kết quả từ 1 tới 9 trên 9

Ðề tài: MẠC NA THỨC VÀ A LẠI DA THỨC

Threaded View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Mặc định MẠC NA THỨC VÀ A LẠI DA THỨC

    (Tham khảo)

    Hỏi: Kính thưa Thầy! Mạc na thức như người giữ kho. A lại da thức ví như cái kho chứa nhóm tất cả chủng tử thiện ác. Khi người chết, thân, thọ, tâm, pháp đều hoại diệt chỉ còn Mạc na thức và A lại da thức đi đầu thai. Có phải vậy không thưa Thầy?

    Ðáp: Ðó là những danh từ trong kinh Duy Thức thuộc tạng kinh phát triển, để chỉ cho sự huân tập thành khối nghiệp lực (A lại da thức và Mạc na thức), được xem là người giữ kho và cái kho tích trữ tạo thành nghiệp lực.

    Theo kinh Nguyên Thủy, nghiệp lực không có thức, tức là không có cái biết. Do sự vô minh tương ưng nghiệp tái sanh luân hồi, chứ không có cái thức đi tái sanh.

    Các nhà duy thức học, chỉ tưởng ra màthôi, nên tưởng ra người giữ kho và cái kho đitái sanh (Mạc na thức và A lại da thức đi tái sanh).

    Sự thật trong kinh Nguyên Thủy dạy không có thức nào đi tái sanh luân hồi, chỉ có nghiệp thiện, ác đi tái sanh mà thôi. Nghiệp thiện ác, tức là do hành động nhân quả thiện ác tạo thành nghiệp.

    Kinh sách Phát triển đã lầm lạc vì bị thế tục hóa, nên biến linh hồn mê tín trong dân gian thành thần thức và khéo lý luận đặt tên là Mạc na thức và A lại da thức đi tái sanh luân hồi để xây dựng thế giới linh hồn người chết, để sanh ra cái nghề tụng niệm, nếu không có linh hồn thì các thầy đều thất nghiệp.

    Phật giáo nguyên thủy đã dạy: “Trong thân người gồm có 5 uẩn: 1 - sắc uẩn; 2 – thọ uẩn; 3 – tuởng uẩn; 4 – hành uẩn; 5- thức uẩn”.

    SẮC UẨN còn gọi là sắc ấm họat động gồm có sáu thức: Nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức. Gọi chung là SẮC THỨC. Khi một người sống bình thường suy nghĩ, nói nín hay họat động làm bất cứ một việc gì, nói bất cứ một điều nào hay suy nghĩ bất cứ một điều gì thì sắc thức họat động tức là nhóm sáu thức trong đó có ý thức họat động. Ý thức còn gọi là TRI THỨC là TRI KIẾN.

    TƯỞNG UẨN họat động khi nào lục thức ngưng hoạt động. Lục thức ngưng hoạt động là lúc chúng ta đang nằm ngủ chiêm bao. Trong giấc chiêm bao chúng ta cũng nghe, thấy, biết, ngửi, cảm giác rõ ràng. Cái biết trong chiêm bao gọi là TƯỞNG THỨC. Như vậy, tưởng thức và ý thức là hai thức chỉ giống nhau là cái biết, nhưng cái biết này có thì cái biết kia dừng lại. Có đúng như vậy không quý vị?

    THỨC UẨN họat động chỉ khi nào sắc uẩnvà tưởng uẩn ngưng họat động. Muốn sắc uẩn và tưởng uẩn ngưng họat động thì phải nhập định thứ tư. Nhập định thứ tư là phải tịnh chỉ hơi thở. Khi tịnh chỉ hơi thở thì thức uẩn hoạt động. Thức uẩn họat động tức là Tam Minh. Tam Minh gồm có: Túc mạng minh, Thiên nhãn minh, Lậu tận Minh. Tam Minh còn gọi là “TUỆ”. Tuệ Tam Minh là cấp học thứ ba, cấp học cao nhất của Phật giáo. Phật giáo có ba cấp học gồm có: “GIỚI, ÐỊNH, TUỆ”. Như vậy, Phật giáo không có Mạc na thức và A lại da thức. Có đúng như vậy không quí vị?

    THỌ UẨN là sự cảm thọ của ba thức, khi các thức họat động thì thọ uẩn có mặt.

    HÀNH UẨN là sự họat động của ba thức, khi ba thức họat động thì hành uẩn có mặt.

    Cho nên, Mạc na thức và A lại da thức là tưởng tri của kinh sách phát triển tưởng ra, vốn để chia chẻ tâm thức con người ra nhiều mảnh. Ðó là ý đồ làm lệch hướng Phật giáo chân chánh, để biến tôn giáo Phật giáo thành một tôn giáo mê tín, đầy lý luận, đầy ảo giác tưởng tri.

    (Trưởng lão Thích Thông Lạc, trích ĐVXP, tập 7, TG.2011, tr.65-68)

    Nguồn: ĐVXP, tập 7
    Last edited by Bkav; 30-03-2018 at 06:12 PM.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •