5 UẨN
Bộ đầu não của con người có 5 cơ quan quan trọng mà ta cần phải biết để hiểu rõ về chính bản thân ta có 5 uẩn này hoạt động như thế nào? Nhờ biết được sự hoạt động của những cơ quan đó mà ta mới tu hành đúng chánh pháp. Trong thân thể ta có những thứ ta nhìn thấy được, tim, gan, phèo, phổi, óc… Có những thứ ta không nhìn thấy, nhưng ta biết nó hiện diện, tham sân si mạn nghi. Có những thứ chỉ đức Phật biết, Ngài dạy cho chúng ta 5 uẩn. 5 uẩn này khoa học cũng chưa biết và đây chính là đặc thù của Phật giáo, chỉ có tỳ kheo mới được Phật dạy cho biết. Nhưng sau khi Ananđà, Alahán cuối cùng ra đi, thì không còn ai biết gì về sự hoạt động của 5 uẩn cả. Trong kinh Nikaya, quý vị Alahán có ghi 5 uẩn, nhưng tất cả tăng ni, học giả trên toàn thế giới chả hiểu được, như thế nào là 5 uẩn và 5 uẩn này hoạt động như thế nào? Toàn là suy đoán vu vơ! Đến thế hệ chúng ta, xuất hiện vị Alahán Thích Thông Lạc, Ngài giảng cho chúng ta biết được rõ ràng về 5 uẩn. Và nay, thầy Thanh Thiện triển khai với ngôn ngữ bình dân, giúp tăng ni Phật tử Việt Nam bình dân cùng hiểu sự hoạt động của 5 uẩn. Quý tăng ni, Phật tử hãy ghi nhận rằng, NỘI VIỆC GIẢI THÍCH RÕ RÀNG HOẠT ĐỘNG CỦA 5 UẨN chỉ có ALAHÁN mới làm được. Như vậy, thầy Thông Lạc không phải Alahán là gì nhỉ? Tăng ni và trường đại học Phật giáo trên toàn thế giới MÙ TỊT, chả hiểu 5 uẩn hoạt động như thế nào? Toàn thể tăng ni Phật tử Việt Nam nay hiểu được sự hoạt động rõ ràng của 5 uẩn, hãy đồng thanh thành kính tri ân Alahán Thích Thông Lạc! Người đã khai thị cho chúng ta.
(1) Trước khi tu tập, ta cần phải biết thân 5 uẩn nghĩa là gì? Nhất là cần phải hiểu cho rõ TƯỞNG THỨC. Có hiểu rõ hoạt động của tưởng thức thì ta tu hành mới đạt được mong muốn. Thân ta, não bộ được tạo thành bởi 5 uẩn: Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức. Dĩ nhiên, thân ta được cấu tạo từ nước, lửa, đất, khí. Khi ta chết đi thì cát bụi trở về cát bụi!
a) Sắc: Trung tâm chứa ý thức.
b) Thọ: Trung tâm tiếp nhận cảm giác, đau sướng, buồn vui, cay đắng…
c) Tưởng: Trung tâm chứa tưởng thức. Tưởng thức hoạt động vượt không gian và thời gian. Khi ta ngủ, thường chiêm bao, mộng mị, chính là tưởng thức hoạt động đó! Hoặc ta đang ngồi tưởng nghĩ đến điều gì, thì tưởng thức đang hoạt động đó! Ví dụ ngồi nhà mà tưởng nghĩ người thân ở xa đang làm gì.
d) Hành: Sau khi ta quyết định như thế nào thì cơ quan hành, có hành động theo ý ta muốn. Ví dụ ta muốn ăn thì hành ăn, ta muốn ngủ thì hành ngủ, ta muốn tranh cãi thì hành làm. Hành được ví như thiên lôi, sai đâu đánh đó!
e) Thức: Là trung tâm chứa cơ năng, ngủ yên, cho đến khi ta tu hành đạt được tam minh, thì tam minh điều khiển. Khi cơ năng này hoạt động thì vượt không gian và thời gian. Và mạnh hơn tưởng thức, cho nên điều khiển được tưởng thức.
(2) Tăng ni Phật tử Việt Nam hãy hãnh diện, chúng ta có được Alahán Thích Thông Lạc mới giải thích cho chúng ta hiểu được THỨC UẨN. Thầy Minh Châu tuy có công dịch kinh Nikaya ra Việt ngữ, nhưng Ngài cũng không thể nào biết rõ hoạt động của 5 uẩn và nhất là THỨC UẨN. Chỉ có Alahán mới biết được mà thôi! Tại sao chỉ có Alahán mới biết THỨC UẨN chứ? Tại vì Alahán mới có tam minh để điều khiển thức uẩn hoạt động. Quá rõ rồi phải không? Chúng ta hãy hãnh diện, chúng ta có duyên gặp được Alahán Thích Thông Lạc, thánh nhân khai thị cho chúng ta biết được hoạt động của 5 uẩn mà Phật đã dạy cho nhà tu hành!
(3) Như vậy, chúa Jesus, phật Adiđà, Dilặc, thần linh, ngọc hoàng thượng đế, cùng nhau không hiểu sự hoạt động của 5 uẩn để mà dạy cho chúng ta. Điều này minh xác, họ chính là ĐỒ GIẢ cả nhé! Alahán Thích Thông Lạc mới chính hiệu ĐỒ THIỆT, thánh thiệt đấy ạ!
(4) Giả sử ta là vua hay hoàng hậu thì ý thức là trung thần, luôn luôn có khuynh hướng hướng thượng, muốn ta có đời sống tốt đẹp hơn. Thiện pháp.
Tưởng thức là nịnh thần, luôn luôn muốn ta được thỏa mãn tham dục cho sướng thân, khoái chí, đê mê! Ác pháp.
Giữa ý thức và tưởng thức, là TÂM. Tâm như con nít của ta, TÂM hướng về thiện hay ác thì ta quyết định làm theo như vậy.
(5) Cần phải hiểu: Ý thức chơi tà tà, cho đến khi ta trưởng thành, thì ý thức mới bắt đầu hoạt động, giúp ta biết chuyện đời, biết phải trái, biết học vấn, biết tứ diệu đế… Trong khi đó tưởng thức đã hoạt động từ khi ta chào đời. Hơn nữa, tưởng thức có 33 tầng số tưởng, đại để cho dễ hiểu, giống như âm nhạc, có 7 nốt đô rê mi fa sol la si, mà tạo ra vô số bản nhạc với nhiều ngôn ngữ khác nhau trên toàn thế giới. Trong khi đó tưởng thức có 33 tầng số tưởng khủng khiếp hơn. Cho ta vô số bài tưởng, giúp ta thỏa mãn hoàn hảo tham dục sướng thân! Do đó tâm ta luôn luôn chạy theo TƯỞNG THỨC. Vì vậy, Phật dạy ta pháp NHƯ LÝ TÁC Ý, ta dùng nó như là dây cương mà nài dùng để huấn luyện ngựa bất kham. Ta cũng vậy, ta phối hợp với ý thức phải biết dùng như lý tác ý huấn luyện tâm theo lệnh của ta. Khi ta làm chủ được tâm rồi, tức là ta đã chiến thắng được tham dục của chính ta.
(6) Các tôn giáo khác và phật giả Adiđà dạy cho đồ đệ của họ TÂM là TIM, hay TÂM nằm ở TIM. Nay thầy Thanh Thiện xác nhận rằng: Họ dạy sai rồi nhé. Vậy tâm là gì? TÂM như con nít của ta. Dù ta già, tâm ta vẫn như con nít! Con nít này, nó chạy theo tưởng thức, thì ta hư hỏng. Đam mê tham dục. Tâm chạy qua ý thức thì ta trở thành thánh thiện nhân. Tâm nằm ở đâu? Tâm rong chơi như ngựa bất kham. Khi nào ta đau, hay vui sướng thì nó qua thọ uẩn, khi nào ta tưởng nghĩ, thì tâm chạy qua tưởng uẩn, khi nào suy tư, thì nó chạy qua ý thức ở sắc uẩn. Khi nào ta tranh cãi, đánh nhau, va chạm với tha nhân thì nó chạy qua hành uẩn, khi nào ta ngủ, thì nó ở tưởng uẩn.
(7) Nhờ biết được rõ ràng sự hoạt động của TÂM như con thoi, chạy qua chạy lại nơi 5 uẩn mà thầy Thanh Thiện khám phá ra và san sẻ đến tăng ni Phật tử cùng TƯ DUY nhé. Đó là khi ta có sự va chạm từ bên ngoài, thì chính TÂM giúp ta phản ứng, mau lẹ nhất, rồi tiếp đến ý thức mới giúp ta quyết định theo. Ví dụ, tự nhiên có người đến đánh ta, hay gây sự với ta, thì ngay lập tức, TÂM PHẢN ỨNG lại liền, qua 2 hình thức: Đánh trả lại liền hoặc nhịn. Hay là sừng sộ lại liền hoặc nhịn. Tại sao có 2 hình thức này chứ? Nếu đánh trả hay sừng sộ lại liền, chính là phản ứng tự nhiên. Nhưng NHỊN là nhờ tâm đã được NHƯ LÝ TÁC Ý huấn luyện rồi! Hãy tư duy đi nhé, nếu thầy giải thích chi li thì hết trang giấy đấy ạ! Sau khi tâm phản ứng rồi, tiếp theo thì Ý THỨC mới xuất hiện phân bua mà có quyết định chiến hay hòa?
(8) Cần biết rằng: Ý thức, trung thần, hoạt động rất chậm, rất ngây thơ, gò bó khiến ta bực mình, mất vui. Trong khi tưởng thức, nịnh thần với 33 tầng số tưởng, cho nên tưởng thức, luôn luôn có nhiều chiêu đê mê sung sướng khiến ta không thể nào từ chối! Ta là vua, làm sao từ chối rượu nồng, người đẹp đông cung tây cung, cao lương mỹ vị, ăn ngon, mặc đẹp, hả dạ sướng lòng, khoái tỷ chứ? Như vậy mà ý thức ngăn cản ta! Đâu có được. Chết thì chết, ta phải sướng trước cái đã! Cho nên phải biết dùng như lý tác ý thiện xảo mới kéo tâm ra khỏi đam mê tham dục mà tinh tấn tu hành, giúp ta chứng đạt chân lý. Để cho dễ hiểu, ví như người mê cờ bạc, khi đang mê, có vợ đến rầy la. Người mê bài bảo rằng: Bà bỏ ta thì cứ bỏ, ta không bỏ bài! Bà mê bài thì bà bảo rằng, thà ta bỏ chồng con, chứ ta không bỏ bài.
Bây giờ hành giả đã biết rõ sự quan trọng của như lý tác ý trong việc tu hành chưa? Đây là công ơn trời biển thầy Thông Lạc đã triển khai lời Phật, giảng dạy rõ ràng cho chúng ta đó! Đại thừa, không hiểu, họ cho rằng như lý tác ý là pháp ÁM THỊ! Họ không biết dùng đến. Đã vậy, họ lên tiếng bài bác thầy Thông Lạc là dạy bậy! Chứ nào họ đâu có biết rằng họ là NGU XUẨN hỗn hào xấc xược với bậc thánh Alahán Thích Thông Lạc chứ!
Ghi chú:
(1) Khi ta chứng đạo, vậy tâm ở đâu? Lúc bấy giờ Như Lý Tác Ý đã cột được tâm ở yên nơi SẮC UẨN đó ạ. Nhờ tâm ở yên nơi sắc uẩn mà ta tiến hành nhập thiền định đạt tam minh. Hoàn tất chương trình tu tập GIỚI ĐỊNH TUỆ, đem đạo đức NHÂN BẢN NHÂN QUẢ đến người thế gian, bằng cách giảng dạy cho người thế gian biết rõ tu hành đúng theo Chánh Pháp, ngõ hầu cùng chứng quả như nhau.
(2) Bạn bè đang chơi thân nhau, vợ chồng đang ân ái với nhau... Tại sao lại xảy ra tranh cãi vậy?
- Tại vì TƯỞNG THỨC hại ta đấy. Lý do, trong tưởng thức có 33 tầng số tưởng. Lúc nào tầng số tưởng hợp nhau thì thân nhau, lúc nào tầng số tưởng khác nhau thì ta tranh cãi nhau. Là vậy đó. Cho nên, ta cần biết về hoạt động của tưởng thức. Khi nào muốn cãi nhau, TỐT NHẤT, là lánh mặt, hoặc làm thinh và tác ý đuổi đi, thì mọi chuyện êm đẹp. Hạnh phúc dài lâu nhé.
(3) Các nhà bác học làm việc bằng tưởng thức, phối hợp với ý thức đấy. Bởi vì tưởng thức hoạt động vượt không gian và thời gian. Còn ý thức hoạt động rất hạn chế. Trẻ con xem phim hoạt hình bằng tưởng thức đấy.

CHÚC MỪNG: Rất nhiều Phật tử gởi email cám ơn nhờ thầy Thanh Thiện mà hiểu rõ được chánh pháp! Quý vị hiểu được chánh pháp thì thầy mừng vì thầy đã làm được điều có ý nghĩa cứu người thế gian!
Thầy Thích Thanh Thiện
-----------o0o-----------
Bài pháp 48: NHƯ LÝ TÁC Ý

Tỳ kheo Thích Thanh Thiện
Như lý tác ý là gì? Đó là ta dùng lời nói, ngắn gọn, trực tiếp vào vấn đề mà ta muốn tâm phải quen thuộc. Luôn luôn thường xuyên và trường kỳ ta nhắc nhở tâm thuộc lòng, khi tâm quen thuộc rồi, thì tâm quen làm theo lịnh của ta. Ví dụ: Ta ăn mạng động vật quen rồi, bây giờ bỏ và qua ăn chay, ta bị cồn cào, nôn nao khó chịu và mau đói, khiến ta có cảm giác như yếu sức! bất ổn. Bây giờ ta luôn luôn đọc câu Ta nên ăn chay, ăn mạng động vật tàn nhẫn, ghê gớm quá! Khi tâm quen thuộc rồi, đến một lúc ta quyết định ăn chay. Ta ăn rất ngon và không còn ham ăn mạng động vật nữa. Khi ăn chay quen rồi, ta sẽ gớm ghiết khi nhìn người nhai ngấu nghiến động vật thấy phát sợ! Rùng mình bỏ đi! Ghi nhớ, ta phải nhắc cho tâm quen thuộc trước, rồi mới thực hành.
1) Tại sao ta phải tập cho tâm quen thuộc lời tác ý vậy? Tại vì, tâm như là đứa con nít của ta. Nó đòi gì ta cũng phải chìu theo cả. Nó thường chạy theo chơi với TƯỞNG THỨC, bởi vì vừa chào đời là tâm đã bị tưởng thức lôi kéo theo rồi. Vì vậy tâm quen sống theo tham dục. Bây giờ ý thức ta trưởng thành, ta đọc Tứ diệu đế, ta hiểu được đời ta là tạm bợ và khổ đau sinh già bệnh chết! và ta quyết định tu hành để vượt qua khổ đau, thì ta phải giảm thiểu tham dục. Muốn giảm thiểu tham dục thì ta phải tập cho tâm từ giả lần lần tham dục, tức là xa dần ảnh hưởng của TƯỞNG THỨC. Muốn tâm từ từ xa TƯỞNG THỨC, thì ta phải luôn luôn, thường xuyên và trường kỳ nhắc nhở tâm lời thiện pháp. Nhờ nhớ lời thiện pháp mà tâm mới bằng lòng từ từ xa ảnh hưởng của TƯỞNG THỨC và tiến về làm bạn với Ý THỨC.
2) Làm sao biết lời nhắc nhở đó có hiệu quả với tâm chứ? Thì ta hãy làm một cuộc thí nghiệm với hai em nhỏ cùng đi học. Một bà mẹ dặn con rằng, nhớ nghe con, có đứa nào chọc con, con đừng chống lại, con hãy đến gặp cô giáo nghe con. Con mách cô giáo, Cô giáo phạt nó!! Thế là cô bé nhớ thuộc lòng lời mẹ dặn. Qua hôm sau vào trường có đứa tới chọc ghẹo, bé liền im lặng chạy tìm cô giáo. Còn đứa khác, mẹ dặn rằng: Con vào trường có đứa nào chọc ghẹo con, con đánh phủ đầu nó ngay, con đừng sợ. Có mẹ đây. Thế là, qua hôm sau có đứa vừa tới chọc bé. Bé liền y theo lời mẹ , tấn công trả đủa liền. Đây là bằng chứng, khi mẹ dặn sao, thì bé học thuộc lòng như vậy. Học thuộc lòng chính là nhắc nhở tâm. Tâm nhớ rồi , khi đụng chuyện tâm phản ứng y chang lời nhắc nhở. Bởi vì tâm luôn luôn là phản ứng đầu tiên khi có va chạm về ý thức hay va chạm thân xác từ bên ngoài đưa tới.. PHẢN ỨNG CHÔNG TRẢ TỨC THÌ PHÁT XUẤT TỪ TÂM DO THÓI QUEN HAY LỜI ĐƯỢC LƯU Ý NHẮC NHỞ TRƯỚC. Rồi tiếp đến thì ý thức và tưởng thức can dự vào để giải quyết vấn đề đã xảy đến.
3) Để hiểu rõ với chính bản thân.
a) Ta luôn luôn nhắc nhở, chuyện lớn hoá nhỏ, chuyện nhỏ hoá không. Tâm thuộc rồi, khi ta đụng chuyện, có người tìm đến gây sự. Tự nhiên ta không chống trả, mà từ tốn hỏi . Chuyện gì vậy? Khi biết chuyện rồi, qua ý thức ta xử sự rất tuyệt vời, mọi chuyện đâu cũng vào đấy và êm thuyền mát mái!
b) Được tin chồng ngoại tình. Ta nhắc nhở rằng. Ông về đây, biết tay bà. Ta đánh ông cho biết bà! Thế là thấy chồng vừa bước vào nhà, bà liền nhào tới tấn công ngay. Xào xáo xảy ra!
c) Ngược lại, nếu ta tác ý, chuyện thường tình thế gian, đàn ông ra đường gặp gái là mê! Ổng chịu về nhà là yên rồi. Thôi bỏ qua. Khi thấy chồng vừa về nhà, bà vui vẻ hỏi thăm và không nhắc đến chuyện ngoại tình ngay lúc đó. Thế là trong nhà êm ấm, an vui.
