Gessan là một hoạ sĩ tài năng,ông vẽ tranh rất đẹp. Có điều Gessan thường lấy giá rất cao.Hồi đó nhiều người gọi Gessan là "Hoạ sĩ tham lam"
Một lần kia, một cô Ghê Sa (gái kỹ nữ Nhật) nhờ Gessan họa, Gessan hỏi “Cô có thể trả tôi bao nhiêu?”
Cô Ghê Sa đáp “Bất cứ cái gì ông đòi. Nhưng tôi muốn ông vẽ ở nhà tôi”
Như thế, một hôm cô Ghê Sa mời Gessan đến nhà.
Khi bức tranh vẽ xong, Gessan đòi một giá cao nhất trong đời ông.
Gessan nhận tiền công. Cô Ghê Sa quay lại nói với người chủ “Ông hoạ sĩ này chỉ có tiền là trên hết. Những bức họa của ông ta đẹp, nhưng tâm hồn của ông ta bần tiện. Tiền đã làm tâm hồn của ông ta thành bùn ! Được vẽ bằng một tâm hồn bẩn thỉu như thế, tác phẩm của ông ta không đáng đem trưng bày, nó chỉ đáng bằng mấy bộ quần áo của tôi thôi”
Gessan lặng lẽ vẽ xong rồi bỏ đi.
Rất nhiều năm sau người ta mới biết 3 lý do tại sao hồi đó Gessan cần tiền:
§ Nạn đói khốc liệt thường xảy ra ở vùng đó, người giàu không giúp kẻ nghèo; vì thế Gessan muốn xây một nhà kho chứa thóc gạo để cứu những người bị đói
§ Từ làng của Gessan có con đường đi ra quốc lộ bị hư hỏng nặng,hàng ngày người dân qua lại rất khó khăn, Gessan muốn làm một con đường tốt hơn.
§ Thầy Gessan qua đời, Gessan muốn xây một ngôi đền cho thầy mình.
Sau khi hoàn thành ba ước vọng của mình, Gessan vứt cọ và ẩn cư, người ta không bao giờ thấy ông vẽ nữa,cho dù trả giá cao bao nhiêu
Câu chuyện này dạy chúng ta là đừng đánh giá một người vội vàng. Đôi khi mình thấy những biểu hiện người ta tầm thường, nhưng sự thực người ta chứa đựng những ước mơ cao thượng, những lý tưởng tốt đẹp, mình đánh giá vội vàng nhiều khi nó sai lầm đi. Mà mình thì làm sao? Mình dễ đánh giá vội lắm. Mình đánh giá vội không tốt. Nhiều khi thấy vậy, nhưng nếu mình tìm hiểu mới biết người ta có những điểm đáng yêu .
sưu tầm