- Này các Tỷ-kheo, có y xứ này của ngoại đạo, dầu có bị các bậc Hiền giả cật vấn, nạn vấn lý do, thảo luận, vẫn kiên trì trong quan điểm truyền thống về vô vi (không hành động).

1.- Này các Tỷ-kheo, có một số Sa-môn, Bà-la-môn thuyết như sau, chấp kiến như sau: "Phàm có cảm giác gì về con người này lãnh thọ lạc, khổ hay không khổ, không lạc, tất cả đều do nhân nghiệp quá khứ". - [Tiền định kiến (pubbekata-hetu-diṭṭhi)]

2.- Ở đây, này các Tỷ-kheo, đối với các vị Sa-môn, Bà-la-môn, thuyết như sau, chấp kiến như sau: "Phàm có cảm giác gì về con người này lãnh thọ lạc, khổ hay không khổ, không lạc, tất cả đều do nhân nghiệp quá khứ". Ðối với các vị ấy, Ta đến và nói: "Chư Tôn giả, có thật chăng, Chư Tôn giả có thuyết như sau, chấp kiến như sau: "Phàm có cảm giác gì về con người này lãnh thọ lạc, khổ hay không khổ, không lạc, tất cả đều do nhân nghiệp quá khứ?"".

Ðược Ta hỏi vậy, họ trả lời: "Thưa phải, có như vậy".

Ta nói với họ như sau: "Như vậy, thời theo các Tôn giả, do nhân nghiệp quá khứ, sẽ trở thành người sát sanh; do nhân nghiệp quá khứ, sẽ trở thành người lấy của không cho; do nhân nghiệp quá khứ, sẽ trở thành người không Phạm hạnh; do nhân nghiệp quá khứ, sẽ trở thành người nói láo; do nhân nghiệp quá khứ, sẽ trở thành người nói hai lưỡi; do nhân nghiệp quá khứ, sẽ trở thành người ác khẩu; do nhân nghiệp quá khứ, sẽ trở thành người nói lời phù phiếm; do nhân nghiệp quá khứ, sẽ trở thành người tham lam; do nhân nghiệp quá khứ, sẽ trở thành người tâm sân; do nhân nghiệp quá khứ, sẽ trở thành người theo tà kiến".

Nhưng này các Tỷ-kheo, với những ai trở lại dựa vào nghiệp quá khứ là do kiên thực, với những người ấy sẽ không có ước muốn, không có tinh tấn, không có "Ðây là việc phải làm (thành tựu Sa Môn quả)", hay "Ðây là việc không nên làm (tham sân si)". Như vậy, sự cần thiết cần phải làm hay không cần phải làm không được tìm thấy là chân thực, là đáng tin cậy, thời danh từ Sa-môn không thể áp dụng đúng pháp cho các Ông được, vì các Ông sống thất niệm (si ám) và với các căn không hộ trì (phóng dật).

Như vậy, này các Tỷ-kheo, đây là sự chỉ trích đúng pháp thứ nhất của ta đối với các vị Sa-môn, Bà-la-môn có thuyết như vậy, có chấp kiến như vậy.

Tăng chi Bộ VII. Phẩm Lớn - 61.- Sở y xứ


- Ai nói như sau, này các Tỷ-kheo: "Người này làm nghiệp như thế nào, như thế nào, người ấy cảm thọ như vậy, như vậy". Nếu sự kiện là vậy, này các Tỷ-kheo, thời không có đời sống Phạm hạnh, không có cơ hội để nêu rõ đau khổ được chơn chánh đoạn diệt. Và này các Tỷ-kheo, ai nói như sau: "Người này làm nghiệp được cảm thọ như thế nào, như thế nào, người ấy cảm thọ quả dị thục như vậy, như vậy". Nếu sự kiện là vậy, này các Tỷ-kheo, thời có đời sống Phạm hạnh, có cơ hội để nêu rõ đau khổ được chơn chánh đoạn diệt.

Kinh Tăng Chi Bộ - Anguttara Nikaya
Phẩm Ba Pháp
99.- Hạt Muối


Định nghiệp, chuyển nghiệp, biệt nghiệp... <== đấy là vụng thuyết của các thầy ngoại đạo! Khi được cật vấn, nạn vấn, họ liền nói: tôi nói như vậy nhưng ý không phải như vậy, ý thế này, ý thế kia; trườn uốn như một con lươn, Phật thì không có thuyết như vậy.

Phật dạy rằng với nhân như vậy, sẽ có quả Dị thục như vậy trong tương lai, với nhân ác sẽ nhận quả dị thục khổ đau, với nhân thiện sẽ nhận quả dị thục hạnh phúc.

Như vậy, ở ngay hiện tại, khi XÚC làm điều kiện cho nhân quá khứ sinh khởi dẫn đến lãnh thọ: lạc, khổ hay không lạc-không khổ. Nếu là người tu tập sẽ nhận biết đâu là thiện đâu là bất thiện, nếu bất thiện ngăn và diệt, nếu thiện thì làm cho nó phát sinh và tăng trưởng, có như vậy mới tinh tấn tu hành ===> chuyển được nghiệp, tức chuyển được vận mệnh.