4) Phải biết dùng câu tác ý ngắn gọn hợp với tâm trạng mình, tuyệt đối không nên bắt chước. Tuy câu tác ý đó hay, nhưng hay với người mà chả hợp với mình. Vì vậy phải tự sáng tác câu cho tâm mình dể quen thuộc. Cùng đại ý, nhưng cách hành văn khác nhau. Cho nên, ta cần lựa lời mà tâm ta thích, thì tâm mới mau thuộc và nhớ lâu. Ví như mình đang mang tâm trạng thích cải lương mà dùng câu văn hùng mạnh tác ý, thì tâm ta đâu có chấp nhận, phải không nào?
5) Tác ý có 3 việc phải tập:
a) Tác ý trường kỳ. Thầy Thông Lạc dùng câu tâm trắng bạch như vỏ ốc. Quán ly tham, quán ly sân, quán ly si. Tại sao phải tập tác ý trường kỳ. Là để tâm ta từ chối mọi cám dỗ. Trên đường ta tu hành, có nhiều cám dỗ đến với ta lắm. Nhưng nhờ ta tác ý luôn luôn thường xuyên và trường kỳ như vậy. Tâm quen rồi, cám dỗ tới tâm làm lơ dể dàng dù cho mồi đó ngon cở nào không cần biết. Nếu ta không tác ý trường kỳ thì sao? Thì khi cám dỗ tới ta có sự lựa chọn. Mồi ngon quá, khiến ta không từ chối được, thế là việc tu hành trở thành công giả tràng trong chốc lát. Nên nhớ đừng bắt chước câu tác ý nhé. Hãy sáng tác theo bản tính của minh.
b) Tác ý ngắn hạn, nhằm giải quyết từng thứ ta cần phải thực hiện. Ví dụ, thứ nhứt, ta tác ý để từ giả ăn mạng động vật, rồi qua ăn chay. Khi ta ăn chay quen rồì, bình an rồi, thì ta tác ý giai đoạn ly từng bữa ăn, cho đến khi ta ăn được mỗi ngày một bữa thì dừng lại. Tiếp đến ta cần tác ý gì đó là do ta quyết định. Sau khi ăn mỗi ngày một bữa bình an rồi, thầy Thanh Thiện luôn luôn tác ý Dâm dục, hãy rời khỏi thân ta. Quán ly tham, quán ly sân, quán ly si. Mất hơn 3 năm mới thành công tuyệt vời đấy ạ!
c) Tác ý tức thời chuyện đang khởi lên. Ví dụ, tự nhiên tưởng thức nhắc ta nhớ nhà muốn về. Tác ý liền đuổi đi. Không được, không đi đâu cả. hãy gằn cho mạnh, thì cảm nhận ngay ta không còn muốn đi đâu cả. Hay tự nhiên cơn đói nổi lên. Liền tác ý đuổi ngay. Không được, chưa đến giờ!....
6) Để kẻ ở người đi cùng an lòng. Muốn được an lòng kẻ ở người đi, thầy Thanh Thiện đã tìm được phương pháp, vừa nhẹ nhàng, vừa khoang thai, thoả mái vô cùng. Đó là ta dùng pháp như lý tác ý. Tu tập từ từ cho quen 6 pháp căn bản. Trong thời gian ta tu tập. Rất tự nhiên, người ở lại có cảm nhận sẽ chia tay với người đi. Lâu ngày, cảm giác chia tay đó rất an khang. Khi ta tu tập được rồi, bây giờ ta chia tay vô cùng thoả mái. Người ở thúc hối người đi lên đường và người đi hăng hái mang theo niềm tin tự thắng. Bởi vì những lo âu, sợ sệt, băn khoăn, trăn trở ta đã thử thách hết rồi. Buồn nhớ, ta không sợ, đói khát, ta không lo. Bây giờ thất độc cư là thiên đường để ta hăng say tự chiến đấu với giặc sinh tử đời ta. Rõ ràng phải không? Đây là chiêu mà thầy Thanh Thiện đã thành đạt san sẻ lại cho hành giả đó! Nếu không tu tập thành đạt thì biết gì mà san sẻ? Nghệ thuật chia tay tuyệt vời nhứt là người ở đã đủ thời gian chuẩn bị tâm lý rồi và người đi đã chuẩn bị hành trang đầy đủ rồi. Thành ra sự chia tay không còn gì lưu luyến, lo âu! Khó nhứt đối với ta là ÁI KI ẾT SỬ, mà ái kiết sử dứt được êm ái là 2 chân ta đã đặt được trên thuyền đạo rồi.
7) Đừng bao giờ hiểu lầm, phải trả hết nợ trần gian rồi mới đi tu. Nợ trần gian không bao giờ trả hết. Phật dạy đứng lại thì chìm, đi tới thì trôi dạt. Chỉ có vượt qua. Có nghĩa là đứng lại thì chìm trong dòng sông tham dục. Đì tới thì trôi theo dòng thác tham dục. Chỉ có đi tu thì vượt qua dòng thác tham dục đạt được làm chủ sinh già bệnh chết và vượt thoát không còn tái sinh làm người khổ đau. Đồng nghĩa là nợ trần gian ta đã phủi sạch rồi! Cho nên khi quyết định đi tu thì vứt bỏ chồng con lại cho xã hội. Mỗi người có duyên sinh diệt của họ ta không cần lo gì cả. Khi duyên họ tốt, đôi khi nhờ xa ta, họ có đời sống tốt hơn! Nếu họ vất vả, thì đó là nhân quả họ phải gánh chịu! Còn ta cứ bịn rịn, nghĩ lo cho họ, thì đừng đi tu. Và cũng đừng sắp xếp cho họ làm gì? Ta hãy để đời họ tuỳ duyên mà đến thì tốt hơn.
8) Làm sao chống lại hôn trầm thùy miên, tức là làm biếng, buồn ngủ mê man? Với kinh nghiệm của thầy Thanh Thiện. Thầy đi kinh hành đường dài 6 giờ mỗi ngày. Vừa qua tháng thứ 3 vài ngày, thì tự nhiên, thầy hăng hái tu hành và không còn buồn ngủ nữa. Tuần đầu thì 1 giờ, tuần nhì tăng lên 2 giờ, tuần 3 tăng lên 4 giờ và tuần 5 tăng lên 6 giờ. Có thắc mắc rằng: Tại sao Đức Trưởng lão dạy diệt trừ hôn trầm thùy miên khác thầy vậy? Tại vì Đức trưởng lão dạy cho người đã biết tu. Còn thầy Thanh Thiện hướng dẩn người chưa biết tu, bắt đầu làm quen pháp Phật. Một khi làm quen được pháp Phật rồi thì việc tu hành dể dàng mà thôi.
9) Làm sao chống lại trước giờ ăn bị đói? Trước giờ ăn cảm thấy bị đói, là do tưởng thức nhắc ta. Chứ thực sự ta chưa đói đâu nhé. Vì vậy, trước giờ ăn, ta đi kinh hành, hay kiếm việc gì làm, đến đúng giờ thì ta ăn. Làm như vậy vài lần, thì tâm quen và trước giờ ăn không còn cảm thấy đói nữa. Tuyệt vời, khi quen rồi, là sau giờ ăn không thấy đói. Và có chuyện lạ xảy ra, khi ăn xong, lúc nào cũng cảm giác no, không thèm nghĩ đến ăn uông gì cả. Dù đồ ăn bày trước mặt cũng không màng!
10) Làm sao ở độc cư mà không bị tưởng thức nhắc ta buồn? Chú tâm vào việc tu tập 6 pháp căn bản và pháp ta đã chọn. tỉnh giác hướng tâm, quen rồi, quên hết chuyện xảy ra chung quanh. Kế cả thời gian đang lặng lẽ êm đềm trôi qua. Nếu có niệm khởi nổi lên, dùng tác ý tức thời đuổi ngay.
11) Ăn một bữa có bình an không? Thầy Thanh Thiện đã kiểm chứng bằng đi fitness, tập thể dục như một vận động viên chuyên nghiệp, hơn 12 tháng, vẫn thấy bình an và khoẻ mạnh. Từ đó thầy cam kết rằng đối với công nhân lao động ăn mỗi ngày một bữa vẫn tốt, mà còn dư tiền dùng vào việc khác. Thêm vào nhờ ăn mỗi ngày một bữa thuần thục, thì bịnh tham dâm từ từ tan biến tuyệt vời, bình an!
12) Làm sao chống lại khòm lưng và đau lưng? Hãy tập đi nhiều và thẳng lưng lên, khi ngồi chú ý thẳng lưng và đặt ghế ở mông đít rồi ngữa người ra như tập thể dục, Khi quen rồi, thì tự nhiên sung sức và không còn bị khòm lưng và đau lưng nữa. Thầy Thanh Thiện, lúc 65 tuổi bị đau lưng, làm biếng bởi vì mang tội tham dâm! Năm 67 nhờ gặp được thầyThông Lạc khai thị CHÁNH PHẬT PHÁP và quyết tâm tu tập như trên. Sau 4 tháng thì khoẻ mạnh phi thường và không cón bị đau nhứt gì cả. Đến giờ ngủ, thì tác ý ngủ. Muốn dậy giờ nào, tác ý cùng lúc với giờ ngủ. Thì đúng giờ tự động tỉnh thức tuyệt vời KHÓ TIN mà có thật! Nhớ khi tác ý hãy gọi tên mình nhé. Nhờ đó tâm nhớ rõ làm theo lịnh ta. Nếu gọi tên người khác, tâm không làm theo ý ta đâu nhé!
13) Làm sao trị bịnh khó ngủ: Tác ý trước giờ ngủ và cùng lúc tác ý giờ dậy. Khi tâm quen rồi. Muốn ngủ giờ nào, muốn dậy lúc nào, tác ý là tâm quen làm việc đúng giờ ta muốn.
14) Bộ tâm là thần thánh hay sao mà biêt giờ giấc chứ? Khó tin quá! Chả thần thánh gì cả nhé. Tâm không biết giờ, nhưng tâm quen LÚC. Do ta dùng như lý tác ý, tâm quen lịnh rồi thì hành y như vậy. Chánh Phật pháp là phải tu tập thể nghiệm trên thân thì thấy kết quả rõ ràng, chứ chả có thần linh gì đâu nhé!
15) Làm sao kiểm chứng để biết sự thật chứ? Cho bé 3 tuổi xem phim hoạt hoạ, 9 am và tắt lúc 9:20. Vài lần, rồi quan sát bé. Bé đâu biết nhìn đồng hồ. Nhưng đúng 9 giờ bé tự động đến mở tv xem phim và 9:20 dù phim còn, bé cũng tắt. Điều nầy minh xác rằng tâm bé làm việc theo thói quen
16) Ta bị đầu độc bởi pháp tu cầu nguyện van xin ỷ lại của đại thừa từ hơn 2,500 năm qua. Bây giờ gặp chánh pháp QUÁ MỚI LẠ, ta còn ngở ngàn, ngơ ngác như nai vàng đạp trên lá vàng khô. Vì vậy, ta cần phải tập từ từ cho tâm quen chánh pháp và dần dần đuổi tà pháp ra khỏi thân ta. Đừng có vội! Tâm như con nít. Tập từ từ, VỪA CHƠI VỪA HỌC cho tâm quen. nếu nóng lòng thúc hối, thì sẽ bị ỨC CHẾ TÂM gây cho ta tâm trạng bất an mà bỏ cuộc đấy nhé.
Nghệ thuật của thầy Thanh Thiện hướng dẫn cho người mới tập tu hành, là tập từ từ cho quen pháp Phật. Khi quen thuộc rồi, từ từ đẫy tham dục đã ngự trị thân tâm ta từ lâu. Lúc nào đẫy sạch được ác pháp thì thiện pháp từ từ tăng trưởng chiếm trọn tâm ta. Tức là ta đã làm chủ được tâm rồi. Khi ta làm chủ được tâm là ta đã toàn thắng với tham dục của chính bản thân ta!
GHI CHÚ:
Hành giả có biết tại sao ta tu hành thất bại không? Tại vì ta mang theo QUYẾT TÂM HÁO THẮNG. Chính sự háo thắng khiến ta ỨC CHẾ TÂM. Khi bị ức chế tâm thì ta lo chống trả. Càng chống trả thì càng tuyệt vọng! Do đó, tu hành theo chánh pháp là tà tà, đừng quan tâm đến thời gian, đừng quan tâm chuyện sẽ đến. dùng pháp như lý tác ý tập cho quen 6 pháp Phật cơ bản. Khi pháp cơ bản quen thuộc, thông thạo rồi, lúc đó nhập dòng thánh chiến đấu với giặc sinh tử mang theo niềm tin thoả mái, êm đềm chiến đấu và chiến thắng thành công!

-----------------o0o--------------------

TU TẬP 6 PHÁP CĂN BẢN
Tỳ kheo Thích Thanh Thiện
Cùng qúy tăng ni Phật tử thân thương thương kính thầy Thông Lạc. Khi qúy vị thương kính thầy Thông Lạc, tức là qúy vị đã mặc nhiên thừa nhận rằng, Ngài đã khai sáng CHÁNH PHẬT PHÁP đem niềm hi vọng đến cho chúng ta cùng tu tập đúng pháp Phật, ngõ hầu chúng ta cùng đạt được làm chủ sinh già bệnh chết và vượt thoát không còn tái sinh làm người khổ đau cho đời ta.
Tỳ kheo Thích Thanh Thiện, là đệ tử của Đức Trưởng Lão, nhờ sư phụ khai thị và đã tu hành thành đạt. Nay Thanh Thiện san sẻ đến qúy vị để cùng đạt được chân lý mà Alahán Thích Thông Lạc đã truyền bá đến đại chúng. Tỳ kheo Thanh Thiện san sẻ là san sẻ những gì mình đã TU TẬP đạt thành, tuyệt đối, Tỳ kheo Thanh Thiện không bàn đến lý thuyết vu vơ, phù phiếm, nói được mà không làm được, phí thì giờ của qúy vị.
Trước hết, quý vị nên ghi nhận rằng: Thời Phật khác hẵn với thời đại chúng ta, vì vậy, tùy TÌNH THẾ mà chúng ta tạo ra TÌNH CẢNH THÍCH HỢP để tu hành. Điều quan trọng là ta vẫn tu hành đúng pháp Phật, hoà hợp nhịp nhàng đúng với trạng thái hiện thời của mỗi người chúng ta.
Thời đại chúng ta, khoa học phát triển vượt bực phụng sự nhân loại hoàn hảo về mọi mặt và cha mẹ, người thân thương đã nuôi dưởng, o bế ta hưởng thụ THAM DỤC tuyệt vời ở thế gian. Tâm ta đã tiêm nhiễm và ghiền nghiện tham dục từ lâu rồi. Tuy qua TỨ DIỆU ĐẾ, ta thừa nhận rằng ta cần phải tu hành để vượt thoát khổ đau cho đời ta. Nhưng những thói quen THAM DỤC, ta không thể nào từ bỏ được. Vậy làm sao ta tu hành được đây?
Đây là trọng tâm vấn đề mà tỳ kheo Thanh Thiện đã khám phá ra được nhờ tu hành đúng pháp Phật. Tỳ kheo Thanh Thiện san sẻ đến qúy hành giả và giúp hành giả đạt được NHƯ Ý.
Hành giả cần phải tu tập làm quen từ từ và tiến đến thuần thục 6 pháp căn bản sau đây:
1) Ngồi kiết già lưng thẳng,
2) độc cư,
3) định niệm hơi thở,
4) đi kinh hành,
5) định sáng suốt,
6) Ăn mỗi ngày một bữa.
Những điều cần ghi nhớ:
1) Ta tu tập là huân tập cho tâm làm quen và nhớ. Do đó, ta tu tập lúc đầu với thời gian rất ngắn, khi tâm quen thuộc rồi, ta tăng từ từ thời gian lên. Tuyệt đối, đừng bao giờ tăng quá nhanh mà hỏng việc.
2) Phải tu tập chính xác thời gian mà ta quy định. Khởi tập và kết thúc phải chính xác. Ví dụ, ta quy định 7 giờ PM và ta tập pháp đó 10’, thì đúng 7PM và tập đúng 10’ phải ngừng. Nên nhớ là ta chỉ tập cho tâm quen thuộc
3) Trước khi tập pháp nào, ta phải tác ý, và khi ngưng, ta cũng phải tác ý. Tác ý là ta tập cho tâm nghe theo quen thuộc mịnh lịnh của ta. Nhờ pháp như lý tác ý trở nên thiện xảo, ta điều khiển được tâm. Có nghĩa là ta tu tập từ từ để làm chủ được tâm.
4) Phải tu tập hàng ngày, giống như ta tập thể dục. Ta tu tập như chơi, đừng quan tâm, đừng lo lắng, đừng mong đợi gì cả, hãy để tự nhiên cho pháp Phật từ từ nhập tâm, khiến tâm thành thói quen không bỏ được. Có nghĩa là khi tu tập ta chỉ chú ý vào cơ thể ta, ta nghiệm xem những gì xuất hiện trên thân ta, thân tâm ta biến thể như thế nào, Đây là bí quyết tu hành của chánh pháp.
5) Tu tập có 2 giai đoạn:
A.- GIAI ĐOẠN TẬP LÀM QUEN TỪNG PHÁP:
1) Ngồi kiết già lưng thẳng, đối với người chưa biết, chỉ ngồi 2 phút thôi. Người lớn tuổi, có thể dựa lưng vào tường. Nhớ tác ý "ngồi kiết già lưng thẳng, ta biết ta đang ngồi kiết già lưng thẳng, quán ly tham, quán ly sân, quán ly si". Khi chấm dứt, ngừng tác ý "ta biết ta đang ngừng, quán ly tham, quán ly sân, quán ly si". Những ai đã ngồi được rồi, thì cứ ngồi bình thường.
2) Độc cư. Mỗi lần ngồi ở trong phòng kín, 10 phút không tiếp chuyện, không nghe, không biết, không nhìn, không nghĩ gì cả. Cho dù bên ngoài đang có chuyện gì xảy ra, mặc kệ, ta không cần biết. Tác ý "Độc cư ta biết ta đang độc cư". Hết giờ, ngừng, Tác ý "ta biết, ta đang ngừng".
3) Chọn một định niệm hơi thở trong sách thầy Thông Lạc dạy. tập 5 phút, tác ý "thở, ta biết ta đang thở", thở ra hít vào rồi yên lặng chú ý hơi thở ra vào ở nhân trung. Hết giờ, ngừng, tác ý "ta biết ta đang ngừng"
4) Chọn một pháp đi kinh hành trong sách thầy Thông Lạc dạy. Tu 10 phút, tác ý "Đi kinh hành ta biết ta đang đi kinh hành", khi ngồi xuống "ngồi xuống ta biết ta đang ngồi xuống", khi ngồi yên, tác ý "thở ta biết ta đang thở", thở ra, hít vào. Đứng dậy, tác ý "ta biết ta đang đứng dậy". Đi, tác ý "ta biết ta đang đi kinh hành" …. nhớ sau câu tác ý kèm theo.
5) Định sáng suốt: 1phút. Ngồi yên, thân không cục cựa, trí không nghĩ, tâm không niệm khởi. Tác ý "ta đang tu tập định sáng suốt", hết giờ, ngừng, tác ý "ta biết ta đang ngừng".
6) Ăn mỗi ngày một bữa: Chỉ cần tác ý luôn luôn, thường xuyên và trường kỳ cho tâm quen thuộc. Khi tâm quen thuộc rồi, thì ta thực hiện ly từng bữa và ăn mỗi ngày một bữa dễ dàng mà thôi. Tác ý "Ta hãy ăn cho được mỗi ngày một bữa, người ta ăn được, ta cũng ăn được mà thôi". CẦN NHỚ, Tác ý, dễ nhàm chán, nhưng ta phải làm vì đó là điều ta nhắc nhở cho tâm quen thuôc. Khi tâm quen thuộc lịnh của ta rồi. Lúc đó ta mới ngạc nhiện! TA ĐÃ LÀM CHỦ ĐƯỢC TÂM RỒI!
B- GIAI ĐOẠN PHỐI HỢP CÁC PHÁP THÀNH BÀI TẬP THƯỜNG XUYÊN.
Sau khi ta tập quen được 6 pháp trên. Bấy giờ ta phối hợp các pháp thành bài tu hành. Cứ mỗi pháp tập hết giờ là ta phải nghỉ vài phút, khi nghỉ ta dùng định sáng suốt.
Độc cư, phối hợp ngồi kiết già, phối hợp với định niệm hơi thở, phối hợp với đi kinh hành, phối hợp với định sáng suốt.
Sự phối hợp là do hành giả tự thiết kế theo tâm trạng của mình. Lúc đầu với thời gian ngắn cho quen, khi quen rồi thì tăng dần thời gian chiếm trọn thời gian của đời ta.
TU TẬP 6 PHÁP CĂN BẢN CÓ LỢI NHƯ THẾ NÀO?
1) Tâm ta có thói quen sống trong tham dục, ác pháp, bây giờ ta tập cho tâm từ bỏ ác pháp, từ giả tham dục từ từ và quen sống trong thiện pháp. Có nghĩa là ta ly dục ly ác pháp từ từ, giúp tâm làm quen, không làm khổ ta, không làm khổ người và không làm khổ chúng sanh. Qua THÂN MIỆNG Ý Đúng chốc lời Phật dạy.
2) Khi ta tập quen và thuần thục 6 pháp cơ bản, bây giờ duyên đến ta quyết định nhập dòng thánh tu hành, thì hành trang đã sẵn sàng, ta không còn sợ gì nữa. Độc cư, cô đơn ta không sợ, Ăn mỗi ngày một bữa, thèm và đói, ta không sợ. Ái kiết sử, ta cũng không còn gì lưu luyến bởi vì ta tập đã quen rồi. Các pháp căn bản ta đã quen thuộc rồi, bây giờ phối hợp với một pháp mà ta chọn thì quá tuyệt vời, giúp ta tự tin tinh tấn tu tập đến thành công.
3) Ngược bằng, ta không từ giả được tham dục, ta không từ bỏ được ái kiết sử… thì ta cứ bình thảng tập như tập thể dục, đến khi ta tiến đến CẬN TỬ NGHIỆP, ta sẽ đón nhận được 2 điều lợi lớn.
A) Nhờ ta đã quen thuộc pháp Phật, tình trạng lúc bấy giờ, nhờ phản ứng tự nhiên trong thân tâm ta, giúp ta chứng quả vào phút lâm chung. Trường hợp nầy, nhiều nhà tu hành thời Phật đã chứng quả vào giờ phút lâm chung.
B) Nhờ ta hướng tâm NUÔI DƯỞNG TÂM TU, ta sẽ vượt qua, không bị tái sanh làm súc vật. Và ta sẽ thành người gặp nhiều duyên tốt hơn. Đây là Phật dạy, đứng lại thì chìm, đi tới thì trôi dạt, chỉ có vượt qua. Có nghĩa là chỉ có tu hành thì mới thoát nợ nhân quả mà thôi.
ĂN MỖI NGÀY MỘT BỮA ĐỪNG LO SƠ.! Thầy Thanh Thiện đã kiểm chứng 1 năm bằng đi fitness tập thể dục y như một vận động viên chuyên nghiệp, mỗi ngày 2 giờ. Tình trạng sức khoẻ rất tốt, mang tâm trạng bình an, thoải mái vô cùng. Thầy cam đoan rằng người làm việc lao động vẫn ăn mỗi ngày một bữa bình an và dư tiền dùng vào việc khác. Đặc biệt là hết muốn THAM DÂM!
GHI CHÚ:
1) Thỉnh cầu qúy tăng ni Phật tử nhiệt tình copy bài pháp nầy cùng chuyền tay gởi đến bạn bè gây nên phong trào tu tập pháp Phật, nhằm tác động cho nhau tu hành theo chánh pháp. Mọi người muốn tu tập, nhưng vì thiếu nguồn động lực thúc đẫy, ta thực hành. Vì vậy, chúng ta nên tạo sự hổ tương gây nên nguồn động lực thúc đẫy ta tu tập.
2) Cứ tà tà tập cho tâm quen, giống như ta tập cho trẻ con vừa chơi vừa học. Đừng bao giời lo lâu, hối thúc sẽ bị rơi vào tình trạng ỨC CHẾ TÂM đấy nhé!

-------------o0o---------------

PHẬT GIÁO là TÔN GIÁO KHAO HỌC và SIÊU KHOA HỌC

Nhà bác học trứ danh, sáng chế bom nguyên tử, ALBERT EINSTEIN tuyên bố rằng: Một khi nhân loại tiến bộ văn minh, tôn giáo tồn tại sau cùng sẽ là Phật giáo, bởi vì, Phật giáo là TÔN GIÁO KHAO HỌC và SIÊU KHOA HỌC. Nhưng, nhà bác học Einstein chưa giải thích thế nào Phật giáo là tôn giáo khoa học? và thế nào Phật giáo là tôn giáo siêu khoa học?
Hôm nay, thứ Tư, ngày 23, tháng 1 năm 2013. THANH THIỆN, đệ tử của Ngài Alahán Thích Thông Lạc giải nghĩa rõ ràng cùng bàng dân thiên hạ như sau:
1- Thế nào gọi là KHOA HỌC?
Nghĩa là công thức, là chân lý, là sự thật không bao giờ thay đổi theo thời gian, không gian và thời tiết. Vì nó là công thức, cho nên bất cứ ai biết sử dụng công thức thì có đúng kết quả như nhau. Ví dụ: muốn có nước thì lấy 2 hydro + 1 oxy dùng dòng điện xúc tác thì có nước. Dĩ nhiên phải kèm theo vài điêu kiện nữa. Vì đây là chương trình phổ thông không cần giải thích thêm.
2- Thế nào gọi Phật giáo là tôn giáo khoa học?
Pháp Phật là công thức, là chân lý, là sự thật không bao giờ thay đổi theo thời gian, không gian và thời tiết. Pháp Phật là công thức. Bất cứ ai biết xử dụng đúng pháp Phật thì thì chứng đạo. Dĩ nhiên phải kèm theo vài điêu kiện nữa.
Ví dụ 1): Công thức: ĂN CHAY mỗi ngày một bữa. Người nào ăn chay được mỗi ngày một bữa, thì không còn ham muốn gì nữa. Thất tình lục dục từ từ tan biến ra khỏi thân tâm.
Điều kiện: ĐỘC CƯ, NGỦ ít, dùng pháp như lý tác ý nhắc nhở tâm thường xuyên và trường kỳ.
Ví dụ 2) Công thức: DẪN TÂM VÀO ĐẠO. Người nào đưa thiện pháp thường xuyên vào tâm và thiện pháp nằm lì trong tâm thì chứng quả Alahán.
Điều kiện: ĐỘC CƯ, NGỦ ít, dùng pháp như lý tác ý nhắc nhở tâm thường xuyên và trường kỳ.
Ví dụ 3) Công thức: Giới pháp. Người nào gìn giữ giới pháp miên mật, cho đến khi giới pháp không rời khỏi thân tâm thì chứng quả Alahán.
Điều kiện: ĐỘC CƯ, NGỦ ít, dùng pháp như lý tác ý nhắc nhở tâm thường xuyên và trường kỳ.
Ví dụ 4) Công thức: Từ bỏ THAM SÂN SI MẠN NGHI. người nào từ bỏ vĩnh viễn, một trong 5 triền cái thì 4 triền cái còn lại chạy theo ra ngoài, chứng đạo.
Điều kiện: ĐỘC CƯ, NGỦ ít, dùng pháp như lý tác ý nhắc nhở tâm thường xuyên và trường kỳ.
3- Phật giáo là tôn giáo siêu khoa học nghĩa là gì?
Có nghĩa thực hiện công thức khoa học đưa ra một kết quả cố định. Trong khi đó, tu hành đúng Phật pháp đưa đến một kết quả tuyệt vời hơn kết quả ước đoán. Điều nầy đúng sự thật, đã có hàng ngàn hành giả chứng quả Alahán. Khoa học chưa chứng minh được.
Từ đó, Ngài Alahán Thông Lạc dạy cho hành giả rằng; BẤT CỨ HÀNH GIẢ NÀO TU TÂP PHÁP PHẬT TRONG THIỆN PHÁP Và PHÁP PHẬT NHẬP TÂM HOÁ ĐỜI SỐNG HÀNH GIẢ thì hành giả đó chứng đạo.
LƯU Ý: Phật dạy, Alahán Thích Thông Lạc diễn giảng đúng pháp Phật, Thanh Thiện chỉ triển khai qua nhận thức học được từ Thầy Thông Lạc. Tuyệt đối, không có gì là của Thanh Thiện cả. Tất cả là do sự khai sáng trí tuệ cho hành giả của Đức Trưởng Lão Thích Thông Lạc. Công trình diễn giảng Phật Pháp của Ngài. Nhân loại đời đời ghi ơn.
Triễn khai: Ví dụ, một người chơi bài. Lúc đầu chơi cho vui, nhưng, ngày nào ta cũng chơi, đêm nào ta cũng luyện, đang ăn đang đi làm, trong mọi hoạt động, ta đều tư tưởng đến, đêm ngủ ta mơ đến. Rồi thì, ta ghiền không bỏ được. Lúc bấy giờ, hình ảnh bài đã nhập tâm hoá đời ta rồi!
Nếu, hành giả nào thực hiện Pháp Phật vào tâm được như vậy. Khi tâm đã mang trọn thiện pháp và không thể nào từ bỏ được. Thì chứng đạo. Pháp Phật là khoa học, là chân lý.
Ngài Alahán Thích Thông Lạc xác tín rằng: “Ta chỉ diễn giảng đúng lời Phật dạy. Phật dạy không thừa, không thiếu, không mâu thuẩn, Ta diễn giảng xong, ta hướng dẫn phương pháp hành đúng Pháp Như Lai. Tất cả được lưu lại tại TU VIỆN CHƠN NHƯ. Ta từ giả các con và chúc các con hãy ôm chặt Pháp Phật, tinh tấn tu hành thì sẽ gặp ta”.