kết quả từ 1 tới 8 trên 8

Ðề tài: Bài giảng của Thầy giác Khang Về Chân Tâm, Tiểu Thừa, Đại Thừa, Alahán, Phật, Tịnh Độ

Threaded View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Mặc định Bài giảng của Thầy giác Khang Về Chân Tâm, Tiểu Thừa, Đại Thừa, Alahán, Phật, Tịnh Độ

    Bài Giảng kinh 66 tuần 17 rất hay của thầy giác khang: nghe xong sẽ có sự hiểu biết hơn nữa về chân tâm,
    sự khác biệt nam tông, đại thừa, Alahán, Phật, Thế giới tịnh độ , thế giới chu kỳ, kinh lăng nghiêm.....

    thầy giải thích vì sao kinh lăng nghiêm bị diệt trước tiên.

    Kinh 66 tuần 17 tập 1:
    https://www.youtube.com/watch?v=uoTFVCuHBoI

    Kinh 66 tuần 17 tập 2:
    https://www.youtube.com/watch?v=I8rpH8HAXAQ&t=10s

    Đây là nội dung đánh máy


    Bài giảng
    KINH SÁU – SÁU
    Lần 4 – Tuần 17
    Ngày 16/12/ Nhâm thìn (27/01/2013)

    Kính lạy Đức Thầy Thích Ca Mâu Ni Phật. Mô Phật. Hôm nay ngày 16 tháng chạp, cũng là ngày chủ nhật, là ngày thường lệ, chúng ta trao đổi về giáo pháp.

    Thì hôm nay chúng ta bắt đầu đi vào bài giảng.

    Nhưng trước khi đi vào bài giảng tôi chú ý phật tử một chút. Hôm qua rằm, chúng ta có hỏi về vấn đề nghỉ tết, thật ra các Sư thì không có tết, tết là ngày

    rằm tháng 7, còn tết này là tết của ngoài đời, của phật tử. Nhưng mà thường thường ngày tết thì nó rộn ràng lắm. Tôi cũng biết vậy đó, tôi sợ phật tử bận

    rồi không có thể đến nghe được, thì tiếc bài pháp, mình vắng một kỳ thì kỳ tới khó tiếp tục. Cho nên tôi hỏi coi có thể đến được hay không hoặc là mình

    nghỉ, như Sư cô Ngọc Trường bắt đầu bữa nay nghĩ ăn tết rồi đó, thỉnh tôi 17 không có lên, 17 tháng giêng mới được. Ở đây tôi lấy làm lạ là tất cả đều

    muốn đi nghe, nhưng mà sự thật không phải vậy. Nói vậy mà không phải vậy.

    Thì hồi sáng có phật tử bạch tôi là phật tử kính Sư rồi sợ, cho nên muốn đi nghe mà nói là không nghe rồi không dám đưa tay lên. Nhưng mà thật sự tết ai

    cũng bận hết, người cư sĩ mà, lo rước ông bà, lo bà con đến thăm nom, qua tết mới có rãnh được, thành ra bữa đó chắc đến ít, không có đến đông được.

    Thì Sư thấy sao? Tôi nói nếu vậy thì nên nghỉ, mà tại sao tôi hỏi phật tử không ai đưa hết. Hôm qua tôi không để ý, phải tôi hỏi ngược lại một cái coi sao

    “Nếu ai mà không đi nghe pháp thì giơ tay lên? Thì có lẽ không ai đưa. “Nếu ai mà bận rộn, nghĩa là bữa 23 mà không đi nghe pháp thì đưa tay lên? Thì

    chắc có lẽ là nó khác. Nhưng mà tôi sơ ý một chút. Thì có phật tử bạch vậy. Thì tôi thấy, thôi 23 mình nghỉ. Thì quý vị có thể vô ủy lạo xong, quý vị về. Chớ

    còn nếu trong đây nghe pháp, cái thân ở đây mà cái tâm ở nhà, thì cũng kính tôi thôi, thì tôi thấy như vậy tôi không vui.

    Nghe pháp, thân ở đây thì tâm ở đây. Bị tôi giảng pháp bây giờ tôi giảng 45’-50’ hà, còn 1 tiếng mấy để phật tử giảng, trao đổi với tôi, tôi nghe, thì cái đó

    đòi hỏi cái tâm phải ở tại đây tức là phải có một số vốn đầy nhóc trong alaya. Chúng ta làm cái gì phải làm thiệt, thà là không giảng.

    Thì cái giảng này là do phật tử tha thiết thỉnh, nhất là ông Vân Toàn, ông Thiện Khánh, ông Thiện Đức, ông Vân Thái, tinh là gạo cội không hà, muốn tôi

    tiếp tục giảng lại. Thì tôi tính mấy ổng hiểu rành hết rồi. Ổng nói “Chớ vậy chiều sâu không rành đâu.” Tôi nói kỳ nầy tôi giảng lại thì khó à, tức là trả bài

    mỗi người đấy, thì xong rồi tôi mới giảng tiếp, còn không thì thôi. Cái tánh tôi không làm thì thôi, mà làm thì phải làm cho thật, cái khó là chỗ đó. Thì phật

    tử thông cảm cho tôi. Thì bữa 23 nếu mình cần đi đó thì đi cái thân ở đây thì cái tâm ở đây. Nhưng mà theo ông thiện nam lại bạch với tôi đó thì tôi thấy

    cũng đúng.

    Ngoài đời tôi cũng vậy, tết rộn ràng lắm, làm như cái truyền thống, rồi cái lòng mình nó cũng rộn rã theo. Hén, mình không phải là Thánh tăng. Chỉ có vô

    đây tôi tu mới thật là đây thôi, chớ hồi xưa tôi thân ở trong đạo chớ tết tới tôi cũng còn rộn mừng đó, nhớ lại những kỷ niệm xưa, cái luân hồi sanh tử là

    những kỷ niệm xưa. Thành ra trong này tăng chúng cũng có nhiều vị còn muốn về nhà nữa chớ không phải là không. Tôi bây giờ đây tôi tỉnh queo rồi, lâu

    năm rồi, bốn mươi mấy năm rồi. Hồi mới xuất gia cũng vậy, tới tết rộn ràng không nói gì, mà tới rằm tháng 7 nó cũng rộn rã nữa, mong quý Sư về gặp

    nhau, bây giờ nó cũng nhàm chán rồi. Cái tết nào tôi cũng không thích hết, mà lại sợ nữa. Hén.

    Tết ngoài đời thêm 1 tuổi đời, nó già rồi mà cái tâm nó không già. Rồi bây giờ xuất gia lên 1 tuổi đạo, rằm tháng 7, thì cái tâm nó còn muốn trẻ hơn xưa

    nữa, nó sống lại cái thời tuổi trẻ, thì tôi lo đấy, không biết khi nào tôi rớt cái bịch đây. Rồi bây giờ phật tử quá kính tôi, dùng chữ quá kính chớ không phải

    là kính, mà quá kính, quá thương tôi thành ra hại tôi. Cuộc đời tôi chưa bao giờ hưởng thụ sung sướng như bây giờ. Mà tôi nói “Tọa thực thì sơn băng”, tôi

    bây giờ như què rồi, tôi đi xa không được, bước đi điều khiển cái chưn không được.

    Ở đây phật tử lo quá trời đi. Ăn cơm tôi cũng nói hoài, quý Sư là một người khất sĩ, theo Sư Trưởng định nghĩa “Khất sĩ là xin ăn tu học. Một người ăn xin

    chớ chưa phải là thầy giáo”. Mà quý vị là cha mẹ của người học trò, thì nuôi học trò làm sao cho nó đậu làm thầy giáo. Mà nếu lo cho nó sung sướng quá,

    nó ăn rồi nó ngủ như con ột vậy, nghĩa là không trông mong gì có ông thầy đâu, ông thầy sẽ sa đọa. Thường thường người ta nói “Tọa thực thì sơn băng”,

    Khất sĩ theo Sư Trưởng thì phải đi “hành Tứ y pháp”, không có ở tịnh xá. Tịnh xá để dành cho người già và người bệnh, chớ người trẻ là không được ở tịnh

    xá. Rồi bây giờ tôi ở tịnh xá, về đây gần 30 năm rồi, không có đi đâu từ năm 1983 tới nay, ngồi tôi ăn, hút không hà, bây giờ tôi sung sướng hơn, đây tôi

    còn đi bát, bây giờ mấy tháng nay tôi không có đi bát, đi bát không ra đi bát, tôi không có đi xa được, ôm cái bát ra khỏi tịnh xá, tới chùa Phước Hòa là đầy

    nhóc rồi. Rồi cuối cùng tôi phải nhờ ông Nhã chở vô mấy cái huyện xa chưa ai biết. Nhưng mà tưởng chưa ai biết, bây giờ người ta cũng biết hết hà. Phật

    tử đem đĩa gì của tôi tràn vào trong đó hết. Ra hỏi “Sư phải Sư Khang không Sư?” Tôi nói “Phải. Tại sao bà biết?”Nói “Đĩa của Sư ở trong nhà con một đóng

    cà. Sư đứng lại, con để bát”. Mà ở huyện người ta để bát 1-2 người là đầy nhóc, năn nỉ cũng không được, người ta lâu lâu gặp một lần mà, tôi nói để một

    người một ít thôi. Biết tới chừng nào Sư vô đây nữa, gặp Sư, Sư cho con để cho đầy thôi. Mấy người là nói gì nói, nhất là mấy ông thiện nam, người nữ còn

    dễ từ chối, còn người nam khó lắm, nói rồi nó bỏ nó đi về hà, rồi mình phải chịu thôi.

    Thành ra tôi thấy, bây giờ tôi là con cưng không đi bát được. Học trò mà cưng quá nó hư. Mà tôi đâu có đắc quả đâu, tôi đang tu mà, đang cầu đạo quả.

    Thì tôi yêu cầu phật tử cố gắng giữ giới giùm cho các Sư. Giúp ăn thì giúp vừa phải thôi. Ăn thì đúng ra trong luật đó, món canh và món đồ mặn thôi. Cái

    này bữa nào cũng 4-5-6 món. Mà tết tới ở ngoài vịt, gà kêu chết chết! Rồi quý Sư ăn rồi chết chết!!! Đồ dầu, đồ chiên, đồ xào, cari, ra-gu, bữa nay bánh

    xèo,… ăn cho đã luôn để rồi quý Sư tiêu hết không còn gì hết á. Vừa vừa thôi. Phật tử ở ngoài không dám ăn, tôi biết có nhiều phật tử khá, có tiền mà

    không dám ăn, đem vô cúng dường, cúng dường có phước.

    Thì dĩ nhiên cúng dường có phước rồi. Mà tôi không chủ trương phước. Quý vị phải nhớ chỗ đó. Bởi vì phước là cái phương tiện, cái bàn đạp thôi, dửng ở

    chỗ đó thì quý vị sẽ giàu sang, quan quyền, vua chúa, sự sung sướng, thanh nhàn của cõi trời. Quý vị thích cõi trời không?

    Lương Võ Đế với Bồ Đề Đạt Ma tôi đã giảng rồi. Bồ Đề Đạt Ma là không chấp nhận cõi trời, đó là phước báo nhân thiên hữu lậu thôi, có hưởng thì có hết.

    Thì phải có trí huệ, phải hiểu được pháp lý, mà hiểu pháp lý, Đệ nhất nghĩa Thánh đế là Bát nhã đấy mà Bồ Đề Đạt Ma còn không chấp nhận mà. Bệ hạ

    hiểu là hiểu trên vấn đề văn tự thôi, nghe pháp thôi, mà bệ hạ có sống được hay không. Sống không được là bởi vì luôn luôn là ngài chấp ngã, đem ra khoe

    72 cảnh chùa, 3000 tăng gì đó, cái đó không phải. Rồi khoe tôi cũng biết bát nhã, tôi biết Đệ nhất nghĩa Thánh đế, mà biết mà khoe mình tức là không

    biết. Người ta nói “Thùng không thì kêu lớn, mà thùng đầy thì nó không có kêu”, tức là khoe tôi biết Đệ nhất nghĩa Thánh đế tức là không biết Đệ nhất

    nghĩa Thánh đế là gì. Rồi lại so sánh Bồ Đề Đạt Ma với ổng “Thánh tăng với phàm”. Bồ Đề Đạt Ma là Thánh còn tôi là phàm. Chớ Bồ Đề Đạt Ma hồi xưa

    không phải là phàm sao. Ai không phải là Thánh, ai mà không có Phật tánh. Thành ra cứ so sánh, lấy tư tưởng mà đi vào Bát nhã thì làm sao hiểu Bát nhã

    được.

    Thì tôi thấy cái đó tôi muốn đọc cái bài đó để quý vị thấy Lương Võ Đế là chính là quý vị đấy. Quý vị làm phước bây giờ cầu phước thôi. Tôi là tôi muốn qua

    cái Bát nhã. Đến tôi thì hỏi chuyện gì đâu không hà. Mà hễ tôi kéo qua Bát nhã, pháp lý, ăn chay thì rút.

    Cũng như hôm qua có cô gì thỉnh đó cũng vậy. Tôi tưởng chuyện gì quan trọng, tưởng cổ tu cổ kẹt pháp thì cổ muốn nhờ tôi thì tôi cũng chấp nhận thì hôm

    nay trả lời. Rồi vô đem chuyện gia đình nhờ tôi chỉ dạy. Tôi nói tôi là sợ cái đó rồi, mà không phải chỉ dạy, mà chính nhờ cái đức tôi đặng mà cất chùa. Trời

    ơi cái tịnh xá tôi còn lo không xong mà, tùm lum, tôi còn dạy quý Sư này không xong, mà tôi có một ông đệ tử ruột mà tôi dạy không được nữa, tôi lo đâu

    nữa bây giờ. Tôi nói thật, hồi xưa tôi xuất gia tôi biết rồi, cái khó nhất đó là trụ trì, cái khó thứ nhì là thâu đệ tử, nếu mình chưa đắc quả Alahán, tôi phát

    nguyện nếu đắc quả Alahán mới làm trụ trì, mới thâu đệ tử, còn nếu ngoài ra là ngoài ý muốn tôi. Thì bây giờ ngoài ý muốn.

    Tôi lo. Quý vị nghe tôi giảng, nói “Cha, Sư đắc quả rồi”. Giờ toàn là phật bà thọ ký cho tôi không hà. Nói “Sư giữ giới kỹ quá, chưa từng thấy ai giữ giới

    chính chắn như vậy. Sư giảng pháp rất là rõ. Như vậy là Sư phải có chứng đắc”.

    Tôi kẹt, tôi nói bây giờ một người mà lội chưa nổi, cần có cái phao với một người lội không cần phao, thì người nào mới biết lội? Lội mà nếu không còn cần

    phao thì mới biết lội, cái này còn phao, bỏ cái phao thành thằng chỏng liền. Như vậy người còn ôm cái phao giới luật là người đó chưa đắc giới đâu. Người

    ta đắc giới người ta không cần giữ nữa, người ta với giới là một. Mà người gần sắc còn đắm, gần tiền còn tham, uống rượu còn say, giữ giới kè kè hoài, hễ

    bỏ ra là phạm liền, thì người này đâu có hay gì đâu. Nhưng mà cái ý chí ổng mạnh, ổng cố gắng ổng giữ cho nó đúng, cho trong sạch.

    Thì tôi coi trong cái quyển kinh ấy tôi bắt chước theo một vị Tỳ kheo. Tu ở trong thôn quê, bên kia có cái vườn, trong đó có một cô gái góa chồng, tức là

    chồng chết. Thì ở trong quê mà, thì cổ cất ở trong cái vườn bển. Thì một đêm mưa gió lớn, cái nhà sập. Thì cổ mới qua cái chàng trai trẻ này để xin tá túc.

    Nhưng mưa gió 11-12 giờ khuya cái nhà sập, mà mưa như vậy chịu sao nổi, lạnh run hết. Cổ qua gõ cửa nhờ ông này cho ở tạm. Chàng thanh niên này nói

    “Không, không có được”. Cổ nói “Lạnh như vầy mà 12 khuya chịu cho tới sáng là tôi chết ông không phạm giới, ông không tội sao?” Nói “Cô là gái còn trẻ,

    tôi là thanh niên chưa có gia đình. Giờ cho cô vô đây rồi tôi giữ cái tâm không được thì làm sao tôi trong sạch, cuộc đời tôi có bây nhiêu thôi”. Nói “Sao

    anh không bắt chước Liễu Hà Huệ? Liễu Hà Huệ ôm người con gái vào lòng mà không động tâm, không mang tai tiếng gì hết”. Ổng nói “Cô nói vậy sai. Liễu

    Hà Huệ là Liễu Hà Huệ, còn tôi là tôi chớ. Tôi không có được đắc quả, không có được cái tâm bất động như Liễu Hà Huệ. Nhưng mà tôi không cho cô vô thì

    tôi kết quả như Liễu Hà Huệ, tôi cũng trong sạch thôi. Người mà người ta lội giỏi người ta không giữ giới mà người ta trong sạch. Bây giờ tôi lội dỡ, tôi ôm

    cái phao thì tôi cũng vẫn trong sạch. Ngài là con thỏ, Ngài bước vài bước tới, tôi là con rùa, tôi bò mãi, thì tôi cứ rùa bò mãi, tôi cũng đến, 2 người cũng

    đến mục đích như nhau. Nhưng mà cái phương tiện thì phải khác nhau chớ. Tôi đâu phải là Ngài, mà Ngài cũng không phải là tôi. Nhưng mà phải biết mình

    ở đâu, mình có mục đích là đi tới Niết bàn, đi tới trong sạch. Mà trong sạch mình lánh mình trong sạch. Còn người ta ở trong đó mà người ta vẫn trong sạch

    thì tức nhiên người ta cao hơn. Mà cao thấp mặc kệ. Miễn là Ngài thành Phật, tôi cũng thành Phật”.

    Thì quý vị nên nhớ cái đó, cái quan trọng là phải biết mình, biết mình ở đâu, nếu mình còn thấp “gối rơm thì phải theo phận gối rơm”.

    Thành ra tôi thường ở ẩn không muốn danh tiếng gì hết. Rồi tôi kẹt. Bây giờ quý Hòa thượng ở trên rầy tôi hoài. Sư nói Sư đắc Alahán Sư mới làm trụ trì,

    Sư mới nhận đệ tử. Đâu có ai tự xưng mình đắc Alahán, mà nếu ai cũng vậy làm sao bữa nay Sư xuất gia được, tụi tui cũng đâu ai đắc đâu, cũng phải

    nhắm mắt nhận Sư thôi. Rồi cũng giảng, tôi cũng đâu có dám nói đắc Alahán, chỉ dạy cho Sư cái kinh nghiệm của mình, bây giờ Sư cũng theo kinh nghiệm,

    rồi thâu đệ tử thì Sư cũng nói trao đổi kinh nghiệm với nó, cho nó làm chất liệu quán xét, rồi đối với phật tử cũng vậy.

    Thành ra tôi đâu có dám nói tôi là Sư, hay tôi là Hòa thượng gì đâu, thành ra khi nói là tôi xưng “tôi” không hà. Tôi thì thích ở ẩn, lánh, quý vị cứ nắm cái

    đuôi tôi kéo ra. Thì cho tôi ở yên đi. Quý vị muốn sao mấy cái bài giảng của tôi thì cứ sao ra, tôi có nói gì đâu, mà đừng có đề Hòa thượng Giác Khang, rồi

    nó xuống nó kiếm rồi mà tôi xã giao nhiều quá tôi dính mắc rồi tôi rớt rồi làm sao. Tôi đâu phải là Thánh. Như vậy giữ kỹ đâu phải là,… mình gần sắc thì

    đắm, gần tiền thì tham,… mình phải tránh xa sắc, tránh xa tiền. Phải nhớ chỗ đó. Rồi cứ kéo tôi ra hoài, tội nghiệp cho tôi. Hén.

    Tôi đọc tới cái đoạn Sào Phủ và Hứa Do hôm qua tôi kể đó thì tôi hơi xấu hỗ. Ông vua xuống thỉnh Hứa Do mấy lần, 3 lần. Hứa Do bực quá mới đi ra dòng

    sông rửa tai, là không muốn nghe cái lời danh lợi đó nữa. Ông Vua này là vua Nghêu hay vua Thuấn gì đó. Ông vua nổ tiếng nhất bên Tàu, con cả đóng mà

    không truyền ngôi cho con, không có đứa nào xứng đáng làm vua, lựa người hiền nghĩ tới tất cả người dân. Muốn lựa một người hiền, minh vương. Con

    mình không đủ khả năng, không đủ đức, không truyền cho con. Thế mà thỉnh 3 lần, lần thứ nhất, lần thứ nhì, lần thứ 3 từ chối, ổng bỏ ra, rồi ổng nghĩ cái

    lỗ tai này nghe danh lợi, dơ ổng ra ổng rửa. Rồi cái ông Sào Phủ mới dắt con trâu ra uống nước sông Tương. Ổng mới hỏi sao mà ông này ra rửa cái lỗ tai,

    nói vua thỉnh tôi 3 lần, tôi không muốn nghe danh lợi đó nữa mà ổng cứ đến hoài, thì cái đó là dơ dáy, tôi rửa. Sào Phủ mới dắt trâu đi ngược lên dòng

    nước. Hỏi “Ngài dắt trâu đi đâu?” Nói “Đi uống nước”. Nói “Sao không uống đây”. Nói “Nước rửa tai của ngài đó dơ lắm. Tôi dắt lên trên dòng.” Thì hồi xưa

    chúng ta thấy. Thì ông Sào Phủ mới nói một câu mà tôi thấy đau, “Ngài là người hiền sĩ ẩn danh, mà ẩn làm sao mà tới nhà vua biết. Nếu thật sự là người

    hiền sĩ ẩn danh thì nhà vua làm sao biết được. Mà ngài làm sao tới nhà vua biết được thì ngài đâu phải là chánh ẩn danh”. Thì câu đó tôi nghĩ tôi đau. Mình

    đã ẩn, trốn rồi sao người ta biết mà kéo cái đuôi mình ra. Thì tất nhiên mình là cái đầu voi mà cái đuôi chuột, nó lòi cái đuôi chuột ra. Thì bây giờ biết làm

    sao, tôi đâu phải Thánh tăng. Mặc dầu tôi ẩn, nhưng tôi còn cái háo danh, nó ló cái háo danh, thành ra người ta mới kéo ra được.

    Thì quý vị thông cảm, tôi là phàm tăng, tôi đã nói rồi, tôi có đắc Thánh đâu. Nhưng mà tôi muốn bắt chước bậc Thành. Tôi muốn cái kiếp này làm sao tôi

    đắc Thánh quả. Mà hễ còn muốn là còn tham vọng, còn vọng tâm, còn cái ý chí mạnh, mà ý chí thì không thành Phật được. Thì quý vị nên nhớ

    cái đau đớn nhất của Đạo Phật là ở chỗ đó.

    Không ý chí là không thành công cái gì hết “Chế tâm nhất xứ là vô sự bất thành” tập trung mạnh, kỹ, lâu, sâu cái gì cũng làm được hết. Tôi nghe câu

    đó tôi mừng quá, bây giờ mình có ý chí mình cho mạnh mình làm bất cứ cái gì. Nhưng mà sau qua tới Đức Phật dạy: “Cái ý chí

    tức là cái mạnh mẽ của kinh nghiệm, kiến thức, ký ức, kỷ niệm dồi dào, một người thông minh, một nhà bác học, một vị tiến sĩ. Mấy vị này không bao giờ

    thành Phật được, nó chướng ngại trên con đường giải thoát, kêu là sở tri chướng, các con phải dứt cái cuối cùng này các con mới qua Bát nhã, Phật tánh

    được”.


    Ngài còn thí dụ rành nữa, cũng như cái dòng nước vậy. Dòng nước là cái linh hồn bất sanh bất diệt, thật sự nó là alaya thôi, nó là chuyển biến sátna, thế

    giới sátna. Rồi gió bát phong là tham, sân, si mới mượn cái dòng nước này nổi lên sóng. Thì sóng tức là: sóng sắc, sóng thọ, sóng tưởng, sóng hành, sóng

    thức. Mà sóng thì đâu phải là dòng nước, mà sóng không khác với dòng nước. Dòng nước sátna linh hồn thì luôn luôn nó trôi chảy như vậy mãi, nó không

    có tướng. Mà khi đã có tham, sân, si, thì chính cái tham, sân, si là gió bát phong: sắc, tài, danh lợi, ăn uống, ngủ nghỉ mới mượn cái dòng nước này để tạo

    ra sắc, thọ, tưởng, hành, thức.



    Vậy thì sóng với dòng nước nói 1 là sai, mà 2 là trật. Cái chỗ khó là chỗ đó. Mà các con chính là dòng nước chớ không phải là sóng. Xác thân không phải là

    “Ta, của Ta”; cảm giác không phải; tư tưởng không phải; ý chí không phải; kinh nghiệm, kiến thức không phải, tất cả đều che mất cái dòng nước linh hồn”.

    Bây giờ làm sao, từ cái sóng sắc, thọ, tưởng, hành, thức mà đi tìm dòng nước? Làm sao tìm được! Sắc, thọ, tưởng, hành, thức nó chuyển biến theo chu kỳ,

    nó phải có điều kiện, nó duyên sinh nhau. Mà nói nó là nhân quả cũng không đúng.


    Mà cũng như cái nhận thức và đối tượng nhận thức là vô thường và vô ngã. Mà thường thường mình nói vô thường, vô ngã, mình nói là cái kiến phần, cái

    nhận thức của tôi và đối tượng nhận thức nói 1 là sai mà 2 cũng là trật, cái đó là hiện tượng giới đấy. Tôi biết đây là cái máy, thì cái biết của tôi là nhận

    thức và cái máy là đối tượng nhận thức.

    Thí dụ tôi nói cái âm thanh. Quý vị trả bài cho tôi, quý vị nói trả bài thì cái tiếng của quý vị sẽ đến cái lỗ tai của tôi, thì cái tiếng đó là thinh trần, mà cái lỗ

    tai tôi nghe đó là nhĩ thức. Thì do duyên lỗ tai duyên khởi với thinh trần phát hiện nhĩ thức.


    Thì thường thường khoa học nói cái âm thanh nó đến với cái lỗ tai thì mới phát hiện nhĩ thức. Mà âm thanh nó chuyển biến 344m/giờ, còn cái nhĩ thức, cái

    thức thường thường kêu là cái hiểu biết thì nó chuyển biến tới 300.000km/giây, nó giống như ánh sáng vậy, chúng ta thường kêu là thần quang, tức là cái

    hiểu biết cái nhận thức đó đến với đối tượng nhận thức.

    Khoa học thì nhận thức đến với cái thần quang, tức là nghe 1 tiếng nói, thì tiếng nói nó ba động, nó chuyển biến như cái lượn sóng trong không gian, nó

    đến cái lỗ tai, rồi lỗ tai mới nhận biết nó, thì theo khoa học giảng á. Quý vị coi khoa học quý vị biết.

    Còn các vị ngoại đạo, mấy ông tiên đó thì cao hơn. Bị khoa học không thấy cái thần quang này, tức là cái nhĩ thức nó chuyển biến làm sao các ngài không

    thấy được, các ngài chỉ thấy có làn sóng ba động của âm thanh thôi. Còn cái thần quang tức là cái nhĩ thức, cái tâm biết đó, nó chuyển biến nhanh hơn, nó

    gần như tốc độ ánh sáng 300.000km/giây, 1 giây mà 300.000km, còn cái kia 344m/giờ. Thì tất nhiên cái thần quang, cái nhĩ thức này phải đến để ôm

    choàng lấy cái âm thanh chớ. Như vậy thì ngoại đạo nó cao hơn khoa học.

    Thành ra trong Thủ Lăng Nghiêm thường nói ngoại đạo là mấy ông tiên trung giới và thượng giới, còn mấy nhà bác học bây giờ là tiên hạ giới. Hạ giới tức

    là cõi dục, trung giới là cõi sắc, thượng giới là cõi vô sắc. Thì mấy ông tiên ở trên này người ta cao hơn.

    Bây giờ quý vị là địa tiên, quý vị muốn biết mấy người ở ngoại quốc thì có cái điện thoại di động, quý vị bấm đúng rồi quý vị nói chuyện với nhau.

    Còn mấy ông tiên người ta không cần mấy cái đó. Tôi muốn nói chuyện, ở đây tôi nhập định, tôi dùng tư tưởng tôi phóng qua một cái núi ở Hy Mã Lạp Sơn

    thì ở bển cũng có cái thần quang phóng qua, 2 người nói chuyện bằng tư tưởng, không có xài cái bửu bối nữa.

    Còn quý vị phải cần bửu bối. Thành ra mấy ông tiên cao hơn. Người ta muốn trị bệnh quý vị, người ta nhìn thẳng vào trong cơ thể, người ta thấy hết trong

    cơ thể các cơ quan của mình.

    Còn bây giờ mình phải chụp quang tuyến X này kia, rồi cái máy đưa cho mình biết bệnh gì, nó không có chính xác, có khi lại sai nữa. Quý vị muốn biết, rồi

    lên thử máu nếu mà lộn một cái là chết luôn. Thì 2 cái nó cao.Nhưng qua Đạo Phật 2 cái đều sai hết. Chúng ta thấy Đạo Phật độc
    đáo
    .

    Thì mình nói có nhận thức, có đối tượng nhận thức. Nhận thức là vô thường đối tượng là vô ngã. Thành ra cái vô thường, vô ngã rất là quan trọng. Vô

    thường, vô ngã là nền tảng của tất cả mọi tôn giáo, nền tảng của tất cả mọi nhận thức. Thì:

    - Vô thường là nhận thức, vô ngã là đối tượng nhận thức.

    - Vô thường là thời gian, vô ngã nghiêng về không gian.

    Nhưng mà không gian và thời gian không phải là 2, mà cũng không phải là 1.

    - Thì khoa học cho rằng không gian đến với thời gian.

    - Còn mấy ông tiên thì thời gian phóng qua ôm choàng lấy không gian.

    - Nhưng mà với Đạo Phật thì không gian, thời gian cũng đều phát hiện từ “Tự chứng phần” tức là từ cái dòng nước linh hồn, thì không có cái nào trước,

    không có cái nào sau, 2 cái cùng phát hiện một lượt.


    “Hễ: cái này có thì cái kia có, cái nầy không thì cái kia không, cái này sanh thì cái kia sanh, cái này diệt thì cái kia diệt”, chớ không có cái nào trước cái nào

    sau. Nhưng mà do cái sự chuyển động thì 2 cái phải khác thôi. Cái nhận thức và đối tượng nhận thức đều phát hiện từ dòng nước của linh hồn, thế là 2 cái

    có 1 thôi.

    Cũng như bây giờ chúng ta nghe cái tiếng sét, khi mà điện âm và điện dương gặp nhau nó chớp một cái rồi, thì chúng ta thấy cái làn chớp nó đến với

    chúng ta liền, nhưng mà 2’-3’-4’-5’ sau mới có tiếng nổ. Tại sao vậy? Âm dương hợp nhau là có tiêng nổ liền. 2 cái đụng nhau nó xẹt ra lửa và tiếng nổ

    cũng lúc đó luôn, nhưng mà cái làn chớp đi rất mau, chúng ta thấy cái chớp rồi mà tiếng nổ chưa đến lỗ tai mình, nhưng mà 2 cái cùng phát hiện một lượt,

    nhưng mà cái làn chớp 300.000 km/giây, tốc độ ánh sáng, còn cái tiếng nổ đó là tốc độ của âm thinh thì nó đi 344m/giờ, một giờ có 344 m, cái kia một

    giây mà 300.000 km thì quý vị nhân lên, quý vị thấy nó lẹ như thế nào.

    - Thành ra khoa học thì nói tiếng nổ âm thanh đến với cái lỗ tai, lỗ tai phóng ra nhận thức đó.

    - Mấy ông tiên thì nói không phải, nhận thức nó đi mau hơn, ánh sáng đi mau hơn, cái ánh sáng nó phóng ra trùm lấy tiếng nổ.

    - Còn Đức Phật nói, thôi, không có cái nào tới trước cái nào hết, 2 cái duyên khởi từ alaya, tức là từ cái linh hồn. Cái linh hồn là cái dòng nước, khi nó phát

    hiện ra âm thanh, nhĩ thức thì cái nhận thức và đối tượng nhận thức cùng phát hiện một lượt. Nhưng mà đối tượng nhận thức thuộc về không gian, nó

    chuyển biến chậm, rồi nhận thức thuộc thời gian cho nên nó chuyển biến nhanh, nhanh nên nó tới ôm choàng lấy đối tượng nhận thức.

    Thì sự thật là chỉ có nhận thức thôi, tức là không gian và thời gian là sai lầm. Không gian và thời gian, khi mà cái không gian hóa giải vào thời gian thì

    thành ra Đạo Phật, thành ra cái dòng nước
    .

    Thành ra làm sao cho cái dòng nước đó im lặng, sóng đừng có thô tháo nữa, nó chảy chậm lên, nó còn lăn tăn, thì cái linh hồn, cái Chân tâm bắt đầu hiện ra thôi. Cái chỗ đó là cái đau đớn nhất của 62 tôn giáo bạn không tìm thấy. Dùng cái tư tưởng, dùng cái nhận thức, đối tượng nhận thức để đi tìm cái Chân

    tâm, 1000 năm cũng không bao giờ tìm tới, càng học hỏi, càng kinh nghiệm, kiến thức càng dồi dào thì những cái lớp mây này che cái mặt trời mất, không

    có phương pháp, không có cách thức nào để mà đi tới Chân tâm.


    Như vậy phải làm sao? Hễ làm sao là tìm 1 phương pháp nữa thì nó kẹt. Muốn đi đến Chân tâm, làm sao cho những cái vọng tâm nó im bặt bớt, cái dòng

    nước mà nó nổi sóng động như xao động vậy thì cái lượn sóng nó che mất hết.

    Nhưng mà dòng nước ở đâu? Ở ngay trong đó, tôi chỉ thấy cái sóng thôi, thì dòng nước nằm ngay trong sóng. Vậy thì dòng nước là có tướng? Không. Có

    tướng thì người ta kêu đó là sóng.

    Thật sự dòng nước nó không có tướng, nhưng mà vọng tâm nó mượn cái dòng nước tạo ra cái tướng, thì cái đó là huyễn hóa, không có. Thật sự dòng nước

    nó chỉ là cái đường chảy vậy thôi.

    Thành ra muốn tìm thấy cái dòng nước Chân tâm thì cái sóng phải bớt xuống, tức là dùng tư tưởng thiện mà đè tư tưởng ác xuống, đè rồi thì nó ẩn thôi,

    nhưng mà khi nó còn cái tư tưởng thiện nó lăn tăn, lăn tăn, thì nếu quý vị trăn trở, đừng chấp nhận nó thì quý vị thấy cái dòng nước hiện trong đó.

    Ngay cái sóng vi tế, sóng thiện thì quý vị trực nhận cái dòng nước dễ dàng. Còn cái sóng ác là sóng nó lên cao, nó đủ hình tướng ma quái hết. Thì quý vị

    thấy hình tướng ma quái chớ không bao giờ thấy cái dòng nước được hết. Thành ra chúng ta phải dùng tư tưởng tốt mà đuổi tư tưởng xấu, đuổi là đè nó

    xuống để cho nó đừng có nổi sóng, đừng có ba động nữa, đừng có sóng thần nữa, nó lặng lẽ xuống thì quý vị thấy cái dòng nước chảy lăn tăn, lăn tăn nhỏ

    thôi, thì đó là dòng nước. Đây là Chân tâm, nhưng mà cái lăn tăn đó không phải, nó cũng còn là sóng đấy, nhưng mà quý vị nhận được cái dòng nước Chân

    tâm dễ dàng. Thì cái dòng nước Chân tâm tự nó hiện đến chớ mình không thể đi tìm nó.

    Đó là cái độc đáo của Đạo Phật, mà ngọai đạo không tìm được. Cứ làm sao để đi đến Niết bàn. Mà làm sao thì không đi đến được.


    Thành ra cái bài của Phú Lầu Na, bài giảng đó, độc đáo. Tôi chưa giảng tới, nữa tôi bắt quý vị giảng, mà chưa ai giảng được hết.

    - Giới thanh tịnh - Tâm thanh tịnh - Kiến thanh tịnh, đây là tu theo người trời.

    - Giới thanh tịnh: giữ giới cho kỹ.

    - Rồi niệm Phật đếm từ 1-10, rồi niệm Phật khỏi đếm, khỏi cần niệm Phật, đây mới là tâm thanh tịnh, mà thanh tịnh yếu thôi à. Rồi tới khỏi cần niệm Phật,

    chìm đắm trong tiếng niệm Phật, mất thân nữa thì đây là qua tam thiền, tứ thiền thì càng thanh tịnh thêm. Rồi qua tới tứ không là quá xá thanh tịnh rồi.

    Thành ra từ nhị thiền mà trăn trở nữa thì cái tư tưởng….

    Giới thanh tịnh, Tâm thanh tịnh, Kiến thanh tịnh, Đạo phi đạo tri kiến thanh tịnh. Thì đạo là tư tưởng thiện, phi đạo là tư tưởng ác, có vậy thôi.

    Mà từ cái phi đạo quý vị nhận cái dòng nước là không bao giờ nhận được. Thành ra địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, atula mặc dầu vẫn có dòng nước Chân

    tâm mà vĩnh viễn, đời đời không nhận được. Quý vị phải lấy cái đạo đè cái phi đạo xuống tới chừng nào cái phi đạo không còn, cái tư tưởng ác không còn,

    chỉ còn đạo tri kiến thôi tức là còn tư tưởng thiện thôi, thì tự nhiên quý vị sẽ thấy cái dòng nước Chân tâm tự nó đến với mình chớ mình không thể đi tìm

    nó, khi mà cái tâm mình nó lặng bớt, chỉ có cách đó thôi.


    Thành ra Đạo phi đạo tri kiến thanh tịnh là tiến tới Đạo tri kiến thanh tịnh.

    Đạo tri kiến thanh tịnh là đến trực nhận hoàn toàn thì bây giờ dù cho Đạo phi đạo gì cũng là Tri kiến thanh tịnh hết. Đây không còn tu nữa. Tri kiến thanh

    tịnh tức là quả Alahán
    . Mà các Ngài vô đó các Ngài sợ quá các Ngài trốn luôn, không dám ra. Ra thì thấy Đạo phi đạo nữa, thì phải trực nhận nữa. Thành ra

    trốn ở Niết bàn, vô Tri kiến thanh tịnh nằm ở trong đó.

    Thành ra Xá Lợi Phất mới hỏi “Tới đây có phải cuối cùng của Niết bàn không?” Ngài nói “Không đâu, đây là Tri kiến thanh tịnh của Alahán thôi, không còn

    dám đạo, không còn dám phi đạo, tư tưởng thiện, tư tưởng ác, trong tam giới còn chạy trốn nó. Ở trong Tri kiến lặng lẽ thôi. Thì Ngài nói phải Vô thủ trước

    Bát Niết bàn. Trở lại Đạo, trở lại Phi đạo mà thấy Đạo và Phi đạo đều là Tri kiến thanh tịnh hết”.

    Thành ra trong cái bài “Ý” của Sư Trưởng, Ngài có 2 câu thật là hay “Tâm không thì vạn sự đều không”. Tâm không là người cũng không, đối tượng cũng

    không mà các pháp môn cũng không. Tam luân không tịch. Thì tất cả tam giới đều Chân không hết, không có cái gì hết.

    Cái chỗ này mà cô ở Chợ Mới hỏi tôi đó. Cổ nói “Sư nói 3 cái đều không hết, thì con niệm Phật cũng không, mà thế giới A Di Đà cũng không, mà pháp môn

    niệm Phật cũng không. Vậy bây giờ con tu để làm cái gì? Cổ nói từ nay con niệm Phật không được nữa, đâu có con niệm, đâu có pháp môn Tịnh độ mà

    niệm, mà đâu có cõi Phật mà niệm. Từ nay con niệm không được là tại Sư đó. Sư nói cái nào cũng không hết.”

    Tôi nói “Trời ơi! tội nghiệp tôi”. Tôi có giảng, mà tôi có nói chớ. Cái không của địa ngục khác, cái không của Chân không Alahán khác. Chân không Alahán

    phải phát bồ đề tâm trở về mới kêu là diệu hữu.

    Cổ gọi điện thoại cho ông Thiện Đức, cổ nói tôi phải giảng qua điện thoại di động cho cổ. Tôi nói tôi không có làm được. Cổ nói không thì viết thơ cho con.

    Tôi nói cái này còn khó nữa. Không ấy thì Sư cho con gặp mặt, Sư cho ông Thiện Đức điện cho con thì con xuống liền lập tức, bữa trước là bữa sau con

    xuống tận Trà Vinh, Sư giảng riêng cho con. Tôi nói cũng không được nữa. “Cái nào cũng không được hết. Sư làm sao giúp đỡ con, bây giờ con không thể

    tu được, con thấy là không có con, chính là Sư nói, mà không có cõi Cực lạc nữa, Chân không, đối tượng cũng không có, mà không có pháp môn niệm Phật

    nữa. Như vậy bây giờ con làm sao đây”. Tôi nói “Chết”. Tôi ngồi thiền, tôi nghĩ bây giờ mình bỏ thì không đành, mà giảng thì làm sao, mình không muốn

    tiếp xúc nữa, di động thì mình không từng nói, mà đối diện tiếp riêng với cổ thì sức khỏe mình không có. Còn viết thơ thì bây giờ tôi bệnh, tôi cũng không

    có viết cái gì được nữa hết. Tôi nghỉ có thể giảng pháp, giảng chung cho pháp hội, rồi cái đĩa đó cổ về cổ nghe lại. Thành ra tôi có trả lời câu đó, không biết

    trong đĩa nào đó.


    Thành ra bữa nay tôi nhắc Phật tử là lâu lâu tôi đi sâu một chút.

    - Thành ra cái tiếng mà đến với cái lỗ tai thì nó đúng mà không có chuẩn lắm, không có toàn diện.

    - Rồi cái lỗ tai tức là cái nhận thức đến với cái đối tượng nhận thức, thì cái này cao hơn, nhưng mà cũng không có toàn vẹn, cái này là của mấy ông tiên ở

    cõi trời sắc giới, vô sắc.

    Còn cái âm thanh đến với cái lỗ tai thì khoa học đang giảng cái đó. Cái đó khó hiểu à. Sau khi tôi hiểu cái đó rồi giảng cái đó thì các nhà khoa học khoái,

    mấy ông giáo sư, sinh viên này kia thích lắm. Nhưng mà nó có kẻ hở lớn quá.

    Rồi qua tới Phật giáo, tôi thấy Duy thức, thì nhận thức và đối tượng nhận thức là kiến phần và tướng phần đều phát hiện từ “tự chứng phần”.

    Tự chứng phần là gì? Tức là cái linh hồn của chúng ta, tức là cái Chân tâm.

    Nhưng mà qua Thủ Lăng Nghiêm còn thêm một cái nhức đầu nữa, tôi tính đọc, nó khổ lắm, tôi đòi hỏi quý vị ngồi thiền, tôi nói thật sự vậy đó, năn nỉ cũng

    như bắt buộc. Tôi thường hay dùng cái đó, nếu năn nỉ quý vị làm, không làm thì thôi, nhưng mà tôi bắt buộc, bắt buộc nếu không làm là nghỉ thôi, chúng

    ta không học nữa. Tôi là khổ tâm, tôi nghiền ngẫm mà. Thì “Vô sư trí” là do mình ngồi hoài, ngồi mãi mà phải giáo pháp à, chớ ngồi riết rồi thành cục đá

    đó. Hén. Thì phải có giáo pháp.

    Chúng ta thấy Đức Phật hỏi Anan cái Chân tâm đó, thì 7 lần “Thất xứ trừng tâm”. Ngài bác hết. Mà cái bác độc đáo nhất của Thủ Lăng Nghiêm đó là “Nhân

    duyên - Nhân quả”. Nhân quả cũng sai luôn, Ngài bác luôn “Nhân quả”. 7 lần, trong đó có 1 lần nhân quả, mà Ngài bác tài tình nhen, tôi coi tới coi lui, tôi

    học thuộc lòng để tôi nói, nhưng mà không được, nói không được, nó khó nói lắm.

    Thành ra bên Nam tông không chấp nhận Thủ Lăng Nghiêm, đó là cái kinh ngoại đạo, đả phá bên Nam tông, đả phá cái luật nhân quả, mà nếu không có

    nhân quả thì không có cuộc đời này. Mà tạo sao Đức Phật dám bác nhân quả? Như vậy là ngoại đạo, kinh này không phải là kinh của Phật.

    Thành ra trong kinh A Di Đà nói, sau này kinh Thủ Lăng Nghiêm bị diệt trước hết thảy. Mà nếu không đưa cái đó thì làm sao đưa tới Chân tâm.


    Thành ra nói “12 nhân quả” thì sai, mà nói “Thập nhị duyên khởi”. Mà duyên khởi, bây giờ người ta hiểm lầm duyên khởi là nhân quả, nó không phải là

    nhân quả. Duyên khởi là cái nhân này với cái duyên kia, rồi nhân cái hột giống, rồi có cái quả là do nhiều cái nhân “nhân duyên quả báo”.

    Thí dụ tôi trồng cái hột xoài xuống, thì phải có người trồng, có đất, có phân, có không khí,… có này kia thì mới lên cái quả đó, đó là nhân quả. Thật ra

    không đúng lắm. Cái chỗ đó là chỗ chết. Đức Phật bác luôn vấn đề không đúng đó.


    Thành ra quý vị coi lại trong kinh Na Tiên Tỳ kheo vấn đáp với Mi Lan Đà trả lời rất hay. Cái đó Nguyên thủy lấy cái đó làm nền tảng, để người tu phải học

    thuộc lòng hết cái trong đó. Nhưng mà nó có nhiều chỗ không đúng, không phải không đúng, nhưng mà nó không được khít khao, không tròn vẹn, nghĩa là

    nó có nhiều cái lổ hỏng. Nếu là “Nghiệp cảm duyên khởi” thì rất đúng, nhưng mà nói Đạo Phật thì chưa toàn vẹn, còn sai nhiều cái lắm.

    Nghiệp cảm duyên khởi là nhân quả chu kỳ, nhân quả khác thời, có nhân, phải có duyên, có thời gian, không gian mới đưa tới cái quả được. Mà tất cả cái này đều phát hiện từ nhân quả sátna, mà bên đó không biết.

    Thành ra mới chất vấn nhau chỗ mà vua Mi Lan Đà mới hỏi Na Tiên

    - Bạch Đại đức, 1 người chết ở trần gian này mà sanh về cõi trời dục giới, với 1 người chết sanh về cõi trời sắc giới, 2 người cùng chết một lượt, ai về

    trước? Thì Na Tiên nói một lượt. Nhà vua nói Đại đức cho thí dụ đi. Na Tiên Tỳ kheo hay vô cùng, ổng nói “Bây giờ bệ hạ nghĩ chỗ quê quán của bệ hạ đi,

    lúc mẹ bệ hạ sanh ra bệ hạ cách đây tới mấy trăm cây số. Bệ hạ nghĩ tới được không?” Nói được. Rồi bây giờ ở đây với kinh đô của bệ hạ cách đây mấy

    cây số? Nói có mấy cây hà. Bệ hạ nghĩ được không? Nói được. Vậy bệ hạ nghĩ đi. Rồi cái nào hiện ra trước? Vua Mi Lan Đà nói 2 cái một lượt. Chúng ta

    thấy rất đúng.

    - Bây giờ Đại đức cho thêm cái thí dụ nữa. Bây giờ con chim đại bàng nó đậu trên cây ngô đồng là cây cao mấy trăm thước, con chim đại bàng là con chim

    bự, nó xòe cánh che bít một khoảng trời. Rồi bây giờ con chim sẽ đậu trên cây bông. 2 con đều đậu một lượt hết, 1 con trên nhánh bông, 1 con trên cây

    ngô đồng, thì cái bóng con nào xuống dưới đất trước? Vua Mi Lan Đà nói 2 con xuống một lượt. Rất hay. Nhưng mà sai.

    Chúng ta mới thấy là nó khó. Cũng như tôi nói âm thanh (cái tiếng, là đối tượng) đến với cái lỗ tai (nhận thức), hay là lỗ tai đến với âm thanh. Cái nào

    trước?

    - Rồi Đại đức thấy chết còn có linh hồn, còn kho chứa linh hồn để cung cấp cho nghiệp lực không? Na Tiên nói không có, chết là đầu thai liền lập tức.

    Thành ra bên Nam tông không bao giờ trai tăng nha, không có linh hồn, chết là đầu thai.

    - Vậy Đại đức cho thí dụ . Ổng cho thí dụ rất hay. Thí dụ có trái xoài, ăn trái còn cái hột, rồi bệ hạ đem cái hột này trồng xuống nó lên cây xoài được

    không? Nhà vua nói dĩ nhiên là lên cây xoài. Vậy có linh hồn gì của cái hột xoài truyền qua cây xoài này không? Nói làm gì có linh hồn trong hột xoài truyền

    qua cây xoài, không có. Vậy, chúng ta thấy không có linh hồn, đâu có cái gì chết mà có linh hồn, đâu có cái linh hồn hột xoài truyền qua cây xoài đâu,

    không có.

    - Vậy Đại đức cho thêm cái thí dụ. 4 cái thí dụ á, rất là khít khao, rất là tài tình. Vậy bệ hạ ra ngoài biển thấy cái biển động, sóng nó lên cao, rồi nó xuống,

    chấm dứt. Thì khi chấm dứt, một sức mạnh của lượn sóng thứ 1 đưa lên lượn sóng thứ 2, có cái gì ở lượn sóng thứ 1, cái linh hồn truyền qua lượn sóng thứ

    2 không? Nhà vua Mi Lan Đà nói không có. Thì con người chết cũng vậy đó. Khi xác thân này chết cũng giống như hột xoài có cái thân khác, khi lượn sóng

    xác thân này chết thì có lượn sóng xác thân thứ 2, có linh hồn gì chuyền qua bên đó đâu.

    Đố quý vị thấy cái chỗ sơ sót, chỗ khe hở của Mi Lan Đà. Dịch ra 18 thứ tiếng, cái bài kinh thật là hay. Có cái dịch ra bằng tiếng Pali, cái dịch bằng tiếng

    Trung Quốc, mà 2 bản khác. Bản của Pali, Nam tông tức Tiểu thừa đấy. Một cái của Sancrit tức là của Đại thừa thì dịch ra tiếng Tàu có một vài chỗ khác

    nhau. Nhưng mà đều có nhiều khe hở trong đó.

    Hồi đó tôi nghe tán thán kinh đó, tôi kiếm coi. Thì 1 cái của Đoàn Trung Còn dịch từ tiếng Trung Quốc là của ban Sancrit là bên Đại thừa, 1 bản của ông

    Giáo Sư cũng không hay. Hay nhất là của Giới Nghiêm thuộc về Nam tông. Ổng hồi xưa tu bên Bắc tông, mặc quần áo bên chùa, nhưng sau khi đi xuất

    ngoại qua Miến Điện, Tích Lan thì ổng lại theo Tích Lan, ổng học Vi Diệu Pháp, ổng thấy quyển Na Tiên Tỳ kheo hay quá trời, ổng dịch toán quyển đó rất là

    sát, rất là hay. Tôi có 1 bộ, tôi đi Đà Lạt tôi coi, tôi thấy quả hay thiệt. Nhưng mà nếu mình không nghiên cứu qua Đại thừa, qua 4 pháp giới thì mình thấy

    nó không đứng vững, hay thì có hay, thí dụ rất là sát, nhưng mà toàn là nghiệp cảm duyên khởi không.

    Mà theo Đạo Phật phải có 4 duyên khởi:

    - Nghiệp cảm duyên khởi.

    - Alaya duyên khởi.

    - Chân như duyên khởi.

    - Pháp giới duyên khởi.


    Chúng ta coi quyển nổi tiếng nhất là Đức Phật và Phật pháp của Narada, in ra biết bao tiếng, nổi tiếng thề giới, nhưng mà sơ sót, khe hở tùm lum trong đó.

    Sau này quý vị học khá rồi tôi đem đọc cái quyển đó, quý vị thấy cái khe hở rất nhiều. Nó không phải sai, nhưng mà nó quá thấp, nói về mạtna thôi chớ

    không có alaya, nói về sóng thôi chớ không dám đụng tới cái dòng nước
    . Mà nói tới dòng nước còn sai nữa, còn phải nói tới nước. Nói tới nước vẫn còn sai

    đó, phải nói tới biển. Thì tôi đã có giảng cho quý vị rồi.


    Cái sóng kêu là Nghiệp cảm duyên khởi. Khi mà nó chấm dứt rồi thì nó mang cái lượn sóng khác, nhưng mà có cái chỗ chứa. Chỗ chứa là cái gì? Là alaya,

    chứa ở trong alaya, phải có thức thứ 8. Cái này chỉ có nghiệp thôi, mà nghiệp bên Nguyên Thủy không kêu là thức thứ 7, kêu là ý chí, là sức mạnh của tư

    tưởng. Tư tưởng là cái gì? Là sự phân biệt vinh, nhục, lợi, hại, khen, chê, phải, quấy mà không có quyết định. Rồi nó đưa cái đó qua mạtna, ý chí mới chọn

    lựa, tính toán, phải, quấy rồi mới quyết định hành động. Thành ra hành động đó kêu là nghiệp, chớ nó không kêu là thức thứ 7, bên Nam tông không có

    thức thứ 7. Rồi cái nghiệp này nó mới bắt đầu đủ duyên nó tạo ra cái xác thân mới, cái lượn sóng mới, không có cái gì chứa những chủng tử nghiệp này.

    Đó là Nam tông.


    Nghiệp cảm duyên khởi, chúng ta sanh ra đời là do nghiệp, chúng ta hành động là theo nghiệp, chúng ta chết là vì hết nghiệp, rồi chúng ta đầu thai là do

    cái nghiệp đầu thai thêm xác thân mới, rồi xác thân mới sẽ hành động theo nghiệp, rồi chết đi là đã hết nghiệp, rồi lại đầu thai xác thân khác do nghiệp.

    Hay vô cùng, không có khe hở. Nhưng mà sai, nó không có chính xác.

    Thành ra học Đạo Phật, quý vị phải có con mắt trạch pháp. Mà muốn trạch pháp thì quý vị phải ngồi chết mồ chết tổ luôn. Hén. Quý vị phải ngồi thiền cho

    sâu, trong cái lặng lẽ này nó sẽ giải thích hết mọi việc, không có ai dạy quý vị được đâu, đừng có trông mong mà ai dạy cho mình. Đức Phật chỉ là “ngón

    tay chỉ mặt trăng”. Ngài chỉ là người chỉ đường thôi, mình chịu hành động, chịu tiếp thu không là phải do mình, cái lặng lẽ của mình, ngày này qua ngày

    khác, cái bền bỉ, cái tinh tấn là cái nguyên nhân đưa tới giải thoát.

    Tinh tấn là gì? Là bền bỉ làm hoài. Mà tinh tấn của nghiệp cảm khác, tinh tấn của alaya lại khác, 2 cái đi ngược nhau.

    Tinh tấn của nghiệp cảm là làm hoài, làm hủy, làm cho đúng giờ, có cố gắng, có ý chí tập trung mạnh, tập trung kỹ, tập trung lâu, tập trung cho sâu thì sẽ

    làm hết tất cả tam giới này, thay trời, đổi đất, dời non, lấp biển,… gì đó được hết.
    Nhưng mà trở về cái lặng lẽ không được, cái đó chỉ là đạo

    tiên thôi, chớ không phải là Đạo Phật. Cái chỗ đó là chỗ chết của người tu.


    Thành ra sau khi Đức Phật mà bác hết 7 cái trừng tâm của Anan rồi, thì Anan khóc, Ngài bắt đầu mới chỉ về cái Chân tâm. Tôi đã từng nói với quý vị rồi.

    Nói về cái thấy, thì thấy có vật, không vật, còn sự vật lúc có lúc không, còn cái thấy lúc nào cũng có. Cái nghe cũng vậy. Bây giờ, cái tiếng lúc có lúc không,

    còn cái nghe thì có tiếng cũng nghe, không tiếng cũng nghe. Thì Đức Phật hỏi cái nào còn, cái nào mất. Thì cái sự vật lúc có là có, lúc không là không, còn

    cái thấy lúc nào cũng thấy. Còn cái nghe cũng vậy, có tiếng thì, nghe, không tiếng cũng nghe, cái tiếng lúc có lúc mất.

    Quý vị niệm Phật có tiếng niệm thì có, ngưng không niệm thì cái tiếng mất. Rồi niệm Phật mà tiếng nhiều với cái âm thanh của gà gáy, của chim hót, của

    người ta nói chuyện thì tiếng ồn rất nhiều, nhưng mà cái nghe đâu có ồn.

    Đức Phật hỏi, Anan lúc đầu cũng nói trật, tôi thấy mình cũng nói trật thôi.

    Đức Phật hỏi “Có bàn tay của Như lai không?” Anan nói có. Rồi Ngài để xuống hỏi “Có bàn tay của Như lai không?” Anan nói không. Ngài nói đúng. Ông

    thông minh. Ngài khen đó, Ngài chê đó. Rồi Ngài hỏi “Thấy bàn tay Như lai không?” Nói thấy. Ngài để xuống hỏi “Ông thấy bàn tay Như lai không?” Anan

    nói không thấy. Ngài nói “Ông điên đảo”. Thì mới vô nghe Đạo Phật thì mình thấy mình cũng trả lời như Anan, chớ trả lời làm sao bây giờ. Có bàn tay thì

    mình nói có, không bàn tay thì mình nói không, mà hỏi thấy bàn tay thì mình nói thấy, không có bàn tay thì nói không thấy. Thì nói phải vậy thôi. Mà tại

    sao Ngài khen, cái này điên đảo.

    Không ngờ Ngài nói “Ta hỏi ông 2 câu khác nhau. Câu 1 ta hỏi cái bàn tay của Ta. Câu 2 Ta hỏi cái tâm của ông có thấy hay không.” Mà chúng ta coi

    chừng 2 cái tâm đó. Thấy mà theo đạo trời, cái tâm là cái hiểu biết phóng tới đó, cái đó lại khác nữa, nó lộn xộn lắm. Thành ra mình phải ngồi thiền mình

    biết.

    Rồi Ngài nói tới cái thứ 2 là cái nghe. Ngài đánh tiếng chuông hỏi Anan “Có tiếng chuông không?” Ngài không đánh hỏi “Có không?” Anan nói không có

    tiếng chuông, Ngài nói đúng. Qua cái này thì mình biết rồi. Rồi Ngài đánh lại hỏi Anan “Nghe không?” Nói nghe. Ngài không đánh hỏi Anan “Nghe không”.

    Nói con không nghe. Ngài nói ông điên đảo.

    Ta cũng hỏi 2 cái, 1 cái tiếng chuông, 1 cái là hỏi cái nghe, cái tâm của ông. Có tiếng thì có, khi tiếng chuông dứt thì không có thì đúng. Còn có tiếng cái

    tâm ông nghe, không tiếng thì cái tâm ông tiêu theo. Như vậy sự vật mất là ông mất theo, nếu không nghe thì ông lấy gì ông nghe nữa, người ta đánh

    chuông ông nghe, không đánh không nghe, bây giờ người ta đánh lại thì ông lấy cái gì nghe. Tiếng chuông mất thì cái tâm ông mất theo.

    Thì Anan nhận ra. Thì lúc đó Ngài nói gì thì mình cũng biết vậy, cũng nhận thôi. Anan mới khóc, quỳ xuống nói “Nếu mà con hiểu được cái này đó thì con

    không bị Ma Đăng Già bắt”. Tức là không bị sắc mà kéo lôi nữa. Thì chúng ta cũng vậy, cái sắc là nó khó nhất.

    Nhưng mà Đức Phật nói 1 câu mà tôi nhức cái đầu mấy năm trời. Ngài nói “Anan ơi, nó không phải là Chân tâm đâu nhé. Ngài bác hết trơn cái vọng tâm rồi

    Ngài đưa Chân tâm. Rồi nhận Chân tâm, Ngài nói không phải Chân tâm, mà nó cũng không phải vọng.


    Không chân, không vọng thì là cái gì? Một là Chân, hai là vọng. Khoa học ghét ở chỗ đó, ông bác sĩ Bảy ổng ghét tôi ở chỗ đó, mà mấy Hòa thượng cũng

    ghét tôi nữa. Chân thì chân, không chân thì vọng, mà vọng thì vọng, cái này chân không phải, mà vọng không phải. Mà chính Thủ Lăng Nghiêm nói, bởi vậy

    bên Nam tông nói Thủ Lăng Nghiêm là ngoại đạo
    . Giảng rồi không đưa cái Chân tâm, đưa cái đó Anan nhận cái Chân tâm, thì Ngài nói “không phải Chân”,

    rồi Ngài còn thêm một câu nữa “không phải vọng nhen. Nó do đè mí mắt mà thấy”. Đè mí mắt là sao? Không phải chân, không phải vọng là cái gì?” Quý vị

    thấy đọc kinh là quý vị chết cứng ở chỗ đó. Mà bây giờ hỏi ai? Không ai trả lời được hết.

    Hỏi ai bây giờ? Thì hỏi mình chớ hỏi ai bây giờ! Mà mình là cái thứ ngu, vô minh, thì bây giờ hỏi ông thầy vô sư trí của mình.

    Quý vị thua mấy người tu ở chỗ đó, thua tôi ở chỗ đó thôi, chớ quý vị đâu có thua tôi, quý vị còn khôn hơn tôi, bây giờ tôi thấy mấy cô nói chuyện khôn

    lắm, mà khôn theo đời á, còn cái đạo không biết, bên ngoài thì biết quá trời, tôi phải học quý vị, nhưng mà bên trong quý vị không biết.

    Nhất là thời buổi này chúng ta hướng ngoại rất nhiều, có biết bao nhiêu vấn đề phải giải quyết. Mà vấn đề là đau khổ. Mà trở về mình thì không chịu trở về,

    mà muốn trở về cũng không được, tiện nghi bây giờ nó ngút trời, đủ cái


    Hết Phần 1
    Last edited by pvhunghung; 28-03-2018 at 11:35 AM.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Trả lời: 1
    Bài mới gởi: 20-03-2018, 10:57 AM
  2. Trả lời: 3
    Bài mới gởi: 14-11-2017, 07:22 AM
  3. Thọ Khang Bảo Giám - Phần 2
    By mynhan in forum Đạo Phật
    Trả lời: 29
    Bài mới gởi: 16-08-2017, 11:49 AM
  4. Thọ Khang Bảo Giám
    By lyquochoang in forum Đạo Phật
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 07-08-2017, 07:33 PM
  5. Thọ Khang Bảo Giám
    By mynhan in forum Sách Tôn Giáo
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 26-12-2016, 05:16 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •