Nguồn: http://www.diendanphatphaponline.com...ng-Nghi%C3%AAm

  • Chú Lăng Nghiêm là một thần chú Phật giáo uy lực thường được dùng để trừ tà ma và loại bỏ năng lượng tiêu cực.
  • Gồm 554 câu chú ngắn, được Phật thuyết trong Kinh Đại Phật Đảnh Thủ Lăng Nghiêm
  • Là 1 trong những bài chú dài nhất và quang trọng nhất của Phật giáo Đại Thừa
  • Người đeo giữ, trì tụng thần chú này sẽ đặng ngày đêm an lành, thường chẳng gặp ác mộng



- Đức Như Lai nói bài Chú này để bảo hộ cho người tu hành mới vào Đạo trong khi tu Thiền Định, thân tâm được như thái an ổn không bị những Tà Ma, Quỷ Thần, Tiền Oan Nghiệp Chướng, nợ nần tích lũy từ đời vô thủy đến quấy phá hãm hại.

- Hơn 60 năm về trước chư tôn túc Trưởng Lão ở Thừa Thiên đã kính Tín lời dạy của Phật và cũng vì đem sự an lành cho hàng đệ tử Phật, nên các ngài đã in trọn đủ 5 đệ chú Lăng Nghiêm thu nhỏ để cho Phật tử đeo trên thân thể mình, việc phổ lợi nầy bao năm qua đã đem lại diệu lực an lạc cho những ai tin và kính thọ.




- Các kinh điển của Phật giáo đều là trọng yếu cả. Kinh Lăng Nghiêm lại càng đặc biệt. Nơi nào có kinh Lăng Nghiêm tức nơi đó có chánh pháp.

Phàm làm việc gì cũng không nằm ngoài nhân quả, cho nên bản thân người đeo giữ thần chú cũng nên phát khởi tâm từ bi, thường làm những việc thiện tránh xa những việc ác. Giữ tâm luôn an định thì những ma chướng nhờ đó cũng sẽ được tiêu tan. Cho nên nếu gặp chướng duyên, nhờ thần chú bảo hộ .. người đeo cũng nên phát khởi tâm từ bi cầu nguyện cho họ được siêu thoát.

Theo chương mở đầu của Kinh Lăng Nghiêm, thì nguồn gốc Chú Lăng Nghiêm có từ khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni cứu Tôn Giả A Nan (Ananda), trong Nhục Kế (Uṣṇīṣa) trên đỉnh đầu phóng ra luồng ánh sáng vô cùng quý báu, trong ánh sáng phun ra hoa sen ngàn cánh, có một vị Như Lai ngồi trên hoa sen. Vị Hóa Phật (Nirmāṇa-buddha) ấy cũng là Đế Thù La Thi (Tejoraśi), lại còn hiện ra hằng hà sa số vị Nội Mật Bồ Tát với Kim Cương Thần tràn đầy hư không.

Giống như thần chú nổi tiếng Lục Đại Tự Minh “Om Mani Padme Hum“, Chú Lăng Nghiêm đồng nghĩa với các thực hành của Bồ Tát Quan Thế Âm, một vị Bồ tát quan trọng của Phật giáo Đông Á và Phật giáo Tây Tạng. Chú Lăng Nghiêm cũng đề cập nhiều đến các vị thần Phật giáo như Bồ tát Văn Thù Sư Lợi, Bồ tát Kim Cương Thủ và chư Phật Dhyani, đặc biệt là Phật Dược Sư Lưu Ly. Nó thường được sử dụng để bảo vệ hoặc thanh lọc cho thiền sư và được coi là một phần của Phật giáo Shingon ở Nhật Bản.

Trong 168-179 TCN tỳ kheo Shramana Lokasema đến Trung Quốc, phiên bản được phổ biến hiện nay của Kinh Lăng Nghiêm và Chú Lăng Nghiêm đã được dịch và chuyển ngữ từ tiếng Phạn sang tiếng Trung Quốc trong thời nhà Đường.

Cho đến ngày nay, các tăng ni trong truyền thống Phật giáo Trung Quốc, cũng như nhiều Phật tử theo nhiều trường phái khác cũng niệm thần chú này như là một khía cạnh thiết yếu của việc thực hành hàng ngày.


Trích dẫn và sưu tầm.


- Anh chị có thể tìm mua sản phẩm "dây đeo chú lăng nghiêm" tại chùa hoặc trên lazada.vn