Mỗi người đều có một lý do riêng để thực hiện các hành động của bản thân. Và cách giải thích hợp lý sẽ được chấp nhận trong bối cảnh, hoàn cảnh bên ngoài. Đó là cái tình và cái lý phù hợp. Do gốc của con người khổ là tham ái, nhưng tham ái ngày càng phát triển dù biết là khổ, đây là sức mạnh thứ nhất của tham ái, khiến các bố cục đều biến hóa theo khuynh hướng nới rộng hưởng thụ tham ái, việc này đôi khi ngay người tu hành cũng không nhận ra, trừ phi có sự so sánh giữa những nơi khác với nhau, không nghe được hoàn cảnh lẫn nhau mà rõ được. Tất cả người tu tại gia hay xuất gia, khi khép bởi Giới chính là xiềng xích, trong vô thức thời gian sẽ tự biến đổi bản thân và cái kết quả Giới sẽ mất đi bởi sai lầm. Đạo Phật diệt tham ái. Người viết viết dài nếu có duyên mong tùy hỉ.




Vào thời điểm ấy trong sách vở không có ghi chép bất cứ thông tin gì về nguyên nhân của vấn đề này. Trong thời gian tìm kiếm thì tôi đã phát hiện một vài tài liệu liên quan đến Thánh nhân Thân Loan (1173 ~1262) khai sơn Tịnh độ Chân tông về việc kết hôn lập gia đình, thì có rất nhiều bài viết ca ngợi hưởng ứng và được đa số người dân Nhật Bản thời bấy giờ tán đồng việc làm này.
Thánh nhân Thân Loan đã thông qua việc kết hôn lập gia đình để thực tiễn hóa Phật giáo trong tầng lớp bình dân và họ cho rằng không có gì là không tốt? Song Phật giáo Nhật Bản từ cận đại về trước, ngoài Tịnh độ Chân tông có quan điểm đó ra, thì 12 tông còn lại (Pháp Tướng, Hoa Nghiêm, Luật, Thiên Thai, Chân Ngôn, Tịnh Độ, Thời, Viên Thông Niệm Phật, Nhật Liên, Lâm Tế, Tào Động và Hoàng Bá tông) đều nghiêm cấm, cho dù lý do cao thượng nào đi nữa Tỳ kheo vẫn không được kết hôn.
Đến thời đại Giang Hộ (Edo 1603~1867), Phật giáo trở thành quốc giáo. Tất cả mọi người dân là tín đồ của một ngôi chùa, lúc này tất cả các tự viện trở thành nơi đăng ký hộ khẩu hộ tịch, ký thác hài cốt, bài vị, bảo quản gia phổ của tín đồ. Do các công việc đó, nơi tự viện cần có rất nhiều người chuyên môn quản lý lĩnh vực này.
Khi đó, các vị Sa di nhỏ tuổi xuất gia trong các ngôi chùa ở quê hương, học tập Kinh sách cơ bản, đa số rời xa chùa mình đi đến Kinh đô học tập, nơi các trường học do các tông phái lập nên, có rất nhiều giáo sư giỏi và có nền kinh tế ổn định. Lúc này, Nhật Bản không có chiến tranh, văn hóa phát triển, một đất nước thái bình. Kết quả là tốt xấu cùng tồn tại, ở thủ đô Osaka và Đông Kinh, nơi chốn phồn hoa đô thị, các Sa di mới học Phật nhỏ tuổi bất hạnh đã bị vướng phải sự hấp dẫn của chốn hồng trần, phạm phải giới điều nhà Phật.
Bởi vì lúc này Phật giáo là quốc giáo, nên các Tỳ kheo phạm giới đều bị tự viện và pháp luật của quốc gia xử phạt. Nửa thế kỷ XIX về trước, các người đó bị đưa ra đảo Hachijo! Đây là hòn đảo ở phía nam của Kinh đô, không thể trồng lúa chỉ trồng được khoai lang, cư dân sống rất cực khổ. Các vị đó bị đày ra hòn đảo này, họ có học thức nên hay viết sách và soạn sách giáo khoa, đa số họ kết hôn với người vùng này sinh con đẻ cháu, họ làm việc cho các cơ quan nhà nước và dạy học ở các trường, cuộc sống của họ tương đối ổn định, và tất cả người dân đều đồng tình với họ.
Sau năm 1840, bởi vì người đi học phạm giới đó quá nhiều, chính phủ và Tăng đoàn không có cách nào quản thúc được nữa. Cuối cùng, sau khi học xong có người đã đi cùng với người mình kết hôn về thăm cố hương và mang theo con nhỏ nữa. Thầy của họ khi ấy vô cùng khó chịu, song cuối cùng phải thu nhận những người đệ tử bất hiếu này.





Gần đây có một số Phật tử Việt Nam theo học Ðạo với các Thầy Lạt Ma Tây Tạng. Những Phật tử này thường vẫn còn khái niệm Thầy tu không được có vợ. Vì thế nên có một cô Phật tử ở Canada đến nói với tôi rằng: “Con theo học với vị Lạt Ma này được hai tháng nhưng sau khi biết ông ta có vợ thì thôi, không theo học nữa“.
Giá trị đạo đức của một ông Thầy không nên được đánh giá trên việc ông ta có vợ hay không có vợ. Ở Nhật Bản các vị Tăng đa số đều có vợ. Có nhiều chùa, sau khi vị trụ trì mất thì con của họ lên thay thế làm trụ trì. Có hai vị thiền sư Nhật nổi tiếng là Shunryu Suzuki (1905-1971) tác giả quyển “Thiền tâm, Sơ tâm” (Zen mind, Beginner”s mind) và Daisetz Teitaro Suzuki (1870-1966) tác giả bộ “Thiền Luận”. Khi nói về hai vị này, nhiều người gọi họ là Ðại Sư. Tôi tự hỏi không biết những người này có biết là hai Ðại Sư của họ có vợ chăng? Nếu biết thì có còn gọi là Ðại Sư nữa không?
Riêng theo truyền thống Tây Tạng thì có hai loại Lạt Ma. Lạt Ma Tăng không có vợ và Lạt Ma cư sĩ có vợ con. Chữ Lạt Ma (Lama) là dịch từ chữ Phạn Guru có nghĩa là Ðạo Sư, vị Thầy chỉ đạo. Phật Giáo được truyền vào Tây Tạng khoảng thế kỷ thứ 8 do Padmasambhava (Liên Hoa Sanh), vị này là một Ðạo Sư nổi tiếng về Mật Giáo, xuất thân từ tu-viện Vikramasila, một tu-viện lớn ngang hàng với Nalanda. Padmasambhava có hai người vợ và cũng là hai đệ tử lớn. Chính ông đã sáng lập ra phái Nyingmapa (Cổ Mật), trong phái này đa số các Lạt Ma đều là cư sĩ nên chuyện có hay không có vợ không phải là một vấn đề. Sau đó vào thế kỷ thứ 11, có thêm hai phái nữa ra đời là Kagyupa và Sakyapa. Sơ Tổ Tây Tạng phái Kagyupa là Marpa qua Ấn Ðộ học Ðạo với Naropa rồi trở về xứ dịch kinh truyền Ðạo. Ðạo Sư Marpa có vợ và đệ tử xuất sắc nhất của ông là Milarépa, vị này không phải là Tăng mà là một đạo sĩ Du Già (Yogi, naldjorpa). Ðệ tử kế nghiệp Milarépa là Gampopa, một vị Tăng nên bắt đầu từ Gampopa trở đi đa số đều là Tăng, nhưng vẫn còn một phần ba là cư sĩ. Kế nghiệp Gampopa là Karmapa, bắt đầu từ vị này thì có sự tái sinh trở lại ngôi vị mình cho tới Karmapa thứ 16, vị này mới mất năm 1982. Karmapa là vị lãnh đạo tối cao của phái Kagyupa, tương đương với đức Ðạt Lai Lạt Ma. Vị Karmapa thứ 15 cũng có vợ. Sơ Tổ của phái Sakyapa là Sachen Kunga Nyingpo cũng có vợ và hai vị Tổ kế tiếp chính là hai con trai của ông. Ða số Lạt Ma của phái này là cư sĩ, vị lãnh đạo tối cao hiện nay là Sakya Trizin. Vào thế kỷ 14 có phái Guélugpa ra đời, Sáng Tổ là Tsongkhapa, một vị Tăng. Kế thừa sau này là Gendun Drub, Ðạt Lai Lạt Ma thứ nhất. Sau khi chết, vị này tái sinh trở lại mỗi đời, cho tới nay là Ðạt Lai Lạt Ma thứ 14 (Tenzin Gyatso).
Trong bốn phái lớn vừa kể, ba phái đầu được gọi là Hồng Mạo phái (phái mũ đỏ), phái chót là Hoàng Mạo phái (phái mũ vàng). Phái này rất tôn trọng giới luật nên đa số Lạt Ma đều là Tăng. Kể sơ các dòng phái của Tây Tạng để bạn đọc và người nào muốn theo học với Phật Giáo Tây Tạng khỏi bị bỡ ngỡ trước vấn đề “Lạt Ma có vợ”. Với dân Tây Tạng, một vị Lạt Ma có vợ hay không, việc đó không thành vấn đề. Hơn thế nữa, trong giáo lý Mật Tông Tây Tạng (Tantrayana) có những pháp môn mà trong đó hành giả cần phải có vợ hay một người nữ cùng tu để tập chuyển hóa những năng lực tính dục (énergie sexuelle) hầu sớm mau đắc đạo. Ðây là một điều mà Phật tử Việt Nam không thể nào hiểu nổi, nhiều khi còn cho đó là bàng môn tả đạo. Và đây cũng là một lý do mà tôi không muốn truyền bá Phật Giáo Tây Tạng sau sáu năm học Ðạo với các Lạt Ma.
Tạm bỏ qua chuyện Sư Nhật hay Lạt Ma Tây Tạng có vợ, bây giờ nói đến chuyện các vị Sư hoàn tục để cưới vợ. Theo truyền thống Phật Giáo ở các nước Nam Tông như Thái Lan, Miến Ðiện, Tích Lan, Lào, Cam Bốt, các vị Sư tu hành lâu năm hoàn tục vẫn được Phật tử kính nể vì họ quan niệm rằng vị Sư đó dù đã hoàn tục nhưng kiến thức và phẩm chất đạo đức của ông vẫn không mất. Ngược lại trong giới Phật tử Việt Nam thì lại quan niệm việc hoàn tục là một sự thất bại, có nghĩa là vị Sư đó tu hành không đến nơi đến chốn, không có nghị lực để bị sa ngã, v.v… Vì đa số Phật tử quan niệm như thế nên các vị Sư hoàn tục thường có mặc cảm, rồi đoạn tuyệt hẳn với Ðạo Phật, không còn bén mảng tới chùa nữa. Như vậy không những chùa mất đi một vị Tăng mà còn mất luôn một người Phật tử nữa. Ðây là một điều đáng tiếc và quan niệm này hãy còn thiếu nhiều thương yêu hiểu biết.
“Chiếc áo không làm nên Thầy tu” kia mà! Sao chúng ta cứ mãi vô minh cố chấp vào hình thức? Tu là phải như thế này, phải như thế kia!




Không bàn luận tới tính đúng sai của Tịnh Độ Tông và Mật Tông. Tâm của mỗi người rất dễ lừa gạt bản thân vì một lý do mang chữ tình và lý. Người viết khi hành trì cư sĩ tại gia, ban đầu quyết tâm một niệm bỏ dâm dục trong 1 năm, lời lập quyết vững như bàn thạch. Cuối cùng trớ trêu cũng bị cái tâm lừa, lực của tham ái còn khiến chúng sinh chết vì tình ái, hi sinh bản thân tính mạng cái nặng nhất trong bể tình. Huống gì việc khiến bản thân thay đổi khi thời gian đã dài. Người viết được đọc về Niệm Phật thực sinh tâm hoan hỉ bản thân cũng cố gắng niệm phật trừ bỏ tâm tham dục, được về vãng sinh cõi Phật. Trong tâm lúc đó thực xấu hổ, một niệm lơ là tàng thức rất nhanh nghĩ việc ăn uống đồ không phải ta giết thì ăn mặn cũng không sao. Sau đến việc nhìn người nữ bên ngoài cũng là dịp để ta tự răn bản thân phải từ bỏ điều này, xa lánh nữ sắc, rèn luyện được tâm thức trước duyên. Lại thời gian sau việc vọng ngữ này là giao tiếp, không ai không nói dối. Sau đó một thời gian dài, xét lại với Giới, thực tài tình các Giới đa phần đều phạm. Bản thân vẫn tin tưởng rằng với Chú Đại Bi và Niệm Phật, khuyến giáo người tu hành được vô lượng phước thì ắt bản thân ta cũng không tới mức sa địa ngục. Chẳng khác nào tâm của bản thân tự dối trá, lừa cả bản thân mình hay sao?. Nhìn lại ở các nguyên do Mật Tông với Phối Ngẫu thành tựu ngộ tính, nghĩ việc có hòa thượng sát sinh xong tụng chú siêu độ cho tất cả. Lại nghĩ việc trước đây Ca Tì La Vệ cả dân chúng khoảng 1 triệu người. Đức Phật truyền dạy ở phía đông tiểu Ấn Độ. Hiện nay người tu học Phật Giáo có thể gấp hàng chục, thậm chí hàng trăm lần nhưng người thành tựu thực chỉ rất ít. Lại trước đó hành Thiền mà rất nhiều bậc thánh thành đạo, hiện nay theo nhiều dòng phái nhưng bản thân mỗi người nhìn đều có thể nhận ra khó có người tu chứng nhiều, lại ưa tranh cãi hí luận về các pháp cao pháp thấp. Đối diện với ăn thịt bò tại sao không nghĩ rằng ta không ăn, không tham đắm khi đã có lương thực ngũ cốc lại giải thích cho việc này. Đối diện với lấy phối ngẫu tạo ra tính huyền bí, bí mật tại sao không nghĩ rằng ta tu pháp hiển lộ giữ Giới tránh đời sau hiểu nhầm. Đắc quả Thánh tự các ngài luôn Đắc Giới, lại thương yêu chúng sanh chẳng để phải nghi ngờ pháp như vậy mới xứng để cúng dường?. Tại sao thiền định là thứ ta nhìn thấy rõ ở cuộc đời Phật trước khi nhập diệt bèn nhập Sư Tử Hống Phấn Tấn Định và ngay cả cuộc đời Ngài thì ắt không chắc đây là đệ nhất bảo pháp, vi diệu pháp nhưng là con đường chắc chắn đúng để thoát khổ, thoát mọi ràng buộc. Tại sao có kẻ nói thời nay ma ấm thịnh khó tu thiền chứng, bị ma phá hoại, theo các pháp khác có thể được thành tựu lại vội tin thật?. Tại sao các kinh điển nguyên thủy hay gọi Tiểu Thừa xác nhận qua những bản dịch đều khớp cả nguồn gốc lại ít người theo?. Phải chăng là chữ Tiểu và chữ Đại?. Tại sao lại chê Tiểu Thừa tự tu ích kỷ lại vội tin?. Trong khi đó các A La Hán nếu tại thế được hỏi sẽ ban pháp thực quý hơn tất cả bố thí khác?. Người nhiều như núi nhưng chứng thì thực ít so với cả 2500 năm trước người theo Phật chẳng nhiều. Nhìn các chùa và rất nhiều người tu hành thực buồn khi chữ thoái hóa đã xuất hiện. Mong rằng sẽ có các bậc thánh xuất hiện khai trí cho xứng với số lượng người tu đạo. Kinh điển của Phật vẫn còn đó, không nên để cuộc đời lãng phí. Trong khi tranh cãi đúng sai, cái rõ đúng nên thực hành. Đôi khi cái ma ấm muốn phá chính là pháp tu đa phần mọi người đã bỏ qua bởi những từ ngữ phá hoại, những từ thất thiệt lan rộng. Đó là sức mạnh của ma ấm. Nếu không Phật Pháp chẳng tới hồi diệt ở Ấn, nay biến tướng ở Tây Tạng. Là người cùng tu, đừng tranh cãi vô ích, đừng nghe rằng bồ tát độ sinh, đừng nghe vội kinh này phước vô lượng khi in tống, hãy chứng nghiệm khi đã thành tựu tuệ nhãn, người khác muốn có phước vô lượng, kệ họ. Hãy tự mình bước đi, nếu không thành tựu đừng khuyến cáo người khác, do Phật Pháp đã thực rối loạn, quán chiếu Giới Luật nhiều phần đã bị phá. Dù biết không tạo Phước, nhưng có rõ đó là Phước hay Nghiệp?. Khiến một người sai lầm tu hành tội ắt khó đếm được. Không nên phân biệt các tông như Mật Tông, Thiền Tông, Tịnh Độ Tông. Hãy chỉ nên phân biệt Đắc Giới, Phá Giới. Vì Giới là Thầy không phải tông này hay tông kia.