Khi mình nhìn cái bình bông này vọng hóa tức là từ Tứ thiền vọng hóa xuống cái bình bông mới nằm trong tròng đen, thì cái bình bông này cố định có thể bể, có chướng ngại thì có đẹp, có xấu, có thích hay là không thích, thì cái bình bông trong tròng đen của mình là địa ngục vô gián. Phật tử phải ngồi suy ngẫm nghen. Đạo Phật khó đấy. Muốn thành Phật hơi khó đấy. Nhưng nếu học vững cái này rồi chúng ta nắm vững khi thấy bình bông này đẹp mình thích mình bắt được liền, mình thấy bình bông mình không ưa, khổ thọ mình bắt gặp liền. Mình thấy cái bình bông mình thương cũng kẹt, mình ghét cũng kẹt thì mình cải sửa đừng thương đừng ghét thì kẹt vào cõi trời. Bây giờ lặng lẽ nhìn cái thương ghét mình đừng cải sửa, mình đừng phê phán gì hết thì chính cái lặng lẽ này là Niết Bàn. Đạo Phật chỉ có bấy nhiêu đó mà ngoại đạo cái này không biết, chỉ có mình Đức Phật giác ngộ được cái đó. Ngoại đạo mà thấy mình ghét cải sửa thành thương, mà thấy thương thì sợ trói cột thì mình đừng thương, đừng ghét tức là qua Tứ thiền bất lạc bất khổ. Cứ vậy mà thăng hoa lên hoài, càng thăng hoa lên chừng nào thì cái vọng tưởng càng vi tế chừng nấy, càng khó trừ chừng nấy, mà các Ngài cứ tưởng thăng hoa rồi đến Niết bàn. Không đến được.
Cái Niết bàn không phải một trạng thái thăng hoa, không phải một trạng thái trở thành, mà nó có đầy đủ từ địa ngục cho tới cõi trời phi phi tưởng bằng nhau hết. Cái đó là cái độc đáo của Đạo Phật mà hầu như bây giờ cũng ít ai biết. Gần như Đạo Phật đã mất rồi, có lẽ như vậy Phật Di Lặc mới ra đời được. Tôi đã hiểu nó cũng khá lâu nhưng mà tôi vẫn sống chưa được, tôi cũng công nhận tôi khó sống thành ra tôi mới qua Tịnh Độ đó, chứ tôi chết tôi sanh vào cõi này nữa là khó qua Alahán đấy, bởi khó có điều kiện đủ không có thầy sáng, bạn lành. Chúng ta biết Nhập lưu, Nhất vãng lai, Bất lai đòi hỏi còn điều kiện rất nhiều má nhất là Nhập lưu và Nhất vãng lai, Bất lai ít ít thôi, còn Alahán khỏi cần điều kiện nữa. Mà Nhập lưu, Nhất vãng lai biết làm sao mà vô? Mà mình giảng biết bao nhiêu người chống đối, người ta không đập mình chết là may mắn đó, bởi nó đi ngược với người ta. Người ta giảng pháp tu có mục đích, có điều kiện, có nhân quả. Còn pháp tu này phi điều kiện, phi nhân quả, không có mục đích, không có cái cứu cánh. Sống mà không cứu cánh làm sao mà sống? Mà chính không cứu cánh mới sống vô lượng vô biên được. Chúng ta làm cái gì cũng muốn kết luận hết. "Cái gì ký tế là vĩ tận, vị tế thì vô cùng". Ký tế là đặt cho bằng nhau, có kết thúc cùng nhau rồi thì cái đó là cái chết. Cái gì có kết luận thì cái đó chết, cái gì chưa kết luận thì cái đó còn mãi, sống mãi, sinh động, linh động mãi. Cuộc sống này chúng ta thích kết luận, thích thành công, rất sợ thất bại. Mà thành công thì đã chết, thành công rồi không còn gì nữa. Thành ra Bát nhã nó khó ở đời này được, phải dám sống với nó, mà sống với nó người ta kêu là thằng điên, sống không giống ai hết đó. Người ta sống có sự mong muốn. Còn Bát nhã, mong muốn càng xa Niết bàn. Thành ra thời buổi này khó ai đắc quả, dầu có đắc rồi khó ai sống cõi này được vì người đó là người điên thôi. Vì sống mà không mong cầu, không cứu cánh, không mục đích, sống mà không có vấn đề. Không có vấn đề thì làm sao sống? Chúng ta sống bây giờ rất nhiều vấn đề, mở mắt ra thì có rất nhiều vấn đề cần phải giải quyết. Thế giới cần phải hòa bình, gia đình phải ấm no hạnh phúc, chính những cái đó là cái loạn, càng luân lý chừng nào, càng đạo đức nhiều chừng nào thì thế giới loạn chừng nấy. Ai dám nghe cái đó!!! Bạn muốn cho thế giới hòa bình thì đã đặt nền tảng cho chiến tranh nữa rồi, chúng ta không dám nói ra câu đó, nói ra câu đó thì chết. Bầu cử được tự do lựa chọn thì mất tự do rồi. Nó ngược hoàn toàn.
Thành ra bậc thầy giáo làm sao sống với học trò được. Trò thì nó thứ tự lên lớp, còn thầy giáo ở lớp nào cũng được hết, ở với ngạ quỷ, súc sanh, atula cũng được, ở với cõi trời cũng được, ở với Phật cũng được. Còn chúng ta phải lựa chọn, ở lớp 6 lên lớp 7 mà đưa xuống lớp 2-3 không được, mà đưa lên lớp 11-12 cũng không được. Còn bậc thầy giáo người ta không có lựa chọn. Không lựa chọn thì thật sự mới tự do, còn lựa chọn thì chưa có tự do, mà nó không có mục đích. Tự do đầu tiên tức là tự do cuối cùng, đắc Nhập lưu rồi thì Như lai cũng thế thôi, cái Phật tánh nó có một chứ không có nhiều. Thành ra tôi thấy hơi khó, chư phật tử thấy không được thì rút, tôi đi sâu thì thấy cái nhìn nó đảo ngược hết. Chúng ta phải có một sự cách mạng tận cùng. Sống thời buổi này chúng ta thích những cấp bằng, những hiểu biết, những kinh nghiệm, những kiến thức, những ký ức, người nào nhớ dai, người nào kinh nghiệm giỏi, người nào hiểu biết thật nhiều thì người đó thật hay.
Còn Bát nhã những người nào hiểu biết nhiều, kinh nghiệm nhiều thì đó là người ngu, không bao giờ đi tới giải thoát được. Chính những kinh nghiệm, kiến thức nó chụp mũ vào cuộc sống này. Cuộc sống nó vốn không có khuôn khổ, mà những kinh nghiệm, kiến thức là những sự hiểu biết đã rồi nó khuôn khổ, nó chụp lên cuộc sống linh động và sinh động này thì nó đâu còn gì mới lạ nữa. Cuộc sống là cũ mèm, cái gì cũ mèm thì cái đó chán ngắt, chán chường. Thành ra chúng ta đến chỗ nào chúng ta nói đẹp, mà ở chừng 5-7 ngày, 1-2 tháng chán thấy mồ luôn, còn đi chỗ khác thấy nó mới lạ. Mới lạ là vì alaya chưa chụp hình cái đó. Thì thấy cái cảnh bên ngoài là cái bình này, tôi thấy cái bình này cái bình này nghĩa là trong alaya của tôi chưa có cái bình này. Rồi tôi chụp cái bình này, sau thấy cái bình nầy là cái bình trong alaya của tôi không phải cái bình ngoài đó nữa. Thì chết mồ, cái bình này thành cái khuôn khổ, cố định, chướng ngại. Cái bình mới này là cái bình chưa có chướng ngại, chưa có khuôn khổ. Mà cái gì không khuôn khổ thì cái đó đẹp vô cùng, cái gì có khuôn khổ thì không còn đẹp nữa. Thành ra chúng ta phải chết đi những kinh nghiệm, kiến thức, ký ức, quá khứ và những mong cầu về tương lai. Quá khứ không mơ ước, tương lai cũng không mong cầu. Nếu sống không quá khứ, tương lai thì sống làm sao được? Bình thường biểu người ta sống với hiện tại, thì hiện tại không khéo bị gạt nữa :
Thở vào tâm tĩnh lặng,
Thở ra mĩm miệng cười,
An trú trong hiện tại,
Giờ phút đẹp tuyệt vời.
Nếu chúng ta đi được cái đó là Tứ thiền chứ không phải là Bát nhã. Chết nữa, chết với cái tiến trình ngũ uẩn nữa. Chúng ta tập trung vào giờ phút này không cảm giác, không thích cảm giác, không thích sự vật, nó đều là duyên hợp thôi, chứ đó không phải là Bát nhã. Cái đó tương tợ với Alahán đấy, tương tợ với Bất Lai đấy. Bất Lai là “Hiện tiền lạc trú” chứ không phải là “Hiện tại lạc trú”. Nếu có hiện tại là do chúng ta đè nén tất cả những cảm giác. Mà cảm giác là gì? Là quá khứ. Không còn nuối tiếc quá khứ, không còn mơ mộng tương lai. Những cảm giác là gì? Là quá khứ. Những cảm giác là gì? Là tương lai. Tôi từng sống hồi nhỏ những cảm giác đẹp quá. Còn bây giờ hoàn cảnh khác rồi, tôi mơ lúc còn trẻ, lúc tôi còn ngây thơ, không phải lo gì hết, đi học sung sướng. Mà những cái đó nó đã chết rồi, bây giờ làm sao mơ mộng được. Mơ mộng làm sao tương lai đẹp hơn bây giờ. Mà tương lai làm sao có được. Nếu hiện tại không có thì tương lai làm sao có được. Thành ra giết bỏ tương lai, giết bỏ quá khứ, còn cái hiện tại. Giết tức là đè nén nó, thì nó sẽ bựt lên nữa. Thành ra trong “Hiện tiền” không có quá khứ, không có hiện tại, chẳng có vị lai, tất cả đều chuyển biến sátna chớp nhoáng, chớp nhoáng không có tướng đâu chỉ có cái hình thôi. Cũng như cái bình thủy này, chúng ta thấy có cái bình thuỷ thiệt, thì nó đã chướng ngại rồi, có không gian, có thời gian rồi. Nếu cái bình thủy này mà không có không gian thì nói nó chỉ là những cái chủng tử, những sắc trần đang hội tụ thôi. Mà sắc trần là gì? Nếu nó chuyển biến nhanh nữa thì nó thành cái luồng hào quang, vừa chậm, vừa nhanh, lúc nó là bình thủy, nó là sắc trần, lúc nó là hào quang. Nhanh mà cấp tốc nữa thì nó mất luôn cái hình chỉ còn một vùng hào quang rực rỡ hơi mờ, đó là Bất Lai đấy. Còn cái kia là Nhất vãng lai quả thánh thứ 2 thôi. Mà còn thấy có hình là còn vọng tưởng đấy, nghĩa là không phải chơn không phải vọng mà trong kinh Thủ Lăng Nghiêm, Đức Phật kêu là "cái thấy" đấy. Còn tới Alahán mới thấy cái bình thủy này không có sắc trần nữa mà là một vùng hào quang rực rỡ không có mờ nữa, thì nó chính là cái Chơn tâm thật sự của chúng ta đấy. Đây mới là Chơn tâm đấy, chơn hoàn toàn chứ không còn vọng nữa.


Trích trong: 2- Kinh Sáu Sáu (l_n 3) Tiến trình 5 uẩn qua 15 hạng chúng sanh của Thầy Thích Giác Khang