"Sabba danan Dhamma danan jinati" - Gotama Buddha
"Món quà Chánh Pháp vượt xa tất cả những món quà khác" - Đức Phật

"Nghiệp là hành động có chủ ý" - Đức Phật

"Phật Giáo, nguyên thủy là một giáo lý có lý luận rất chặt chẽ và thực tiễn do Đức Phật khám phá ra, có thể gọi là chân lý của tất cả thế giới, là con đường để giải thoát hoàn toàn, vậy nên mới gọi là Chánh Pháp " - GaDiBo

Soạn giả: Nhà Vật lý/Cư sĩ Lal Ariyaratna Pinnaduwage, người sáng lập trang web PureDhamma.net (nơi lưu giữ và bảo tồn Chánh Pháp).

Dịch và Biên soạn lại: La Văn Tiến (GaDiBo)

Mục lục:
0. Lời mở.
1. Gandhabba là gì? Gandhabba và tái sinh. Vật chất và thần thông.
Tâm.
2. Akusala-Mūla Paticca Samuppāda (Duyên Khởi áp dụng cho người thường).
3. Kusala-Mula Paticca Samuppada (Duyên Khởi áp dụng cho các bậc Thánh).

4. 10 loại Micca Ditthi (Tà Kiến).

——————————

0. Lời mở.

- Sỡ dĩ tôi để nguyên các khái niệm bằng tiếng Pali hoặc tiếng Anh (có giải nghĩa) là để quý vị có thêm vốn từ Pali/Anh liên quan đến Phật Giáo. Như quý vị đã biết thì Tạng Kinh Điển của Phật giáo Nguyên thủy được bảo tồn bằng tiếng Pali, do đó biết chút ít về tiếng Pali (và tiếng Anh) cũng là một lợi thế khi tìm hiểu và tự học Chánh Pháp. Hiện nay có rất nhiều bản dịch Kinh Điển Pali bị sai lệch và thiếu ý, do đó việc có thêm vốn từ Pali càng thêm cần thiết.

- Tất cả những điều tôi sắp đề cặp đề là được chắt lọc từ chính trong Kinh tạng Pali - Kinh điển Nguyên thủy và Vi Diệu Pháp Nguyên Thủy - chính là những lời dạy nguyên gốc của Đức Phật, chứ không từ bất cứ một bộ luận (Thanh Tịnh Đạo/ Visuddhimagga của Buddhaghoṣa chẳng hạn) hay lý thuyết của một người nào khác (lý thuyết của "Phật Giáo" Bắc Tông chẳng hạn). Cho nên quý vị đọc qua có thể sẽ thấy có sai khác với những gì mình đã được học, nhưng không sao, quý vị có thể dùng trí tuệ và kinh nghiệm hành thiền của chính bản thân để soi xem đâu là thật, đâu là giả.

- Cả bài viết này tôi cố gắng soạn cho nó có liên kết với nhau, đoạn trước liên quan tới đoạn sau, nên trong lúc đọc có gì chưa hiểu thì mời quý vị đọc đến cuối, ắt sẽ được làm rõ. Tuy nhiên cũng không thể tránh khỏi thiếu sót, nếu sau khi đọc hết mà còn gì quý vị chưa rõ cứ hỏi tôi, hoặc nếu quý vị rành tiếng Anh có thể lên thẳng trang web PureDhamma.net mà đọc trực tiếp. Tôi đã đọc qua rất nhiều vấn đề trên trang này và chứng thực nó rất đúng với Chánh Pháp Nguyên Thủy, nên tôi quyết định giới thiệu nó với quí vị đạo hữu. Nhưng những ai không rành hay không biết tiếng Anh thì cũng không sao, vì tôi sẽ tiếp tục dịch các bài sang tiếng Việt khi tôi có thời gian rảnh và đủ ý chí. Mong rằng bài viết này sẽ mang lại lợi ích cho mọi người, và những ai có hứng thú với Phật Pháp sẽ tự mình tìm hiểu sâu hơn nữa, không ngừng thực hành Chánh Pháp.

1. Gandhabba là gì? Gandhabba và tái sinh. Vật chất và thần thông. Tâm.

- Trong đa số các cảnh giới, chúng sanh được sinh ra nguyên vẹn ngay từ đầu (hóa sanh - opapathika). Tuy nhiên trong cảnh người và cảnh động vật, đầu tiên, một cái khuôn của dạng sống đó khởi sinh ở thời điểm ngay sau tâm thức cuối cùng của đời sống trước đó (Cuti-Patisandhi), cái khuôn này được gọi là gandhabba hay manomaya kaya (manomaya - các thành phần tâm, kaya - thân), và một khi đã ở trong tử cung (worm) của mẹ, cơ thể vật lý bắt đầu phát triển.
+++ Khi một gandhabba được sinh ra, nó có thể tạo ra nhiều cơ thể vật lý (sinh nhiều lần - jati) trong một kiếp sống (bhava). Ví dụ, một kiếp người có thể kéo dài hàng trăm năm, nhưng cơ thể con người chỉ có thể chịu được trung bình 80 năm, nên cái gandhabba-người này có thể tạo nhiều cơ thể người trong quá trình tồn tại của nó. Nói cách khác, một khi sinh làm người hay động vật thì sẽ có một thể lưu chuyển gọi là gandhabba này, 1 gandhabba có thể trải qua nhiều cơ thể (đời sống) thì mới hết một kiếp sống, các cõi khác thì không có thể lưu chuyển này vì khi sinh ra thì được nguyên hình, và sống trọn một kiếp sống (ví dụ địa ngục, ngạ quỷ, atula, cõi trời, …). Do đó việc nói có 1 linh hồn bất trường tồn lưu chuyển là không đúng và nói rằng không hề có gandhabba lưu chuyển (Phật giáo Theravada ngày nay một phần do ảnh hưởng từ sự sai sót trong bộ luận Thanh Tịnh Đạo nên cũng bị vướn phải tà kiến này) thì cũng không đúng.
+++ Đây là lý do tại sao trong một số câu chuyện về tiền kiếp có mối liên hệ cả về tính cách và các đặc điểm vật lý giữa hai đời sống.

- Chúng ta hãy lấy ví dụ về một chúng sanh được sinh ra rất nhiều lần là một con bò, ở đời sống bò (last cow-jati of cow-bhava) cuối cùng của kiếp bò, chúng sinh này được chuyển sang kiếp sống người (human-bhava) (điều này là rất hiếm khi xảy ra, bò nói riêng và động vật nói chung rất khó đạt kiếp người).
+++ Sự chuyển đổi từ kiếp bò sang kiếp người diễn ra ở tâm thức (citta vithi) cuối cùng của đời sống bò, khi kết thúc tâm thức cuối cùng này, một gandhabba trong hình dạng của một con người thoát ra khỏi cơ thể đã chết của con bò - đây cũng đồng thời được gọi là trạng thái Gandhabba (tới đây quý vị đã có thể thấy được chữ gandhabba này vừa được sử dụng để chỉ một thể lưu chuyển, vừa được sử dụng để chỉ một trạng thái). Gandhabba này có một cơ thể rất vi tế nên không thể thấy bằng mắt thường được, nhưng nó là một cái khuôn cho cơ thể con người, ngoại trừ những chi tiết thế tục hơn của cơ thể thì sẽ được một phần quyết định bởi cha mẹ của đời sống mới.
+++ Gandhabba này bây giờ sẽ chờ một tử cung (worm) thích hợp và chưa bị chiếm (bởi một gandhabba khác). Dĩ nhiên gandhabba không thể quyết định việc chọn tử cung, mà khi một tử cung thích hợp (so sánh thói quen/gathi của gandhaba) có sẵn, gandhabba sẽ bị kéo vào tử cung đó bở năng lượng của nghiệp (kammic energy).
+++ Khi một tinh trùng thụ tinh cho một trứng ở trong tử cung, một thể đơn bào gọi là hợp tử (zygote) được tạo ra. Nhưng không có sự sống ở đây cho đến khi một gandhabba bị kéo vào tử cung và nó được hợp nhất với hợp tử. Bây giờ thì hợp tử trở thành phôi (embryo), sau đó trở thành một thai nhi (fetus), và khi đã ra khỏi tử cung thì phát triển thành một thân người dựa vào cái khuôn trong gandhabba.

- Ở lúc chuyển đổi giữa bò và người trong tâm thức (citta vithi) cuối cùng của đời sống bò, có những thay đổi quan trọng xảy ra trong luồng sống (lifestream) đó. Khái niệm về một luồng sống là một khái niệm rất cơ bản, nó là sự kết hợp của 2 luồng: tâm (citta) và hình tướng bên trong hay nội sắc (internal rupa). Một luồng sống là một luồng sinh-trụ-diệt liên tục từ khoảnh khắc này cho tới khoảnh khắc kế tiếp. Các tâm (cittas) tái tạo cực kỳ nhanh (nhỏ hơn nhiều so với 1 phần tỷ của 1 giây). Mỗi tâm (citta) có 4 tập hợp khác (vedana - cảm thọ, sanna - tưởng/nhận thức, sankhara - tâm hành/tác ý, vinnana - ý thức) liên kết với nó. Cho nên sắc (rupa) và tâm (citta) cơ bản thể hiện ngũ uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức). Tâm (citta) tuôn chảy như một dòng sông (hàng tỷ tâm trong một giây), tuy nhiên lại là những gói rời rạc. Do đó chúng ta luôn luôn thay đổi - từ khoảnh khắc này tới khoảnh khắc kế tiếp. Tuy nội sắc (internal rupa - trong cơ thể) thay đổi rất nhanh nhưng ngoại sắc (external rupa - các vật chất bên ngoài) thì thay đổi có thứ nhanh có thứ chậm (như viên kim cương hay thỏi vàng chẳng hạn biến đổi rất chậm). Nhưng KHÔNG GÌ trong THẾ GIỚI này là thường hằng và không thay đổi.
+++ Dĩ nhiên thay đổi lớn nhất là chúng sinh này đã có một cái tâm ở mức độ con người, không còn ở mức độ động vật nữa, mức độ ý thức cơ bản đã được thay đổi. Điều này được thể hiện theo nhiều cách trong gandhabba.
+++ Tại thời điểm chuyển đổi cuối cùng của đời sống bò sang đời sống người (và kiếp bò sang kiếp người - hữu/bhava) - cuti-patisandhi, năng lượng nghiệp tạo ra 3 loại sắc (vật chất) rất vi tế gọi là vatthu dasaka (cửa tâm/mind door - gọi tắt là tâm/mind), käya dasaka (khuôn cho cơ thể người), và bhava dasaka (đặc tính áp đảo, trong đó có tính nam hay tính nữ, nhưng không giới hạn ở giới tính, ví dụ rupi brahmas/trời phạm thiên cũng có bhava dasaka nhưng không có giới tính).
+++ Khi cơ thể vật lý phát triển, kể cả trong khi còn trong bụng mẹ và khi đã ở bên ngoài, cơ thể vi tế của manomaya kaya (thân chứa các thành phần của tâm - gandhabba) phình ra đồng nhất với cơ thể vật lý ngay từ khi còn là một phần tử đơn bào. Do đó chồng lên cơ thể vật lý mà bình thường chúng ta thấy, đây là một cơ thể rất mịn và vi tế (manomaya kaya) của gandhabba, nên gandhabba cũng có nghĩa như là manomaya kaya.
+++ Do đó có thể coi gandhabba như là "người lái xe", điều khiển cơ thể vật lý.

- Cơ thể vi tế của gandhabba hay manomaya kaya cơ bản có tất cả các thành phần thiết yếu của cơ thể vật lý, nhưng dưới dạng của một loại vật chất rất mịn và vi tế, ở mức độ suddhashtaka - một gói năng lượng (đơn vị cơ bản của vật chất và không để bị phân chia thêm nữa, là giao thoa giữa năng lượng và vật chất, được cấu thành từ tám thành phần cơ bản được tạo bởi vô minh/ avijjā và ái dục/tanha, 8 thành phần này luôn phát khởi chung với nhau không tách rời tuy nhiên số lượng của mỗi thành phần có thể sai khác, nhỏ hơn rất rất nhiều so với quarks, bosons hay leptons …), "một suddhashtaka, là vô thường, được tạo ra bởi tâm/mind". Cho nên Đức Phật mới nói "Tâm làm chủ và tạo tác". Trong đời sống thường ngày thì suddhashtaka được tạo bởi chúng sinh tại mọi thời điểm, nhưng với số lượng không đáng kể. Có một số người đạt được thần thông abhiññā có khả năng tạo ra số lượng lớn vật chất hay thay đổi chúng, như một bông hoa chẳng hạn, do đó việc không tin có những người có khả năng thần thông cũng là một loại tà kiến - do thiếu hiểu biết về bản chất của vật chất. Vật chất ở mức độ suddhashtaka được tạo ra bởi javana citta, khi một người có thần thông người đó có thể duy trì một tâm thức (citta vithi) với javana citta chảy liên tục để tạo ra một số lượng lớn vật chất. Năm giác quan vật lý của gandhaba, cùng với hadaya vatthu (cửa tâm), cơ bản nằm ở gần với trái tim của cơ thể vật lý, chúng không ở trong trái tim, nhưng gần như là chồng lên trái tim.
Đây là lý do tại sao gandhabba thỉnh thoảng thoát ra ngoài cơ thể vật lý trong khi bị một tác động lớn như trong quá trình giải phẫu tim, có rất nhiều trường hợp "thoát ra ngoài cơ thể" ("out-of-body experiences” - OBE) đã được ghi lại.
+++ Ý chính cần nhớ là hadaya vatthu (cửa tâm) được bao quanh bởi năm pasada rupa (cakkhu, sota, jivha, gandha, and kaya) - năm giác quan vật lý: mắt, tai, lưỡi, mũi và xúc chạm (da).
+++ Mắt, tai, mũi, lưỡi dĩ nhiên nằm trên đầu, cảm giác xúc chạm được cảm thọ trực tiếp thông qua hệ thần kinh trải đều khắp cơ thể. Ngoài ra còn có mana indriya nằm ở trong não, nơi mà những đầu vào của tâm (mind inputs/dhamma) đi vào.

- Cơ thể vật lý thật sự là một cái vỏ được điều khiển bởi tâm (hayada vatthu). Cơ thể vật lý có mặt ở đây để làm đối tượng cho sự chín muồi của các nghiệp hay nghiệp quả (kamma vipaka), điều này đặt biệt đúng đối với các loài động vật, bởi vì chúng không có nhiều sự điều khiển đối với những gì xảy ra với chúng.
+++ Con người chúng ta, có một cái tâm tiên tiến, có khả năng để né tránh các nghiệp xấu trổ quả, và lái cuộc đời chúng ta đến với đích mà chúng ta muốn. Gandhabba (tâm được liên kết với hadaya vatthu) dùng cơ thể vật lý để trải nghiệp thế giới bên ngoài và đồng thời điều khiển mọi chuyển động của cơ thể.

- Thế giới được trải nghiệm thông qua cơ thể vật lý, và sự tương tác này rất chậm nếu so sánh với tốc độ chớp nhoáng của chập tâm (citta). Các dữ liệu trải nghiệm được thu thập qua năm giác quan vật lý (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân). Sau đó chúng được truyền dẫn tới não thông qua hệ thần kinh trung ương, trong khoảng thời gian tính bằng mili giây.
+++ Tại não, trong chu kỳ thời gian khoảng 10 mili giây, dữ liệu được xử lý và chuyển đổi sang định dạng phù hợp để truyền tải tới năm giác quan (five pasada rupa) và hadaya vatthu, thông qua một hệ thống truyền tia siêu tốc (fast ray system - kirana).
+++ Từng gói "dữ liệu thông tin" riêng lẻ từ năm giác quan vật lý trên cơ thể đến giác quan (pasada rupa) tương ứng và được nằm trên manomaya kaya, thân này chồng lên thân vật lý, thông tin từ mana indriya được truyền tới hadaya vatthu.

- Lấy ví dụ, một gói dữ liệu được gửi từ con mắt vật lý tới não. Thông tin này được xử lý bởi não, sau đó chuyển đổi sang dạng hệ thống tia và được truyền tải tới nhãn căn (cakkhu pasada). Bây giờ nhãn căn rung lên và động vào cửa tâm (hadaya vatthu) gần nó (cửa tâm được bao quanh bởi ngũ căn - đã được đề cập ở trên), điều này làm cửa tâm rung 17 lần.
+++ 17 lần rung của cửa tâm tương ứng với 17 chập tâm (citta) trong 1 tâm thức (citta vithi). Một tâm thức như vậy gọi là pancadvaravajjana citta vithi vì chúng được khởi động bởi năm giác quan vật lý - pancadvara (“panca”/năm + “dvara”/cửa).
+++ Tưởng tượng 1 cây thước dẻo khi ta lấy tay bẻ cong nó nó rồi thả ra ta có thể thấy nó sẽ dao động một số lần nhất định, số lần này gọi là tần số của dao động và là con số cố định cho mỗi loại vật chất. Có thể nói điều tương tự xảy ra khi cửa tâm rung lên khi được động bởi một trong các căn, và sự rung này gọi là hadaya rupa, rupa này có chu kỳ sống là 17 chập tâm (citta), cho nên hadaya rupa không phải là một rupa (sắc - vật chất) vật lý, cơ bản nó là một chế độ dao động.
+++ Sự hiểu sai rằng bất kỳ vật chất/rupa nào cũng có chu kỳ sống là 17 chập tâm là do không hiểu rõ về hadaya rupa, và rằng hadaya rupa có chu kỳ sống là 17 citta.
+++ Nói cách khác, gói thông tin được nhận và xử lý bởi cửa tâm trong vòng 17 chập tâm. Thông tin được nhận hoàn toàn ở citta thứ 4 (sự rung), và số citta còn lại trong tâm thức đó (citta vithi) là để xử lý gói thông tin này. Quá trình xử lý thông tin bởi cửa tâm sẽ không được hoàn thiện cho tới khi có thêm 3 citta vithi được chạy bởi chính của tâm. Những citta vithi được khởi động bởi chính cửa tâm này, được gọi là manodvara citta vithi, trong đó manodvara nghĩa là cửa tâm.
+++ Các gói thông tin từ mana indriya (ý căn) được gửi trực tiếp tới cửa tâm.

- Do đó ta có thể thấy được sự khác biệt lớn giữa thời gian cơ thể vật lý thu nhận về những dữ liệu (khoảng 10 mili giây) và tâm trí xử lý thông tin đó chưa tới 1 phần tỷ giây, sử dụng 1 pancadvaravajjana citta vithi và 3 manodvara citta vithi.
+++ Cửa tâm đưa chỉ dẫn cho ý căn về cách điều khiển cơ thể vật lý thuận theo dữ liệu cảm thọ được.
+++ Ta có thể thấy rõ đa phần thời gian tâm sẽ không làm gì cả, vì nó bận chờ những giác quan vật lý xử lý (ví dụ 1 phần trăm giây so với 1 phần tỷ giây). Trong thời gian này, tâm sẽ lấy những đối tượng được cảm thọ bởi tâm ở thời điểm tái sinh (patisandhi) trong tâm thức (citta vithi) cuối cùng của đời sống trước đó. Bhavanga (được liên kết) chứng tỏ rằng trạng thái này của tâm chính là đặc tính của đời sống mới. Lấy ví dụ loài người, con mắt không thể tự thấy được chính nó, cũng như vậy, tâm không thể thấy được bhavanga này, chính nó là tâm hiện tại.

- Trong ví dụ mà chúng ta đã bắt đầu, tâm trí của bò giờ đã chuyển sang một tâm trí của người, và đó chính là đối tượng được lấy ở thời điểm tái sinh (patisandhi). Đây có thể là nhớ về một nghiệp trong quá khứ đã dẫn đến kiếp sống người này. Nhưng chúng ta không nhận thức được những gì trong bhavanga.
+++ Quý vị có thể đã có lần chỉ ngồi không và nhìn vào khoảng không, nếu có ai đó hỏi "bạn đang nghĩ gì?" thì quý vị khó mà có thể gợi nhớ lại bất kỳ thứ gì mà quý vị vừa nghĩ trong khoảng thời gian đó. Ở đây, tâm trí đa phần ở trong trạng thái bhavanga, chúng ta nhận thức được rằng chúng ta đang sống, nhưng chúng ta không có một ý nghĩ cụ thể nào đi qua tâm.
+++ Trên thực tế, khi mà chúng ta nghĩ rằng tâm trí chúng ta đang hoạt động hết công suất thì nó cũng đa phần ở trong trạng thái bhavanga.

- Tuy nhiên, sáu căn của tâm hay cửa tâm (hadaya vatthu) tự nó cũng khởi động citta vithi, hoặc là để xử lý thông tin từ năm giác quan vật lý, hoặc để nghĩ về những dữ liệu từ các căn. Thêm nữa, nó cũng khởi động citta vithi để khiến cho cơ thể vật lý để nói hay làm bất cứ việc gì khác, thông tin này được tác động đến ý căn (mana indriya), qua đó căn này làm việc với não bộ để thực thi những chỉ thị (instructions) đó.
+++ Ví dụ, nếu tâm thấy thú vị ở một âm thanh mà tai nghe được, nó có thể chỉ đạo cơ thể để đi tới huớng có nguồn âm thanh đó. Để làm việc này, nó gửi những chỉ thị tới mana indriya ở trong não qua hệ thống tia gần như ngay tức thời. Mana indriya sau đó giải mã thông tin đó và làm việc với các phần khác của não bộ để gửi lệnh đến các cơ của chân (thông qua hệ thần kinh) để di chuyển, vì sự di chuyển cơ học khá chậm.
+++ Nói cũng y vậy: tâm gửi thông tin tới não và não chỉ thị cho thanh quản tạo âm thanh.

- Do vậy ta có thể thấy não bộ thì cũng chỉ là một loại máy tính, tuy nhiên nó cũng rất phức tạp, nó xử lý những chỉ thị đưa ra từ tâm/mind.
+++ Có một câu hỏi nãy sinh: "Tại sao tự nhiên lại đi qua tất cả những quá trình rắc rối này chỉ để cho chúng ta một cơ thể rườm rà và chậm chạp?". Câu trả lời chính là để truyền tải nghiệp quả - kamma vipaka.
+++ Ví dụ, một vị trời (deva) có một cơ thể rất vi tế và không phải chịu các loại bệnh tật như con người, đây là thành quả của một nghiệp quả tốt. Mặt khác, có các loài ngạ quỷ (petas) có cơ thể lớn, nhưng miệng thì rất nhỏ để truyền tải sự đau khổ từ sự đói khát.
+++ Trong cõi người, từng cơ thể chúng ta đã được thiết kể trước bởi nghiệp quả (kamma vipaka) là để thể hiện đa dạng các mức độ của sự khổ, và đó là tại sao một số người khá khỏe mạnh, còn một số người lại thường bệnh tật. Tất nhiên là có cách để cải thiện các vấn đề này, bằng cách tạo điều kiện thích hợp (duyên) để các nghiệp quả tốt được chín mùi.
+++ Chúng ta không nhận ra rằng chúng ta đang ở trong trạng thái căn thẳng thường xuyên, cho đến khi chúng ta bắt đầu trải nghiệm ít nhất là một vài loại lạc thọ (niramisa sukha) đạt được bằng cách "giải phóng tâm trí khỏi cơ thể cồng kềnh cùng với các nỗi đau của nó". Một khi chứng được các tầng thiền (jhana), trạng thái này được khuếch đại, tầng thiền càng cao thì sự giải phóng khỏi cơ thể càng được khuếch đại. Và người đó sẽ có một bước nhảy lớn để đạt thành quả Dự Lưu (Sotapanna), và dĩ nhiên, sự giải phóng hoàn toàn ở trạng thái Arahant của Nibbana.

- Những mô tả cơ bản trên đây là thiết yếu đối với những ai thực tâm muốn học Vi Diệu Pháp (nguyên thủy).

Kết thúc phần 1.

Khi nào có thời gian rảnh tôi sẽ dịch tiếp các phần còn lại, có thể là vào ngày mai. Sau khi bổ sung tôi sẽ bình luận để up bài lên cho những ai quan tâm tiện theo dõi.