kết quả từ 1 tới 1 trên 1

Ðề tài: Nguồn Gốc Chủ Yếu Của Sự Thành Công ( Đức Đạt Lai Lạt Ma )

Threaded View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Wink Nguồn Gốc Chủ Yếu Của Sự Thành Công ( Đức Đạt Lai Lạt Ma )

    Là con người, chúng ta có khả năng tạo dựng hạnh phúc và phát triển lòng từ bi cũng như có thể gây nên sự khổ đau và tổn hại đến cho mọi người. Tất cả những tiềm năng này đều nằm sẵn trong mỗi chúng ta. Nếu các bạn muốn có hạnh phúc, điều quan trọng là mỗi người nên tránh hành động điều ác mà cố gắng làm việc lành, giúp đỡ cho kẻ khác. Khi làm những việc ác như trộm cắp, nói láo và lừa đảo có thể mang lại cho mình lợi ích nhất thời nhưng về lâu dài chúng ta sẽ gặp nhiều đau khổ.

    Hành động thiện luôn luôn giúp tâm chúng ta an lạc. Với tâm bình an, các bạn sẽ không còn lo lắng hay sợ hãi và dễ dàng nghĩ tưởng đến việc cứu giúp mọi người mà không có sự ngăn cách, phân biệt về tôn giáo, văn hóa hay ý thức chính trị v.v..Do vậy, điều căn bản là cần nhận thức rõ khả năng tạo điều xấu lẫn tốt nơi con người chúng ta để quán sát và phân tích nó một cách cẩn trọng.

    Đây là điều mà tôi gọi là khuyến khích hành động đạo đức của mỗi cá nhân. Sự quan tâm chính của tôi là bằng cách nào để làm tăng trưởng sự hiểu biết sâu xa về giá trị nhân bản của con người. Giá trị đó là lòng từ bi, sự dấn thân và cứu giúp kẻ khác. Bất luận bạn theo tôn giáo nào, dù có tín ngưỡng hay không, nếu thiếu tình thương thì con người sẽ mất hết hạnh phúc.

    Chúng ta hãy tìm hiểu sự lợi ích của tâm từ bi và lòng nhân ái trong cuộc sống hằng ngày. Nếu buổi sáng các bạn thức dậy với nét mặt vui tươi và nụ cười hoan hỷ, tự động cõi lòng chúng ta được mở rộng trong ngày đó. Lúc ấy dù phải gặp một người không mấy gì thân, bạn cũng sẽ không bày tỏ thái độ bực mình mà còn vui vẻ chuyện trò với họ. Quý vị có thể cởi mở tâm tình với người bạn chưa từng gặp mặt ấy. Một khi chúng ta xây đắp tình người trong một khung cảnh thân yêu, tự động nỗi lo âu của bạn sẽ tan biến và tâm mình cảm thấy an lạc. Bằng cách này, quý vị dễ dàng có thêm nhiều bạn mới với những nụ cười thoải mái.

    Nhưng ngày nào nét mặt chúng ta không vui và đang cau có, buồn phiền, cõi lòng các bạn tự động sẽ khép lại. Kết quả, dù hôm đó quý vị có gặp người bạn thân nhất, chúng ta vẫn cảm thấy bực tức không mấy gì vui. Những sự việc này chứng tỏ cho thấy nỗi vui buồn trong lòng các bạn sẽ gây ảnh hưởng lớn lao trong sinh hoạt hằng ngày của chúng ta. Muốn xây dựng cuộc sống an lạc nơi tâm mình, trong gia đình và cộng đồng, các bạn cần nhận thức rằng nền tảng của nguồn hạnh phúc ấy hiện hữu trong chính mỗi cá nhân và chúng ta – đó là trái tim rộng mở, với lòng từ bi và biết thương yêu mọi người.

    Lòng từ bi không chỉ mang lại riêng lợi ích tinh thần mà còn giúp thể xác chúng ta có sức khỏe tốt nữa. Theo tài liệu của nền y khoa hiện đại và riêng kinh nghiệm cá nhân, chúng tôi được biết sự ổn định tinh thần và lành mạnh thể xác có liên hệ trực tiếp với nhau. Lẽ dĩ nhiên nuôi dưỡng sự tức giận và hận thù trong tâm dễ khiến con người sinh ốm đau. Trái lại, nếu tâm thanh tịnh với các ý nghĩ lành sẽ giúp thân thể tránh được bịnh tật. Điều này cho thấy tâm an lạc và tình thương của con người sẽ ảnh hưởng tốt đến thân xác của họ.

    Một sự kiện khác tôi thấy rõ là khi các bạn chỉ nghĩ đến riêng mình thì tâm quý vị trở nên hẹp hòi ích kỷ, và do đó nhìn mọi việc xảy ra xung quanh đều bất như ý, khiến chúng ta đâm ra lo lắng buồn phiền và cuối cùng cảm thấy ngập tràn những khổ đau. Trái lại, vào lúc các bạn biết nghĩ đến kẻ khác với tình thương bao la, tâm hồn mình sẽ rộng mở. Nhờ có lòng vị tha, mọi sự lo âu xảy đến trở thành vô nghĩa, và chúng ta cảm thấy an lạc.

    Nếu các bạn có lòng yêu thương mọi người, dù phải gặp cảnh khó khăn và bất hạnh, tâm quý vị lúc nào cũng thấy an vui. Nhờ vậy mà các vấn đề phiền não và khổ đau của chúng ta sẽ được giảm thiểu. Khi lòng mình mở rộng để cứu giúp những kẻ khác, quý vị sẽ có tinh thần vững mạnh, đức tính tự tin, kiên nhẫn và tâm hồn an tịnh. Điều này chứng tỏ cho thấy rằng cách thức suy nghĩ ảnh hưởng đến hành động của chúng ta như thế nào.

    Sự tự lợi và những điều mong ước của các bạn sẽ được thành tựu khi quý vị biết hành động giúp đỡ cho mọi chúng sanh. Trong tác phẩm “Trình Bày Chỉ Dẫn Con Đường Giác Ngộ” của tôn sư Tông Khách Ba (Tsongkhapa), một danh tăng Tây Tạng nổi tiếng vào thế kỷ thứ mười lăm đã dạy: “Các hành động và ý nghĩ của hành giả càng chú tâm hướng đến việc làm lợi ích cho mọi người, họ càng thành tựu, như là kết quả trong hạnh nguyện cứu độ chúng sanh của họ”.

    Quý vị có thể đã thường nghe tôi nhấn mạnh rằng chư Bồ Tát - những người thực hành tâm từ bi theo con đường Phật dạy là những vị “ích kỷ sáng suốt” trong khi chúng ta là những kẻ “ích kỷ ngu muội”. Các bạn luôn luôn nghĩ đến mình mà ít quan tâm đến kẻ khác cho nên quý vị thường không có hạnh phúc và hay gặp khổ đau.

    Những lợi ích khác của lòng từ bi và tâm hồn vị tha có thể không rõ ràng đối với chúng ta. Mục đích của sự tu tập theo Phật giáo là mong được tái sinh vào cõi an lành ở kiếp sau. Đó là mục tiêu chỉ có thể thành tựu nhờ kiềm chế không làm những việc gây tổn hại đến kẻ khác. Cho nên, chúng ta nhận thấy rằng nguồn gốc để đạt được kết quả an vui nói trên vẫn là lòng từ bi và tình thương. Điều hiển nhiên Bồ Tát là vị đã hoàn tất viên mãn sự thực hành sáu phép Ba La Mật: Bố thí, Trì giới, Nhẫn nhục, Tinh tấn, Thiền định và Trí huệ cùng với lòng từ bi cứu độ hết thảy mọi chúng sanh.

    Như vậy, chúng ta nhận thấy rằng tình thương và lòng từ bi là nền tảng xây dựng sự thành công cho chúng ta trong cuộc đời này, sự tiến bộ trên con đường phát triển tâm linh, sự thành tựu khát vọng cao cả nhất và cuối cùng là đạt được sự giác ngộ hoàn toàn của chúng ta. Do đó, tình thương và lòng từ bi không những chỉ quan trọng vào lúc mới bắt đầu, mà cũng là khoảng giữa và cuối đời người của quý vị. Sự cần thiết và giá trị của các đức tính này không giới hạn trong bất cứ thời gian, nơi chốn, xã hội hay nền văn hóa đặc biệt nào.

    Cho nên, các bạn không những chỉ cần đến lòng từ bi và tình thương của con người để sống còn mà chúng cũng là căn bản của sự thành công trong đời sống chúng ta. Các ý tưởng ích kỷ sẽ gây tai hại cho nhiều người khác cũng như ngăn cản và phá hủy nguồn hạnh phúc mà các bạn đang mong cầu. Đã đến lúc quý vị cần suy nghĩ sáng suốt về điều ấy. Tôi tin tưởng như vậy.


    Nguồn : http://giotphudu.co.cc
    Last edited by uafs8; 25-12-2008 at 06:17 AM.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •