về việc vượt qua trạng thái hôm trầm này ko, chỉ cho mình với. Ko lẽ phải ngồi thiền lúc vừa ngủ dậy thì lúc đó ngủ đủ giấc, sẽ ko bị hôn trầm nữa.

    Mình chỉ có 1 kinh nghiệm đó là sau khi ngồi thiền xong, kể cả bị hôn trầm thì lúc ngủ sẽ rất ngon, và sáng dậy ko bị mề ra do thiếu ngủ, lúc sáng dậy, thấy rất sảng khoái như được nạp pin đầy đủ ý :)
    Sám hối, tạ ơn trước khi ngủ và sau khi thức dậy !
    Lạy Phật giúp tăng trưởng Phước !
    Thương yêu cả với kẻ thù !
    Thực dưỡng Ohsawa !

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •