Trong quá trình học đạo Pháp Chiếu thấy nhiều đạo hữu mở miệng ra là dùng những ngôn từ cao siêu trích kinh dẫn điển tùm lum đọc mà chóng mặt. Đây là bệnh đa văn bắt chước nhai lại của người tu học Phật pháp ngày nay. Bệnh mà ko biết mình bệnh do cái ngã quá sâu dày. Ngày xưa đức Phật dạy hàng đệ tử và các hàng chúng sanh suốt 49 năm đầu trần chân đất đi khắp nẻo đường Ngài luôn nói ngôn ngữ đơn giản nhất những ví dụ rất cụ thể gắn liền với cuộc sống của người dân mục đích để truyền tải giáo lý cao siêu của Ngài bằng ngôn ngữ bình dân nhất để mọi người ai cũng hiểu. Ngay cả Lục tổ trong pháp bảo đàn kinh ngài cũng nói rất bình dị dễ hiểu, rồi các bậc cao tăng ngày nay như ngài Quảng Khâm hòa thượng, hư Vân hòa thượng thích trí tịnh, thích thanh từ, thích nhất hạnh, đạt lai lạt ma, Tịnh Không hòa thượng........cũng dùng ngôn ngữ bình dị dễ hiểu nhất để giảng giải cho chúng sanh hiểu về Phật pháp.

Còn người học Phật ngày nay thì do bản ngã quá lớn thường hay chứng tỏ mình nên làm hoàn toàn ngược lại nên nói ra phải dùng ngôn ngữ cao siêu nhất khó hiểu nhất mà người ta đọc không hiểu thì càng chứng tỏ mình tài giỏi và đi chê bai những người dùng ngôn ngữ bình dân là đồ kém trí tuệ còn lâu mới học được như mình. Nhưng họ không biết rằng để mà nói ngôn ngữ bình dân mà truyển tải giáo lý cao siêu của chư Phật kia thì ko hề đơn giản tý nào phải cũng sôi kinh nấu sử như ai cũng phải hành trì công phu miên mật. Chứ bắt chước những lời của tổ của kinh kia thì ai mà ko bắt chước được.

Vì sao họ bị bệnh như vậy vì họ ko biết cốt lõi đạo Phật là gì? Đạo Phật là đạo hết sức thực tế gần gũi thực tế đi liền như hình với bóng của mỗi chúng sanh. Cũng vì thực tế khổ đau của chúng sanh kia mà hình thành đạo Phật và quay lại phục vụ chúng sanh giúp cuộc sống chúng sanh bớt khổ đau phiền não giúp chúng sanh an vui hạnh phúc, giúp chúng sanh giải thoát. Đạo Phật mà đi xa rời mục đích đơn giản đó thì đạo Phật chắc chắn sẽ diệt vong. Nếu hiểu được như vậy thì nói ra ngôn ngữ mà ko ai hiểu được thì có tác dụng gì chỉ là phù phiếm vô nghĩa. Trừ khi những tu theo pháp môn thiền đốn ngộ hay tham thoại đầu thì ngôn ngữ súc tích hay đánh mắng chửi thực ra cũng là phương tiện giúp người tu ngộ đạo.

Do đó, ngôn ngữ lời nói, kinh điển... tất cả chỉ là phương tiện, mà đã là phương tiện thì mình phải làm chủ nó chứ không là nô lệ của nó, hãy tùy nghi mà sử dụng nó sao cho mang lợi lạc cho mình và những người xung quanh.

A di đà Phật!